Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Dịch vụ công

.PDF
35
426
69

Mô tả:

dịch vụ công
TIỂU LUẬN MÔN: DỊCH VỤ CÔNG Đề tài: “Xã hội hóa dịch vụ y tế tại TPHCM - thực trạng và giải pháp”. Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong tất cả các chính sách phát triển đất nước thì chính sách xã hội hóa dịch vụ công cộng được xem chính sách mang tầm quan trọng chiến lược hành đầu của Đảng và Nhà nước ta. Trong chính sách xã hội hóa dịch vụ công nói chung thì chính sách xã hội hóa y tế là chính sách được đưa vào một trong ba chính sách đi đầu của đất nước đó là giáo dục, y tế, văn hóa. Vì đây là chính sách phát triển đất nước trong thời kỳ mới – thời kỳ hội nhập nâng cao đời sống nhân dân cải thiện dịch vụ công cộng xã hội. Thực trạng xã hội hóa dịch vụ y tế hiện nay đang còn nhiều bất cập, cần có những phương hướng giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng của ngành mà chính sách của Đảng và Nhà nước là phương hướng giải quyết hàng đầu cho những tồ tại này. Tuy nhiên, những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra đã phù hợp và sát với thực tiễn hay chưa? Có mang lại hiệu quả hay không? Có được người dân và toàn thể xã hội ủng hộ hay không?... đó lại là một chuyện, một vấn đề khác. Chính vì lẽ đó, chúng tôi xin viết về đề tài “Xã hội hóa dịch vụ y tế – thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu và đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn, một cách nhìn sâu rộng hơn. Nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, chính sách phát triển y tế nói riêng và cụ thể hơn nữa là chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Và nhất là góp phần vào mục tiêu phát triển đất nước, xây dựng một tổ quốc xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh – một xã hội mà mọi người sống trong ấm no, hạnh phúc, đời sống được nâng cao nhất là trong việc chăm sóc sức khỏe. Đây không phải là một đề tài mới mẻ, tuy nhiên có nhiều vấn đề khó khăn trong lúc giải quyết, bên cạnh đó xã hội luôn luôn vận động và phát triển nên chính sách cũng như ngành y tế luôn thay đổi vì vậy khi phân tích không thể bỏ qua sai sót, kính mong quý giảng viên và bạn đọc có những đóng góp để cho bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Trang 2 NỘI DUNG CHÍNH Trải qua các giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước và phát triển kinh tế xã hội, ngành Y tế đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Từ sau thời kỳ "Đổi mới", hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi: nhiều cơ sở điều trị thiếu kinh phí, quy định thu một phần viện phí, xoá bỏ bao cấp ở tuyến xã, hệ thống cung ứng chăm sóc y tế được đa dạng hóa với thành phần cung ứng thuốc và dịch vụ y tế tư nhân... “Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân” đã được ban hành năm 1993. Nhà nước cũng đã đưa ra các quy định về miễn giảm phí cho các đối tượng chính sách: người nghèo, người có công với nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng... Ngày 21/8/1997 Chính phủ đã có “Nghị quyết 90/CP về phương hướng, chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục và y tế; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá thể thao”. Ngày 22 tháng 1 năm 2002, Ban Chấp hành trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Trong đó chỉ thị có nêu rõ trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc huy động xã hội tham gia xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Thực tiễn thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp chính sách bảo vệ sức khỏe nhân dân trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả nhất định. Đó là huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, là đa dạng hoá các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, các ngành, các đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân tham gia vào nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ. Yếu tố con người là then chốt đã được đưa lên hàng đầu. Tuy nhiên, hoạt động của y tế cơ sở ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được như mong muốn. Nhu cầu và yêu cầu của người dân chưa được đáp ứng, đặc biệt đối với người nghèo và người dân ở các vùng sâu và vùng xa. Sự phân hoá giầu nghèo nhanh chóng đã giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của người nghèo. Ngoài nguyên nhân về đầu tư kinh phí cho hạ tầng và trang thiết bị, có lúc, có nơi nhận thức chưa đúng, Trang 3 chưa đầy đủ bản chất và nội dung của xã hội hoá trong công tác chỉ đạo, điều hành chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vẫn còn một bộ phận nhân dân và lãnh đạo hiểu xã hội hóa y tế đơn giản chỉ là sự huy động đóng góp của nhân dân thông qua các chính sách về thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế. Không ít nơi hiểu xã hội hoá là thu tiền sử dụng máy móc, thiết bị y tế đắt tiền, máy đặc trị ("máy xã hội hoá"), là thu tiền giường bệnh ("giường bệnh xã hội hoá"), là tư nhân hoá các dịch vụ y tế... Việc nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình huy động xã hội cho y tế nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết. I. NHẬN BIẾT VẤN ĐỀ Từ khi giải phóng đất nước năm 1975 đến nay, đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong đó có vấn đề về y tế, đặc biệt là chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế trong toàn lãnh thổ. Nhận biết vấn đề và phản ứng kịp thời là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia, mọi tổ chức và mọi cơ thể sống trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Thế nhưng, trên thực tế, không phải chủ thể nào cũng có được phẩm chất quan trọng đó. Vẫn thường xẩy ra những trường hợp sau đây: - Không nhận biết vấn đề đang phát sinh; - Nhận biết vấn đề quá chậm; - Hiểu sai vấn đề. Trường hợp thứ nhất là không phát hiện ra con bệnh; trường hợp thứ hai là phát hiện ra con bệnh quá muộn; trường hợp thứ ba là chẩn đoán sai bệnh. Hậu quả của các trường hợp này, có lẽ, đã rõ và ai cũng biết. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những cách phản ứng của Nhà nước đối với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. "Làm luật phần nào đó cũng giống như bốc thuốc, phải hiểu đúng bệnh mới bốc đúng thuốc" (Vũ Mão –Tạp chí Cộng sản số 8-1995., 5-6.) Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có được một cơ chế và một hệ thống các tiêu chí tương đối phát triển và khoa học để nhận biết các vấn đề đang phát sinh trong cuộc sống. Hiện nay, chúng ta nhận biết các vấn đề chủ yếu thông qua các số liệu thống kê (bỏ qua sự băn khoăn về mức độ chính xác của các số liệu này), báo cáo tổng kết của Trang 4 các cơ quan chức năng, báo cáo giám sát thanh tra bộ giáo y tế và ý kiến cử tri, dư luận xã hội, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khiếu nại và tố cáo của công dân, cũng như của phản ánh của bệnh nhân v.v... Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cho rằng các buổi thảo luận của bộ y tế tại Hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước và phương hướng, nhiệm vụ năm sau của đất nước mà cụ thể là thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa dịch vụ y tế là diễn đàn quan trọng hàng đầu để nhận biết các vấn đề đang được đặt ra đối với chúng ta. Tuy nhiên, cách thảo luận hiện nay vẫn còn tương đối dàn trải. Có lẽ, cần thảo luận tập trung hơn để làm rõ các vấn đề của đất nước. Sau khi đã làm rõ các vấn đề cũng cần có những công đoạn xử lý tiếp theo nữa mới biến được việc thảo luận của Bộ Y tế tại Hội trường thành một mắt xích có nghĩa trong quy trình ban hành các quyết định, chính sách của Nhà nước ta trong vấn đề y tế. Trong bước đầu tiên của công đoạn phân tích chính sách, khả năng phân biệt giữa hiện tượng và vấn đề là rất quan trọng. Trên thực tế, điều dễ thấy là các hiện tượng - các biểu hiện bề ngoài của vấn đề, chứ không phải vấn đề. Ví dụ, nhiều bệnh viện mở ra sao lại không có bệnh nhân mà có một số trường lại có quá nhiều người bệnh đến khám, đó chỉ là hiện tượng của vấn đề còn cụ thể là chất lượng khám chữa bệnh cũng như cơ sở vật chất trang thiết bị của các bệnh viện mới là vấn đề chính. Một ví dụ nữa là tôm, cá chết hàng loạt trên các sông, hồ chỉ là hiện tượng, còn ô nhiễm nước, có thể, mới là vấn đề. Tương tự, đầu tư trong nước rất thấp chỉ là hiện tượng. Vấn đề chính ở đây, theo chúng tôi, có thể, là vấn đề về lòng tin (sự lo lắng khi khám bệnh tại các bệnh viện không có uy tín hay mới mở, sợ phải đóng viện phí cao mà được khám, chữa bệnh đã đúng chuẩn chưa?). Ngoài ra, cũng có thể còn có một số vấn đề khác như nền kinh tế nước ta phát triển còn chậm, nhân dân còn nghèo, thị trường vốn không phát triển; kỹ năng đào tạo còn hạn chế; hệ thống thông tin không phát triển... Nếu giải pháp chúng ta đưa ra không nhằm vào việc giải quyết vấn đề nói trên, thì khó lòng thúc đẩy được sự phát triển của ngành Y tế. Xây dựng một chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế hướng trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với đất nước nói chung và ngành Y tế nói riêng trong quá trình phát triển là cách làm thiết thực và hiệu quả. Trang 5 II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ Trong kinh tế - chính trị học, xã hội hoá được hiểu là chuyển cái riêng thành cái chung, cái cá thể thành cái xã hội; xã hội hoá (ruộng đất) là quá trình chuyển tư hữu thành công hữu; xã hội hoá (lao động) là quá trình từ hợp tác giản đơn lên trình độ hợp tác có phân công, chuyên môn hoá trên phạm vi toàn xã hội. Trong xã hội học và tâm lý, giáo dục học, xã hội hoá là quá trình con người cá thể tiếp nhận các tri thức, chuẩn mực và giá trị để trở thành một thành viên đầy đủ của xã hội, tức là quá trình chuyển hoá hệ thống tự nhiên - sinh vật thành hệ thống xã hội - văn hoá để trở thành con người xã hội. Xã hội hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về dịch vụ của nhân dân. Xã hội hóa dịch vụ y tế là tổ chức vận động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong xã hội cũng như các nhà đầu tư vào việc cung cấp dịch vụ y tế dẻ từng bước nâng cao dịch vụ này góp phần phục vụ mức hưởng thụ dịc vụ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. 1. Cơ sở pháp lý cho việc xã hội hóa ngành y tế Một số văn bản chủ yếu liên quan đến chủ trương xã hội hóa y tế: - Đối với y tế ngoài công lập, ngoài các lĩnh vực thuế, đăng ký kinh doanh, các quy chế chuyên môn y, dược… việc quản lý nhà nước về y tế tư nhân có pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân và các văn bản hướng dẫn thực hiện. - Xã hội hóa y tế thực hiện theo Nghị quyết 90/NĐ-CP năm 1997, Nghị quyết 05/NQ-CP năm 2005, Nghị định 53/2006/NĐ-CP năm 2006 (thay thế Nghị định 73/1999/NĐ-CP năm 1999) - Quyền tự chủ, chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006-NĐ-CP năm 2006. - Chỉ thị 06/CT-TW của Ban Bí thư TW về tăng cường mạng lưới y tế cơ sở - Các văn bản chuyên biệt được nêu theo từng vấn đề. 2. Thực trạng y tế Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với nỗ lực to lớn của toàn dân tộc, nước ta đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành y tế. Sau nhiều năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành y tế, y tế nước ta đã Trang 6 từng buớc phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình khám chữa bệnh cũng như các bệnh viện mọc lên rất nhiều, nhất là bệnh viện tư nhân và các phòng khám tư phát triển rất mạnh mẽ. các bệnh viện không những càng nhiều về chủng loại và các loại hình khám chữa bệnh cũng được chú ý đến nhất là chất lượng ngày càng nâng cao. Đội ngũ y, bác sĩ ngày càng nhiều và có trình độ cao, chuyên môn sâu. Nhờ có khoa học công nghệ mà dụng cụ khám, chữa bệnh hiện đại góp phần nâng cao trong công tác của ngành y tế và cũng nhờ vậy mà ngành y tế đã đật được những thành tựu rất to lớn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, chiến lược xã hội hóa dịch vụ y tế cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém: chất lượng khám chữa bệnh nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như những đòi hỏi của người dân; cơ chế quản lý của Nhà nước đối với hệ thống y tế và sự quản lý của các bệnh viện còn nhiều bất hợp lý kéo dài, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ. Các bệnh viện mọc lên rất nhiều nhưng chất lượng quá kém so với nhu cầu, khoa học công nghệ không được đầu tư, đội ngũ y, bác sĩ tay nghề chưa cao, phòng bệnh quá chật hẹp, cơ sở vật chất quá tồi tàn, mà trong khi đó lượng người có nhu cầu khám chữa bệnh và ở lại bệnh viện để điều trị lại quá đông. Khi nhu cầu của người dân tăng cũng là lúc mà các dịch vụ ăn theo như các phòng khám tư nhân, các hiệu thuốc ngày càng nhiều nhưng chất lượng thì rất kém, chưa kể đến nhân dân phải dùng thuốc kém chất lượng, thuốc giả,… mà cụ thể rất rõ ngay tại thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, việc xã hội hóa dịch vụ y tế là một vấn đề cần phải quan tâm theo sát, quản lý, kiểm tra giám sát chặt chẽ để ngành y tế cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để có một bước phát triển đầy bền vững và chất lượng. Hiện nay, ngành y tế đang có nhiều chuyển đổi để đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ cơ chế quản lý y tế mang nặng dấu ấn của thời bao cấp đang được chuyển sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích, có đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho y tế, tạo điều kiện cho ngành y tế phát triển nhanh hơn và chất lượng cao hơn. Gia nhập WTO vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội cho ngành y tế, vừa phát triển và vừa hội nhập. Do đó đã có những hạn chế trong lĩnh Trang 7 vực quản lý, chính sách, chất lượng khám chứa bệnh, bảo hiểm y tế, thủ tục hành chính về đầu tư, cơ chế chuyển đổi từ cơ sở công lập thành cơ sở ngoài công lập… và đòi hỏi ngành y tế và những ngành có liên quan phải nổ lực nhiều hơn, cùng phối hợp thật nhịp nhàng mới theo kịp sự phát triển. Nội dung giám sát được sắp xếp thành ba nhóm vấn đề: Y tế công lập, Y tế ngoài công lập và cuối cùng là những khó khăn, vướng mắc. 2.1. Y tế công lập Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh các bệnh viện công lập cũng như dân lập phát triển rất mạnh, nhưng đáng chú ý đầu tiên là các bệnh viện công lập. trên thực tế ta thấy, bệnh viện công là những bệnh viện lớn và rất được mọi người tin tưởng và timg đến. không chỉ được khám và chữa trị chuẩn mà sự phục vụ cũng rất tận tình và chu đáo. Cũng vì những ưu điểm này mà bệnh viện công đã thu hút rất đông bệnh nhân đến đây, điều đó đã làm cho sự ùn tắc tại các bệnh viện, số bệnh nhân thì đông mà không đủ phương tiện, cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu của bệnh nhân. Tình trang hai bệnh nhân phải nằm trên một giường bệnh là chuyện bình thường, chưa kể đến ngoài hành lang cũng phải trải chiếu để ở lại điều trị. Cũng do số lượng đông đúc mà xẩy ra tình trạng “thiếu thầy”, một bác sĩ phải điều trị chăm sóc cho rất nhiều bệnh nhân nên đã kéo theo tình trạng kém chất lượng trong các bệnh viện công. Cũng vì những điều này đã đưa ra những câu hỏi là làm sao để đáp ứng tốt hơn cho dịch vụ y tế, làm sao cho người dân khỏi chụi cảnh mệt nhọc khi vào bệnh viện, có cần phải xã hội hóa y tế công hay không? Đó cũng là những câu hỏi mà đang có rất nhiều dư luận khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đã xã hội hóa một phần dịch vụ y tế công. Một số bệnh viện đã cổ phần hóa cho tư nhân đầu tư vào, cho các cán bộ công nhân viên chức góp vốn để đầu tư. * Mô hình dịch vụ y tế trong Bệnh viện công: Từ năm 1989 trở về trước, ngân sách nhà nước cung cấp gần như toàn bộ nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ sở y tế công lập, người bệnh được khám, chữa bệnh không phải trả tiền. Nhưng do nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, không đảm bảo được nhu cầu chi tối thiểu của ngành y tế, cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị chuyên môn lạc hậu, chất lượng khám, chữa bệnh giảm sút, đời sống cán bộ công chức còn nhiều Trang 8 khó khăn. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân Thành phố có công văn số 6212/UBNCVX ngày 29 tháng 12 năm 1994 về việc giải quyết khó khăn đời sống cho nhân viên y tế và Liên sở Y tế - Tài chính – Lao động Thương binh và Xã hội có công văn số 1077/LS ngày 10 tháng 7 năm 1995 hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh của ngành y tế Thành phố. Các đơn vị trực thuộc của ngành Y tế thành phố đã triển khai thực hiện nhiều loại hình dịch vụ y tế có hiệu quả như sau: - Mô hình Phòng khám, chữa bệnh ngoài giờ: Tất cả các cơ sở y tế từ tuyến Thành phố đến Quận/Huyện đều tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế ngoài giờ hành chính, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân đồng thời giải quyết khó khăn đời sống cho cán bộ viên chức y tế. Trước khi tổ chức đơn vị phải xây dựng phương án hoạt động gởi Sở Y tế; các hoạt động dịch vụ y tế không được ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao; các hoạt động dịch vụ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật theo tiêu chuẩn chung của ngành y tế. - Mô hình giường dịch vụ: Được thực hiện ở nhiều bệnh viện, bệnh nhân được chăm sóc, điều trị về chuyên môn theo giá viện phí qui định của nhà nước, nhưng nếu có sử dụng dịch vụ giường bệnh theo yêu cầu phải chi trả cho bệnh viện theo giá thỏa thuận. Toàn bộ số tiền thu được của các giường bệnh theo thỏa thuận này đều được nộp vào nguồn thu một phần viện phí chung của bệnh viện và sử dụng theo qui định của nhà nước. Số giường bệnh theo giá thỏa thuận không được chiếm quá 30% số giường bệnh trong chỉ tiêu kế hoạch được giao. Cũng chính vì vậy mà giường dịch vụ cho người dân không đáp ứng đầy đủ khiến cho những người muốn mình được phục vụ tốt hơn cũng không được thực hiện. - Mô hình dịch vụ sinh, phẫu thuật theo yêu cầu: Bệnh nhân chọn Bác sĩ theo ý muốn để được hưởng sự chăm sóc của các Bác sĩ giỏi chuyên môn và không phải chờ đợi lâu, tiền dịch vụ thu của bệnh nhân được trích 1 phần để bồi dưỡng cho bác sĩ được chọn hoặc cho ê kíp phẫu thuật. - Mô hình huy động vốn nội bộ để mua máy móc, trang thiết bị: Vay vốn của cán bộ công chức, quỹ phúc lợi tập thể của đơn vị mua sắm máy móc, trang thiết bị chuyên môn kỹ thuật hiện đại được thực hiện ở nhiều Bệnh viện của thành phố và tại các Trung tâm Y tế Quận/Huyện trước khi thực hiện, đơn vị phải lập dự án gởi Sở Y tế trình Ủy ban Trang 9 Nhân dân Thành phố phê duyệt và tùy theo giá trị mua sắm đơn vị phải đảm bảo thực hiện đúng thủ tục qui trình treo qui định. * Một số nguyên tắc chung: - Giá thu dịch vụ y tế do Giám đốc đơn vị tự quyết định trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các chi phí và có tích lũy. - Tổng số nguồn thu của các mô hình nêu trên (trừ giường thỏa thuận) được phân bố như sau: + Chi phí tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, nguyên vật liệu… + Chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc, trang thiết bị. + Chi phí cho hoạt động dịch vụ như: trả công người lao động, chi phí quản lý, văn phòng phẩm, điện, nước… + Trích khấu hao tài sản để hoàn vốn (hoặc lập quỹ phát triển sự nghiệp). + Trả lãi suất theo tỷ lệ vốn góp. + Nộp đầy đủ các khoản thuế theo qui định hiện hành. + Phần thu nhập còn lại: Đối với đơn vị đã thực hiện Nghị định 10/CP thì trích 100% bổ sung vào kinh phí hoạt động. Đối với đơn vị chưa thực hiện Nghị định 10/CP thì trích 35% bổ sung kinh phí hoạt động và trích 65% bổ sung quỹ khen thưởng, phúc lợi. - Về quản lý tài chính: đơn vị phải mở đầy đủ sổ sách kế toán để theo dõi khoản thu này; hạch toán và báo cáo theo qui định; lập đầy đủ chứng từ để kiểm tra, đối chiếu khi cần; nộp đầy đủ các khoản thuế theo qui định. * Công tác tài chính trong bệnh viện công: Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động chi thường xuyên sự nghiệp y tế gồm: - Nguồn ngân sách nhà nước cấp (trong đó kể cả nguồn viện trợ không hoàn lại) cho chi thường xuyên. - Nguồn thu sự nghiệp y tế gồm thu một phần viện phí (kể cả thu Bảo hiểm y tế), thu phí và lệ phí (y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, kiểm nghiệm dược phẩn), học phí của Trung tâm Đào tạo & Bồi dưỡng Cán bộ Y tế. - Nguồn thu khác gồm: Thu tiền nhượng máu của Bệnh viện Truyền máu và Huyết học, nguồn thu tài trợ của tổ chức, cá nhân, nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ bổ sung cho hoạt động của đơn vị. Trang 10 Tuy nhiên những nguồn thu này chưa đáp ứng được chi trả lương cho cán bộ, nhân viên trong bệnh viện và tu sửa cở sở vật chất. nó chỉ mới một phần nào góp phần vào trong công cuộc cải thiện bệnh viện, như vậy thì chưa đáp ứng đầy đủ cho dịch vụ y tế mà cần phải xã hội hóa hơn nữa để có được dịch vụ tốt hơn cho y tế. - Đối với Nguồn ngân sách nhà nước cấp: Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh. Nguồn ngân sách nhà nước cấp (không kể kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo) cho ngành y tế ngày càng tăng (năm 2004: 518 tỉ; năm 2005: 651 tỉ, kế hoạch năm 2006: 720 tỉ); Ngân sách nhà nước cấp cho ngành y tế chiếm khoảng 25% 30% tổng chi cho công tác khám chữa bệnh Ngân sách nhà nước chi cho y tế bình quân từ năm 2004 đến năm 2006 khoảng 90.000đ/đầu dân/năm đến 115.000đ/đầu dân/năm (tính trên 6.062.933 dân số theo số liệu của Cục Thống kê TP) so với năm 1999 – 2000 là 61.000đ/đầu dân/năm. Về định mức giường bệnh nội trú và phòng bệnh được Ủy ban nhân dân thành phố giao cho ngành y tế năm 2006 như sau: Tuyến Thành phố: 30 triệu/giường/năm; tuyến Quận/Huyện: 23,7 triệu/giường/năm. Định mức chi cho phòng bệnh bình quân 13.000 đồng/đầu dân/năm. - Đối với Nguồn thu sự nghiệp: Nguồn thu một phần viện phí (kể cả Bảo hiểm y tế): vẫn chiếm tỉ trọng lớn và là nguồn thu chủ yếu của đơn vị, bình quân cả giai đoạn từ năm 2001 – 2005 chiếm khoảng 60% - 65% trên tổng chi thường xuyên và có xu hướng ngày càng tăng. Chính sách thu một phần viện phí theo Nghị định 95/CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ đã góp phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn kinh phí hoạt động cho các bệnh viện (năm 2004 thu được 1.114 tỉ đồng; năm 2005 thu được 1.300 tỉ đồng và kế hoạch năm 2006 là 1.350 tỉ đồng), giúp các Bệnh viện chủ động nguồn tài chính, giảm bớt phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Giá thu viện phí theo qui định của Thông tư số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995 của Liên bộ ban hành từ năm 1995 đến nay đã quá lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế, lại được lấy làm căn cứ để cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám chữa Trang 11 bệnh cho người có thẻ BHYT dẫn đến tình trạng các cơ sở y tế bội chi ngày càng tăng và đã ảnh hưởng đến nguồn tài chính của đơn vị. Ngày 26 tháng 1 năm 2006 Liên bộ Y tế - Tài chính – Lao động Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời khoảng 1.000 biểu giá kèm theo Thông tư số 03/2006/TTLT bổ sung cho Thông tư liên bộ số 14/TTLB. Sở Y tế đã phối hợp với các Sở ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận theo khung giá trần tối đa và đang tổ chức xét duyệt biểu giá thu 1 phần viện phí cho từng đơn vị trực thuộc theo qui định phân tuyến chuyên môn kỹ thuật. Tại Nghị định số 03/CP; Nghị định số 204/CP và Nghị định 118/CP của Chính phủ qui định đối với ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số viện phí sau khi trừ thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất để thực hiện lương tăng thêm và Thông tư số 02 của Bộ Tài chính qui định sử dụng từ nguồn 35% số thu viện phí để chi cho phụ cấp ưu đãi ngành là chưa hợp lý do giá thu viện phí chưa kết cấu các khoản chi này mà mới chỉ thu 1 phần chi phí trực tiếp sử dụng cho người bệnh. Do hiện nay chỉ mới thu một phần viện phí nên mức thu chưa được tính đủ và số thu chưa được bù đắp chi phí mà Bệnh viện đã chi cho người bệnh, cụ thể mức thu chỉ được tính 1 số chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ như hóa chất, test, kít xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao, điện, nước, chưa cho phép thu tiền lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý… Và số thu viện phí thực chất không phải tăng thu cho ngành y tế mà toàn bộ số thu này được sử dụng trực tiếp lại cho người bệnh thông qua việc mua thuốc, máu, hóa chất, dịch truyền, vật tư tiêu hao y tế, trả chi phí điện, nước, dụng cụ vệ sinh. Số tiền viện phí thu được chủ yếu là tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao của người bệnh sử dụng, chiếm khoảng 60 – 70% tổng số thu viện phí, nếu phải sử dụng 35% số thu để chi lương tăng thêm, mà khoản chi này ngày càng tăng (vì nhà nước tăng lương tối thiểu hàng năm) thì Bệnh viện sẽ không còn kinh phí để chi trả cho các hoạt động phục vụ bệnh nhân, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị người bệnh và đơn vị sẽ tiếp tục xuống cấp, tụt hậu do không có ngân sách để hoạt động. Nguồn thu viện phí và lệ phí, học phí chiếm khoảng 1% tổng số chi thường xuyên , Trang 12 - Đối với nguồn thu khác: Từ nguồn thu nhượng máu, nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ bổ sung cho kinh phí hoạt động chiếm khoảng 4% tổng chi thường xuyên. * Việc khám, chữa bệnh cho người nghèo và Cơ chế huy động nguồn lực xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe, bảo trợ cho người nghèo. Từ năm 1999, Sở Y tế Thành phố đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo theo Thông tư 05/1999/TTLT hướng dẫn thực hiện khám chữa bệnh miễn nộp 1 phần viện phí đối với người thuộc diện nghèo. Đến năm 2002, thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo, Sở Y tế đã tích cực phối hợp với các Sở ngành có liên quan Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 5313/QĐ-UB ngày 5 tháng 12 năm 2003 công nhân Ban Quản lý khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. Việc tổ chức triển khai khám chữa bệnh cho người nghèo tại Thành phố rất tốt, cơ quan bảo hiểm xã hội đã chi trả chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng này ngày càng tăng nhưng đồng thời hàng năm các cơ sở y tế của Thành phố cũng phải chi từ nguồn kinh phí hoạt động hạn hẹp của mình cho việc miễn, giảm viện phí cho đối tượng người nghèo qua các năm như sau: Mức chi từ nguồn ngân sách để mua thẻ BHYT cho người nghèo hiện nay là quá thấp, năm 2005 trở về trước là 50.000đ/người/năm; năm 2006 là 60.000đ/người/năm. Mức chi này chỉ phù hợp với các tỉnh miền núi vì chi phí khám, chữa bệnh còn thấp. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo theo hình thức bảo hiểm y tế luôn bị bội chi do quyền lợi của người có thẻ BHYT mở rộng, trong đó có việc người nghèo được thanh toán một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Mặt khác, các bệnh viện tuyến Quận/Huyện cũng được nâng cấp về kỹ thuật chuyên môn, làm tăng chất lượng nên người nghèo được phục vụ tốt hơn. Trang 13 Năm Số thẻ BHYT Số tiền mua Chi phí KCB thẻ BHYT cho người Bội chi quỹ Miễn giảm VP KCB.NN tại BV nghèo 2003 273.134 thẻ 13,656 tỉ 32,515 tỉ 18.859 tỉ 32,681 tỉ 2004 232.371 thẻ 11,618 tỉ 56,200 tỉ 44,582 tỉ 36 tỉ 2005 269.477 thẻ 13,473 tỉ 63,159 tỉ 49,686 tỉ 39,6 tỉ 2006 270.991 thẻ 16,259 tỉ 27,3 tỉ (6 tháng đầu năm) 2.2. Y tế ngoài công lập * Số lượng: Trên địa bàn thành phố các cơ sở hành nghề y dược tư nhân có số lượng quy mô, hình thức các loại hình hành nghề ngày càng đa dạng và phong phú. Đối với các cơ sở quy mô lớn, các bệnh viện tư nhân trong thời gian gần đây phát triển nhanh. Các đơn vị tư nhân được vay vốn từ nguồn Quỹ Đầu tư thành phố, để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Cho đến hiện nay, có năm nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng thành lập Bệnh viện tại thành phố. Tuy nhiên, hình thức và quy mô chưa nổi bật, chưa thể hiện sự vượt trội so với các đơn vị tư nhân trong nước. * Nhân sự: Các bệnh viện ngoài công lập đăng ký tại Sở Y tế gồm thành viên của Ban Giám đốc và các trưởng khoa, là những người đã nghỉ việc nhà nước, nghỉ hưu. Các lao động khác, Bệnh viện tư nhân tự lập danh sách, đăng ký với phòng Lao động Quận Huyện và xuất trình khi có đoàn kiểm tra, có thể làm toàn thời gian hoặc bán thời gian, hoặc hợp tác chuyên môn khoa học kỹ thuật. Các bác sĩ là cán bộ, công chức, muốn tham gia hoạt động chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế tư nhân, phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan. Trang 14 Nhân lực ngành y tế, nhất là những chuyên gia y tế giỏi, lực lượng điều dưỡng hiện nay chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu. * Chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở y tế ngoài công lập: Các cơ sở y tế ngoài công lập đã đầu tư nhiều thiết bị hiện đại: cộng hưởng từ. Chụp CT, siêu âm 4D, thực hiện các kỹ thuật cao: thụ tinh trong ống nghiệm… nâng cao trình độ chẩn đoán và điều trị bệnh. Các bác sĩ bệnh viện công lập mở phòng khám ngoài giờ đã cung cấp cho người dân dịch vụ y tế tại chỗ, giá cả phù hợp, góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế công lập, tăng thu nhập cho thầy thuốc, tạo tiền đề cho phát triển y tế gia đình. Tuy nhiên, một số thầy thuốc đã lợi dụng tình trạng này chạy theo lợi nhuận và không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để khắc phục tình trạng “chân ngoài dài hơn chân trong”, các cơ sở khám chữa bệnh công lập, ngoài công lập phải có quy chế hoạt động cơ quan và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Mọi biểu hiện sai trái phải được xử lý nghiêm khắc và đủ sức răn đe. Nhìn lại những buổi tổng kết những đợt kiểm tra cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh thì chúng ta thấy thực trạng xã hội hóa y tế đang còn nhiều bất cập xẩy ra nhát là y tế tư nhân. Tại buổi tổng kết công tác thanh tra năm 2010 của Sở Y tế TPHCM vào ngày 28 tháng 3 đã ghi nhận với gần 14.000 cơ sở, TPHCM được xếp là địa phương có số lượng hành nghề y dược tư nhân cao nhất nước. Tuy nhiên, công tác quản lý, thanh kiểm tra còn nhiều bất cập khiến tình trạng vi phạm ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Là một trong những địa bàn tập trung nhiều cơ sở hành nghề y dược của TP nhưng cả năm 2010, Phòng Y tế quận 1 chỉ thanh kiểm tra được 204 cơ sở, trong đó có 109 cơ sở khám chữa bệnh. Điều đáng nói, quận 1 có không ít cơ sở hành nghề y học cổ truyền nhưng số lượng được kiểm tra cũng chỉ 5 cơ sở và không có cơ sở nào bị phát hiện vi phạm! Tương tự, ở các quận 2, 7, 11, Thủ Đức..., số lượng cơ sở hành nghề y dược tư nhân được thanh kiểm tra trong năm 2010 cũng rất ít và số cơ sở bị phát hiện sai phạm cũng... đếm trên đầu ngón tay. Trang 15 Nhiều ý kiến thắc mắc, liệu thanh tra phòng y tế các quận huyện có nghiêm túc trong thực thi nhiệm vụ? Theo đại diện Phòng Y tế quận Thủ Đức, số lượng kiểm tra và xử phạt ít do phải cân nhắc chỉ ra được những sai phạm để cơ sở “tâm phục khẩu phục”. Hơn nữa còn nhiều lĩnh vực khác mà UBND quận yêu cầu phải tham gia nên chưa thể toàn tâm cho công tác kiểm tra hành nghề y dược tư nhân. Dược sĩ Trần Thị Thanh Loan, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế TPHCM, cho biết trong năm qua đã kiểm tra được 7.786/13.969 cơ sở (thấp hơn năm 2009 tới 258 cơ sở). Trong đó riêng hành nghề y, vốn dĩ rất nhức nhối trong việc xảy ra nhiều trường hợp tai biến dẫn đến tử vong, nhưng số lượng cơ sở được thanh tra cũng giảm tới 4% so với năm 2009. Ghi nhận cho thấy, đã có không ít trường hợp rủi ro đáng tiếc trong hành nghề tại các cơ sở y tế tư nhân xảy ra gần đây như vụ cắt nhầm buồng trứng của bệnh nhân Phạm Thị Xuân tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ (quận Tân Phú), hay vụ mổ mắt gây mù khiến bệnh nhân là Việt kiều Huỳnh Hữu Thông đã đâm đơn kiện Bệnh viện Mắt Sài Gòn (quận 1), vụ mổ ruột thừa gây tử vong tại BV Đa khoa Hoàn Mỹ... Hầu như tháng nào, Sở Y tế TPHCM cũng nhận được đơn khiếu nại của người bệnh hoặc thân nhân của họ liên quan đến những rủi ro khám chữa bệnh tại các cơ sở hành nghề y tư nhân. Tuy nhiên, đến khi sự việc xảy ra mới có sự “vào cuộc” của lực lượng thanh tra chuyên ngành. Tuy rằng số cơ sở bị thanh kiểm tra cả năm mới chỉ đạt 55,7% nhưng đáng báo động là số vi phạm tăng lên thấy rõ. Cụ thể trong số 2.920 cơ sở hành nghề y bị thanh tra, phát hiện 688 cơ sở sai phạm (tăng 157 cơ sở so với năm 2009). Hay như thanh tra 4.236 cơ sở hành nghề dược, phát hiện 715 cơ sở sai phạm, tăng 83 cơ sở so với năm 2009. Đặc biệt lo ngại là phần lớn mỹ phẩm hiện chưa được quản lý chặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh khiến mỹ phẩm giả, không rõ xuất xứ và độc hại tràn lan. Trong số 18 cơ sở mà Sở Y tế TPHCM thanh tra trong năm qua thì 100% vi phạm. Dược sĩ Trần Thị Thanh Loan cho biết ngoài những vi phạm thường bắt gặp như không đảm bảo điều kiện vệ sinh, không có bằng cấp chuyên môn, thuốc không có đăng ký... thì nay “lộ diện” thêm những yếu tố đáng lo lắng như quảng cáo hành nghề ngoài Trang 16 khả năng chuyên môn, cho người nước ngoài “mượn” chứng chỉ hành nghề, bác sĩ hoạt động chui. Theo Phòng Y tế quận 10, mặc dù công tác thanh tra hành nghề y dược tư nhân đã cơ bản toàn diện nhưng hiện vẫn còn một số lĩnh vực chưa được quy định rõ ràng. Chẳng hạn như lĩnh vực chăm sóc da mặt, sản xuất - kinh doanh trang thiết bị y tế chưa biết thuộc quyền quản lý của ai. Thực tế ghi nhận cho thấy hiện rất nhiều cơ sở chăm sóc da mọc lên như nấm, hoặc công khai hoặc núp bóng dưới các hình thức mát-xa, y học cổ truyền. Đi kèm với săn sóc da là sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm, sử dụng máy lazer... nhưng lâu nay cơ quan thanh tra y tế chưa hề “đụng tới”, trong khi những lĩnh vực này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân. Không chỉ vậy, chiều ngày 11 tháng 4 năm 2011, thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã sơ kết thanh tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn TP. Đã có 952 cơ sở hành nghề y dược tư nhân được các đoàn thanh kiểm tra, phát hiện 101 cơ sở vi phạm qui chế hành nghề. Riêng Q.2 và huyện Hóc Môn không phát hiện cơ sở nào vi phạm! Những vi phạm chủ yếu về hành nghề dược là đa số nhà thuốc vắng mặt dược sĩ; còn bán thuốc quá hạn sử dụng, thuốc không có số đăng ký lưu hành của Bộ Y tế; nhà thuốc hoạt động không phép. Vi phạm hành nghề y, chủ yếu là vi phạm vừa khám bệnh vừa bán thuốc; còn thuốc quá hạn sử dụng; quảng cáo hành nghề quá chức năng cho phép, vệ sinh vô trùng chưa tốt; phòng nha khoa chỉ có bác sĩ đứng tên, còn người làm là y sĩ hoặc bác sĩ mới ra trường chưa có giấy phép hành nghề... Điều đó cho thấy là tình trạng y tế tư nhân tại sao có ít bệnh nhân tìm đến và cũng là một bài toán khó cho việc xã hội hóa dịch vụ y tế. 2.3. Thực trạng mạng lưới y tế cơ sở Thực hiện Chỉ thị 06/CT-TW của Ban Bí thư TW về tăng cường mạng lưới y tế cơ sở, ngành y tế thành phố đã xây dựng và củng cố Trung tâm Y tế Quận/Huyện, Trạm Y tế Phường/Xã về mọi mặt, trong đó đặc biệt chú ý đến việc đầu tư trang thiết bị và nhân sự. Theo ước tính, khoảng 80% trường hợp đau ốm sẽ được giải quyết có hiệu quả ngay tại tuyến cơ sở (quận, huyện, phường, xã, thôn), như vậy giảm được sự quá tải của tuyến trên, là cơ sở để phát triển dịch vụ y tế gia đình. Trang 17 Nhiều Trung tâm y tế quận, huyện đã được trang bị các máy móc kỹ thuật cao từ các nguồn vốn khác nhau: ngân sách, vay vốn kích cầu, hợp tác đầu tư. Tuy nhiên vẫn thu hút chưa nhiều và chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Ngành Y tế thành phố dũng đang mua sắm trang thiết bị cho trạm y tế phường, xã theo danh mục của Bộ Y tế ban hành để đến năm 2010 đạt chuẩn quốc gia về trang thiết bị tại trạm y tế phường, xã. Hiện nay 100% các trạm y tế phường - xã đã có ít nhất 1 bác sĩ, tuy nhiên việc tuyển nhân sự cho tuyến y tế cơ sở rất khó khăn vì lương thấp và chưa có chế độ đãi ngộ tương xứng. 2.4. Tình hình thực hiện Bảo hiểm y tế tại các bệnh viện Bảo hiểm y tế là một chiến lược an sinh xã hội vì mục tiêu cao nhất của Bảo hiểm y tế là mọi người khi bị bệnh đều phải được điều trị. Người đăng ký tham gia bảo hiểm y tế ngày càng gia tăng, các cơ sở y tế đã nỗ lực đáp ứng yêu cầu nhằm góp phần thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trong tương lai. Tuy nhiên vẫn còn một số các vướng mắc: - Các quy định ban hành không đồng bộ, thay đổi thường xuyên; chi phí dịch vụ y tế thực hiện theo thông tư 14 quá thấp dẫn đến chất lượng phục vụ người bệnh chưa cao; Hệ thống bảo hiểm y tế không bố trí nhân sự giải quyết khâu hành chính, nhân viên y tế phải kiêm nhiệm; vì vậy người dân ngại khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. - Số lượng thẻ đăng ký bảo hiểm y tế ngày càng tăng nhất là việc thực hiện bảo hiểm tự nguyện, cộng với tình trạng thiếu hụt nhân sự y tế đã dẫn đến sự quá tải ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh. - Phương thức thanh toán giữa cơ quan bảo hiểm xã hộ và cơ sở khám chữa bệnh còn chậm, nhiều rủi ro cho bệnh viện, chưa khuyến khích bệnh viện tiết kiệm chỉ tiêu và người bệnh sử dụng hợp lý các dịch vụ y tế. 3. Chính sách xã hội hóa y tế Thực trạng của ngành y tế từ trước tơi nay, và chiến lược phát triển y tế là một chiến lược phát triển đất nước nên Đảng và Nhà nước ta đã được ra các biện pháp chính sách nhằm xây dựng và phát triển một nền y tế tiên tiến và hiện đại hơn. Năm 1996, Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên Trang 18 mọi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”. Mặc dù đây là lần đầu tiên thuật ngữ “xã hội hoá” được ghi trong văn kiện của Đảng, nhưng ngay từ năm 1986, cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, việc thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực văn hoá, xã hội khác đã trở thành một định hướng lớn để đổi mới trong các lĩnh vực này. Đại hội VI của Đảng đã nêu phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và khẳng định vấn đề chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân. Tiếp theo là các chủ trương “Phát triển các hoạt động y tế bằng khả năng của Nhà nước và của nhân dân” (1991); “đa dạng hoá các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ, trong đó y tế nhà nước là chủ đạo” (1993). Để chỉ đạo thực hiện chủ trương xã hội hoá, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trong, khẳng định hai mục tiêu lớn của xã hội hoá là huy động các nguồn lực của xã hội, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao ở mức độ ngày càng cao. Theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế bao gồm những nội dung chủ yếu như sau: Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho y tế, trong đó bảo đảm ngân sách cho y tế công cộng, chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Ưu tiên đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các bệnh viện nhi, khoa nhi, các chuyên khoa ít có khả năng thu hút đầu tư. Triển khai đề án đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học cho vùng núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dược và sản xuất thuốc trong nước. Tăng cường các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vận động mọi người tham gia chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động từ thiện, cung cấp, hỗ trợ các thiết bị y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh. Đẩy nhanh tiến độ phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế; củng cố và mở rộng bảo hiểm y tế bắt buộc theo hướng đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu của nhân dân; phát triển mạnh bảo hiểm y tế cộng đồng dựa chủ yếu vào sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm, có sự trợ giúp của Nhà nước và các nguồn tài trợ khác; Trang 19 khuyến khích các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện. Mở rộng diện các cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Từng bước thực hiện người đóng bảo hiểm y tế tự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh phù hợp. Nhà nước quy định chế độ thanh toán bảo hiểm y tế, đồng thời có chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, trợ giúp người nghèo, đồng bào dân tộc ít người, vùng khó khăn. Đổi mới chế độ viện phí trên cơ sở từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do Nhà nước cung cấp thông qua hình thức bảo hiểm y tế. Khuyến khích mở bệnh viện, phòng khám tư nhân, bác sĩ gia đình. Huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước (NĐ43-2006). Những nội dung nêu trên cho thấy, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế là chủ trương về sự chuyển đổi cơ chế quản lý có nội dung đa dạng và phức tạp. Hưởng ứng chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như để nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu được chăm sóc, phục vụ sức khỏe của mọi tầng lớp nhân dân. Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng kế hoạch, chuyển đổi mô hình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc từ năm 2007 đến năm 2020. Ba mô hình chủ yếu để ngành y tế thành phố tuân theo hoạt động là: 100% vốn sở hữu Nhà nước; y tế tư nhân trong nước và nước ngoài; mô hình phối hợp công tư (trong đó có việc cổ phần hóa (CPH) bệnh viện). Theo quy hoạch chuyển đổi các đơn vị trực thuộc Sở Y tế giai đoạn 2007-2009 cho mô hình hoạt động 100% vốn chủ sở hữu Nhà nước thì Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, bệnh viện Mắt, Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế sẽ là đơn vị tự chủ toàn phần. Còn bệnh viện Phong Bến Sắn, bệnh viện Nhân Ái, trung tâm Tuyên truyền và giáo dục sức khỏe sẽ là những đơn vị mà ngân sách đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. Ngoài ra, Sở Y tế TP. HCM cũng quy hoạch thêm 30 đơn vị tự chủ một phần. Dự kiến đến 2015, Sở y tế cơ bản ổn định việc quy hoạch mô hình xã hội hóa hoạt động cho các đơn vị trực thuộc theo cơ chế tự chủ tài chính của Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Cũng trong năm 2007 này, Sở Y tế kiến nghị thí điểm chuyển đổi hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan