Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Di chúc hồ chí minh, nhìn từ duy vật nhân văn và thực tiễn hiện nay...

Tài liệu Di chúc hồ chí minh, nhìn từ duy vật nhân văn và thực tiễn hiện nay

.DOCX
10
184
57

Mô tả:

Di chúc Hồ Chí Minh, nhìn từ duy vật nhân văn và thực tiễn hiện nay Bàn, nghiên cứu Di chúc Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết. Học tập, nhận thức và làm theo Di chúc của Người vừa dễ vừa khó, và đó là một quá trình. Chúng tôi cũng có một số bài nghiên cứu về Di chúc (Di chúc Hồ Chí Minh dự cảm một tinh thần đổi mới; Di chúc Hồ Chí Minh và cơ sở triết học của chủ nghĩa nhân văn cách mạng; Về dân giàu nước mạnh và hạnh phúc theo Di chúc và tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ nghĩa nhân VN- Hồ Chí Minh, một tầm nhìn triết học; .. ); Di chúc Hồ Chí Minh – dự cảm một tinh thần đổi mới... Lần này, xin viết về chủ để bao quát hơn, có tính chất phương pháp luận, gợi mở: Di chúc Hồ Chí Minh, nhìn từ chủ nghĩa duy vật nhân văn và thực tiễn hiện nay. Trong nghiên cứu, cũng có một số vấn đề còn băn khoăn cần trao đổi, tranh luận, nên theo chúng tôi, cần nêu vấn đề để tranh luận mới sáng tỏ và có chiều sâu. Bài viết là một cách tiếp cận triết học nhân văn khi nghiên cứu Di chúc Hồ Chí Minh nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung 1-Những tư tưởng trong Di chúc và nội dung bao trùm. Khẳng định và dự báo, đề xuất Tư tưởng chủ đạo và bao trùm trong vẫn là tư tưởng: Không có gì quý hơn độc lập – tự do, Hòa bình- Thống nhất, Dân chủ và Dân giàu nước mạnh, tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, gỉải phóng con người, vì hạnh phúc của con người. Nghĩa là Di chúc thấm đượm tư tưởng và triết lý của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa nhân văn VN- Hồ Chí Minh, nhưng được thể hiện bằng văn bản có tính Di chúc và nó về những việc cụ thể chung cho Đảng, cho Dân và cho mỗi người VN ta và cả đời riêng của Người. Có thể tóm tắt mấy ý chính từ Di chúc (qua các bản viết từ năm 1965 đến 1968) như sau: - Vấn đề quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn trong thời kỳ cuối cùng của cuôc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để đạt được mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước. - Vấn đề phải có kế hoạch chu đáo, chủ động (“tránh bị động, thiếu sót, sai lầm”) khắc phục hậu quả chiến tranh trên các lĩnh vực kinh tế xã hội; tình thương và trách nhiệm con người và các tầng lớp xã hội (thư tháng 5/1968). - Vấn đề kế hoạch phát triển về kinh tế xã hội, sinh thái, xây dựng lại quê hương đất nước nhằm phục vụ con người, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. - Vấn đề mục tiêu và động lực cách mạng và phát triển: độc lập – tự do, Hòa bìnhThống nhất, Dân chủ và giàu mạnh, - Vấn đề cái cách, đổi mới, chống trì trệ, bảo thủ, hư hỏng và mở rộng dân chủ, - Vấn đề Đảng cầm quyền (chỉnh đốn lại Đảng). Đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên. - Vấn đề đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân và đoàn kết quốc tế, niềm tin ở sức mạnh của nhân dân.. - Vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng cho đời sau. - Vấn đề phong trào cộng sản thế giới và việc cảm ơn nhân dân các nươc giúp đỡ cuộc khàng chiến của VN. Vấn đề đền ơn đáp nghĩa những người đã hy sunh, thương binh, gia đình có công với cách mạng. - Vấn đề quan niệm về cuộc sống và cái chết, với việc ứng xử với chính thi hài của Người và việc riêng, vấn đề văn hóa đối với người đã khuất. Như vậy là có 10 vấn đề mà Hồ Chí Minh đề cập trong Di chúc, toát lên tinh thần duy vật nhân văn và tinh thần đổi mới - phát triển. Những nội dung quan trọng ấy là hết sức căn bản thể hiện tinh thần nhân văn và sự phát triển liên quan tói số phận và sự nghiệp của dân tộc, của nhân dân, của Đảng và mỗi người VN ta. Hồ Chí Minh quan tâm đến những vấn đề mà Người trăn trở nhiều và cốt yếu đối với cách mạng. Dù gắn với thời điểm lịch sử cuối cuộc chiến tranh và sau chiến tranh nhưng nhiều vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Trong những nội dung ấy có nội dung mang tính khẳng định và có nội dung mang tính dự báo. Như, khẳng định cuộc kháng chiến nhất định sẽ giành thắng lợi hoàn toàn; và dự báo là chỉ mấy năm nữa. Hoặc có những dự báo và đề xuất như về trước hết phải chỉnh đốn Đảng, hoặc vấn đề miễn thuế nông nghiệp cho nông dânkhoan thư sức dân, vấn đề cải cách giáo dục, vấn đề chống bảo thủ, hư hỏng, dự cảm về đổi mới… Tuy nhiên, tôi có băn khoăn. 2- Những băn khoăn Băn khoăn thứ nhất là tại sao Hồ Chí Minh không nhắc đến nhà nước, cải cách nhà nước mà chỉ nói chỉnh đốn Đảng. Đảng cầm quyền thì liên quan nhiều đến nhà nước, chỉnh đốn Đảng cầm quyền là tiền đề để chỉnh đối nhà nước, nhưng thật ra chưa phải trực tiếp là vấn đề nhà nước, hoặc lúc ấy vấn đề cải cách nhà nước chưa đặt ra. Băn khoăn thứ hai là nói phát triển kinh tế, nhưng theo hướng và mô hình như thế nào? Vẫn như mô hình thời tập trung, bao cấp chăng? Đúng là lúc này Người chưa thể thấy được những vấn đề mà chỉ đến thời Đổi mới, Đảng và nhân dân ta mới nhận thức ra, cái gì lạc hậu và cái gì phải thay đổi và vươn tới trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực nhà nước. Băn khoăn thứ ba là Ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên vấn đề điện táng, hỏa táng và tự mình muốn thực hiện điều đó sau khi mất, phải chăng ngoài ý nghĩa sinh thái và tiết kiệm tiền bạc, phải chăng còn là Người muốn nêu gương, trong khi tập quán này còn hạn chế ở nước ta. Nhưng chúng ta không theo ý Bác mà lại thực hiện hình thức ướp di hài và làm lăng, với lý do riêng và có ý nghĩa riêng của nó. Thế thì hiện nay, chúng ta thực hiện chủ trương nhân rộng hình thức hỏa táng/ điện táng như thế nào? Băn khoăn thứ tư: Trong khi nói về xây dựng nước VN mới ngoài mục tiêu hòa bình, thống nhất Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh xây dựng Dân chủ và Giàu mạnh. Còn các mục tiêu khác như Tự do, Hạnh phúc thì không thấy Di chúc nhắc tới. Vậy thì dân chủ và tự do phải chăng là đồng nhất? Ta hay nói tự do dân chủ. Trong trường hợp này, tự do như quyền công dân lthì nó gắn liền với dân chủ. Nhưng quyền tự do độc lập của dân tộc và tự do cá nhân trong bản thân họ thì nó là tự do chứ không đơn giản chỉ thuộc phạm trù dân chủ như là quyền công dân. Do vậy không chỉ là quyền dân tộc, quyền công dân mà còn là quyền làm người, như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Cho nên không chỉ là dân chủ, công bằng mà còn là tự do hạnh phúc là những mục tiêu lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của chế độ mới do cách mạng ấy tạo ra và phát triển. - Về hạnh phúc thì trong tư tưởng Hồ Chí Minh thường được đề cập tới. Nó là một mục tiêu lớn không chỉ hạnh phúc cá nhân, gia đình như trong văn kiện Đảng đại hội X khi nói về con người, mà ngày nay còn có phạm trù hạnh phúc xã hội, hạnh phúc quốc gia, như xây dựng nền kinh tế hạnh phúc, xây dựng xã hội hạnh phúc. Giàu mạnh là cần nhưng chưa đủ mà còn là tự do và hạnh phúc. - Về dân chủ, ngày nay ta hay nói phát huy dân chủ XHCN, nhưng Hồ Chí Minh rất nhấn mạnh thực hành dân chủ rộng rãi, hoặc mở rộng dân chủ. Hơn nữa nếu không tiếp tục xây dựng, phát triển nền dân chủ mới theo hướng xã hội chủ nghĩa thì không thể nói phát huy và khó mà có được dân chủ XHCN, vì nền dân chủ ở VN còn hạn chế và thấp, nhiều cơ chế chưa thích hợp. Về những “hạn chế” nói trên, có thể giải thích rằng, Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh những mục tiêu cốt lõi nhất chăng? - Cần nêu thêm một đề nữa là so với bản Di chúc mà BCH TW công bố chính thức với các bản bổ sung của Hồ Chí Minh thì thấy còn sót vấn đề gì quan trọng nhất. phải nó rằng bản Di chúc công bố chính thức đã bổ sung và sắp xếp theo lôgích và đảm bảo các ý tứ chính của Hồ Chí Minh rất thuyết phục. Nhưng có 4 ý quan trọng đang bị bỏ sót hay chưa chú ý: 1) là vấn đề chỉnh đốn lại Đảng (đây là vấn đề quan trọng bậc nhất); 2) bỏ thuế nông nghiêp một năm cho nông dân; 3) vấn đề đấu tranh chống lại nhũng gì cũ kỹ, hư hỏng, trong đó chú ý vấn đề sửa dổi chế độ giáo dục, tạo ra những cái mới tốt tươi, và phải dưạ vào sức mạnh nhân dân mới có thể giải quyết được. 4) vấn đề Hồ Chí Minh nói về hỏa táng và chôn cất như thế nào; Có thể lúc ấy, những vấn đề này công bố chưa thích hợp, hoặc chúng ta chưa thấy hết ý nghĩa thực tiễn của nó, hoặc có nhận thức khác. Dầu sao thì tất cả những vấn đề đó đã được công khái trong thời kỳ đổi mới (HCM toàn tập, tập 12) và được Trung ương giải thích. 3- Góc nhìn chủ nghĩa duy vật nhân văn và ý nghĩa lý luận Chủ nghĩa duy vật nhân văn là lý luận triết học tổng quát, hoàn chỉnh nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, cơ cấu, hoạt động của con người và sự nghiệp giải phóng, phát triển con người, khắc phúc những quan niệm duy tâm, phiến diện, siêu hình và duy vật tầm thường, phản nhân văn về con người và sự nghiệp giải phóng phát triển con người tự do, toàn diện. Tư tưởng Hồ Chí Minh hay nội dung trong Di chúc là sự quan tâm tới con người, tin tưởng ở con người, cá nhân, tầng lớp, giai cấp mà cả dân tộc, toàn dân với tình thương, lẽ phải và trách nhiệm, nhất là vấn đề dân sinh sau thời kỳ chiến tranh với nhiều hậu quả nặng nề…, của một Đảng cầm quyền, của những người cộng sản. - Muốn vậy phải phát triển kinh tế và văn hóa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất và tinh thần. Nghĩa là độc lập dân tộc phải vươn tới nội dung mới: tự do, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và hạnh phúc cho mọi người. - Để thực hiện nhiệm vụ đó phải đoàn kết từ trong Đảng ra ngoài xã hội, đoàn kết quốc tế, phải dựa vào sức mạnh nhân dân, thực hiện (thực hành) dân chủ rộng rãi; phải cảả i cách, đổi mới chống sự trì trệ, bảo thủ, hư hỏng và mở rộng tư do và dân chủ, phải xây dựng con người mới, lực lượng cách mạnh, nhất là thế hệ trẻ, phát triển và phát huy nhân tố con người. - Đó là một sự thay đổi có tính cách mạng lâu dài, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, phải tiếp tục cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa dổi mới, cải cách và phát triển, quá độ và rút ngắn, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. - Mỗi người chủ động phát huy năng lực của mình, vừa cải tạo xã hội vừa cải tạo bản thân minh, vừa qua thực tiễn vừa qua giáo dục và tự giáo dục cả về chân thiện - thể- mỹ. - Sống là cống hiến, hiến thân, phấn đấu vì sự nghiệp độc lập, thống nhất của dân tộc, dân chủ và giàu mạnh của quốc gia và hạnh phúc của đồng bào. Chết là thanh thản trở về với thiên nhiên, với ông bà tổ tiên và các vị tiền bối cách mạng, và để lại tình thương yêu cho thế hệ trẻ và tinh thần, trí tuệ, đạo đức cho dân cho nước, tạo nên nguyên khí quốc gia, hồn thiêng sông núi, tiếp tục sống mãi với non sông đất nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên. Đúng là “Sống là cho và chết cũng là cho” (Tố Hữu). Tinh thần ấy là tinh thần của chủ nghĩa duy vật nhân văn, và nó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn dài lâu trong sự nghiệp cách mạng và phát triển của dân tộc ta. Nói cách khác, đó là “tiếp cận nhân văn” (GS VS Phạm Minh Hạc) tất nhiên không chỉ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo mà là đối với sự phát triển nói chung. 4- Vấn đề thực hiện Di chúc Như nói ở trên, việc nhận thức và công bố trọn vẹn Di chúc cũng là phải có thời gian, có khi do hoàn cảnh lịch sử chưa cho phép, hay nhận thức chưa thống nhất. Chưa thấy rõ hay chưa thống nhất: 1) là vấn đề chỉnh đốn lại Đảng;2) bỏ thuế nông nghiệp một năm cho nông dân; 3) vấn đề đấu tranh chống lại nhũng gì cũ kỷ, hư hỏng, trong đó chú ý vấn đề “sửa đổi chế độ giáo dục”, tạo ra những cái mới tốt tươi, và nhất thiết phải dưạ vào sức mạnh nhân dân. 4) vấn đề Hồ Chí Minh nói về hỏa táng và chôn cất như thế nào. Riêng vấn đề cuối cùng này thì BCT có quyết định khác. Nhưng đây là vấn đề Hồ Chí Minh suy nghĩ rất kỹ và nhắc lại ít nhất là 2 lần và nói khá tỉ mỉ. Tuy nhiên con cháu của Bác mà cụ thể là BCT, vì nhiều lý do đã chọn một cách khác cũng rất có ý nghĩa. 40 năm thực hiện Di chúc cũng là một chặng đường không ngắn. Trong thời kỳ này chúng ta đã giành được 2 thắng lợi có tầm chiến lược và có ý nghĩa lịch sử to lớn là kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp đổi mới. Nhưng trong thời kỳ sau chiến tranh cũng đã phạm nhiều sai lầm duy ý chí và giáo điều. Trong thời kỳ đổi mới cũng có lúc chận chạp, diể lỡ cơ hội phát triển và cũng có những nhược đểm sai lầm và sai sót, chưa thật sự dựa vào phương pháp luận khoa học và biện chứng, chưa thật sự dựa vào dân, thực hiện và phát huy dân chủ, phát huy nội lực để giải quyết vấn đề. Trong một cuộc hội thảo về Di chúc gần đây có ý kiến cho rằng, chúng ta chưa thực hiện nghiêm túc Di chúc của Hồ Chí Minh. Điều này có mặt đúng, nhưng nếu cho rằng chúng ta thực hiện ngược Di chúc thì phải là thêm. Có lẽ ý kiến này muốn nói về việc chúng ta không hỏa táng Bác, hay thực hiện chậm miễn thiếu nông nghiệp cho nông dân, chậm đỉnh đốn Đảng… Điều này là một thực tế, nhưng không nên/ không thể nói rằng thực hiện ngược lại mà nên hiệu thực hiện có phần khác đi và thực hiện chậm, có mặt thiếu nghiêm túc. Tất nhiên, cần hiểu rằng thực hiện Di chúc là một quá trình, với các mức độ khác nhau. Trên nét lớn là chúng ta đã thực hiện từng nhiệm vụ mà HCM nhắc nhở trong Di chúc và có nhiều mặt sáng tạo do hoàn cảnh mới mà trước đó HCM cũng không thể hình dung ra và nhắc tới, nhất là về đường lối và sự nghiệp đổi mới. Quả là nhiều vấn đề mới, nhiều vấn đề phức tạp trong bối cảnh thực huện kinh tế thị trường, đô thị hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập quốc tế mà thời Hồ Chí Minh chưa thể hình dung và dự báo. Ngay vấn đề tham nhũng thì thời trước chỉ là tham ô nhỏ và chưa thật sự phổ biến, rộng lớn, mang tính hệ thống, chùm dây, kiểu mafia, đầy thế lực, rất phức tạp như bây giờ. Cần nhấn mạnh vào sự gương mẫu, đề ra và thực thi chính sách đúng, cần có những thể chế, cơ chế thích hợp và thực hiện nghiêm chinh nhưng cũng cần lưu ý cơ sở, điều kiện khách quan, của quá trinh phát triển cho phép và có thể đến mức nào. Qua nội dung cơ bản của Di chúc, chúng ta thấy nổi lên 2 loại quan điểm chính như: 1) về gắn độc lập dân tộc, dân chủ với việc chấn hưng, đổi mới, chống trí trệ, bảo thủ nhằm phát triển đất nước bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa; 2) quan điểm nhân dân, nhân văn, quan tâm đến số phận con người và phát huy cao độ tính chủ động của con người, dựa vào nhân dân, đoàn kết, nhất là trong đảng để cùng phát triển… Từ đó, căn cứ vào tình hình hiện nay, cần tập trung giải quyết một số vấn dề như tiếp tục chỉnh đốn, đổi mói Đảng, nhất là: 1) về chống tham nhũng, củng cố và xây dựng đạo đức cách mạng nhất là trong đội ngũ cán bộ các cấp; 2) về đổi mới phương thức lãnh đạo và cầm quyền của Đảng; 3) mở rộng dân chủ, đặc biệt trong công tác cán bộ, tạo cơ chế thật sự phát hiện và sử dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao; 4) tăng cường giám sát và phản biện xã hội… Hoặc 5) tập trong giải quyết các vấn đề của nông dân, công nhân lao động, nhất là các vấn đề an sinh xã hội, công bằng xã hội, trong quá trình phát triển, tránh gạt họ khỏi lợi ích của sự tăng trưởng kinh tế, tránh bất ổn và thiệt thòi cho họ đang rất nóng bỏng hiện nay; 6) kiên quyết cải cách giáo dục một cách cơ bản, toàn diện nhắm vào mục tiêu phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ và nhân cách của con người, tạo nên nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và năng động ngày nay, vv và vv… "Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân". Đúng là hiểu rõ và thực hiện triệt để những tư tưởng của Hồ Chí Minh không phải dễ. Chẳng hạn, hiện nay, dư luận và các nhà khoa học nêu vấn đề: thế nào là phát huy sức mạnh của nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, sức mạnh dân chủ? Phải chăng sức mạnh đó chỉ là sức mạnh hành động thực tiễn mà còn là, trước hết là sức mạnh trí tuệ, ý chí, cảm xúc thông qua giám sát, phản biện xã hội, dư luận quần chúng, là dân ý, là dân chủ tham dự trong cả quyết sách và cả trong công tác cán bộ (tuyển chọn, bầu cử, bổ nhiệm, đánh giá). Không có xã hội dân sự phát triển có thực sự phát huy được sức mạnh ấy hay không, có dân chủ thật sự hay không? Dân chúng nêu vấn đề: chính quyền của chúng ta có thật sự của dân, do dân vì dân và có thật sự thực hiện Di chúc, tư tưởng Hồ Chí Minh hay không, khi trong chính sách, luật pháp và các dự án còn nhiếu bất cập, sơ hở chậm được sửa đổi để cho những kẻ cơ hội trục lợi trong chính quyền lấy đất của dân và để họ đi đến bần cùng, nếu còn “nhẹ trên năng dưới”, không nghiêm trị họ triệt để, bình đẳng. Không thể “vơ đũa cả nắm”, nhưng không thể thỏa mãn với cách giải quyết hiện nay. Quả thật là khi đào sâu vào từng vấn đề, chúng ta thấy còn nhiều bài toán chưa có lời giải thỏa đáng. Như vậy, là cần tiếp tục nghiên cứu sâu và rà soát lại các tư tưởng quan trọng trong Di chúc nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung để triệt để vận dụng sáng tạo và phát triển trong thời kỳ mới… Tài liệu tham khảo: 1) Hồ Chí Minh , Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, tập 12, năm 2000 2) Hồ Bá Thâm, Chủ nghĩa duy vật nhân văn và định hướng nhân văn của sự phát triển xã hội, Nxb Văn hóa - thông tin, 2005; Phương pháp luận duy vật nhân văn nhận biết và ứng dụng, Nxb Văn hóa - thông tin, 2005; 3) Hồ Bá Thâm- Chủ nghĩa nhân văn Mác- Hồ Chí Minh và sự định hướng XHCN ở nuớc ta. Hoặc Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam – Hồ Chí Minh- một tầm nhìn triết học, trên Chungta,com. 4) Thư của PGS Thành Duy: Ngày 28/7/2009, Thành Duy đã viết: “quan điểm của tôi rất nhất trí với anh về chủ nghĩa duy vật nhăn văn. Tôi cho rằng khái niệm về chủ nghia duy vật nhân văn của anh có nhiều sáng tạo, hay hơn dùng khái niệm chủ nghĩa nhân văn mới” 5) Tuanvietnam, những bài viết liên quan tới tạo động lực tiếp tục đổi mới (trực tuyến phỏng vấn các nhà - nguyên là lãnh đạo và chuyên gia). 6) Phạm Minh Hạc: Tiếp cận nhân văn trong giáo dục đào tạo, trên Chungta.com. 7) Hồ Bá Thâm, Dân chủ và giàu mạnh với vấn đề hạnh phúc trong tư tưởng và Di chúc HCM (Hội thảo về 40 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh với vấn đề Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, 5-2009). Xem Chungta.com 8).Thành Duy, Về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội, 2008 9) Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Lý luận chính trị, 2005. 10) Nguyễn Ngọc Giao, Xã hội dân sự, Trung Quốc và Việt Nam, Tạp chí Thời đại, Chungta.com, đăng 31/07/2009
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan