Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất giải pháp quản lý hệ thống cấp nước thành phố yên bái tỉnh yên bái (tt...

Tài liệu đề xuất giải pháp quản lý hệ thống cấp nước thành phố yên bái tỉnh yên bái (tt)

.PDF
20
241
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------- NGUYỄN TUẤN SƠN KHÓA: 2016-2018 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THỊ LIÊN HƯƠNG Hà Nội - 2018 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Đô thị và Công trình, khóa học 2016 - 2018 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Đây chính là nền tảng kiến thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trường. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới PGS. TS. Mai Thị Liên Hương, là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp cho học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường, cảm ơn phòng Kỹ thuật - Vật Tư, Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh, Phòng Kế Toán, Xý nghiệp QL Cấp Nước, Phân xưởng sản xuất nước sạch thuộc công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái, đã giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Tuấn Sơn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Tuấn Sơn MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................Error! Bookmark not defined.1 Lý do chọn đề tài..............................................................................................Error! Bookmark not defined.1 Mục tiêu cứu........................................................................................Error! nghiên Bookmark not defined.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………...3 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………………3 Cấu trúc luận văn……………………………………………...……………..4 NỘI DUNG……………………………………………………………………5 CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ YÊN BÁI- TỈNH YÊN BÁI 1.1. Giới thiệu chung về thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái..........................5 1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................5 1.1.2. Kinh tế xã hội............................................................................................7 1.1.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật.........................................................8 1.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái ...... 21 1.2.1. Hiện trạng nguồn nước, công trình thu nước sạch của Thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái .......................................................................................... 21 1.2.2. Hiện trạng mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối, dịch vụ ........... 24 1.2.3. Hiện trạng cấp nước.............................................................................. 26 1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái .................................................................................................. 26 1.3.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy..................................................................... 26 1.3.2. Về công tác phát triển khách hàng, phạm vi cấp nước ......................... 30 1.3.3. Thực trạng về công tác xã hội hoá đầu tư, sự tham gia của cộng đồng .. 31 1.3.4. Thực trạng thất thoát, thất thu nước sạch .............................................. 31 1.4. Đánh giá hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái ...... 36 1.4.1. Hiện trạng hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái .......... 36 1.4.2. Thực trạng công tác quản lý.................................................................. 38 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TP YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI 2.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................42 2.1.1. Một số khái niệm, nguyên tắc cơ bản quản lý hệ thống cấp nước đô thị……..42 2.1.2. Phân vùng tách mạng phục vụ công tác quản lý chống thất thoát………....…52 2.1.3. Quy hoạch hệ thống cấp nước TP Yên Bái - tỉnh Yên Bái đợt đầu đến năm 2025...................................................................................................................................58 2.2. Cơ sở pháp lý...........................................................................................................61 2.3. Xã hội hóa và sự tham gia cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước.….65 2.3.1. Xã hội hóa trong công tác quản lý cấp nước…………………………......….65 2.3.2. Sự tham gia cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước………………..…..66 2.4. Kinh nghiệm trong và ngoài nước.......................................................................67 2.4.1. Kinh nghiệm trong nước……………………………………………...……67 2.4.2. Kinh nghiệm trên thế giới………………………………………………......71 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI 3.1. Các giải pháp quản lý, kỹ thuật...........................................................................78 3.1.1 Quản lý từng bước thực hiện các dự án xây dựng hệ thống cấp nước đồng bộ……………………………………………………………………...…………78 3.1.2. Quản lý nguồn nước………………………………………………....……..86 3.1.3. Quản lý nhà máy nước…………………………………………….……......87 3.1.4. Các biện pháp kỹ thuật chống thất thoát, thất thu nước sạch……………..….88 3.1.5. Đề xuất giải pháp phân vùng tách mạng quản lý mạng lưới cấp nước………90 3.1.6. Đề nghị quản lý hệ thống cấp nước tại Thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái bằng hệ thống tự động hóa SCADA - G.I.S…………………………………….………92 3.2. Tổ chức quản lý.......................................................................................................94 3.2.1. Đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện…………………...…...94 3.2.2. Đề xuất bổ sung một số vấn đề, chi tiết vào các văn bản quy định phạm vi cấp nước cho mỗi doanh nghiệp………………………………..………………..97 3.2.3. Chương trình đào tạo cán bộ quản lý…………………………………....…..98 3.2.4. Cơ chế quản lý tài chính…………………………………………...……….99 3.3. Các giải pháp về chính sách đầu tư có sự tham gia của cộng đồng.............100 3.3.1. Kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn khác để xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống cấp nước Thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái…………………………...….100 3.3.2. Xã hội hóa hoạt động cấp nước thành phố Yên Bái……………………..…102 PHẦN KIỄN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN………………………………………...104 1. Kiến nghị…………………………………………………………….…..…..104 2. Kết luận………………..………………………………………….………....104 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….106 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CP Chính phủ GPMB Giải phóng mặt bằng HĐND Hội đồng nhân dân QHCT Quy hoạch chi tiết QL Quốc lộ QLĐT Quản lý đô thị TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDTT Thể dục thể thao TTg Thủ tướng Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ… Số hiệu Tên hình Trang hình Hình 1.1. Sơ đồ vị trí – liên hệ vùng của Tỉnh Yên Bái 5 Hình 1.2. Sơ đồ vị trí – liên hệ vùng của TP. Yên Bái - Tỉnh Yên Bái 5 Hình 1.3. Sơ đồ các đơn vị hành chính Tỉnh Yên Bái 6 Hình 1.4. Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (Nút giao IC12 – TP Yên Bái) 9 Hình 1.5. Tỉnh lộ 168 10 Hình 1.6. Bến xe Nước Mát 11 Hình 1.7. Ga Yên Bái 12 Hình 1.8. Cảng Văn Phú 12 Hình 1.9. Cầu Văn Phú 13 Hình 1.10. Đường Nguyễn Văn Cừ 13 Hình 1.11. Sơ đồ vị trí hiện trạng cấp nước thành phố Yên Bái 22 Hình 1.12. Tổ chức bộ máy hành chính Công ty CP Cấp nước và Xây dựng Yên Bái 27 Hình 1.13. Rò rỉ nước tại các mối nối, đầu thiết bị… 34 Hình 1.14. Rò rỉ nước do hoạt động xây dựng xung quanh 35 Hình 1.15. Rò rỉ nước do đường ống đã cũ, bị xuống cấp 35 Hình 1.16. Công trình thu trạm bơm I 36 Hình 2.1. Các thành phần cơ bản của công trình cấp nước. 43 Hình 2.2. Sơ đồ phân vùng mạng lưới 52 Hình 2.3. Sơ đồ phân chia khu vực 53 Hình 2.4. Phân vùng mạng lưới các kiểu khu vực 53 Hình 2.5. Biểu đồ lưu lượng và thời gian 54 Hình 2.6. Sơ đồ bố trí đồng hồ điển hình cho DMA 54 Hình 2.7. Biểu đồ theo dõi lượng nước dò rỉ 55 Hình 2.8. Biểu đồ theo dõi lượng nước dò rỉ khi được xử lý 55 Hình 2.9. Biểu đồ quan hệ giữa lưu lượng dò rỉ và áp lực 57 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý 69 Hình 2.10. hệ thống cấp nước TP. Vũng Tàu Hình 2.11. Hệ thống theo dõi và điều hành từ xa cấp nước Telemetry 70 Hình 2.12. Hệ thống quản lý mạng lưới và khách hàng trên vi tính CNMS 70 Hình 2.13. Minh họa vòng tuần hoàn quản lý nước của Singapore. 74 Hình 3.1. 85 Bản đồ quy hoạch cấp nước thành phố Yên Bái đến năm 2030 Hình 3.2. 95 Đề xuất tổ chức bộ Phân xưởng sx nước sạch với sự tham gia cộng đồng DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu bảng, biểu Trang Bảng 1.1. Hiện trạng mạng lưới đường đô thị TP Yên Bái 14 Bảng 1.2. Thống kê các xí nghiệp và phạm vi cấp nước 24 công ty cấp nước Yên Bái Bảng 1.3. Tỷ lệ thất thoát từ năm 2014 đến 2016 31 Bảng 1.4. Quản lý thất thoát, thất thu trong hệ thống cấp nước 32 Bảng 1.5. Sơ đồ hệ thống cấp nước 37 Bảng 2.1. Thèng kª khèi l­îng ®­êng èng cÊp n­íc ®ît ®Çu ®Õn 60 n¨m 2025 Bảng 2.2. Kh¸i to¸n kinh phÝ x©y dùng ®ît ®Çu ®Õn n¨m 2025 60 Bảng 3.1 TÝnh to¸n nhu cÇu cÊp n­íc 79 Bảng 3.2 Thèng kª m¹ng l­íi cÊp n­íc 84 1 MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Nâng cao hiệu quả quản lý cấp nước, giảm thất thoát nước luôn là một trong những khó khăn thách thức không chỉ của riêng các đơn vị cấp nước mà còn là mối quan tâm của chính quyền địa phương và của toàn xã hội. Trong quá trình quản lý, khai thác xử lý nước từ nhà máy và chuyền tải, phân phối nước đến từng hộ dân, một phần lượng nước sẽ bị thất thoát là điều không thể tránh khỏi. Do đó, đòi hỏi các đơn vị cấp nước phải chú trọng thực hiện các biện pháp nhằm giảm lượng nước thất thoát tại từng đơn vị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc thù riêng về tài nguyên nước, mức độ kinh tế của từng khu vực, từng địa phương mà tỷ lệ thất thoát nước và các biện pháp giảm thất thoát nước được xác định nhằm đảm bảo tính khả thi, sự phù hợp với khả năng quản lý, năng lực tài chính và mức độ đầu tư cùa từng đơn vị cấp nước. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý hệ thống cấp nước giảm thất thoát nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Cấp nước và xây dựng Yên Bái nói riêng và yêu cầu của chính quyền và nhân dân Thành phố Yên Bái nói chung. Năm 2010 Công ty cổ phần Cấp nước và xây dựng Yên Bái đã xây dựng và ban hành kể hoạch thực hiện giảm nước thất thoát thất thu từ năm 2010 đến năm 2020 với mục tiêu tỷ lệ thất thoát nước phải được giảm đến mức 20% vào năm 2020. Trong các năm qua, Công ty cổ phần Cấp nước và xây dựng Yên Bái luôn xác định giảm thất thoát nước là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm thực hiện. Sau 05 năm triển khai thực hiện kế hoạch, tỷ lệ thất thoát nước dù được giảm dần qua từng năm, nhưng tỷ lệ giảm vẫn còn thấp hơn so với lộ trình đã đề ra (từ mức 33% vào năm 2010 xuống còn 30% vào năm 2015). Mặc dù hoạt động giảm thất thoát nước tại Công ty cổ phần Cấp nước và xây dựng Yên Bái chắc chắn sẽ còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong thời 2 gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh phải tiếp nhận thêm nhiều tài sản mới đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước do một số các chủ đầu tư trong tỉnh bàn giao, xong nhằm gia tăng tỷ lệ hộ dân Thành phố được cung cấp nước sạch và tỷ lệ thất thoát nước giảm dần về mức thấp thì mức độ khó khăn trong công tác thực hiện giảm thất thoát nước càng cao (Giảm tỳ lệ thất thoát nước từ 30% xuống mức 20% sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc giảm từ 33% xuống mức 30%). Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế văn hóa xã hội, Tỉnh Yên Bái đã đầu tư xây dựng rất nhiều hạng mục công trình cơ sở vật chất kỹ thuật. Hệ thống cấp nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất là quan trọng và luôn được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay mạng lưới tuyến ống thuộc thành phố Yên Bái đã bao phủ ở phạm vi rất rộng, áp lực, lưu lượng nước cần phải đủ mạnh và thời gian cấp nước đảm bảo cấp 24/24 để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cá nhân cũng như tập thể, các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp nhiều ngành nghề, các nhà hàng khách sạn mọc lên ngày càng nhiều và tăng mạnh mẽ. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống cấp nước Thành phố Yên Bái- tỉnh Yên Bái” là cần thiết.  Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái – Tỉnh Yên Bái. - Mục tiêu cụ thể Đưa ra giải pháp áp dụng kết hợp phần mềm SCADA – GIS (phần mềm SCADA quản lý hệ thống mạng lưới, áp lực, lưu lượng nước, đo nồng độ clo, pH trong nước. Phần mềm GIS quản lý tài sản, cập nhật hiện trạng dữ liệu mạng lưới, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm thủy lực để tính toán mạng lưới) tại 3 công ty cấp nước một cách phù hợp với thực trạng hiện tại của công ty để nâng cao quản lý và giảm tỷ lệ thất thoát nước.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái – Tỉnh Yên Bái - Phạm vi: huyện Yên Bình và Thành phố Yên Bái – Tỉnh Yên Bái. - Thời gian nghiên cứu: Luận văn lấy số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2016. Tầm nhìn đến năm 2030.  Phương pháp nghiên cứu. - Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu. - Hệ thống hoá và kế thừa các tư liệu đã có. - Phân tích, đánh giá, kế thừa những kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước của một số đô thị ở Việt Nam và một số nơi có điều kiện tương tự trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái – Tỉnh Yên Bái.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài. - Ý nghĩa khoa học: Đề xuất một số giải pháp về quy hoạch, kỹ thuật, tổ chức quản lý, chính sách đầu tư để quản lý hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn. - Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng hệ thống các giải pháp quản lý cấp nước đã đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái; qua đó có thể tham khảo để áp dụng ở các đô thị khác. 4  Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần phụ lục và tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương chính: Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước cấp nước thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái. Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái. Chương III: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 104 PHẦN KIỄN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kiến nghị Sau khi cổ phần hóa chức năng hỗ trợ điều tiết vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội của doanh nghiệp được đổi mới và thay thế bằng cơ chế đạt hàng của Nhà nước, được hạch toán theo cơ chế thị trường. UBND tỉnh, các ngành có liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp cấp nước các vấn đề liên quan đến cơ chế, chủ trương trong việc thực hiện đề án giảm thất thoát mạng lưới cấp nước. Đầu tư mở rộng, phát triển đô thị thành phố gắn liền với việc phát triển hệ thống hạ tầng, mang tính đồng bộ, đảm bảo mỹ quan đô thị và đáp ứng nguyện vọng cùa người dân. Đổi với UBND các phường, khu phố phối hợp với Công ty cấp nước tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ và tạo mọi điều kiện về mặt bằng, thời gian cho Công ty thực hiện đề án. 2. Kết luận Để tăng hiệu quả kinh doanh của đơn vị và đảm bảo cấp nước an toàn cho nhu câu dùng nước của nhân dân và các cơ quan đơn vị tại thành phố Yên Bái và các vùng lân cận, thì việc đầu tư đề án để giảm thất thoát thất thu nước là rất cần thiết và phải đầu tư đồng bộ, phân kỳ đầu tư hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thất thoát xuống mức hợp lý. Việc đầu tư kịp thời không những mang lại hiệu quả kinh doanh trực tiếp mà còn tăng được diện cấp nước và chất lượng dịch vụ. Đồng thời sử dụng triệt để công suất thiết kế của các nhà máy, kéo dải thời gian phải đầu tư xây dựng các nhà máy cấp nước mới Sau khi đề xuất hoàn thành tỷ lệ thất thoát thất thu nước sẽ giảm xuống lượng nước sạch thu được sẽ được cấp thêm cho mạng lưới. Như vậy việc đảm bảo cấp nước cho nhu cầu dùng nước của khách hàng trên địa bàn được an toàn 105 hơn, chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn. Đồng thời đề án còn mang lại sự công bằng cho các khách hàng sử dụng nước khi các thiết bị đo đếm chính xác hơn Đê án đã đánh giá hiệu quả hệ thống cấp nước từ nguồn cấp nước mạng lưới phân phối nước trên các phương diện, phần tích hạn chế và nguyên nhân Từ đó đề án đã đưa ra những nội dung cần thực hiện và giải pháp để nâng cao hiệu quả hệ thống cấp nước. Đề án đã đưa ra dự kiến hiệu quả của đề án trên các phương diện, đặc biệt là hiệu quả kinh tế dối với Công ty cổ phần cấp nước và xây dựng Yên Bái, hiệu quả trong việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Xây dựng (2008), Về việc ban hành quy chuẩn, kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, Hà Nội. 2. Bộ Xây dựng (2006), Cấp nước mạng lưới đường ống và công công trình - Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 33:2006. 3. Bộ Xây dựng (2012), Hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn, Thông tư số 08/2012/TT-BXD. 4. Chính Phủ (2007), Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, Nghị định 117/2007/NĐ- CP. 5. Cục thống kê Tỉnh Yên Bái (2015) Kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 6. Công ty cổ phần Cấp nước và xây dựng Yên Bái, Báo cáo tổng kết năm 2014 7. Công ty cổ phần Cấp nước và xây dựng Yên Bái, Báo cáo tổng kết năm 2015 8. Công ty cổ phần Cấp nước và xây dựng Yên Bái, Báo cáo tổng kết năm 2016 9. Công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái, năm 2017 10. Công ty VidaGIS (2005) Áp dụng hệ thống GIS trong việc nâng cao năng lực quản lý mạng và chống thất thoát nước 11. Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm 2030 12.Hoàng Văn Huệ (2010), Mạng lưới cấp nước 2010, Nhà xuất bàn Xây dựng, Hà Nội. 107 13. Khúc Huy Thành (2014), Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống thoát nước huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị, Khoa Sau đại học, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội. 14. Nguyễn Ngọc Dung (2010), Quản lý cấp nước, tài liệu bài giảng Quản lý cấp nước 2010, Hà Nội. 15. Nguyễn Ngọc Dung (2008), Công tác quản lý cấp nước tại các đô thị Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Hội thảo khoa học Quy hoạch phát triển đô thị. 16. Phạm Ngọc Minh, Nguyễn Tiến Phương (2011) Giải pháp giám sát tuyến ống nước sạch qua mạng không dây 17. TS. Phạm Tuấn Hùng (2007) Quản lý thất thoát nước 18.Trịnh Xuân Lai, (2012), Quản lý vận hành và thiết kế nâng cấp Nhà máy nước, Nhà xuất bàn Xây dựng, Hà Nội. 19. Thủ tướng Chính phủ (2005), Về việc ban hành Quy chế giám sát cộng đồng, Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg. 20. Thủ tướng Chính phủ (2013), Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp, Quyết định số 1929/QĐ-TTg. 21. Thủ tướng Chính phủ (2009), Phê duyệt định hướng cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định số 1929/QĐ-TTg. 22. Thủ tướng Chính phủ (2013), Phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025, Quyết định số 2147/QĐ-TTg. 23. Trịnh Thanh Tùng (2015), Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống cấp nước thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị, Khoa Sau đại học, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội. 108 24. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan