Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Di sản hóa ở việt nam trường hợp đền hát môn, huyện phúc thọ, thành phố hà nội...

Tài liệu Di sản hóa ở việt nam trường hợp đền hát môn, huyện phúc thọ, thành phố hà nội

.PDF
218
19
148

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ LAN DI SẢN HÓA Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP ĐỀN HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ LAN DI SẢN HÓA Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP ĐỀN HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Văn hóa học Mã số: 9.22.90.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lƣơng Hồng Quang 2. TS. Hoàng Cầm Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ: Di sản hóa ở Việt Nam: Trƣờng hợp đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lương Hồng Quang và TS. Hoàng Cầm. Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Trần Thị Lan MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................................................................11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................11 1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................32 1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ......................................................................39 Tiểu kết ....................................................................................................................50 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH VINH DANH DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN HÁT MÔN ...................................................................................................................................53 2.1. Quá trình vinh danh đền Hát Môn thành di tích Quốc gia đặc biệt ...................53 2.2. Quá trình vinh danh lễ hội đền Hát Môn thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ..............................................................................................................................63 2.3. Nhà nước và cộng đồng trong quá trình vinh danh di tích và lễ hội đền Hát Môn ...................................................................................................................................71 Tiểu kết ....................................................................................................................76 Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH HẬU VINH DANH DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN HÁT MÔN .........................................................................................................................78 3.1. Sự biến đổi của di tích và lễ hội sau vinh danh..................................................78 3.2. Nhà nước và cộng đồng trong quá trình hậu vinh danh di tích và lễ hội đền Hát Môn .........................................................................................................................100 Tiểu kết ..................................................................................................................128 Chƣơng 4: DI SẢN HÓA ĐỀN HÁT MÔN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN .................................................................................................................................130 4.1. Các động thái chính trị - xã hội của việc vinh danh di sản ..............................130 4.2. Những tác động của di sản hóa ........................................................................143 Tiểu kết ...................................................................................................................156 KẾT LUẬN ............................................................................................................158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................164 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Từ viết tắt Từ viết đầy đủ BBVDT Ban Bảo vệ di tích Cb Chủ biên DSVH Di sản văn hóa NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản STT Số thứ tự tr trang UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN Tên bảng STT 1 Bảng 1: Các dự án trùng tu, xây mới tại di tích đền Số trang 81-82 Hát Môn từ 2000-2018 2 Bảng 2: Mô hình quản lý nhà nước đền Hát Môn 101 3 Bảng 3: Hỗ trợ kinh phí thành viên Ban Bảo vệ di 113 tích đền Hát Môn 4 Bảng 4: Sự tham gia của chính quyền và cộng đồng trong tổ chức lễ hội 122 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong vài thập kỉ trở lại đây, di sản văn hóa (DSVH) đã trở thành một chủ đề được giới nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng quan tâm. Điều này cho thấy di sản thiên nhiên, di tích và thực hành văn hóa ngày càng có vai trò, chức năng và ý nghĩa quan trọng trong các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam, từ sau đổi mới, việc phục hồi và bảo vệ các DSVH, cả vật thể và phi vật thể đã thể hiện rõ chủ trương của nhà nước trong việc xem văn hóa là “mục tiêu và động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998). Cùng với đó, nhiều DSVH đã được kiểm kê, lựa chọn và làm hồ sơ xếp hạng di sản ở các cấp khác nhau: cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt đối với di tích; cấp quốc gia đối với các di sản DSVH văn hóa phi vật thể. Một số DSVH “tiêu biểu” đã được đưa vào danh mục do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để xây dựng hồ sơ đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) vinh danh trong các Danh sách Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Di sản tư liệu thế giới, Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (Danh sách DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại). Theo thống kê, tính đến tháng 7-2018, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xếp hạng gần 10.000 di tích cấp tỉnh, thành phố; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã xếp hạng 3.463 di tích quốc gia; và Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng 95 di tích quốc gia đặc biệt; đồng thời có trên 4 vạn di tích đã được kiểm kê theo quy định của Luật DSVH; 61.669 DSVH phi vật thể của 63 tỉnh/thành phố đã được kiểm kê; trong đó có 249 DSVH phi vật thể được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia. Trong số các DSVH của Việt Nam, UNESCO đã ghi danh 08 di sản vào danh mục Di sản thế giới theo Công ước UNESCO 1972 về Bảo vệ DSVH và Thiên nhiên Thế giới; 12 DSVH phi vật thể. Ngoài ra, theo Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, tính đến nay, 1 Việt Nam đã có 07 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh (gồm 03 di sản tư liệu thế giới và 04 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương) [23, tr. 6]. Đặc biệt, việc vinh danh, xếp hạng DSVH /di sản hóa đã trở thành một trong những hoạt động quan trọng để thực tế hóa định hướng phát triển văn hóa quốc gia khi Việt Nam ban hành Luật DSVH năm 2001. Nó được coi là một tác nhân làm thay đổi thực hành văn hóa của cộng đồng, củng cố mối quan hệ với nhà nước của các chủ thể văn hóa, gắn kết DSVH với những sáng tạo văn hóa mới, khẳng định bản sắc văn hóa thời hiện đại... Mặt khác, trong quá trình di sản hóa, việc lựa chọn các DSVH nào, phục hồi, xếp hạng nó ra sao, các mối quan hệ giữa cộng đồng, nhà nước trong quá trình đó như thế nào… là một vấn đề khá phức tạp và thể hiện nhiều quan điểm khác nhau, những động thái chính trị, những mối tương tác quyền lực của các nhóm xã hội trong bối cảnh Việt Nam đương đại. Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) là một di tích cổ ở đồng bằng sông Hồng thờ Hai Bà Trưng - những nhân vật được xem là biểu tượng nói lên tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Việc thờ phụng Hai Bà Trưng từ hàng nghìn năm ở đây không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh đối với cộng đồng địa phương mà còn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc duy trì và nâng cao tâm thức của người Việt về cội nguồn, về lịch sử chung của quốc gia - dân tộc. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà trong các bài phát biểu quan trọng của nhiều nhà chính trị - ngoại giao trên thế giới khi đến Việt Nam cũng đã gợi nhắc về hình tượng Hai Bà Trưng như một biểu tượng về sự đoàn kết, khẳng định tinh thần, triết lý của cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam (bài phát biểu của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - tháng 5/2016; bài phát biểu tại APEC của Tổng thống Donald Trump - năm 2017; chuyến thăm đền Hai Bà Trưng của Đại tướng Robert B. Brown - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Mỹ tháng 8/2018…). Nằm trong xu hướng chung về di sản hóa, di tích đền Hát Môn đã được nhà nước lựa chọn để vinh danh, xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013, lễ hội đền Hát Môn được vinh danh là DSVH phi vật thể quốc gia năm 2016. Trong thực 2 tế, không phải bất cứ các thực hành/biểu tượng văn hóa nào cũng trở thành DSVH mà quá trình di sản hóa nói chung, di sản hóa đền Hát Môn nói riêng là một quá trình lựa chọn với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Và khi được ghi danh, được gán nhãn danh hiệu DSVH các cấp sẽ kéo theo nhiều vấn đề như nhà nước, chính quyền địa phương, cộng đồng, các công ty du lịch… “sử dụng” DSVH cho nhiều mục đích khác nhau. Khi nhà nước can thiệp ngày càng sâu vào quản lý DSVH sau khi được vinh danh cũng sẽ dẫn tới hệ lụy là cộng đồng có nguy cơ bị “ngoài lề hóa” đối với chính di sản mà trong quá khứ họ là người sáng tạo, nắm giữ và thực hành… Quá trình di sản hóa cũng có những tác động đến suy nghĩ, nhận thức và cách thức thực hành văn hóa truyền thống của cộng đồng có di sản; dẫn tới các động thái tương tác đa chiều trong mối quan hệ giữa cộng đồng, nhà nước và DSVH. Một quá trình chồng chéo, đan xen với nhiều bên tham gia làm cho chính bản thân DSVH bị biến đổi. Hay nói một cách khác, quá trình di sản hóa đã tạo nên một sân chơi, một diễn đàn, một công cụ để nhiều bên có thể tham gia với các động năng phức tạp, đa tầng khác nhau. Trong thực tế hiện nay, những thảo luận đặt ra xung quanh quá trình di sản hóa, tạo dựng DSVH ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết về lý luận và thực tiễn đòi hỏi cần phải đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề: Di sản hóa ở Việt Nam: Trƣờng hợp đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội làm đề tài luận án tiến sĩ của mình, với mong muốn đóng góp một góc nhìn mới trong bức tranh nghiên cứu vốn đa dạng và phong phú về DSVH ở Việt Nam trong bối cảnh xã hội đương đại. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu về quá trình lựa chọn, vinh danh di tích và lễ hội đền Hát Môn trở thành DSVH để biện giải các động thái chính trị, xã hội và kinh tế của vấn đề di sản hóa ở Việt Nam cũng như các tác động của quá trình di sản hóa đối với việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH vật thể và phi vật thể. 3 Mặt khác, thông qua nghiên cứu trường hợp về quá trình di sản hóa di tích và lễ hội đền Hát Môn, luận án hướng đến luận giải về mặt lý luận xu hướng di sản hóa từ góc độ thực tiễn của Việt Nam, góp phần vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến di sản hóa, DSVH trên thế giới trong bối cảnh quốc tế và hội nhập hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Nghiên cứu tổng quan về di tích và lễ hội đền Hát Môn, quá trình hình thành, phát triển và vai trò của di tích trong việc tạo dựng bản sắc quốc gia - dân tộc và ý nghĩa đối với cộng đồng địa phương trong lịch sử. - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về xu hướng di sản hóa ở Việt Nam và trên thế giới. - Nghiên cứu một cách có hệ thống thực tiễn quá trình lựa chọn và vinh danh di tích và lễ hội đền Hát Môn trở thành DSVH; Chỉ ra quá trình biến đổi của di tích và lễ hội đền Hát Môn sau khi vinh danh; sự tham gia của cộng đồng, nhà nước vào quá trình di sản hóa di tích và lễ hội đền Hát Môn. - Bàn luận về những vấn đề đặt ra liên quan đến quá trình di sản hóa các di tích và thực hành văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh xã hội chuyển đổi hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để có được sự hiểu biết về các động thái kinh tế, xã hội và chính trị cũng như tác động của việc di sản hoá ở đền Hát Môn, đối tượng nghiên cứu chính của luận án là di tích và lễ hội đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội và các bên liên quan tham gia vào quá trình vinh danh di sản đền và lễ hội này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là thực trạng di sản hóa đền Hát Môn; khảo sát việc biến đổi di tích và thực hành văn hóa trước và sau vinh danh; các động thái tham gia của Nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa. 4 3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về di tích và lễ hội đền Hát Môn, khảo sát thực tế từ trước (từ 1986 đến năm 2013) và sau khi Nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt cho đến nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu DSVH và những vấn đề liên quan đến nó là đối tượng được nghiên cứu dưới nhiều góc nhìn khác nhau như: lịch sử, nhân học, triết học, xã hội học, du lịch học, kinh tế học… Trong phạm vi luận án này, chúng tôi tiếp cận DSVH theo hướng văn hóa học, các nội dung về quyền lực, tính chính trị của DSVH là vấn đề nghiên cứu trọng tâm. Thay vì nhìn nhận DSVH theo hướng quy chất luận (essentialism), coi di sản như một thực thể tĩnh, nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận kiến tạo luận, tập trung vào tính động của di sản, đặc biệt khám phá tính chính trị của DSVH trong mối liên hệ khăng khít với bối cảnh chính trị - xã hội của nó. Hay nói cách khác “ý tưởng về DSVH không nhất thiết phải là một “vật” mà là một quá trình xã hội và văn hóa, kéo theo những hành động nhớ về công việc đó để tạo nên những cách để hiểu và tham gia vào hiện tại…” [89, tr. 484]. DSVH không phải là cái “có sẵn”, cái đương nhiên tồn tại mà được đặt trong các chiều kích vận động, biến đổi. Quá trình vận động, biến đổi đó có nhiều động thái, bối cảnh, các bên liên quan can thiệp vào tạo nên tính phức tạp, tính liên kết và tương tác đa chiều của DSVH. Tiếp cận DSVH theo hướng văn hóa học, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của nhiều ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu, lý giải về tính chính trị của DSVH trong quá trình di sản hóa một cách tổng thể và sâu sắc nhất. 4.2.1. Phương pháp quan sát tham dự Phương pháp này được tác giả sử dụng trong suốt quá trình làm luận án. Đợt thực địa lần đầu tiên được tác giả tiến hành vào tháng 12/2016 với mục đích tìm hiểu tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Tra cứu thông tin về xã Hát Môn trên website của huyện Phúc Thọ, tác giả đã liên lạc trước qua điện thoại với văn phòng UBND xã để thu xếp lịch làm việc. Khi đến trực tiếp trình bày về mục đích 5 nghiên cứu của mình, tác giả đã được cán bộ địa phương giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành làm việc. Đại diện chính quyền xã đã dẫn tác giả lên đền Hát Môn, công việc đầu tiên là hướng dẫn làm “lễ trình” Hai Bà, xin phép Nhị vị Đại vương “chấp thuận” để chúng tôi thực hiện mục đích nghiên cứu của mình. Tiếp đó, tác giả luận án được giới thiệu, gặp gỡ các thành viên trong Ban Bảo vệ di tích (BBVDT) đền để nắm bắt được tình hình. Ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúc, tác giả đã có được cái nhìn tổng quan về cơ sở vật chất, diện mạo của vùng đất cũng như di tích và lễ hội đền Hát Môn. Cũng từ buổi tiếp xúc đầu tiên, tác giả có được những thông tin về lễ hội đền Hát Môn để sắp xếp thời gian điền dã phù hợp. Lễ hội đền Hát Môn diễn ra 3 lần trong năm vào các ngày mồng 6 tháng Ba, mồng 4 tháng Chín và 24 tháng Chạp âm lịch. Tác giả đã có thời gian quan sát tham dự liên tục qua nhiều năm: lễ hội mồng 6 tháng Ba các năm 2017, 2018, 2019, mỗi dịp lễ hội từ 7-10 ngày; lễ hội mồng 4 tháng Chín các năm 2017, 2018, thời gian từ 5-7 ngày; lễ hội ngày 24 tháng Chạp năm 2017, 2018 thời gian từ 4-6 ngày; tham gia các buổi họp bàn về kế hoạch chuẩn bị tổ chức lễ hội của BBVDT, của chính quyền xã Hát Môn; các buổi tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức lễ hội diễn ra tại nhà khách của đền Hát Môn sau khi kết thúc lễ hội với sự có mặt của đại diện chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, BBVDT và cộng đồng dân cư. Tùy thuộc vào từng hoạt động diễn ra tại đền Hát Môn, tác giả có thể linh hoạt thời gian quan sát tham dự. Vào dịp tháng 4/2017, khi lần đầu tiên được tham gia vào lễ hội của đền, tác giả đã có những đêm thức trắng để tìm hiểu về việc chuẩn bị các lễ vật dâng cúng Hai Bà Trưng của dân làng cũng như toàn bộ các quy trình khác, những đối thoại, những sự thể hiện quan hệ… trong việc tổ chức lễ hội. Mặt khác, quá trình điền dã liên tục trong 3 năm vào dịp lễ hội tháng Ba âm lịch giúp tác giả có điều kiện quan sát một bức tranh toàn cảnh về lễ hội đền Hát Môn, tìm hiểu được sự tham gia của chính quyền, cộng đồng trong quá trình chuẩn bị và tổ chức lễ hội; đồng thời thấy được quy mô tổ chức, các yếu tố mới được đưa vào lễ 6 hội, số lượng khách du lịch đến với hội đền Hát Môn qua các năm; những động thái chính trị, xã hội được gửi gắm trong lễ hội… Cùng với đó, tác giả cũng có 3 đợt điền dã, mỗi đợt kéo dài từ 5-7 ngày tại Hát Môn vào các thời gian khác nhau trong năm: tháng 9/2017, tháng 6/2018, tháng 2/2019. Đây là khoảng thời gian địa phương không tổ chức lễ hội, giúp tác giả có điều kiện quan sát các hoạt động diễn ra hàng ngày tại di tích và địa phương. Trong suốt quá trình điền dã, tác giả đã thực hiện việc ghi chép, chụp ảnh, ghi âm, quay video về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đang quan tâm tìm hiểu. 4.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là phương pháp quan trọng nhất để thực hiện đề tài luận án này. Tại địa bàn nghiên cứu, thông qua các đợt điền dã, cùng với việc quan sát tham dự, công việc chính của tác giả là tiếp xúc, phỏng vấn, trò chuyện với đại diện cán bộ, người dân địa phương, khách du lịch thuộc các nhóm tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp khác nhau. Bên cạnh các mẫu chọn có chủ đích còn có các mẫu ngẫu nhiên. Đối với từng nhóm đối tượng phỏng vấn, tác giả đều có sự chuẩn bị các câu hỏi cơ bản để gợi mở về các vấn đề nghiên cứu. Thời gian phỏng vấn đa dạng, ngoài các buổi làm việc ban ngày, nhiều buổi phỏng vấn được sắp xếp vào buổi tối. Địa điểm phỏng vấn phong phú, có khi trực tiếp tại nhà đền, khi ở nhà chứa lễ, khi tại nhà của các đối tượng phỏng vấn. Phần lớn các đối tượng tác giả phỏng vấn đều rất nhiệt tình và hiếu khách, họ sẵn sàng chia sẻ thông tin và bày tỏ quan điểm đối với những vấn đề mà tác giả đang tìm hiểu. Có rất nhiều buổi nói chuyện kéo dài 23 giờ đồng hồ, thậm chí họ còn đặt thêm lịch hẹn vào các buổi sau để trao đổi hay giới thiệu cho tác giả thêm các đối tượng phỏng vấn các vấn đề mà người được phỏng vấn chưa nắm rõ. Với mục đích đa dạng hóa nguồn thông tin, tác giả đã lựa chọn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với nhiều nhóm đối tượng khác nhau: - Cán bộ quản lý địa phương, tác giả đã lựa chọn phỏng vấn đại diện chính quyền huyện/xã/các cụm dân cư, cán bộ một số ban ngành, đoàn thể (thanh niên, phụ nữ…); cán bộ làm công tác quản lý văn hóa ở trung ương, thành phố và địa 7 phương. Đây là nhóm đối tượng giúp tác giả thấy được quan điểm của họ trong việc nhận thức các văn bản, chỉ đạo của cấp trên liên quan đến vấn đề DSVH; vai trò của chính bản thân họ trong quá trình di sản hóa. Đồng thời, tác giả cũng quan tâm đến các thông tin về sự phối hợp giữa họ và cộng đồng trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ, phát huy di sản trước và sau vinh danh, thông qua đó nắm bắt được những vấn đề liên quan đến lợi ích giữa cộng đồng, nhà nước và DSVH tại địa phương. Ngoài ra, tác giả còn dành thời gian phỏng vấn một số nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ quản lý văn hóa các cấp để thông qua đó, tìm hiểu quan điểm, cách nhìn nhận của họ về quá trình vinh danh và hậu vinh danh các DSVH ở Việt Nam. - Cộng đồng: Cộng đồng trong nhóm phỏng vấn này rất đa dạng, bao gồm các thành viên trong BBVDT đền Hát Môn; người phục vụ công việc của nhà đền hàng ngày (ông từ, người dọn vệ sinh), người đi lễ ở đền, các đối tượng tham gia trực tiếp phục vụ trong dịp lễ hội hiện nay cũng như một số người đã từng tham gia vào lễ hội trước đây… để tìm hiểu tâm lý, ý thức và cách ứng xử của họ đối với di sản. Để có thêm tư liệu so sánh, đối chiếu, tác giả cũng phỏng vấn các cộng đồng xung quanh (không phải là cộng đồng có di sản), thấy được những suy nghĩ/quan tâm của họ khi sống cạnh một cộng đồng chủ nhân của di sản được vinh danh di tích quốc gia đặc biệt. Phần lớn thời gian lưu trú tại Hát Môn, tác giả ở lại nhà một thành viên trong BBVDT đền. Vốn là người đã từng công tác tại địa phương và tham gia BBVDT trong nhiều năm, là thủ quỹ của nhà đền nên ông nắm được hầu hết các sự kiện liên quan đến quá trình phát triển của đền Hát Môn trong mấy chục năm gần đây. Ông trở thành một người tư vấn đáng tin cậy khi tác giả có những vấn đề thắc mắc và cũng sẵn sàng giúp đỡ kết nối với nhiều người khác khi tác giả có nguyện vọng muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề nào đó. Mỗi khi có sự kiện quan trọng ở đền Hát Môn, ông đều liên lạc với tác giả trước đó nhiều ngày để tạo điều kiện cho tác giả sắp xếp thời gian về quan sát, tìm hiểu thêm để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Cũng thông qua sự sắp xếp và tạo điều kiện của ông, tác giả đã có nhiều cuộc 8 trao đổi, phỏng vấn nhóm. Chẳng hạn, phỏng vấn nhóm đối tượng từng xuống Hà Nội đưa bà Nguyễn Thị Định về thờ (4 người); phỏng vấn các thành viên trong Ban tu lễ tại nhà chứa lễ (7 người); phỏng vấn các thành viên trong Ban Thường trực bảo vệ di tích (5 người)… Đây là phương pháp hiệu quả giúp tác giả có được thông tin đa chiều đồng thời kiểm chứng được một số thông tin đã được cung cấp trước hoặc sau đó. 4.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu Với đề tài này, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu của Việt Nam và quốc tế nhằm xem xét, đánh giá các lý thuyết, các quan điểm nghiên cứu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án, gồm các nội dung về DSVH, quản lý di sản, quá trình di sản hóa, các lý thuyết/quan điểm xung quanh vấn đề di sản hóa…; các nghiên cứu về di tích và lễ hội đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Cùng với đó, tác giả tập trung phân tích các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước, chính quyền địa phương về việc quản lý và bảo vệ DSVH nói chung, đền Hát Môn nói riêng trước và sau khi được công nhận danh hiệu DSVH ở các cấp khác nhau. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích những nguồn tài liệu này, tác giả có được một cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu của đề tài. Cùng với việc so sánh, đối chiếu với các tư liệu thực tế, điền dã, phỏng vấn đã làm cơ sở khoa học để tác giả diễn giải quá trình di sản hóa đền Hát Môn, thành phố Hà Nội, qua đó có thể hiểu thêm bức tranh đa dạng về DSVH ở Việt Nam trong bối cảnh xã hội đương đại. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Từ góc nhìn văn hóa học, luận án làm rõ quá trình lựa chọn, vinh danh một di tích và thực hành văn hóa cụ thể trở thành DSVH gắn với sự tham gia của các bên liên quan và các động thái chính trị xã hội khác nhau của mỗi bên trong thực tiễn xã hội Việt Nam sau đổi mới. Luận án phân tích những vấn đề đặt ra đối với DSVH sau khi được vinh danh, góp phần vào công tác bảo vệ, phát huy giá trị DSVH trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án được hoàn thành cung cấp những quan điểm, những cách tiếp cận cập nhật, chuyên sâu và hệ thống về quá trình di sản hóa nói riêng, bảo vệ, phát huy DSVH Việt Nam nói chung. Những phân tích và đúc kết của luận án về quá trình vinh danh DSVH như vấn đề ngoài lề hóa, nhà nước hóa, tính chính trị của DSVH… từ một trường hợp nghiên cứu cụ thể, khách quan sẽ bổ sung những đóng góp nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật về DSVH. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Từ nghiên cứu trường hợp cụ thể là quá trình di sản hóa di tích và lễ hội đền Hát Môn, luận án chỉ ra những vấn đề thực tiễn mà các DSVH ở Việt Nam đang phải đối mặt trước và sau khi được xếp hạng DSVH các cấp. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cơ sở cho các định hướng về bảo vệ, phát huy giá trị DSVH trong bối cảnh xã hội chuyển đổi hiện nay. Mặt khác, kết quả của đề tài sẽ đóng góp thêm một nguồn tài liệu tham khảo trong thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực DSVH. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (17 trang) và Phụ lục (31 trang), luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu (42 trang). Chương 2: Quá trình vinh danh di tích và lễ hội đền Hát Môn (25 trang). Chương 3: Quá trình hậu vinh danh di tích và lễ hội đền Hát Môn (52 trang). Chương 4: Di sản hóa đền Hát Môn và những vấn đề bàn luận (28 trang). 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về di sản hóa Trong xu thế toàn cầu, di sản hóa (heritagization) được xem là một hoạt động không chỉ nhằm đề cao và tôn vinh mà còn hỗ trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị các sáng tạo văn hóa của tộc người hay một cộng đồng cụ thể. Hoạt động này rất được các quốc gia quan tâm để thông qua đó nhà nước có thể gắn kết hơn với cộng đồng chủ thể trong quản lý xã hội, củng cố vị thế chính trị trong nước và trước thế giới, khẳng định bề dày lịch sử phát triển cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa quốc gia. Di sản hóa và những vấn đề xoay quanh nó vẫn luôn là đề tài có sức hút lớn đối với các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong và ngoài nước dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, với nhiều hội thảo, nhiều ấn phẩm có giá trị được xuất bản, nhiều vấn đề còn đang được tranh luận, thậm chí quan điểm của các nhà nghiên cứu còn trái ngược nhau. Trong các công trình nghiên cứu về di sản hóa, tính chính trị của việc đề cử di sản, các vấn đề liên quan đến sự tham gia của các bên liên quan cũng như các động thái chính trị và văn hoá của sự tham gia này thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Nhiều di tích, thực hành văn hóa được công nhận là DSVH với sự tham gia tích cực của nhà nước. Trong bài viết Anthropology‟s Payback: “The Gastronomic Meal of the French” The Ethnographic Elements of a Heritage Distinction, Jean-Louis Tornatore phân tích quy trình đề cử “bữa ăn kiểu Pháp” trong Danh sách DSVH phi vật thể của nhân loại là quá trình di sản hóa từ trên xuống, được thúc đẩy bởi các lợi ích chính trị khác nhau. Nicolas Sarkozy - Tổng thống Pháp đã kêu gọi UNESCO đưa ẩm thực phong cách Pháp vào danh sách các di sản thế giới cần được bảo vệ. Tiếp đó, một chiến dịch vận động cấp quốc gia để ẩm thực Pháp có được sự công nhận của UNESCO chính thức được phát động tại một cuộc họp báo ở Paris. Nhờ những nỗ lực đó của Chính phủ Pháp, “bữa ăn kiểu 11 Pháp” đã giành được đề cử của UNESCO, được vinh danh là “văn hóa ẩm thực tốt nhất thế giới” [154, tr. 353]. Heritage Regimes and the State [Chế độ di sản và nhà nước] là công trình được tập hợp bởi nhóm tác giả người Đức là Regina F. Bendix, Aditya Eggert và Arnika Peselmann. Thông qua nghiên cứu trường hợp 17 di sản ở các địa phương thuộc các quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận là DSVH, các tác giả cho rằng có một “chế độ di sản” UNESCO với những nguyên tắc, mục tiêu khác nhau khi đề cử di sản. Chế độ di sản của UNESCO bắt nguồn từ nỗ lực tôn vinh các nền văn hóa đa dạng trên thế giới nhưng trong từng trường hợp cụ thể, đối với từng quốc gia, nỗ lực vinh danh di sản lại bắt nguồn từ những động thái chính trị - xã hội khác nhau với vai trò của nhiều bên tham gia như nhà nước, cộng đồng, các nhà khoa học… Đề cử và tìm kiếm sự công nhận di sản có thể được huy động cho các mục đích phát triển kinh tế và xây dựng quốc gia, như nhìn thấy trong cả những nỗ lực của người Uzbekistan và kế hoạch của người Barbadian. Mặt khác, các quốc gia có thể sử dụng danh sách di sản để thực thi các kế hoạch cải tạo đô thị như trong trường hợp di sản Khu phố cổ Havana của Cuba… Các nhóm địa phương khác, như trường hợp Tây Ban Nha, có thể sử dụng các công cụ di sản để củng cố vị trí của mình. Theo các tác giả, trên một quy mô lớn hơn, các nhóm xã hội có thể tìm kiếm sự trao quyền thông qua chế độ di sản, tìm cách thúc đẩy sự cân bằng quyền lực trong nhà nước, như trường hợp đối với các nhóm Indonesia nỗ lực hồi sinh các cấu trúc pháp lý truyền thống [169, tr. 18-19]. Cùng với nhà nước, cộng đồng địa phương cũng tích cực tham gia trong quá trình di sản hóa. Nghiên cứu The Sanità district in Naples: community involvement in developing its heritage value [Quận Sanità ở Naples: sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển giá trị DSVH] của C. Salomone in trong The Proceedings of the 7 International Conference th on Sustainable Tourism [Kỷ yếu của Hội nghị quốc tế lần thứ 7 về Du lịch bền vững] đã đề cập đến vai trò của cộng đồng địa phương trong quá trình di sản hóa, phục hồi di sản quận Sanita (Naples - Italia) từ những năm 1990. Ở đây, di sản được xem như là kết quả của 12 một quá trình xã hội, văn hóa và kinh tế lâu dài với sự tham gia tích cực của các hiệp hội và người dân địa phương. C. Salomone miêu tả đây là quá trình di sản hóa “từ dưới lên” (the bottom up) để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương [142, tr. 229]. Sự tham gia của nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa cũng được tác giả Michelle L. Stefano và cộng sự đề cập trong cuốn Safeguarding Intangible Cultural Heritage [Bảo vệ DSVH phi vật thể]. Công trình đã đưa ra nhận thức về tầm quan trọng của DSVH phi vật thể do nỗ lực quảng bá của UNESCO và các Công ước của tổ chức này về bảo vệ DSVH phi vật thể. Ở một khía cạnh khác, các tác giả cung cấp những sự hiểu biết về quá trình di sản hóa, thể hiện cả từ “những quyền lực tạo nên” từ các nhà chuyên môn và những người thực hành, từ “những quyền lực mới”, những tiếng nói của các cộng đồng địa phương [161]. Trong bài viết “Heritagization of the Marais district in Paris: Actors and Challenges” [Quá trình di sản hóa quận Marais, Paris, cơ hội và thách thức], tác giả Isidora Stanković đã làm rõ luận điểm: với sự tham gia của các hiệp hội, tổ chức và cộng đồng khác nhau, khu phố Marais - từ một khu vực bị xuống cấp mạnh mẽ và đối mặt với nguy cơ bị dỡ bỏ khỏi kiến trúc đô thị đã có một quá trình biến đổi để trở thành một khu phố du lịch sang trọng và quý phái, một trong những khu vực sống động nhất và có tính quốc tế tại Thủ đô nước Pháp. Theo Isidora Stanković, “có sự tham gia của nhiều hiệp hội, tổ chức và cộng đồng trong việc bảo tồn các yếu tố nhất định của di sản Marais. Tất cả họ đều đang phát triển các định nghĩa khác nhau về di sản và họ liên tục diễn giải lại quá khứ” [153, tr. 80]. Susan LT Ashley đã đề cập đến quá trình di sản hóa trong bài viết Re-telling, Re-cognition, Re-stitution: Sikh Heritagization in Canada [Kể lại, nhận thức lại, tái lập: Di sản hóa văn hóa Sikh ở Canada] thông qua việc Bảo tàng Di sản Sikh được Chính phủ Canada công nhận là thắng cảnh lịch sử quốc gia. Đây là quá trình vừa là hoạt động từ dưới lên của các thành viên cộng đồng địa phương và sáng kiến từ trên xuống được tạo ra thông qua các chính sách của chính phủ. Đối với cộng đồng người Sikh, tác giả đã cung cấp thông tin chi tiết về cách thức mà cộng đồng này đã 13 tạo dựng các giá trị di sản để hỗ trợ hướng nội và các mục tiêu hướng ngoại của mình. Họ đã sử dụng việc Bảo tàng Sikh được Chính phủ công nhận là thắng cảnh lịch sử quốc gia như một hình thức truyền thông dân tộc để qua đó gia tăng “quyền công dân”, có được sự công nhận và chấp nhận của Chính phủ. Mặt khác, Chính phủ cũng thông qua quá trình công nhận di sản này để khẳng định bản sắc “đa văn hóa” của Canada. Theo Susan LT Ashley, quá trình di sản hóa là để phục vụ cho các mục đích đa dạng của các nhóm khác nhau [172]. Tương tự, trong nghiên cứu “The “Heritagization” of Konso Cultural Landscape” [Quá trình di sản hóa cảnh quan văn hóa Konso], thông qua việc lựa chọn và xây dựng hồ sơ cảnh quan văn hóa Konso thành di sản thế giới, Awoke Amzaye Assoma cho rằng, di sản hóa là quá trình có sự tham gia của nhà nước, cộng đồng địa phương và cả vai trò của UNESCO, xuất phát từ các mục đích có liên quan đến nhau: ở địa phương di sản hóa nhằm để củng cố bản sắc Konso bên cạnh việc mở rộng cơ hội kinh tế. Hơn nữa, bằng cách liên kết cộng đồng Konso với một cộng đồng toàn cầu tưởng tượng, nó thúc đẩy ý thức về tính phổ biến toàn cầu. Ở phạm vi toàn quốc, nó tăng cường sự can thiệp quan liêu của nhà nước vào các vấn đề của cộng đồng địa phương nhân danh bảo tồn và phát triển di sản. Hơn nữa, nó sử dụng để xây dựng hình ảnh và đại diện của nhà nước trên phạm vi quốc tế. Trên bình diện quốc tế, nó thúc đẩy diễn ngôn di sản của UNESCO, là một phần của diễn ngôn toàn cầu hóa. Di sản hóa thể hiện các động lực, xung đột và quan hệ quyền lực ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế [138]. Tim Oakes trong bài viết Heritage as Improvement: Cultural Display and Contested Governance in Rural China cho rằng, chính quyền và cộng đồng địa phương thường xuyên sử dụng DSVH như một công cụ quản trị mạnh mẽ để tăng cường sự gắn kết xã hội, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và phát triển trong bối cảnh nông thôn Trung Quốc đương đại [173]. Ashworth, G.J cũng lập luận tương tự trong nghiên cứu Heritage and Economic Development: Selling the Unsellable [Di sản và phát triển kinh tế: Bán những thứ không thể bán được], theo tác giả thì cuộc chạy đua di sản không chỉ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan