Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự (áp dụng trong thực tiễn t...

Tài liệu địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự (áp dụng trong thực tiễn tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố hà nội)

.PDF
109
80
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG HOÀNG PHƢƠNG §ÞA VÞ PH¸P Lý CñA NG¦êI BÞ H¹I TRONG Tè TôNG H×NH Sù (¸P DôNG TRONG THùC TIÔN Tè TôNG H×NH Sù TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG HOÀNG PHƢƠNG §ÞA VÞ PH¸P Lý CñA NG¦êI BÞ H¹I TRONG Tè TôNG H×NH Sù (¸P DôNG TRONG THùC TIÔN Tè TôNG H×NH Sù TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TẤT VIỄN HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN ĐẶNG HOÀNG PHƢƠNG MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƢỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ............................................ 7 1.1. Khái niệm địa vị pháp lý của ngƣời bị hại trong tố tụng hình sự ......... 7 1.1.1. Quan niệm về người bị hại – Cơ sở để xác định địa vị pháp lý của người bị hại .................................................................................... 7 1.1.2. Vai trò của người bi ̣ha ̣i trong tố tu ̣ng hiǹ h sự ................................... 11 1.2. Nô ̣i dung điạ vi pha ̣ ́ p lý của ngƣời bi ha ̣ ̣i trongốttụng hình sự..... 15 1.2.1. Quyền của người bị hại ...................................................................... 15 1.2.2. Nghĩa vụ của người bị hại .................................................................. 18 1.3. Địa vị pháp lý của ngƣời bi ha ̣ ̣i trong Luâ ̣t tố tu ̣ng hin ̀ h sƣ̣ mô ̣t số nƣớc trên thế giới ................................................................. 19 Tiể u kế t chƣơng 1 .......................................................................................... 27 Chƣơng 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƢỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THƢ̣C TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊ A BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................. 28 2.1. Các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của ngƣời bị hại .......... 28 2.1.1. Trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ..................... 28 2.1.2. Từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đến nay ............. 32 2.2. Thực tiễn áp du ̣ng các quy đinh ̣ pháp luâ ̣t về địa vị pháp lý của ngƣời bị hại trên địa bàn thành phố Hà Nội........................... 51 2.2.1. Tình hình xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nộ i ...... 51 2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của người bị hại trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................... 55 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 71 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THƢ̣C HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƢỜI BỊ HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......... 72 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ...................................................... 72 3.1.1. Sửa đổi, bổ sung Điều 51 của Bộ luật tố tụng hình sự ....................... 72 3.1.2. Bổ sung quy định Điều 217 của Bộ luật tố tụng hình sự về việc trình bày lời buộc tội của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại phiên tòa .................................................................... 75 3.1.3. Bổ sung quy định tại Điều 191 của Bộ luật tố tụng hình sự về đảm bảo sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa .............................. 79 3.2. Các giải pháp khác ........................................................................... 80 3.2.1. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa .................................... 80 3.2.2. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng ........................................................................................ 83 3.2.3. Nâng cao chất lượng của đội ngũ Luật sư .......................................... 86 3.2.4. Thực hiện tốt sự phân công, chỉ đạo, phối hợp trong giải quyết án hình sự ........................................................................................... 87 3.2.5. Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan tiến hành tố tụng ..... 88 Tiể u kế t chƣơng 3 .......................................................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 99 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự HĐXX Hội đồng xét xử KSV Kiểm sát viên TAND Tòa án nhân dân TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự VKS Viện kiểm sát XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 6 năm 1988 (có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 1989), là một đạo luật quy định về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án các vụ án hình sự. Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, thiếu sót... từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng. Một trong những hạn chế dẫn đến tình trạng trên là việc Bộ luật quy định về người tham gia tố tụng, đặc biệt là các quy định về người bị hại còn tương đối sơ sài và chưa đầy đủ. Thể chế hoá chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, ngày 17/12/2003, Quốc hội nước ta đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm2003 với nhiề u quy đinh ̣ mới so với Bô ̣ luâ ̣t tố tụng hình sự năm 1988. Bộ luật đã dành chương IV tại phần thứ nhất (Những quy định chung) quy định về người bị hại với tính chất là một loại người tham gia tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý vẫn còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn áp dụng trong tố tụng hình sự cần được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn. Luật tố tụng hình sự nước ta chỉ coi người bị hại là công dân. Pháp nhân hay tổ chức xã hội không được coi là người bị hại. Thiệt hại mà người bị hại phải chịu là thiệt hại thực tế, nếu thể chất, tinh thần, tài sản của một người chưa bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thì người đó không được coi là người bị hại. Xét về mặt hình thức, người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra chỉ trở thành người bị hại trong tố tụng hình sự khi họ được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người bị hại thông qua hành vi triệu tập họ đến khai báo với tư cách là người bị hại. Việc nghiên cứu những vấn đề lý 1 luận và thực tiễn về người bị hại trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay cũng như thực trạng về người bị hại ở từng địa phương (nhất là địa bàn thành phố Hà Nội) để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trong thực tế, góp phần xử lý kịp thời, khách quan nhằm bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội là một nhu cầu khách quan và cần thiết. Trước yêu cầu cải cách tư pháp thì các vấn đề đảm bảo quyền dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã tiếp tục xác định: “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp” [5]. Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã khẳng định cụ thể hơn tư tưởng chỉ đạo này. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự (Áp dụng trong thực tiễn tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội) làm Luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Người bị hại là một loại người tham gia tố tụng được quy định trong luật tố tụng hình sự năm 2003, tại Điều 51. Trong thời gian qua, kể cả trước khi Bộ luật ra đời, ở nước ta đã có nhiều bài viết, công trình khoa học nghiên cứu về việc quy định và áp dụng trong tố tụng hình sự như Luận văn thạc sỹ Luật học, các bài viết, công trình nghiên cứu phân tích, giải quyết và làm rõ được một số vấn đề lý luận về người bị hại trong tố tụng hình sự như: khái niệm, ý nghĩa, các kiến nghị như Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2 (Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – NXB TP. Hồ Chí Minh, năm 2004), Bàn về việc tòa án cấp phúc thẩm có được thay đổi tư cách của người tham gia tố tụng khi xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm xác định không đúng, Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao số 24/2005, Một số vướng mắc khi giải quyết vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí kiểm sát số 7/2008, Một số vấn đề cần chú ý khi xác định người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, Tạp chí Toà án nhân dân số 13/2008, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí khoa học pháp lý số 01/2007, Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm, Tạp chí Tòa án. Tòa án nhân dân tối cao số 5/2004, Tư cách của người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự tại phiên tòa phúc thẩm, Tạp chí Tòa án. Tòa án nhân dân tối cao số 4/2008, Việc quy định những người tham gia tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự, Tập san Tòa án nhân dân số 4/2000, Xác định tư cách người tham gia tố tụng hình sự, Tập san Tòa án số 12/1999… Các bài viết, công trình nghiên cứu trên đã phân tích, giải quyết và làm rõ được một số vấn đề lý luận về chế định quyền và nghĩa vụ của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam như: khái niệm về người bị hại, ý nghĩa của việc tìm hiểu chế định về người bị hại, các kiến nghị về hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người bị hại, việc áp dụng quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.... Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mà các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập đầy đủ, phương pháp tiếp cận còn chưa phù hợp, chưa có nghiên cứu về áp dụng thực tiễn tố tụng hình sự của từng địa phương, đặc biệt là trên địa bàn Thủ đô Hà Nội sau khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời. Do hầu hết các công trình trên đều đề cập và nghiên cứu vấn đề trước khi Bộ luật ra đời nên việc đánh giá tình hình chưa có cơ sở thực tiễn. Bên cạnh đó, Luận văn thạc sỹ Luật học: Người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam - Thịnh Quang Thắng (2010) đã đề cập tương đối đầy đủ các luận 3 cứ khoa học như: bản chất, ý nghĩa, mục đích của việc nghiên cứu về người bị hại, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài. Tuy nhiên, các dẫn chứng số liệu đều được lấy ở một địa bàn nhỏ hẹp là huyện Đông Anh – một huyện ngoại thành Hà Nội nên việc nghiên cứu đánh giá còn nhiều hạn chế, chưa làm bật lên những đặc điểm đặc thù của Thủ đô Hà Nội để đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho phù hợp nhằm áp dụng chế định về địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự chặt chẽ và sát với thực tế của Thủ đô Hà Nội. Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Lê Nguyên Thanh (2012), “Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự”, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đi sâu nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của người bị hại và nguyên đơn dân sự với tư cách là người tham gia tố tụng độc lập . Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mai (2014), “Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự”, Viện khoa học và Xã hội Viê ̣t Nam tiếp cận quyền của người bị hại dưới góc độ quyền con người, đồng thời nêu ra cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự . Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiế p địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự và đặc biệt là viê ̣c áp dụng trong thực tiễn các quy đinh ̣ về địa vị pháp lý của người bị hại trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong quá trình dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, các cơ quan đã khảo sát và nghiên cứu về tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới về việc áp dụng chế định về người bị hại trong tố tụng hình sự . Các nghiên cứu đã đề cập tương đối đầy đủ các luận cứ khoa học như: bản chất, ý nghĩa, mục đích của việc nghiên cứu về người bị hại, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài. Tuy nhiên, việc nghiên cứu ở phạm vi rộng, chưa đi sâu vào nghiên cứu tình hình áp dụng của từng địa phương cụ thể để đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho phù hợp nhằm áp dụng trong tố tụng hình sự chặt chẽ và sát với thực tế các địa phương, nhất là ở địa bàn thành phố Hà Nội, nơi mà tình hình tội phạm trong thời gian qua đã diễn ra tương đối phức tạp và ngày càng có chiều 4 hướng gia tăng thì việc nghiên cứu tình hình và áp dụng các quy định về người bị hại trên địa bàn này là hết sức có ý nghĩa, đáp ứng tốt yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và công cuộc cải cách tư pháp của Thủ đô. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là trên cơ sở phân tích điạ vi ̣pháp lý của người bị hại trong TTHS , đánh giá v iê ̣c áp du ̣ng các quy đinh ̣ này trên điạ bàn Hà Nô ̣i, đưa ra một số giải pháp thực hiê ̣n có hiê ̣u quả các quy định về người bị hại trong thực tiễn điề u tra , truy tố , xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ như sau: - Nêu cơ sở lý luận về ng ười bị hại và địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự. - Đánh giá khái quát thực trạng thực hiê ̣n các quy đinh ̣ pháp luâ ̣t về địa vị pháp lý của người bị hại trên địa bàn thành phố Hà Nội; chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện và nguyên nhân. - Đề xuấ t các giải pháp thực hiê ̣n có hiê ̣u quả các quy đinh ̣ pháp luâ ̣t về địa vị pháp lý của người bị hại từ thực tiễn của Hà Nô ̣i 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu điạ vi ̣pháp lý của ng ười bị hại trong tố tụng hình sự, viê ̣c áp dụng các quy đinh ̣ của Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hiǹ h sự năm 2003 về điạ vi ̣ pháp lý của ng ười bị hại trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các cơ quan tiến hành tố tụng hin ̀ h sự trong Quân đội nhân dân không thuô ̣c pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với yêu cầu của từng vấn đề nghiên cứu 5 như: phương pháp phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử, tổng hợp, so sánh, thống kê tư pháp. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Trên cơ sở phân tích điạ vi ̣pháp lý của người bi ̣ha ̣i trong tố tu ̣ng hình sự, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện các vấn đề về thực trạng áp dụng các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị hại trong tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Đề xuấ t các giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị hại trong Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hiǹ h sự cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Tăng cường nhận thức thố ng nhất của những ng ười tiến hành tố tụng và các cơ quan tiến hành tố tụng về bảo vê ̣ quyề n , lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của người bị hại trong tố tụng hình sự. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của ng ười bị hại trong điề u kiê ̣n Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự năm 2003 đang đươ ̣c nghiên cứu sửa đổ i, bổ sung. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự. Chương 2: Các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quy định về địa vị pháp lý của người bị hại trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƢỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm địa vị pháp lý của ngƣời bị hại trong tố tụng hình sự 1.1.1. Quan niệm về ngƣời bị hại – Cơ sở để xác định địa vị pháp lý của ngƣời bị hại Để nghiên cứu về điạ vi ̣pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, trước hế t cầ n làm rõ khái niê ̣m điạ vi ̣pháp lý . Trong khoa ho ̣c pháp lý , khái niê ̣m “điạ vi ̣” cũng như khái niê ̣m “điạ vi ̣ pháp lý ” thường đươ ̣c nh ắc đến trong giáo trình các môn luâ ̣t , trong các bài viế t v à công trình nghiên cứu nhưng chưa có mô ̣t đinh ̣ nghiã hoàn chỉnh mang tính chính thố ng. Trước hế t , khái niệm “địa vị” được nhắc đến trong Từ điển tiếng Việt, đó là vị trí cá nhân trong quan hệ xã hội, do chức vụ, cấp bậc, quyền lực mà có, về mặt được coi trọng ít hay nhiều…; vị trí trong quan hệ xã hội, kinh tế, chính trị do vai trò, tác dụng mà có còn pháp lý là căn cứ, cơ sở của pháp luật [27]. Địa vị của một cá nhân là vị trí của cá nhân đó trong vai trò xã hội của mình, thể hiện năng lực, trình độ, vai trò của cá nhân đó trong mối quan hệ tương quan với các cá nhân khác trong xã hội. Địa vị này có thể do cá nhân tạo lập nên hoặc do thừa hưởng từ cá nhân khác. Khái niệm “ địa vị” thường được dùng đi kèm bổ ngữ, tạo thành khái niệm mang tiń h tâ ̣p hơ ̣p , ví dụ: “điạ vi ̣xã hô ̣i”, “điạ vi ̣ pháp lý”... Khái niệm “địa vị pháp lý” được giả i thích trong Từ điển luật học, đó là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể khác trên cơ sở các quy định pháp luật; địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình. Thông qua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ 7 thể pháp luật khác , đồng thời, cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật [7]. Như vâ ̣y “địa vị pháp lý” khác với “địa vị xã hội” ở chỗ nó được pháp luật quy định và nó biểu hiện ở các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Cách giải thích này của Từ điển Luâ ̣t ho ̣c đươ ̣c đa số luâ ̣t gia, các nhà nghiên cứu chấp nhận. Địa vị pháp lý của các chủ thể bao gồm tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể, qua đó xác lập, giới hạn khả năng của chủ thể đối với các hoạt động của mình trong phạm vi quyền và nghĩa vụ. Xác định địa vị pháp lý của các chủ thể giúp phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác trong mối quan hệ với nhau. Do vậy, nghiên cứu làm rõ khái niệm địa vị pháp lý của từng chủ thể trong quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và đặc biệt là địa vị pháp lý của người bị hại là cần thiết không chỉ đối với người bị hại mà còn có ý nghĩa đối với các chủ thể khác. Chỉ khi làm rõ địa vị pháp lý của từng chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mới bảo vệ được quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng có hiệu quả. Địa vị pháp lý thể hiện vị trí, vai trò của chủ thể khi tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật và gắn liền với nó là quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Người bi ̣ha ̣i là mô ̣t chủ thể tham gia tố tu ̣ng hình sự, có địa vị pháp lý riêng biệt so với những người tham gia tố tu ̣ng hình sự khác. Để tìm hiể u điạ vi ̣pháp lý của người bi ̣ha ̣i , cầ n xác đinh ̣ đươ ̣c khái niê ̣m người bi ̣ha ̣i. Khái niệm người bị hại đã xuất hiện từ rất sớm, khi bắ t đầ u có thủ tục tố tụng hình sự . Sau này , do ngành khoa ho ̣c nghiên cứu về na ̣n nhân ho ̣c trên thế giới phát triể n ma ̣nh vào thế kỷ XX , khái niệm người bị hại đươ ̣c các nhà nghiên cứu về tô ̣i pha ̣m ho ̣c đưa vào ứng du ̣ng trong viê ̣c xác đinh ̣ những mấ t mát , tổ n thương do tô ̣i pha ̣m gây ra từ khiá ca ̣nh của tô ̣i pha ̣m học. Đối với Việt Nam , người bị hại là khái niệm quen thuộc trong tố tụng 8 hình sự. Tuy nhiên thế nào là người bị hại? Địa vị pháp lý của người bị hại là gì? Phạm vi quyề n ha ̣n và nghiã vu ̣ của người bị hại ra sao… thì đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Vì vậy, để có sự nhận thức đầy đủ và thống nhất về khái niệm người bị hại và địa vị pháp lý của người bị hại cần phải tiếp cận khái niệm này dưới những góc độ khác nhau. Trong khoa ho ̣c luâ ̣t tố tu ̣ng hiǹ h sự, khái niệm n gười bị hại được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với những phương pháp tiếp cận khác nhau. Viê ̣c coi người bi ̣ha ̣i là mô ̣t cá nhân (thể nhân) thì trong các ngành khoa ho ̣c pháp lý liên quan đến tư pháp hình sự như luật hình sự , tô ̣i pha ̣m ho ̣c, luâ ̣t tố tụng hình sự, khoa ho ̣c điề u tra tô ̣i pha ̣m hầ u như không có sự tranh luâ ̣n. Vấn đề tranh luâ ̣n nhiề u nhấ t trong lý thuyế t và trong thực tiễn là trong tr ường hợp cơ quan, tổ chức (pháp nhân) bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại thì họ có phải là bị hại không thì có nhiều ý kiế n khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng người bị hại chỉ là thể nhân, một con người cụ thể; cơ quan, tổ chức không thể là người bị hại. Bởi lẽ khái niệm “người” ở đây là đề cập đến con người cụ thể. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần… do hành vi phạm tội gây ra, mà thể chất và tinh thần thì chỉ gắn liền với con người, một thể nhân cụ thể, thiệt hại này không thể xảy ra đối với pháp nhân hay tổ chức [42]. Ý kiến thứ hai cho rằng ngoài cá nhân là người bị hại, trong trường hợp cơ quan, tổ chức bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại thì phải xem cơ quan, tổ chức đó là người bị hại. Cần quan niệm khái niệm người bị hại theo nghĩa rộng của từ này. Những người theo quan điểm này cho rằng trong thực tế hành vi phạm tội không chỉ gây thiệt hại cho cá nhân, hành vi phạm tội trong thực tế còn nhằm đến để gây thiệt hại cho pháp nhân, tổ chức. Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho cơ quan, tổ chức là rất đa dạng, không thuần tuý 9 là thiệt hại về tài sản. trong thực tế, cơ quan, tổ chức có thể bị thiệt hại về vật chất và tinh thần, chẳng hạn như một doanh nghiệp bị giả mạo về thương hiệu, bị vu khống làm mất uy tín trong kinh doanh. Vâ ̣y nếu nghiêng về ý kiến cho rằng ngư ời bị hại chỉ có thể là cá nhân thì cơ quan, tổ chức bị tội phạm trực tiếp xâm hại sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì? Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam quy đinh ̣ trong trư ờng hợp này cơ quan hay tổ chức bị tội phạm xâm hại thì tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự khi có đơn yêu cầu. Quy định này chưa được hợp lý, không phù hơ ̣p với thực tiễn bởi lẽ: Thứ nhất, đối với các cơ quan, tổ chức mà tài sản thuộc về sở hữu nhà nước khi bị tội phạm gây thiệt hại, cơ quan, tổ chức đó không có đơn yêu cầu thì họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì? Tài sản của nhà nước liệu được đảm bảo? Vậy khi tham gia tố tụng toà án có đưa họ vào tham gia tố tụng không và với tư cách gì? Thứ hai, dưới góc độ quyền và nghĩa vụ, có thể thấy người bị hại không chỉ là người bị tội phạm gây thiệt hại mà họ còn là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, là chủ thể của quyền con người trong tư pháp hình sự. Do vậy, khái niệm người bị hại cũng cần phải được xem xét trên cơ sở quyền và nghĩa vụ pháp lý [22]. Như vâ ̣y , nếu không coi cơ quan, tổ chức là người bị hại sẽ vi phạm nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án và nguyên tắc tranh tụng. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng giữa cá nhân và cơ quan, tổ chức, vì cơ quan, tổ chức phải có đơn yêu cầu mới được tham gia tố tụng mà tham gia với tư cách là nguyên đơn dân sự và nguyên đơn dân sự thì lại không có quyền kháng cáo về hình phạt, chỉ có quyền kháng cáo về bồi thường. Điều này còn tạo nên sự khác biệt và bất bình đẳng đối với bị cáo và đối tượng được bảo vệ. Phải chăng có sự không công bằng trong việc bảo vệ tài sản của cá nhân và cơ 10 quan, tổ chức. Có sự không công bằng giữa bị cáo gây thiệt hại cho cá nhân và pháp nhân , tổ chức. Cầ n coi ngư ời bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra, được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật bảo đảm thực hiện, từ đó xác đinh ̣ đúng điạ vi ̣phá p lý của họ trong tố tụng hình sự. 1.1.2. Vai trò của ngƣời bi ̣haị trong tố tụng hình sƣ̣ Cũng cần nhấn mạnh rằng , vai trò của người bị hại trong tố tụng hình sự không phải là thu ̣ đô ̣ng , mà trái lại , có sự chủ động nh ất đinh. ̣ Xét theo chức năng của tố tu ̣ng hin ̀ h sự và vai trò của các chủ thể tham gia tố tu ̣ng , người bi ̣ha ̣i (hoă ̣c đa ̣i diê ̣n hơ ̣p pháp của ho ̣ ) trước hế t đươ ̣c thể hiê ̣n ở việc buộc tội, thông qua việc đóng góp của họ vào quá trình giải quyết vụ án đó là buộc tội (nhân danh cá nhân) người đã gây thiệt hại cho mình đồng thời yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường và khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra. Trong tố tụng hình sự mô ̣t số quố c gia , bên ca ̣nh khái niê ̣m công tố , viê ̣c buộc tội nhân danh cá nhân được gọi là tư tố (Liên bang Nga, Trung Quố c, Phầ n Lan, mô ̣t số bang của Hoa Kỳ...). Viê ̣c cơ quan công tố nhân danh lợi ích công cộng , lợi ích Nhà nước để truy cứu trách nhiê ̣m hình sự mô ̣t người pha ̣m tô ̣i nhằ m bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức , cá nhân… là hoa ̣t đô ̣ng công tố . Tuy nhiên, trong thực tế pháp luật quy định trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, tạo khả năng và điều kiện cho người bị hại được tự do lựa chọn cách giải quyết, hoặc là yêu cầu pháp luật can thiệp hoặc là tự dàn xếp với người đã gây thiệt hại cho mình một cách ổn thoả, đó là tư tố . Tố tụng hình sự Việt Nam chỉ quy định thủ tục công tố cho tất cả các vụ án hình sự. Điều đó có nghĩa là việc khởi tố, trừ một số trường hợp phải có yêu cầu của người bị hại, thì đều do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án thực hiện, còn việc truy tố hình sự, thực hành quyền 11 công tố trước toà chỉ thuộc thẩm quyền, chức năng của Viện kiểm sát. Tố tụng hình sự của chúng ta không áp dụng thủ tục tư tố, không cho phép người bị hại quyền truy tố hình sự và thực hiện việc buộc tội trước toà. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì việc quy định trong một số trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại có thể coi là tư tố. Bởi lẽ chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự là chức năng của Viện kiểm sát thay mặt Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, nhưng quyền buộc tội cá nhân vẫn được tôn trọng ở mức độ nhất định. Như vậy, không giống quyền công tố, với quyền tư tố, pháp luật cho phép sự thể hiện ý chí cá nhân của người bị hại trong việc tự giải quyết các sự việc gây thiệt hại cho chính mình trong giới hạn nhất định mà xã hội và cộng đồng có thể chấp nhận được. Đó là sự tự định đoạt của người bị hại đối với người đã gây ra thiệt hại cho mình, nói cách khác họ có thể thoả thuận, hoà giải với nhau xem có nên đưa vụ án ra toà để giải quyết hay không. Hai là, vai trò của người bị hại trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Ngoài vai trò buộc tội, người bị hại còn có vai trò tích cực trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Điều này thể hiện ở việc khai báo những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự…; vai trò bảo vệ lợi ích cá nhân trong vụ án hình sự thông qua quyền yêu cầu khởi kiện dân sự trong vụ án hình sự. Việc người bị hại khai báo những tình tiết liên quan giúp cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, khám phá tội phạm, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ những vấn đề cần chứng minh nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Để tìm hiể u điạ vi ̣pháp lý của người bi ̣ha ̣i, cầ n xem xét đế n mố i tương quan giữa người bi ̣ha ̣i với các c hủ thể tham gia tố tụng hình sự bao gồm nhiều tư cách tố tụng khác nhau và được phân thành các nhóm như cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; cơ quan có thẩm quyền tiến hành 12 một số hoạt động điều tra…; người tham gia tố tụng có quyền lợi pháp lý liên quan (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án); người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự; và người tham gia tố tụng không có quyền lợi pháp lý liên quan như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và chủ thể khác. Tuy nhiên cách phân chia này chưa chỉ rõ được sự khác nhau về mục đích và hướng tham gia tố tụng của các chủ thể cũng như vai trò, chức năng của từng chủ thể trong tố tụng hình sự. Ví dụ đều là cơ quan tiến hành tố tụng nhưng Viện kiểm sát và Tòa án lại thực hiện các chức năng tố tụng khác nhau. Hoặc đều là người tham gia tố tụng có quyền lợi pháp lý liên quan nhưng bị can, bị cáo và người bị hại tham gia tố tụng với mục đích không như nhau. Vì vậy để làm rõ vị trí của người bị hại cần có cách tiếp cận khác về vị trí của các chủ thể trong tố tụng hình sự, đó là dựa vào mục đích, nhiệm vụ, chức năng… của các chủ thể. Để xác định được vị trí của người bị hại, trước hết chúng ta phải xác định người bị hại thuộc nhóm nào và mối quan hệ giữa họ với các chủ thể còn lại. Tiếp cận theo cách phân chia này thì nhóm thứ nhất gồm người bị thiệt hại do tội phạm gây ra, đó là người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án và người bảo vệ quyền lợi của họ. Những chủ thể này tham gia với mục đích buộc tội người gây thiệt hại và yêu cầu được bồi thường thiệt hại. Cùng với những người nói trên, nhóm này còn có những chủ thể đại diện cho nhà nước có quyền tiến hành các hoạt động tố tụng nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự và buộc tội đối với người thực hiện hành vi phạm tội như cơ quan điều tra, viện kiểm sát và những người tiến hành tố tụng của cơ quan này. Tuy nhiên mục đích của họ lại hướng tới việc buộc tội nhằm cải tạo giáo dục, trừng trị người phạm tội chứ không nhằm để được bồi thường hay khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra [22]. 13 Nhóm chủ thể thứ hai có vị trí tố tụng đối lập với người bị hại, đó là người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo), người có trách nhiệm bồi thường thiệt hai do hành vi phạm tội gây ra như bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bào chữa… Nhóm chủ thể thứ ba là Tòa án, Chánh án, Phó Chánh án tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án có nhiệm vụ giải quyết vụ án (Hội đồng xét xử), tức là có vị trí trọng tài nhằm giải quyết vụ án một cách khách quan và công bằng. Ngoài ra, còn một nhóm chủ thể nữa là những người tham gia tố tụng nhằm hỗ trợ và giúp cơ quan có thẩm quyền làm rõ chứng cứ và xác định sự thật khách quan của vụ án như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Khác với những nhóm trên, các chủ thể trong nhóm này không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Với cách tiếp cận này người bị hại có vi trí độc lập với nhóm chủ thể bị buộc tội và bị đơn dân sự. Người bị hại có thể được coi là chủ thể cùng bên với cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhưng lại có địa vị tố tụng độc lập. Trong quan hệ với Tòa án, người bị hại được coi là một trong những bên tranh tụng thực hiện quyền buộc tội, yêu cầu bồi thường thiệt hại [41, tr.58]. Với tư cách là người tham gia tố tu ̣ng hìn h sự, điạ vi ̣pháp lý của người bị hại bị chi phối bởi nhiều yếu tố như : như đă ̣c điể m của mô hình tố tu ̣ng hình sự thẩ m vấ n hay tranh tu ̣ng , kế t hơ ̣p giữa mô hình thẩ m vấ n và mô hình tranh tu ̣ng ; quan niê ̣m về người bi ̣ha ̣i trong tố tu ̣ng hình sự (cá nhân h oặc pháp nhân , cả pháp nhân và cá nhân ); mố i tương quan giữa người bi ̣ha ̣i và các chủ thể khác tham gia tố tụng hình sự ; hê ̣ thố ng quy đinh ̣ pháp luâ ̣t về t ố tụng hình sự hiện hành ... . Sự tác động của các yếu tố nói trên dẫn đến sự khác biệt giữa địa vị pháp lý của với địa vị pháp lý của người bi ̣ha ̣i với những người tham gia tố tu ̣ng khác như bi ̣can, bị cáo, người có quyề n và lơ ̣i ić h liên 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất