Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ địa lý đô thịtl...

Tài liệu địa lý đô thịtl

.DOCX
13
283
96

Mô tả:

ĐÀ NẴNG THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Đà Nẵng là thành phố quan trọng nhất miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam,đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ. Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối gIao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam. Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào top 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài do Tạp chí du lịch danh tiếng Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn. I. Vị trí địa lí của thành phố Đà Nẵng Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam và cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế cách 101 km về hướng Tây Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma. Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philipines) đều nằm trong khoảng 1.000– 2.000 km.  Bốn điểm cực trên đất liền của thành phố Đà Nẵng là:  Cực Bắc là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu.  Cực Tây xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.  Cực Nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.  Cực Đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. Ngoài phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa (khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc và Đài Loan) nằm ở 15°45’ đến 17°15’ vĩ độ Bắc, 111° đến 113° kinh độ Đông, ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi; cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía Nam. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km². Tổng diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10 km², trong đó đảo Phú Lâm chiếm diện tích lớn nhất (nguồn Việt Nam: khoảng 1,5 km², nguồn Trung Quốc: 2,1 km²). Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản, hải sản, có thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc biển Đông.  Bốn điểm cực của quần đảo Hoàng Sa là:  Cực Bắc tại bãi đá Bắc  Cực Nam tại bãi ngầm Ốc Tai Voi  Cực Đông tại bãi Gò Nổi  Cực Tây tại đảo Tri Tôn II. Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Đà Nẵng và vai trò liên kết Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) giữ vai trò động lực, có chức năng đầu tàu định hướng và thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác trên phạm vi cả nước. Hiện nay, cả nước có 04 vùng KTTĐ, chiếm 27,42% diện tích và 51,27% dân số cả nước; trong đó, vùng KTTĐ miền Trung gồm 05 tỉnh, thành phố (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định), chiếm khoảng 8,5% diện tích và 7,1% dân số cả nước (năm 2010). 1. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) giữ vai trò động lực, có chức năng đầu tàu định hướng và thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác trên phạm vi cả nước. Hiện nay, cả nước có 04 vùng KTTĐ, chiếm 27,42% diện tích và 51,27% dân số cả nước; trong đó, vùng KTTĐ miền Trung gồm 05 tỉnh, thành phố (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định), chiếm khoảng 8,5% diện tích và 7,1% dân số cả nước (năm 2010). Năm 2011, tình hình kinh tế khó khăn trong nước đã ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ miền Trung, tuy nhiên, nhờ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội kịp thời, tốc độ tăng GDP cả vùng vẫn tương đối ổn định, đạt 10,6% so với năm 2010; GDP bình quân đầu người đạt 1.487 USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 2.765,6 triệu USD, tăng 23,5%; tổng vốn đầu tư phát triển đạt 75.538 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 29.440 lao động. Đặc biệt, giai đoạn 2006-2010, Vùng đã đạt được một số mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ có tính đột phá như: xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế - thương mại Chân Mây (Thừa Thiên Huế), khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định); hình thành các trung tâm du lịch Huế, Đà Nẵng, Hội An; hoàn thành các công trình lớn về kết cấu hạ tầng như: hoàn thành đầu tư chiều sâu nâng cấp năng lực Nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng; cải tạo, nâng cấp các trục đường giao thông huyết mạch có tính chất liên vùng như QL1A, QL14, đường Hồ Chí Minh... Đóng góp của Đà Nẵng sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Theo tinh thần Nghị quyết 33/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX), với vị thế là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, thành phố Đà Nẵng cần thể hiện sức lan tỏa và vai trò trong chiến lược phát triển chung của khu vực. Thời gian qua, với sự kết hợp giữa sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành và chủ động phát huy nội lực địa phương, Đà Nẵng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, tạo điểm nhấn quan trọng trong việc phát triển liên kết Vùng KTTĐ miền Trung. Trên cơ sở nhận thức được vai trò và tiền năng của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế Vùng, gắn liền với bảo vệ an ninh và chủ quyền trên biển, thành phố đã đầu tư xây dựng và nâng cấp theo hướng hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển như: cảng biển, khu công nghiệp dịch vụ chế biến thủy sản, cảng cá, âu thuyền trú bão, các khu du lịch cao cấp và các tuyến đường ven biển... Tiêu biểu, cảng Đà Nẵng đã được tổ chức lại theo hướng văn minh, hiện đại, đẩy mạnh khai thác nguồn hàng; tổ chức tốt dịch vụ cảng, hàng hải, vận tải biển, hậu cần logistics, nâng sản lượng xếp dỡ lên 5 triệu tấn/năm, đáp ứng được vai trò cảng biển lớn trong Vùng KTTĐ. Thành phố đã kịp thời định hướng phát triển nhanh và khá toàn diện lĩnh vực thương mại, bước đầu đảm nhận vai trò trung tâm phát luồng bán buôn cho các tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên. Mạng lưới kinh doanh được phân bố đều và rộng rãi. Một số trung tâm thương mại - siêu thị được hình thành như: Siêu thị Big C, Co.op-mart, Intimex, Trung tâm buôn bán Metro, siêu thị Ánh sáng Thư Dung… hệ thống chợ được quy hoạch lại và xây dựng mới đáp ứng ngày càng cao nhu cầu mua sắm của nhân dân thành phố nói riêng và cả Vùng nói chung. Hạ tầng du lịch được Đà Nẵng tập trung đầu tư nhằm góp phần đưa du lịch Đà Nẵng từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là bước đi cần thiết đối với việc xây dựng không gian kinh tế du lịch thống nhất của Vùng. Nhiều dự án du lịch, khách sạn, nhà hàng lớn và cao cấp được đưa vào khai thác, góp phần tạo sức hấp dẫn mới để thu hút du khách như: Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa, Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, đường du lịch ven biển Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa, Trường Sa, các dự án du lịch bán đảo Sơn Trà và ven biển, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ... Đại học Đà Nẵng với 06 trường thành viên và 01 phân hiệu trực thuộc, 05 trường Đại học, 10 trường Cao đẳng, 48 cơ sở dạy nghề và các Viện nghiên cứu chuyên ngành trên địa bàn thành phố không ngừng được nâng cấp và phát triển về quy mô và chất lượng, góp phần khẳng định vai trò, vị trí Đà Nẵng là trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Quan tâm đầu tư hạ tầng xã hội, thành phố đã chính thức đưa vào sử dụng Bệnh viện sảnnhi, chuẩn bị hoàn thành Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng quy mô 500 giường; nâng cấp bệnh viện đa khoa Đà Nẵng với quy mô 1.100 giường và các tuyến y tế quận huyện, xã phường; tiến hành thu hút và đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lượng... nhằm phục vụ có hiệu quả công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương và toàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên. 2. Liên kết đáp ứng mục tiêu phát triển Vùng KTTĐ miền Trung Thực tế đánh giá quá trình phát triển của Vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2006-2011 cho thấy, nếu chỉ dựa vào “lợi thế tĩnh” về điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương có được để thực hiện chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, mà thiếu sự liên kết để tạo ra “lợi thế động” nhằm tối ưu hóa nguồn lực hữu hạn, thì khó có thể đẩy mạnh phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của toàn Vùng. Mặc dù Đà Nẵng đã triển khai thực hiện việc liên kết trên một số lĩnh vực như: phát triển du lịch, vận tải, xúc tiến đầu tư... Tuy nhiên, tính liên kết vẫn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Từ thực tế trên, tháng 7/2012, Đà Nẵng đã chủ trì tổ chức Hội nghị liên kết vùng với sự tham gia của 7 tỉnh, thành thuộc khu vực duyên hải miền Trung (trong đó gồm 5 tỉnh, thành thuộc Vùng KTTĐ miền Trung và 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa) cùng các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và Lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn Vùng, nhận diện vị trí và vai trò của Vùng đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cũng như phân tích các thế mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của Vùng trong thời gian tới, lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh, thành đã đồng thuận ký kết Biên bản cam kết với các nội dung sẽ được tiến hành lựa chọn thực hiện liên kết như sau: - Cùng nghiên cứu đề phân bố lại lực lượng sản xuất, điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; - Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ; - Thiết lập không gian kinh tế du lịch Vùng thống nhất; - Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; - Hợp tác trong việc huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế, chính sách để đầu tư phát triển chung của Vùng; - Phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và trong phát triển, quảng bá văn hóa toàn Vùng; - Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Vùng; - Xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin kinh tế - xã hội, đầu tư trên địa bàn; - Hợp tác bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sự đồng thuận này sẽ là một bước đi quan trọng, hạn chế sự chồng chéo trong cơ chế, chính sách giữa các địa phương, đặc biệt trong đầu tư dự án và khai thác các nguồn lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển và sức cạnh tranh cho toàn Vùng. 2. Vai trò của Đà Nẵng và mục tiêu phát triển Vùng KTTĐ miền Trung Từ thực tiễn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2006-2010, tiếp cận từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2020, đồng thời xét tới ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế về khả năng xuất khẩu, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khả năng cạnh tranh, mục tiêu phát triển của Vùng giai đoạn 2011-2020 bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 10-11%; tăng tỷ lệ đóng góp của Vùng trong GDP cả nước từ 5,28% năm 2010 lên 6,5 - 7% vào năm 2015; - Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 258 đô la Mỹ năm 2010 lên khoảng 1.000 đô la Mỹ năm 2020; - Phấn đấu mỗi năm giải quyết hơn 60.000 - 70.000 việc làm mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống khoảng 8% vào năm 2015; Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020 của Vùng KTTĐ miền Trung, thành phố Đà Nẵng có nhiệm vụ phát huy vai trò trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế; xúc tiến nối kết các trung tâm du lịch Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn và các vùng phụ cận miền Trung - Tây Nguyên. Đồng thời, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành các công trình lớn phục vụ công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thành một trong những trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của khu vực. Đặc biệt, trong quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của Vùng, thành phố Đà Nẵng tiếp tục giữ vai trò là đô thị trung tâm của miền Trung với các nhiệm vụ cơ bản như: trung tâm công nghiệp, giao thông, thương mại, tài chính ngân hàng, văn hóa, du lịch và dịch vụ của miền Trung; xây dựng khu công nghệ cao, làng đại học Đà Nẵng và cảng nước sâu Liên Chiểu LỜI NÓI ĐẦU T rong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển . Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy , bảo vệ môi trường một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước . Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất vàcó thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường , nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững . Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm . Do vậy trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này em xin dựa vào cặp phạm trù triết học nguyên nhân -kết quả để đề cập đến một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị. Phần I: Lời nói đầu . Phần II:Nội dung . I. Vận dụng lý luận thực tiễn triết học : 1) Cặp phạm trù Nguyên nhân và kết quả : 2) Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. II. Vận dụng vào thực tế : 1.Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị . 2.Hiện trạng hậu quả của ô nhiễm môi trường đô thị III. Một số mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn Phần III: Kết luận chung I. Vận dụng lí luận Triết học ( cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả ) 1. Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả : Nguyên nhân là sự tác động giữa các mặt hiện tượng quá trình gây ra các biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt hiện tượng quá trình mà có. Ví dụ : Đô thị hoá là nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hay chất thải công nghiệp độc hại là nguyên nhân còn ô nhiễm môi trường là kết quả. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả . Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, tính khách quan này quy định mối quan hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật .Do tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả nên một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, một kết quả có thể cũng do nhiều nguyên nhân. Ta cóthể lấy ví dụ trên thực tế như : nguyên nhân là bầu ôzôn bị thủng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tồn tại của loài người Nhưng kết quả của sự ô nhiễm môi trường cũng do nhiều nguyên nhân gây nên do con người , do công nghiệp , chất thải độc hại ... và chính những nguyên nhân này lại gây nên nhiều kết quả khác..Nhiều nguyên nhân nhưng chỉ gây ra một kết quả do vậy muốn có được một kết quả tốt thì phải biết phát hiện nhiều nguyên nhân, phải biết hạn chế những tác động của nguyên nhân ngược chiều tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều; phải chú trọng đến nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong . Chẳng hạn như trong quá trình bảo vệ môi trường như hiện nay thì mọi người cùng có ý thức bảo vệ thì sẽ nhân lên thuận lợi để đạt được kết quả tốt hơn . Hoặc trong dự án bảo vệ môi trường của Chính phủ có thuận lợi về vốn đầu tư nước ngoài và kỹ thuật xử lý chất thải ... thì kết quả đạt hiệu quả cao . Nhưng thực tế có không ít nguyên nhân tác động ngược chiều làm hạn chế hoặc triệt tiêu kết quả theo dự định.Có thể lấy ví dụ như trong quá trình thực hiện dự án bảo vệ môi trường, thì có một số cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện lợi dụng tham nhũng của công...Khi xác định một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong một thời gian nào đó nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ có tác động lẫn nhau mớigây ra sự biến đổi. Nhưng khi xét cả quá trình mối liên hệ nhân quả thì ta thấy có thể chuyển đổi vị trí cho nhau một cách biện chứng . Ví dụ : bảo vệ môi trường tốt và mọi người có ý thức giữ gìn môi trường tốt thì sẽ đưa đến kết quả môi trường trong sạch và là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế đất nước bền vững, sức khoẻ của mọi người được bảo vệ tốt hơn ; kinh tế đất nước có phát triển bền vững,mọi người khoẻ mạnh thì đưa đến kết quả đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân mới được cải thiện . Nói chung , chúng luôn có mối liên hệ phổ biến với nhau tác động qua lại, qui định sự thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau của sự vật hiện tượng, quá trình. II. Vận dụng vào thực tế : 1.Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị : Một kết quả do nhiều nguyên nhân và ngược lại , ô nhiễm môi trường đô thị hiện nay do một số nguyên nhân cơ bản sau đây và từ một nguyên nhân ô nhiễm môi trường cũng sinh ra nhiều kết quả. Trong những năm gần đây do quá trình đô thị hoá và do tác động của cơ chế thị trường giá đất tăng cao nên nhiều ao hồ bị lấp dần để xây nhà và công trình thậm chí có nơi không còn ao và đất trống nữa dẫn đến tình trạng thiếu rãnh thoát nước, nước thải từ các hộ gia đình tràn chảy ra đường vì không có hệ thống thoát nước điều này đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng nhiều chỗ bị ngập ngay cả lúc trời không mưa có thể nói là "thiếu nước sạch thừa nước bẩn". Nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành nay do đô thị hoá đã lọt vào giữa các đô thị với dân cư đông đúc gây ô nhiễm môi trường cho những người sống xung quanh .Hơn nữa việc mở rộng không gian đô thị sẽ dần dần chiếm dụng đất nông nghiệp, tài nguyên đất bị khai thác triệt để tỷ lệ cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm dẫn đến tình trạng thiếu ôxy không khí ngột ngạt, ô nhiễm. Bề mặt đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm dẫn đến tình trạng ngập úng ở nội thành cũng như ngoại thành.Thực tế là tháng 8/2001 cả thành phố Hà Nội bị ngập trong nước mưa vì nước không thoát được dẫn đến tình trạng ngập úng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thành phố.Không thể không kể đến một nguyên nhân đó là sự bùng nổ về phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị vượt quá khả năng chịu tải của hệ thống giao thông gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại (NO,CO),tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn trầm trọng trong đô thị .Đô thị hoá làm tăng dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị làm tăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị . Một số dân cư không tìm được chỗ ở và việc làm ổn định đã lấn chiếm đất công tạo thành các xóm liều xóm bụi , nhà ổ chuột .. với điều kiện môi trường rất kém mất vệ sinh..Do quá trình xây dựng phát triển kinh tế hiện nay các nhà máy công nghiệp , các ngành nghề sản xuất phụ phát triển nhanh ngày càng nhiều do đó mức độô nhiễm ở những nơi có nhà máysản xuất công nghiệp, sản xuất ngành nghề phụ là rất nghiêm trọng .Do ý thức của không ít cá nhân tổ chức về bảo vệ môi trường còn rất kém , đây chính là tồn tại khó khắc phục bởi đó là do ý thức kém . Đó là một số nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị tạo nên một thách thức rất lớn đối với môi trường ở nước ta . Nếu không có giải pháp kịp thời và tương xứng có thể dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm, không bền vững và khó khắc phục . 3. Thực trạng hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị: a. Hiện trạng môi trường nước : Tỷ lệ dân cư được cấp nước máy còn rất thấp chất lượng nước còn kém. Cấp nước sạch cho đô thị là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sinh môi trường đô thị ,"tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch tính chung là 53% . Nguồn nước cung cấp cho đô thị hiện nay là khoảng 70% là lấy từ nguồn nước mặt, 50% lấy từ nguồn nước ngầm". Ở một số thành phố do khai thác nguồn nước ngầm quá mức đã gây sụt lún đất ở đô thị và nguồn nước ngầm chớm bị ô nhiễm chất hữu cơ. Khai thác nước ngầm quá mức ở một số vùng ven biển làm nước bị mặn hoá.Hiện nay,công nghệ xử lý cấp nước tại nhiều nhà máy còn nhiều lạc hậu chất lượng nước cấp không đảm bảo vệ sinh. * Thoát nước và xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu tối thiểu. Hệ thống thoát nước tại các đô thị hiện nay đều là hệ thống chung cho cả thoát nước mưa , nước thải công nghiệp . Hệ thống thoát nước này có 3 nhược điểm chính là chưa có trạm xử lý nước thải tập trung tiết diện các đường cống nhỏ và bị bùn cạn lắng đọng làm khả năng thoát nước kém, hệ thống cống rãnh thưa, nhiều nhiều đường phố không có cống thoát nước . Hệ thống cống rãnh thoát nước yếu kém cùng với hồ ao bị san lấp đã gây ra tình trạng úng ngập trầm trọng trong mùa mưa ở rất nhiều nơi, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sản xuất kinh tế . Lấy ví dụ như trận mưa tháng 8 -2001 đã làm cả thủ đô tràn ngập trong nước mưa, cán bộ công nhân viên không thể đi làm được và một số nhà máycũng bị đóng cửa vì cũng bị ngập dẫn đến sản xuất bị đình đốn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của đất nước ta , hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.Tuy nhiên hiện nay ở Hà Nội đã xây dựng trạm bơm thoát nước Yên Sở bắt đầu nạo vét sông, thoát nước nhằm giải quyết cơ bản tình trạng úng ngập trong mùa mưa nhưng hệ thống thoát nước ở nội đô vẫn chưa được nâng cấp đáng kể nên tình trạng ngập úng trong thời gian gần đây vẫn xảy ra nghiêm trọng.Nước thải bệnh viện : chứa rất nhiều mầm mống gây bệnh truyền nhiễm và các hoá chất độc hại. * Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở đô thị Tình hình chung ở các đô thị là môi trường nước mặt đều là nơi tiếp nhận các nguồn nước chưa được xử lý nên đã bị ô nhiễm có nơi bị ô nhiễm nặng . "Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt thường cao như chất rắn lửng lơ nhu cầu ôxy sinh hoá , nhu cầu oxy hoá học: nitơrit , nitơrat .. gấp từ hai đến 5 lần thậm chí từ 10 đến 15 lần tiêu chuẩn cho phép (TCCP) đối với nguồn nước mặt . Lượng hóa học côli vượt TCCP hàng trăm lần . Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ trên môi truờng nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại nặng như thuỷ ngân asen ,clo, phenon...” dẫn đến tình trạng sức khoẻ ngày càng suy thoái số bệnh nhân tại khoa chống độc ở các bệnh viện ngày càng tăng nhanh nhà nước đã phải đầu tư rất nhiều tiền vào chữa trị cho người dân và còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác. b. Hiện trạng môi trường không khí : * Ô nhiễm bụi rất trầm trọng: Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm rất trầm trọng tới mức báo động "nồng độ bụi trung bình ở các thành phố là 0,4 đến 0,5 mg/m, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy , xí nghiệp hay gần đường giao thông lớn đều vượt TCCP từ 1,5 đến 3 lần nơi bị ô nhiễm lớn nhất trong các địa điểm là khu dân cư gần các nhà máy xi măng Hải Phòng..." Ô nhiễm bụi chủ yếu do giao thông vận tải xây dựng sửa chữa nhà cửa và một phần do sản xuất công nghiệp gây ra . *Ô nhiễm các khí SO2, CO , NO2 ."Nồng độ khí SO2, CO , NO2 ở một số khu trung cư gần khu công nghiệp thìvượt quá mức độ cho phép nhiều lần, ở một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí NO2vượt quá TCCP " . * Ô nhiễm tiếng ồn đô thị :Theo kết quả quan trắc cho thấy mức độ ồn ào ngoài nhà vào buổi tối thì vượt quá TCCP.Tỷ lệ cây xanh thấp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường đô thị tỷ lệ cây xanh ở các khu công nghiệp, khu đô thị còn quá thấp cho dù trong thời gian gần đây ở khắp các nước ta hầu hết đã quan tâm trồng cây xanh hơn . " ở một số khu công nghiệp khi thẩm duyệt xây dựng thì không thực hiện yêu cầu của Khoa học công nghệ môi trường là phải dành 15% diện tích để trồng cây xanh ”. III. Giải quyết mâu thuẫn & Biện pháp khắc phục : Qua đây có lẽ chúng ta cũng thấy được những nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của môi trường với đời sống con người và đối với phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng thấy được mức độ trầm trọng của sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào . Vậy em xin được đưa ra một số đề xuất về biện pháp giải quyết và khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị đó là : + Cần bổ xung chính sách thuế phí, quỹ môi trường chính sách về áp dụng công nghệ sạch hơn , công nghệ ít chất thải , công nghệ xử lý chất thải . + Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý kết hợp các công cụ quản lý có tính mệnh lệnh . Đảm bảo công bằng các lợi ích về môi trường . + Tăng cường các biện pháp cưỡng chế tài chính đối với hành vi không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường . + Cần đẩy mạnh phong trào văn hoá công tác bảo vệ môi trường đó là khôi phục củng cố phát huy truyền thống địa phương trong giữ gìn vệ sinh phường khu phố như phong trào trồng cây xanh sạch đẹp. + Vận động dân cư có ý thức bảo vệ môi trường , mỗi người dân tự mình phải có ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ...Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của con người, của mỗi Quốc gia, của toàn nhân loại. Bảo vệ môitrường là các hoạt động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái. Trong sinh hoạt đời sốngvà phát triển kinh tế -xã hội không được làm ô nhiễm môi trường, thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyênthiên nhiên; chăm sóc, bảo vệ các loài động vật quý hiếm cần bảo tồn. Có các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xâu do con người và thiên nhiên gây ra. Vì vậy, phải xem bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọng, không thể tách rời trong quá trình phát triển kinh tế và không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá mà xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Việc lồng ghép yếu tố môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển của các cấp, các ngành phải được quan tâm đúng mức và thực hiện một cách nghiêm túc. Đầutư cho bảo vệ môi trường cần phải có những chuyển biến rõ rệt trong quan điểm về đầu tư, mức đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư đối với công tác bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường thông qua các tổ chức quốc tế, cánhân và xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.Thứ ba,bảo vệ môi trường đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Điều đó, đòi hỏi mỗi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường chỉ có thể thành công và hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Bảo vệ môi trường được xem là nét văn hóa, đạo đức của con người trong xã hội văn minh. Con người phải có hành xử văn hóa đối với môi trường, thiên nhiên, không thực hiện các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường mà phải sống hài hòa và thân thiện với thiên nhiên.Thứ tư,khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường là việc làm khó khăn, tốn kém. Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là biện pháp hiệu quả nhất và phù hợp nhất. Nếu công tác phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường được thực hiện khoa học, nghiêm túc và hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn cho công tác khắc phục, phục hồi môi trường sau này. Phải thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường ở ngay từ khâu lập, thẩm định và phê duyệt các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển nhằm tránh và không để xuất hiện các nguồn gây ô nhiễm trong tươnglai.Tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các đoàn thể nhân dân đối với bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Mọi tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải có trách nhiệm khắc phục, phục hồi, bồi thường thiệt hại. Môi trường là tài sản quốc gia.Công tác xoá đói, giảm nghèo, việc thực hiện các chính sách của chính quyền địa phương đối với vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững ổn định an ninh chính trị tự tại địa phương KẾT LUẬN CHUNG Qua phân tích trên đây chúng ta có thể thấy rõ thực trạng ô nhiễm môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước . Do vậy Chính Phủ cần tìm ra nhiều biện pháp ngăn chặn sự suy thoái môi trường nói chung và môi trường đô thị nói riêng. Vậy nhiệm vụ của Chính Phủ là phải bảo vệ môi trường song Chính Phủ không thể tự mình làm được tất cả. Do vậy để bảo vệ môi trường cần có sự tham gia của mọi công dân. Hợp sức cùng nhau không còn là điều lựa chọn mà là điều cần thiết . Bởi vì tất cả chúng ta cùng hít thở một bầu không khí , uống một dòng nước , lao động nghỉ ngơi và giải trí trong cùng một môi trường . Do đó nhà nước cần tiếp tục có chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư thực hiện hoá chủ trương của Đảng "bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân " làm tốt nhiệm vụ hoá bảo vệ môi trường trước mắt cần xây dựng chương trình bảo vệ môi trường để phát triểnbền vững từ cộng đồng là cách tiếp cận phù hợp nhất cho phát triển bền vững môi trường đất nước Thế kỷ 21.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan