Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công hạng mục cơ điện tại toà nhà sdu 1...

Tài liệu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công hạng mục cơ điện tại toà nhà sdu 143 trần phú hà đông

.PDF
89
97
112

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Vũ Tuấn Nhật. Sinh ngày: 04/08/1990. Là học viên cao học lớp 23QLXL12, chuyên ngành Quản lý xây dựng - Trường đại học Thủy lợi Hà Nội. Xin cam đoan: 1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Huế. 2. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ Luận văn nào khác đã được công bố. 3. Các số liệu và thông tin trong Luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016 Tác giả Luận văn Vũ Tuấn Nhật i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Hữu Huế và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Công trình, bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng cùng các cán bộ trong các công ty mà tác giả đã đưa vào Luận văn. Đến nay, tác giả đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công hạng mục cơ điện tại Toà nhà SDU 143 Trần Phú - Hà Đông”, chuyên ngành Quản lý xây dựng. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô (giảng viên) trong Trường Đại học Thủy lợi đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin gửi lời cảm ơn tới anh em bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan đã cung cấp số liệu, giúp đỡ tác giả có đủ tài liệu để thực hiện Luận văn. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016 Tác giả Luận văn Vũ Tuấn Nhật ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................. 2 1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH ................................................................................................. 3 1.1.Công tác tổ chức thi công và chất lượng thi công xây lắp ........................................ 3 1.1.1. Tổ chức thi công xây lắp............................................................................................ 3 1.1.2. Chất lượng thi công xây lắp công trình ..................................................................... 5 1.2. Công tác quản lý chất lượng thi công xây lắp công trình .................................... 7 1.2.1. Quản lý chất lượng thi công xây lắp ......................................................................... 7 1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng: ................................................................................. 8 1.2.3. Nội dung quản lý chất lượng công trình xây lắp ....................................................... 9 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đến quản lý chất lượng công trình xây lắp [3] ........................................................................................................................ 10 1.2.5. Các phương thức quản lý chất lượng ...................................................................... 11 1.2.6. Mô hình quản lý chất lượng thi công xây lắp .......................................................... 13 1.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công ở nước ta hiện nay .............. 14 1.3.1. Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình ......................................................................................................... 15 1.3.2. Một số giải pháp cơ bản để nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình ...... 17 1.4. Trách nhiệm của các bên với công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ................................................................................................................................. 18 1.4.1. Đối với Chủ đầu tư .................................................................................................. 18 1.4.2. Đối với đơn vị tư vấn ............................................................................................... 18 iii 1.4.3. Đối với Nhà thầu thi công xây dựng ....................................................................... 19 1.4.4. Đối với đơn vị Khảo sát xây dựng ........................................................................... 21 1.4.5. Đối với đơn vị Giám sát thi công xây lắp ................................................................ 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 22 2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG HẠNG MỤC CƠ ĐIỆN .............................................................................. 24 2.1. Đặc điểm kỹ thuật của hệ thống cơ điện ............................................................. 24 2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây lắp công trình ...................... 26 2.2.1. Nhóm nhân tố khách quan. ...................................................................................... 26 2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan........................................................................................... 27 2.3. Hệ thống các văn bản khoa học quy định liên quan đến thi công xây dựng ... 29 2.3.1. Hệ thống văn bản Nhà nước về lĩnh vực xây dựng ................................................. 29 2.3.2. Nội dung nghị định, thông tư hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP) ................................................................................ 31 2.4. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình .............................................. 45 2.4.1. Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 45 2.4.2. Một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý theo từng nội dung của các yếu tố tác động đến chất lượng thi công công trình ........................................................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 51 3. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG HẠNG MỤC CƠ ĐIỆN TẠI TÒA NHÀ SDU 143 TRẦN PHÚ – HÀ ĐÔNG ................................................................................................................................ 53 3.1. Giới thiệu công trình Tòa nhà SDU 143 Trần Phú - Hà Đông ......................... 53 3.1.1. Chủ đầu tư Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà. ......... 53 3.1.2. Công trình Tòa nhà SDU 143 Trần Phú – Hà Đông .............................................. 54 3.2. Đặc điểm cơ bản và những điểm còn tồn tại của hệ thống cơ điện tòa nhà SDU - 143 Trần Phú ......................................................................................................... 55 3.2.1. Phần điện ................................................................................................................. 55 3.2.2. Phần điện nhẹ .......................................................................................................... 58 3.2.3. Phần thông gió và điều hòa không khí .................................................................... 59 iv 3.2.4. Phần nước ................................................................................................................ 60 3.3. Thực trạng và những điểm còn tồn tại ................................................................ 62 3.4. Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công ........................................................ 64 3.4.1. Giải pháp quản lý chất lượng cho các loại vật liệu đầu vào của dự án.................. 64 3.4.2. Giải pháp quản lý nhân lực trên công trường ......................................................... 65 3.4.3. Giải pháp về mô hình thông tin xây dựng ............................................................... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 79 v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Mô hình chia sẻ thông tin trong BIM ................................................................. 67 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Yêu cầu và trách nhiệm của các bên trong quản lý chất lượng thi công…. 43 Bảng 3.1: Các chi phí cho việc sử dụng BIM cho 1 năm ................................................... 69 Bảng 3.2: Một số phần mềm sự dụng trong BIM ............................................................... 70 vii DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ PGS.TS: Phó Giáo sư - Tiến sỹ NĐ-CP: Nghị định Chính phủ QH: Quốc hội Tiêu chuẩn ISO: Hệ thống các tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization). Tổ chức phi chính phủ này được thành lập vào năm 1947, tại Thụy Sĩ. Việt Nam tham gia tổ chức này vào năm 1977 và là thành viên thứ 77 của tổ chức này TQM: Mô hình quản lý chất lượng toàn diện QLDA: Quản lý dự án HVAC: Hệ thống điều hòa thông gió ELV: Hệ thống điện nhẹ PCCC: Phòng cháy chữa cháy Hợp đồng BOT: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao Hợp đồng BTO: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh Hợp đồng BT: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao Hợp đồng PPP: Hợp đồng đối tác công tư Chứng nhận EC: Có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu ĐTXD & PT: Đầu tư xây dựng và phát triển TCT-HĐQT: Tổng công ty- Hội đồng quản trị GPXD: Giấy phép xây dựng viii ATS: Tủ chuyển mạch tự động TDTT: Thể dục thể thao Hệ thống CAD: Hệ thống máy tính phục vụ công tác thiết kế HVAC: Hệ thống nhiệt, thông gió, điều hòa không khí ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khi triển khai thi công xây lắp một gói thầu hay công trình thì việc tổ chức thi công và quản lý chất lượng công trình đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thi công, tiến độ thi công và đặc biệt là chi phí để thi công công trình đó. Với sự phát triển của ngành xây dựng nước ta, hiện nay đã có nhiều mô hình quản lý chất lượng thi công công trình được áp dụng từ các doanh nghiệp Quốc doanh đến tư nhân. Các mô hình quản lý chất lượng thi công công trình đều hướng đến mục tiêu gọn nhẹ, hiệu quả và áp dụng được với nhiều loại công trình khác nhau. Để quản lý tốt chất lượng thi công công trình ta phải quản lý tốt các mặt chất lượng tổ chức thi công, tiến độ thi công và chi phí thi công. Mặt khác khâu nhập vật tư và công tác tổ chức hoàn thành hồ sơ công trình cũng phải được quản lý một cách có hiệu quả. Trên thực tế thi công có mô hình mang lại hiệu quả về mặt chi phí rất tốt nhưng chất lượng thi công lại không được đảm bảo, có mô hình đảm bảo về chất lượng thi công nhưng công tác quản lý chi phí chưa được kiểm soát. Rõ ràng các nhà đầu tư dự án đang cần một mô hình quản lý chất lượng thi công phải đảm bảo về mặt chất lượng tốt mà chi phí duy trì mô hình đó không quá lớn, đảm bảo hiệu quả cả về mặt chi phí và chất lượng thi công công trình. Khi thi công xây dựng công trình, các vấn đề dễ nảy sinh đó là công tác triển khai thi công không đúng với quy trình và các biện pháp thi công đã đề ra. Ví như: Nguyên vật liệu công trình không đảm bảo chất lượng hoặc có tiêu cực trong khâu nhập liệu. Về tổ chức thi công: Chất lượng thi công không đạt yêu cầu, tiến độ thi công chậm, công tác hồ sơ công trình không có sự bám sát hiện trường. Về nhân sự: Các cán bộ nếu không được kiểm soát sẽ nảy sinh vấn đề như không nhiệt tình, không làm việc đúng năng lực. Các yếu tố đó ảnh hưởng trưc tiếp đến chất lượng công trình. Để giải quyết các vấn đề trên, cần một mô hình quản lý chất lượng thi công công trình từ khâu chuẩn bị thi công đến khâu triển khai thi công và bàn giao nhằm đưa ra các quy trình kiểm soát chất lượng ngay từ đầu để các bộ phận triển khai thực hiện. 1 Chính vì lý do đó mà tác giả chọn đề tài “Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công hạng mục cơ điện tại Toà nhà SDU 143 Trần Phú - Hà Đông” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu về quản lý chất lượng thi công hạng mục nói chung và quản lý thi công xây dựng nói riêng sẽ áp dụng để nâng cao chất lượng hạng mục cơ điện tại Toà nhà SDU 143 Trần Phú - Hà Đông. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu mô hình quản lý chất lượng thi công công trình của Chủ đầu tư và đề xuất mô hình quản lý chất lượng thi công hiệu quả. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊM CỨU a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quản lý chất lượng thi công hạng mục cơ điện trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng dưới góc độ của cơ quan quản lý. b. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn vào Hạng mục cơ điện dự án Toà nhà SDU - 43 Trần Phú - Hà Đông. 4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cách tiếp cận: Tìm hiểu trực tiếp một số mô hình quản lý chất lượng được các Ban quản lý dự án áp dụng hiện nay. Tìm hiểu mô hình quản lý chất lượng thi công được Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Sông Đà áp dụng tại công trình Tòa nhà SDU 143 - Trần Phú - Hà Đông. Luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp chuyên gia. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm từ thực tiễn. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH 1.1. Công tác tổ chức thi công và chất lượng thi công xây lắp 1.1.1. Tổ chức thi công xây lắp Tổ chức thi công xây lắp là sự kết, phối hợp hợp lý về mặt không gian, thời gian giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động phù hợp với các đòi hỏi khách quan của quá trình thi công xây lắp nhằm đạt tới tiến trình tối ưu của quá trình thi công xây lắp nhằm rút ngắn thời gian và giá thành.[1] Thi công xây lắp là quá trình tổng hợp của nhiều khâu công tác có quan hệ hữu cơ với nhau. Để phối hợp chặt chẽ các khâu, các công tác trong quá trình thi công xây lắp về không gian và thời gian phải có kế hoạch, tổ chức điều hành thi công xây lắp một cách khoa học để tránh sự chồng chéo, trì trệ trong quá trình tổ chức thi công xây lắp. Tổ chức thi công xây lắp yêu cầu thực hiện các công việc sau: - Tổ chức chuẩn bị thi công xây lắp: + Công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư, máy móc, nhân lực. + Lập kế hoạch tổng tiến độ thi công và tiến độ chi tiết. + Tổ chức lập tổng mặt bằng thi công xây lắp. + Chuẩn bị đầy đủ các công tác liên quan đến Hồ sơ cho công trình. - Tổ chức thi công xây lắp công trình: + Triển khai mặt bằng thi công. + Triển khai các công tác thi công và công tác an toàn. + Triển khai toàn bộ các công tác thi công xây lắp. + Sau khi thi công xong tiến hành các công tác vận hành chạy thử trước khi bàn giao. - Thực hiện các công việc hoàn thiện, bàn giao công trình: Để đi sâu và chi tiết hơn trong công tác tổ chức thi công, tác giả xin được giới thiệu các phương pháp tổ chức thi công. Cụ thể như sau: - Tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự: [1] 3 Tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự là bố trí một đơn vị thi công làm toàn bộ các công tác thi công xây lắp trong khu vực này tiến hành chuyển sang khu vực khác cho đến khi hoàn thành toàn bộ công trình. Phương pháp thi công tuần tự thường áp dụng cho các công trình nhỏ, yêu cầu kỹ thuật không cao. Thời gian thi công công trình không hạn chế, mặt bằng thi công bị giới hạn. Công trình có nhu cầu đưa ngay từng hạng mục vào sử dụng mà không cần những đội chuyên môn hóa. - Tổ chức thi công theo phương pháp song song: [1] Tổ chức thi công theo phương pháp song song là trên mọi khu vực bố trí thi công đồng thời cùng một khoảng thời gian. Mỗi đơn vị thi công phải thực hiện hết toàn bộ quá trình thi công trên khu vực mình đảm nhiệm, các đơn vị thi công này hoàn toàn độc lập với nhau. Phương pháp thi công song song có những đặc điểm như: + Thời gian thi công ngắn, sớm đưa vào công trình vào sử dụng. + Đơn vị thi công không phải lưu động nhiều. + Lực lượng thi công lớn gây khó khăn về cung ứng, bảo quản và sửa chữa. + Việc chỉ đạo thi công trên diện rộng, trong thời gian ngắn, lực lượng thi công lớn nên rất khó khăn trong quá trình điều hành. + Không chuyên môn hóa nên không khai thác hết khả năng của người và thiết bị máy móc. + Khối lượng dở dang nhiều nên dễ gây lãng phí và không đưa từng phần công trình vào sử dụng sớm được. Phương pháp này thường áp dụng vào việc thi công các công trình có khối lượng công việc lớn nhiều hạng mục, trải dài theo tuyến, nhu cầu sử dụng công trình sớm, cần đưa ngay các hạng mục vào phục vụ. Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi lực lượng thi công phải lớn, huy động số lượng máy móc thiết bị nhiều vì thế khi thi công phải xem xét khả năng của công ty để lựa chọn phù hợp. - Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền: [1] Toàn bộ việc tổ chức thi công được chia ra thành nhiều loại công việc theo trình tự công nghệ thi công, mỗi công việc đều có một đơn vị chuyên nghiệp có trang bị nhân lực, máy móc chuyên môn hóa phù hợp, lần lượt thực hiện phần việc của mình trên 4 từng khu vực. Do vậy từng đội chuyên môn hóa với quá trình lần lượt vào thi công trên từng khu vực. Khu vực được coi là hoàn thành khi đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thành quá trình của mình. Khi đơn vị cuối cùng hoàn thành quá trình của mình trên khu vực cuối cùng thì toàn bộ công trình hoàn thành. Phương pháp thi công dây chuyền có những đặc điểm sau: + Sau thời gian triển khai dây chuyền thì từng khu vực công trình có thể lần lượt đưa vào sử dụng. + Máy móc tập trung theo các đơn vị chuyên môn hóa nên việc khai thác, quản lý và sửa chữa thuận tiện hơn. + Công nhân được chuyên môn hóa nên có năng suất và chất lượng lao động tốt hơn. + Diện thi công tập trung trong khoảng chiều dài khai triển dây chuyền nên việc chỉ đạo, kiểm tra thuận lợi. + Tạo điều khiện nâng cao tay nghề, áp dụng tiến bộ khoa học vào quá trình thi công. Quá trình cung ứng vật tư đều đặn, ít biến đổi. Lực lượng thi công thường xuyên lưu động. - Tổ chức thi công theo phương pháp hỗn hợp: [1] Phương pháp thi công hỗn hợp là phương pháp tổng hợp của các phương pháp trên. Phương pháp này tận dụng, phát huy được các ưu điểm và hạn chế được các khuyết điểm của các phương pháp trên. 1.1.2. Chất lượng thi công xây lắp công trình Có rất nhiều định nghĩa về chất lượng, theo định nghĩa về chất lượng của tổ chức ISO được hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam đã chấp nhận định nghĩa này đó là: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn [2]. Từ đó hình thành khái niệm chất lượng tổng hợp. Chất lượng chính là sự thỏa mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện sau: Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ kèm theo - Giá cả phù hợp. - Thời gian giao hàng. - Tính an toàn và độ tin cậy. - Hiệu quả kinh tế của công trình. 5 Với những phương diện cụ thể như trên, ta có thể hiểu chất lượng công trình xây lắp là sự đạt được và tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế, kỹ thuật đã được thiết kế và phê duyệt từ trước, theo đó chất lượng thi công xây lắp phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Đặc tính về kỹ thuật của công trình, hạng mục được xây lắp. - Chi phí để phục vụ thi công và giá cả nguyên vật liệu. - Tiến độ thi công xây dựng công trình. - An toàn trong thi công xây lắp và an toàn khi sử dụng sản phẩm xây dựng sau khi vận hành. Để hiểu rõ về các vấn đề trên, tác giả xin sơ lược qua từng vấn đề cụ thể: • Đặc tính kỹ thuật của công trình, hạng mục được xây dựng: - Với công trình xây dựng thì nguyên vật liệu tốt, đạt yêu cầu không phải là vấn đề duy nhất để tạo nên chất lượng của công trình. Chất lượng của công trình phải được đánh giá tổng quan qua nhiều yếu tố. Cụ thể: + Nguyên vật liệu tốt, đạt mọi yêu cầu về đặc tính kỹ thuật yêu cầu theo mục đích sử dụng của công trình. + Thiết kế, cấu tạo, cách bố trí và sử dụng, mọi tính toán phải chính xác tuyệt đối. + Biện pháp thi công, bố trí thi công và điều kiện thi công cũng ảnh hướng rất lớn tới chất lượng của công trình. + Những con người trực tiếp chỉ đạo thi công, và toàn bộ nhân công để thi công công trình. + Công tác bảo hành, bảo trì sản phẩm xây dựng cũng tạo nên độ bền và ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng của công trình sau thời gian sử dụng. + Chi phí phục vụ thi công và giá cả nguyên vật liệu: + Chất lượng là điều cần thiết nhưng không phải vì thế mà không quan tâm tới vấn đề chi phí để tạo nên sản phẩm xây dựng. Trong quá trình thiết kế lên từng hạng mục công trình, các nhà tư vấn thiết kế phải tính toán chi tiết sao cho công trình đạt yêu cầu về mặt kết cấu, chịu lực, đảm bảo an toàn trong thi công và cấu kiện. Nhưng không vì thế mà lạm dụng, tăng cao độ an toàn không cần thiết làm lãng phí nguyên vật liệu cho công trình. Các nhà tư vấn thiết kế nên tính toán chính xác kết cấu, độ chịu lực cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy 6 định, lựa chọn các nguyên vật liệu đủ độ thẩm mỹ, đạt yêu cầu kỹ thuật theo mục đích của từng cấu kiện và công trình. + Công tác thi công công trình, tùy vào điều kiện của nguồn vốn, điều kiện của Chủ đầu tư, Nhà thầu và tùy vào đặc điểm của công trình để đưa ra công nghệ và biện pháp thi công hợp lý nhằm đạt được mục đích thi công mà chi phí thực hiện tiết kiện nhất. • Tiến độ thi công xây dựng công trình: Một vấn đề mà các nhà đầu tư hay chính những Nhà thầu thi công luôn muốn chú trọng đó chính là tiến độ thi công. Tiến độ thi công ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Nếu tiến độ thi công được thực hiện hợp lý thì sẽ giảm chi phí cho công trình. Với tiến độ thực hiện thi công xây dựng công trình, thực hiện nhanh hay chậm tùy thuộc vào đặc điểm của nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm đó. Với những cấu kiện hay sản phẩm cần thi công liền mạch như bê tông thì cần đảm bảo về nhân lực thi công cũng như nguyên vật liệu một cách liền mạch và liên tục. Các công trình thi công chậm tiến độ, các cấu kiện có các vật liệu cần thi công ngay sẽ giảm chất lượng theo thời gian và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chung của công trình. Về mặt thời gian, tiến độ chậm sẽ gây lãng phí về tài nguyên thời gian, nhân lực, và hơn hết chính là thời gian được sử dụng sớm của sảm phẩm xây dựng được tạo nên. Đặc biệt với các công trình Thủy lợi, tiến độ rất quan trọng. Nếu tiến độ thi công chậm một tuần hay một tháng có thể gây chậm thời gian sử dụng cả một năm cho công trình, và mất đi sự liền mạch của công trình, ảnh hưởng rất nhiều tới các vấn đề liên quan. Tóm lại, chất lượng thi công công trình là sự kết hợp của nhiều yếu tố và phương diện khác nhau. Mỗi phượng diện đó phải kết hợp với nhau sao cho hợp lý nhất và mục đích cuối cùng đó là sự thỏa mãn được những nhu cầu của các bên liên quan. Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cũng vì thế mà được đặt lên hàng đầu. 1.2. Công tác quản lý chất lượng thi công xây lắp công trình 1.2.1. Quản lý chất lượng thi công xây lắp Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu và quy định đó bằng các biện pháp như kiểm 7 soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống. Hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của Chủ đầu tư và các chủ thể khác. Cụ thể: [3] Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu của từng công trình hay Chủ đầu tư với chi phí tối ưu. Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp của chức năng quản lý như: Hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách khác, quản lý chất lượng thi công chính là chất lượng của quản lý thi công. Quản lý chất lượng thi công là hệ thống các hoạt động các biện pháp (hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội). Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp nhưng phải được lãnh đạo cấp cao nhất chỉ đạo. 1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với các Nhà thầu, Chủ đầu tư và các cơ quản quản lý xây dựng nói chung. Vai trò đó được thể hiện cụ thể như sau: [3] Đối với Nhà thầu: Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới tăng suất lao động, thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ đối với Nhà thầu. Đối với Chủ đầu tư: Đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thỏa mãn được các yêu cầu của Chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảm bảo và nâng cao chất lượng được lòng tin, sự ủng hộ của Chủ đầu tư với Nhà thầu, góp phần phát triển mỗi quan hệ hợp tác lâu dài. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư và các Nhà thầu theo quy định của Nghị định và quy định của pháp luật có liên quan. 8 Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình: Kiểm tra, giám định chất lượng công trình xây dựng, kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết định sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng. 1.2.3. Nội dung quản lý chất lượng công trình xây lắp Giám sát chất lượng của Chủ đầu tư: Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình và các công việc tư vấn xây dựng khác. Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của Chủ đầu tư, Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các Nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện. Trong giai đoạn khảo sát: Chủ đầu tư thực hiện công tác giám sát với nội dung kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của Nhà thầu khảo sát xây dựng trong quá trình thực hiện khảo sát. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo đề cương đã được phê duyệt. Ngoài sự giám sát của Chủ đầu tư, Nhà thầu khảo sát xây dựng có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát. Trong giai đoạn thiết kế: Nhà thầu tư vấn thiết kế bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế, cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế đồng thời có bộ phận tự giám sát sản phẩm thiết kế theo các quy định và chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước chuyên ngành thực hiện công tác thẩm tra hoặc thuê đợn vị tư vấn có năng lực thẩm tra trước khi Chủ đầu tư nghiệm thu sản phẩm thiết kế. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế các giai đoạn và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các bản vẽ thiết kế giao cho Nhà thầu. 9 Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình: Nhà thầu thi công xây dựng công trình lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chủ đầu tư thực hiện công tác giám sát hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực thực hiện công tác giám sát từ vật liệu đầu vào, quá trình tổ chức thi công tới khi nghiêm thu công trình đưa vào vận hành khai thác. Cùng giám sát với Chủ đầu tư còn của Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả và ở một số dự án có sự tham gia giám sát của cộng đồng. Trong giai đoạn bảo hành công trình Chủ đầu tư: Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục sửa chữa đó. Bên cạnh sự giám sát, tự giám sát của các chủ thể, quá trình triển khai xây dựng công trình còn có sự tham gia giám sát của nhân dân, của các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đến quản lý chất lượng công trình xây dựng [3] Do đặc điểm của công trình xây dựng có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng, Luận văn chỉ xem xét các nhân tố này theo các nhóm yếu tố chủ quan và khách quan. 1.2.4.1. Yếu tố chủ quan - yếu tố con người Chủ đầu tư: Sự kiên quyết của Chủ đầu tư đối với chất lượng công trình là quan trọng nhất. Nơi nào Chủ đầu tư (hoặc giám sát của Chủ đầu tư) nghiêm túc thực hiện đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật trong quá trình tổ chức giám sát thì nơi đó có sản phẩm công trình xây dựng chất lượng tốt. Thực tế cùng một công trình xây dựng tương tự với cùng một Nhà thầu xây dựng vẫn con người đó, dây chuyền thiết bị không thay đổi nếu tư vấn giám sát là người nước ngoài thì công trình đó chất lượng tốt hơn tư vấn giám sát là người Việt Nam. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất