Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất giải pháp khôi phục bảo tồn và phát triển chợ nổi ngã bảy gắn với phát t...

Tài liệu đề xuất giải pháp khôi phục bảo tồn và phát triển chợ nổi ngã bảy gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn

.PDF
154
205
136

Mô tả:

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CHỢ NỔI NGÃ BẢY GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC MIỆT VƯỜN Cơ quan chủ trì: TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH HẬU GIANG Chủ nhiệm đề tài: Cn NGUYỄN VĂN HOÀNG HẬU GIANG 2013 Mẫu số 2 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên đề tài: Đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy chợ nổi Ngã Bảy gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn. Lĩnh vực: Kinh tế - Văn hóa - Xã hội. 2. Chủ nhiệm đề tài: Cn. Nguyễn Văn Hoàng. 3. Tổ chức chủ trì: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hậu Giang Địa chỉ: 17A, Nguyễn Công Trứ, phường 1, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Điện thoại (CQ): 0711.6270097 - Fax: 0711.6270087 Email: [email protected] www: dulichhaugiang.com 4. Danh sách cán bộ tham gia chính: (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác) - Ths. Sơn Hồng Đức - Phó trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. - Cn. Lê Minh Dũng - Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hậu Giang. - Cn. Mai Thị Trúc - Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hậu Giang. - Cn. Huỳnh Ngọc Bích - Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hậu Giang. - Cn. Lưu Văn Ánh - Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hậu Giang. 5. Thời gian thực hiện đã được phê duyệt: Năm bắt đầu: 2010 Năm kết thúc: 2012 6. Thời gian kết thúc thực tế (Thời điểm nộp báo cáo kết quả): 2012 7. Kinh phí thực hiện đề tài: 256.840.000đ (Hai trăm năm mươi sáu triệu tám trăm bốn mươi nghìn đồng) II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI 1. Kết quả nghiên cứu: 1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu Đề tài đã góp phần tổng hợp các kết quả nghiên cứu và các mô hình lý thuyết cũng như những kinh nghiệm quốc tế và trong nước về các vấn đề quản lý, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của những địa danh du lịch, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương và lưu giữ những nét giá trị văn hóa truyền thống của miền sông nước, phù hợp với tình hình thực tế tại Hậu Giang. Đề tài cũng đã tiến hành ii phân tích đánh giá thực trạng tại Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng hiệp (địa điểm cũ và mới) bằng các công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng địa phương (PRA) nhằm định hướng đưa ra giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học. Kết quả nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp để khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống lâu đời của một địa danh du lịch đã từng vang danh một thời và được nhiều du khách thập phương biết đến đó là Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp. Qua đó, tạo điểm nhấn cho việc xúc tiến phát triển du lịch Hậu Giang. Đồng thời xây dựng một mô hình du lịch đặc trưng của vùng Đồng bằng sông nước – một điểm đến đầy hấp dẫn và lý tưởng để níu chân khách du lịch trong và ngoài nước. 2. Các sản phẩm khoa học (nếu có) (Các công trình, báo cáo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học, hội nghị khoa học trong và ngoài nước và các kết quả ứng dụng … có liên quan đến kết quả đề tài. Ghi rõ tên công trình, tạp chí, số tạp chí, trang, thời gian đăng, tên báo cáo, địa điểm, thời gian hội nghị; địa điểm, thời gian, kết quả ứng dụng) Kết quả của đề tài gồm 5 chuyên đề, 03 lượt Hội thảo, 03 bản Báo cáo khoa học được trình bày tại Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hậu Giang và Sở KHCN tỉnh Hậu Giang. 3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học (nếu có) Cấp đào tạo Ghi chú * ThS/NCS - Chủ nhiệm đề tài tham gia hướng Nghiên cứu sản phẩm du lịch Thạc sĩ dẫn. đặc thù của tỉnh Hậu Giang - Thời gian bảo vệ quý III-2013 Số TT Họ và tên học Tên luận văn viên 1 Lê Minh Dũng iii * Ghi các thông tin về: chủ nhiệm đề tài hướng dẫn chính hay tham gia hướng dẫn, thời gian và kết quả bảo vệ. 4. Các kết quả khác (nếu có) Bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ số, ngày, tháng, năm cấp) Hậu Giang, ngày tháng năm 2013 Xác nhận của tổ chức chủ trì (Ký tên và đóng dấu) Chủ nhiệm đề tài iv TÓM LƯỢC Du lịch đang ngày càng trở thành ngành quan trọng vì hoạt động du lịch không những mang lại lợi ích kinh tế to lớn mà còn đem lại hiệu quả xã hội tích cực, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo địa phương, du lịch Hậu Giang đã có những bước phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Việc phát triển du lịch chưa thu hút mạnh được các nguồn lực nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Hậu Giang là tỉnh vừa được chia tách từ tỉnh Cần Thơ (cũ) từ tháng 1 năm 2004 thuộc Tiểu vùng Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái miệt vườn - một loại hình du lịch đang ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hậu Giang có vị trí vệ tinh và chịu ảnh hưởng lớn của du lịch Cần Thơ, là một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Tây Nam Bộ, đóng vai trò quan trọng đối với du lịch cả nước. Hậu Giang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 230km về phía Tây Nam, trên tuyến du lịch quan trọng của khu vực từ Trung tâm Du lịch TP. Hồ Chí Minh đến Cà Mau (Quốc Lộ 1A), có sông Hậu là một trong những tuyến du lịch sông Mê Kông của quốc gia. Giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói chung và Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp nói riêng đã thành cấp thiết. Để thực hiện tốt, không thể thiếu vai trò của lãnh đạo, của chính quyền địa phương và trách nhiệm của các nhà quản lý chuyên ngành có liên quan. Đặc biệt là sự tham gia tích cực của các thành phần cư dân sông nước chợ nổi. Bên cạnh đó để tạo cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, quản lý rất cần có công trình nghiên cứu nhằm khẳng định tính tích cực, lợi ích và các giá trị của chợ nổi. Đồng thời, tìm ra các giải pháp và hình thức hoạt động nhằm mang lại hiệu quả thiết thực mà vẫn giữ nguyên bản sắc vốn có của nó. Xuất phát từ những nhìn nhận như vậy về tiềm năng phát triển du lịch của Hậu Giang nên Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh đã có chủ trương phát triển du lịch tỉnh thành một ngành kinh tế quan trọng để vừa đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, vừa góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng miền sông nước. v Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đề xuất các giải pháp để khôi phục, bảo tồn và phát huy một địa danh du lịch đã từng vang danh một thời và được nhiều du khách thập phương biết đến - chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp. Qua đó, tạo điểm nhấn cho việc phát triển du lịch Hậu Giang. Đồng thời xây dựng một mô hình du lịch đặc trưng của vùng Đồng bằng sông nước – một điểm đến đầy hấp dẫn và lý tưởng để “níu chân” khách du lịch trong và ngoài nước. Các phương pháp chủ yếu được nhóm nghiên cứu sử dụng trong đề tài được dựa trên các phương pháp sau: Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống; phương pháp điều tra thực địa; phương pháp điều tra thống kê; phương pháp xử lý số liệu thống kê và phiếu điều tra, phương pháp đồ thị, bản đồ; phương pháp chuyên gia. Để thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp, thu thập số liệu sơ cấp từ cộng đồng địa phương thông qua phương pháp chọn mẫu theo hạn mức theo cơ cấu như sau: Phỏng vấn người dân địa phương trên một số tiêu chí (ảnh hưởng của chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp đến đời sống kinh tế xã hội của người dân địa phương định cư; đề xuất của người dân về các giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp gắn với phát triển Du lịch sông nước miệt vườn; đánh giá cơ sở hạ tầng, chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch tại địa điểm cũ và mới): 1.731 mẫu; phỏng vấn các doanh nghiệp lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL: 409 mẫu; Phỏng vấn cơ quan quản lý giao thông đường thủy: 10 mẫu. Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài bao gồm: -Thu thập dữ liệu thứ cấp, hệ thống hóa các chương trình, dự án có liên quan nhằm xác định địa bàn khảo sát. - Tiến hành thu thập thông tin vùng nghiên cứu thông qua việc tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng, các chuyên gia công tác trong ngành văn hóa – du lịch (nhóm KIP) nhằm xác định tiềm năng và thế mạnh của hai địa điểm của Chợ nổi ở địa điểm cũ và mới. - Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng địa phương (PRA) nhằm định hướng cho các giải pháp, mô hình hoạt động của chợ nổi gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn có sự liên kết giữa các tài nguyên du lịch và sự tham gia của cộng đồng cư dân trong vùng. - Xây dựng chi tiết các tuyến du lịch tiêu biểu của tỉnh Hậu Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lấy Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp làm điểm đến trung tâm. vi - Tổng hợp kết quả phân tích, đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy chợ nổi Ngã bảy gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn theo hướng phát triển bền vững. Trước đây Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp được hình thành tại khu vực giao cắt của 7 nhánh sông, có truyền thống mua bán giao dịch trên sông, nét đặc trưng của hoạt động thương mại vùng sông nước, điểm hấp dẫn cho du khách đến Ngã Bảy. Hiện nay, chợ nổi Ngã bảy đã dịch chuyển ra phía kênh Ba Ngàn (cách trung tâm thị xã khoảng 3km) theo yêu cầu của an toàn vận tải Thủy nội địa, nhưng vị trí này rất bất lợi cho việc khai thác hoạt động du lịch. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đưa ra một số mô hình có thể áp dụng như sau: Phương án 1: Di dời chợ nổi về vị trí cũ, nhưng có sự sắp xếp, bố trí hợp lý, phân luồng giao thông để đảm bảo cho chợ nổi hoạt động hiệu quả. Phương án 2: Đào kênh “Chợ Nổi” qua voi Lái Hiếu nối kênh Lái Hiếu và kênh Bún Tàu để quy tụ họat động mua bán trên sông từ kênh Ba Ngàn về vị trí này nhằm bảo tồn chợ nổi và thúc đẩy phát triển du lịch, xây dựng bến du thuyền đồng thời kết hợp với khu du lịch miệt vườn để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp không khói kéo theo các dịch vụ khác phát triển. Thế mạnh: Khai thác ưu thế của hoạt động chợ nổi truyền thống kết hợp với các dịch vụ lữ hành để phục vụ ngành du lịch. ( phương án tham khảo). Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp (thuộc thị xã Ngã Bảy hiện nay) trước đây nằm ngay giữa 7 nhánh sông chảy đi 7 hướng tạo nên một khung cảnh thơ mộng, thú vị thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, kể từ khi chợ nổi Ngã Bảy được dời về vàm Ba Ngàn, cách vị trí cũ khoảng 3 km để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy thì cũng là lúc sự sung túc của chợ giảm dần. Các phương tiện vận tải thủy và số hộ tham gia mua bán trên sông ngày càng giảm và khách tham quan du lịch cũng thưa dần. Nhiều người dân địa phương cho biết: số phương tiện tham gia mua bán hiện tại chỉ còn khoảng 50% so với trước kia, khách tham quan ngày một ít. Nguyên nhân chủ yếu là do vị trí hợp chợ không thuận lợi, thiếu không gian và không có hệ thống giao thông đường bộ… Các chợ nổi đều hình thành tự phát và có các đặc trưng về vị trí địa lý kinh tế như là đầu mối của các tuyến giao thông đường thủy gắn với các khu vực lân cận, có giao thông đường bộ chưa phát triển; gần trung tâm thị tứ; tại các tuyến kênh, sông nhỏ có tốc độ dòng chảy chậm. Chợ nổi đã đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển ngành du lịch của địa phương. Chợ nổi cũng đã đem lại số lượng công ăn việc làm đáng kể cho người dân; bình quân mỗi ghe tạo được 2,79 việc làm, mỗi mặt bằng chợ nổi gián tiếp tạo 6,72 việc vii làm trong các ghe kinh doanh. Trong khi các địa phương trong vùng ĐBSCL đã chi hàng tỷ đồng xây dựng các chợ đầu mối trên đất bộ, nhưng chợ nổi chưa được đầu tư song đã hội đủ các điều kiện của một chợ đầu mối trong tiêu thụ nông sản và đã đóng góp lớn trong tiêu thụ nông sản trong vùng. Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn tại Hậu Giang. Việc thực hiện quy hoạch tổng thể gắn với phát triển du lịch tại chợ nổi là việc làm rất cần thiết. Để việc bảo tồn và phát huy giá trị của Chợ nổi Ngã bảy – Phụng Hiệp thành công cần có sự quan tâm chỉ đạo của trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang cùng với sự nổ lực của chính quyền địa phương, các ngành chức năng có liên quan. viii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Thông tin chung về đề tài ............................................................ ii Tóm lược ...................................................................................... v Mục lục ....................................................................................... ix Danh sách ký hiệu, chữ viết tắt ................................................. xiii Danh sách bảng ......................................................................... xiv Danh sách hình .......................................................................... xv MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................................1 3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1. Khái niệm về chợ nổi và văn hoá nổi .........................................................4 1.2. Sự ra đời và phát triển Chợ nổi Ngã Bảy ......................................... 5 1.2.1. Đào kinh Ngã Bảy và những tác động phát triển ................... 5 1.2.1.1. Cụm kinh Ngã Bảy ra đời như thế nào ........................ 5 1.2.1.2. Tác động từ việc đào kinh Ngã Bảy ............................ 5 1.2.2. Chợ nổi Ngã Bảy- đặc điểm phương thức giao thương mớ .... 6 1.2.2.1. Chợ nổi Ngã Bảy hình thành từ những nguyên nhân ... 6 1.2.2.2. Qui mô và đặc điểm giao thương ở chợ nổi Ngã Bảy .. 7 1.2.2.3. Sự phát triển chợ nổi Ngã Bảy qua các thời kỳ .............8 1.2.3. Chợ nổi Ngã Bảy - đặc trưng văn hóa, văn minh độc đáo ..... 9 1.2.4. Chợ nổi Ngã Bảy - đặc sản du lịch sông nước ...................... 11 1.2.4.1. Hấp dẫn du lịch chợ nổi Ngã Bảy .............................. 11 1.2.4.2. Chợ nổi - điểm tham quan nghiên cứu và sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật ................................................................. 12 1.2.5. Được – mất khi di dời chợ nổi Ngã Bảy ............................... 13 1.2.5.1. Lý do di dời chợ nổi .................................................. 13 1.2.5.2. Những cái “được” khi di dời chợ nổi Ngã Bảy .......... 14 1.2.5.3. Những cái “mất” khi di dời chợ nổi Ngã Bảy ............ 14 1.2.6. Kinh đào Phụng Hiệp và sản phẩm du lịch (vật thể và phi vật thể16 1.2.6.1. Các sản phẩm du lịch phi vật thể ....................................... 16 1.2.6.2. Sản phẩm du lịch vật thể .................................................... 20 ix 1.3. Kinh nghiệm xây dựng, phát triển chợ nổi gắn với phát triển du lịch ở một số quốc gia trên thế giới ........................................................................... 23 1.4. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị của Chợ nổi gắn với phát du lịch tại một số Tỉnh, Thành của Việt Nam ............................................................. 23 1.4.1. Du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................................................................. 23 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của chợ nổi ở một số địa phương trong nước ....................... 23 1.4.2.1. Chợ nổi Cái Bè -Tiền Giang .............................................. 23 1.4.2.2. Chợ nổi Trà Ôn - Vĩnh Long ............................................. 24 1.4.2.3. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang ..................................... 25 1.4.2.4. Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ ............................................. 26 1.4.2.5. Chợ nổi Cà Mau ................................................................. 27 1.4.2.6. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng ......................................... 28 1.5. Bài học kinh nghiệm từ việc di dời các chợ nổi khác ở vùng ĐBSCL .... 29 1.5.1. Chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần Thơ) ....................................... 29 1.5.2. Chợ nổi Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long .................................................. 30 1.5.3. Chợ nổi Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) .............................................. 30 1.6. Tổng kết kinh nghiệm phát triển du lịch của Quốc tế và Việt Nam ........ 31 1.7. Tiềm năng phát triển du lịch sông lịch sông nước miệt vườn tại Hậu Giang ............................................................................................................... 32 Chương 2: PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 34 2.1.1. Khái niệm về du lịch .................................................................... 34 2.1.2. Các khái niệm về khôi phục, bảo tồn và phát huy ....................... 34 2.1.3. Khái niệm về du lịch văn hóa ....................................................... 35 2.1.4. Khái niệm về du lịch sinh thái, miệt vườn .................................... 35 2.1.5. Các đặc điểm đặc trưng của du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn ......................................................................................................................... 36 2.1.6. Khái niệm, nguyên tắc và cơ cấu về phát triển du lịch sinh thái bền vững ................................................................................................................. 38 2.1.7. Đặc điểm của khách du lịch văn hóa, sinh thái miệt vườn ........... 47 2.2. Cách tiếp cận để thực hiện đề tài ............................................................. 48 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 49 x Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phân tích và so sánh hiệu qủa kinh tế - xã hội của chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp ở địa điểm cũ (Ngã Bảy) và mới (xã Đại Thành – Chợ nổi Ba Ngàn) ............................................................................................................... 53 3.1.1. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của chợ nổi Ngã Bảy và Chợ nổi Ba Ngàn ..................................................................................................... 53 3.1.1.1. Sự đóng góp của Chợ nổi Ngã Bảy về mặt kinh tế............ 53 3.1.1.2. Sự đóng góp của chợ nổi về mặt văn hóa, xã hội ............. 55 3.1.1.3. Sự đóng góp của chợ nổi Ngã Bảy về mặt phát triển du lịch ......................................................................................................................... 57 3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn hạn chế của Chợ nổi Ngã Bảy...... 59 3.1.2.1. Những thuận lợi ................................................................. 59 3.1.2.2. Một số khó khăn, hạn chế dẫn đến sự di dời ................... 59 3.1.3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của chợ nổi Ba Ngàn ............. 61 3.2.3.1. Sự đóng góp của Chợ nổi Ba Ngàn về mặt kinh tế............ 61 3.1.3.2. Sự đóng góp của chợ nổi Ba Ngàn về mặt văn hóa, xã hội..62 3.1.3.3. Sự đóng góp của chợ nổi Ba Ngàn về mặt phát triển du lịch ......................................................................................................................... 62 3.1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của Chợ nổi ........................ 63 3.1.4. So sánh hiệu quả kinh tế - xã hội của chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp và Chợ nổi Ba Ngàn ............................................................................... 64 3.1.4.1. So sánh mức độ ảnh hưởng của Chợ nổi đến đời sống của người dân ......................................................................................................... 64 3.1.4.2. So sánh mức độ ảnh hưởng của Chợ nổi đến môi trường . 64 3.1.4.3. So sánh mức độ ảnh hưởng của Chợ nổi đến giao thông . 64 3.1.4.4. So sánh mức độ ảnh hưởng của Chợ nổi đến hiệu quả kinh tế ...................................................................................................................... 64 3.2.4.5. So sánh mức độ ảnh hưởng của Chợ nổi đến văn hóa, xã hội ......................................................................................................................... 66 3.1.4.6. So sánh mức độ ảnh hưởng của Chợ nổi đến phát triển du lịch ................................................................................................................... 66 3.1.5. Hoạch định và lựa chọn chiến lược phù hợp để bảo tồn và phát huy Chợ nổi Ngã bảy gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn ................ 67 3.1.5.1. Một số định hướng khôi phục, bảo tồn và phát huy Chợ nổi Ngã Bảy ........................................................................................................... 67 3.1.5.2. Hoạch định chiến lược và lựa chọn chiến lược phù hợp ... 68 xi 3.2. Xây dựng các tuyến du lịch tiêu biểu của Hậu Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lấy chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp làm điểm đến trung tâm ................................................................................................................... 69 3.2.1. Thực trạng du lịch tỉnh Hậu Giang ............................................... 69 3.2.1.1. Khách du lịch ..................................................................... 69 3.2.1.2. Cơ sở lưu trú ...................................................................... 70 3.2.1.3. Doanh thu ........................................................................... 70 3.2.1.4. Lao động ............................................................................ 71 3.2.1.5. Vốn đầu tư .......................................................................... 72 3.2.1.6. Hiện trạng tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ................................................................................................................... 72 3.2.2 Khai thác du lịch làng nghề tỉnh Hậu Giang .................................. 73 3.2.2.1. Các điểm du lịch làng nghề ............................................... 73 3.2.2.2. Các cụm du lịch làng nghề ................................................. 79 3.2.2.3. Các tuyến du lịch chuyên đề .............................................. 80 3.2.2.4. Các tuyến du lịch kết hợp .................................................. 81 3.2.2.5. Nhận xét chung .................................................................. 82 3.2.3 Những định hướng và giải pháp cơ bản ......................................... 82 3.2.3.1. Định hướng phát triển du lịch làng nghề Hậu Giang ......... 82 3.2.3.2. Các giải pháp cơ bản .......................................................... 86 3.2.3.3. Giải pháp nâng cao vai trò của làng nghề với hoạt động du lịch tỉnh Hậu Giang ......................................................................................... 88 3.3. Đề xuất các giải pháp và mô hình phát triển mạng lưới giao thông đường thủy gắn với phát triển chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp ................................. 89 3.3.1. Luận điểm...................................................................................... 89 3.3.2. Các mô hình và phương án đề xuất ............................................... 89 3.3.3. Một số bài học kinh nghiệm từ mô hình tổ chức ........................ 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận ........................................................................................................ 106 Kiến nghị ...................................................................................................... 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 111 PHỤ LỤC .................................................................................................... 113 xii DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ATGT BTTN CBA CN-TTCN DLST DLVH ĐBSCL GDP GTNT GTVT HĐND HTX IUCN NSNN ODA PRA TP TX TTATGT UBND UNEP UIOTO UNWTO WTTC WWF An toàn giao thông Bảo tồn thiên nhiên Phân tích lợi ích chi phí Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Du lịch sinh thái Du lịch Văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long Tổng sản phẩm quốc nội Giao thông nông thôn Giao thông vận tải Hội đồng nhân dân Hợp tác xã Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế Ngân sách nhà nước Viện trợ phát triển chính thức Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng Thành phố Thị xã Trật tự an toàn giao thông Ủy ban nhân dân Chương trình Môi trường Liên hợp quốc Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức Tổ chức Du lịch Thế giới Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên xiii DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng 3.1 Số lượng rau quả tiêu thụ tại chợ nổi Ngã Bảy và chợ nổi Ba Ngàn 3.2 Thu nhập bình quân của một người trên năm tại chợ nổi Ngã Bảy 3.3 Lợi nhuận bình quân năm của hộ kinh doanh và thu nhập hàng năm của người lao động 3.4 Số lao động được tạo việc làm trên chợ nổi 3.5 Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến chợ nổi Ngã Bảy và Chợ nổi Ba Ngàn trước và sau khi di dời. 3.6 Thu nhập bình quân của một người năm tại chợ nổi Ba Ngàn 3.7 Ghe thương hồ về mua bán ở chợ nổi sau khi di dời 3.8 Doanh thu từ các hoạt động du lịch tại Ngã Bảy 3.9 Số lượng khách du lịch đến Hậu Giang qua các năm 3.10 Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Hậu Giang 3.11 Ý kiến của người dân về việc khôi phục lại chợ nổi Ngã Bảy Trang 53 54 54 55 58 61 62 67 69 71 91 xiv DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 2.2 2.3 2.4 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 Tựa hình Mối quan hệ giữa DLST với bảo tồn tài nguyên, môi trường Cơ cấu về phát triển du lịch sinh thái bền vững Cơ cấu hệ sinh thái Năm mức độ thay đổi tâm lý của cộng đồng địa phương Vị trí Chợ nổi Ngã Bảy trên sông Cái Côn Sơ đồ bố trí cách đậu ghe tàu tại Chợ nổi Ngã Bảy Vị trí chợ nổi Ngã Bảy tại Vàm kênh Ba Ngàn xã Đại Thành Vị trí Chợ nổi Ngã Bảy trên kênh đào “Chợ Nổi” Sơ đồ bố trí cách đậu ghe tàu tại Kênh đào “Chợ nổi” Vị trí Chợ nổi Ngã Bảy trên kênh Lái Hiếu Trang 38 39 45 47 90 92 97 99 101 102 xv MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo địa phương, du lịch Hậu Giang đã có những bước phát triển. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khách quan, chủ quan mà du lịch Hậu Giang còn có những hạn chế và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Việc phát triển du lịch chưa thu hút mạnh được các nguồn lực nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Hậu Giang nói riêng là vùng đất có tiềm năng du lịch, bởi vị trí hạ lưu và là cửa ngõ tiểu vùng sông Mê Kông, mang đậm nét văn minh vùng sông nước. Hậu Giang là một tỉnh trẻ, hội tụ các sắc thái văn hóa Kinh, Hoa, Kherme, cũng như sức sống vươn lên của tiểu vùng và khu vực; có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với những giá trị văn hóa, văn minh sông nước... Trong định hướng phát triển về du lịch, Hậu Giang cần duy trì, phát triển bản sắc văn hóa, dân tộc và văn minh của vùng sông nước miệt vườn, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa... Như thế việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy chợ nổi đã trở thành cấp thiết. Muốn phát triển du lịch thì chợ nổi ngã bảy là điểm nhấn duy nhất. để thực hiện được vấn đề thì không thể thiếu vai trò của lãnh đạo, của chính quyền địa phương và trách nhiệm của các nhà quản lý chuyên ngành có liên quan. Đặc biệt là sự tham gia tích cực của các thành phần cư dân sông nước chợ nổi. Bên cạnh đó để tạo cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, quản lý rất cần có công trình nghiên cứu nhằm khẳng định tính tích cực, lợi ích và các giá trị của chợ nổi. Đồng thời, tìm ra các giải pháp và hình thức hoạt động nhằm mang lại hiệu quả thiết thực mà vẫn giữ nguyên bản sắc vốn có của nó. Xuất phát từ những nhận định về tiềm năng phát triển du lịch nên Cán bộ viên chức của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hậu Giang cùng nhau nghiên cứu và thực hiện đề tài: Đề xuất Giải pháp khôi phục Bảo tồn và Phát huy Chợ nổi Ngã bảy gắn với phát triển Du lịch Sông Nước Miệt vườn. 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan. Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đánh giá tác động qua lại giữa môi trường xã hội với hoạt động du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá” (Đề tài được phê duyệt theo QĐ số 66/QĐ-TCDL ngày 21/01/2005) Trang 1 Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu mô hình phát triển du lịch gắn với giảm nghèo tại các địa bàn dân tộc ít người ở vùng du lịch Bắc Trung bộ” (Đề tài được phê duyệt theo QĐ số 67/QĐ-TCDL ngày 21/01/2005) Đề tài nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước có ngành du lịch phát triển vào Du lịch Việt Nam (Đề tài được phê duyệt theo QĐ số 69/QĐ-TCDL ngày 21/01/2005) Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm” (Đề tài được phê duyệt theo QĐ số 374/QĐTCDL ngày 29/4/2005) Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng, Phú Thọ” (Đề tài được phê duyệt theo QĐ số 376/QĐ-TCDL ngày 29/4/2005) Đề tài khoa học cấp Bộ “Chủ trương và giải pháp để bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị các di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch” (Đề tài được phê duyệt theo QĐ số 171/QĐ-TCDL ngày 16/4/2004) Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu các mô hình về tổ chức và giải pháp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn và quyền lợi cho khách DL ở Việt Nam” do Viện NCPTDL chủ trì. Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa – Lào Cai” do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ chức IUCN thực hiện. Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng tại Trung tâm văn hoá Huyền Trân – thành phố Huế” do Tổ chức phi chính phủ Hà Lan SNV phối hợp cùng đơn vị chủ quản là Công ty cổ phần du lịch Hương Giang thực hiện. Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng tại xã Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên) và xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) tỉnh An Giang”, do Tổ chức Nông dân Hà Lan tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang” do Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Hậu Giang chủ trì. 3. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đề xuất các giải pháp để khôi phục, bảo tồn và phát huy một địa danh du lịch đã từng vang danh một thời và được nhiều du khách thập phương biết đến - chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp. Qua đó, tạo điểm nhấn để phát triển du lịch Hậu Giang. Đồng thời xây dựng một mô hình du lịch đặc trưng của vùng Đồng bằng sông nước. Trang 2 Các mục tiêu cụ thể: – Phân tích quá trình hình thành, phát triển và hiệu quả kinh tế - xã hội của Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp. – Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội của chợ nổi ở kênh Ba Ngàn (địa điểm mới) và Ngã Bảy (địa điểm cũ). – Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để khôi phục, bảo tồn và phát huy chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp với phát triển du lịch sông nước miệt vườn. 4. Phạm vi nghiên cứu. 4.1. Không gian nghiên cứu Vì mục tiêu của đề tài là tập trung nghiên cứu về việc đề xuất các giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị của chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp gắn với phát triên du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nên chúng tôi thực hiện phỏng vấn người dân, khách thương hồ tại khu vực thị xã Ngã Bảy và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lớn tại một số tỉnh, thành phố lân cận của Hậu Giang như: Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp,... và cán bộ chiến sĩ Đội cảnh sát giao thông đường thủy thị xã Ngã Bảy. 4.2.Thời gian nghiên cứu - Số liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu qua các năm 2004 – 2011. - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ 6 2010 – 12/2011 4.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chợ nổi Ngã Bảy như: các yếu tố về kinh tế, văn hóa xã hội, điều kiện sinh hoạt, đời sống của các ghe thương hồ và người dân khu vực lân cận hưởng lợi từ các hoạt động của chợ, các doanh nghiệp lữ hành đã từng đưa khách đến tham quan chợ nổi. Đồng thời, đề tài cũng tập trung nghiên cứu các vấn đề về phát triển du lịch bền vững lấy chợ nổi Ngã Bảy làm điểm nhấn trung tâm. Trang 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC --- --1.1. Khái niệm về chợ nổi và “văn hóa nổi” Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằn chịt, sinh hoạt, đi lại của người dân thời đó chủ yếu bằng các loại phương tiện thủy, nên những chiếc ghe xuồng mang hàng ra chợ đã trao đổi mua bán trực tiếp trên các bến sông, đó cũng chính là thời điểm bắt đầu hình thành “chợ nổi”. Tuy nhiên, khái niệm “Chợ nổi” chỉ xuất hiện khoảng thập niên 70 của thế kỷ trước. Thật ra, từ xa xưa ở Miền Tây nói đến chợ là bao hàm cả chợ trên bờ và dưới sông, tuy nhiên cũng có những nơi chỉ có chợ trên bờ. Cho đến khi các nhà làm du lịch để mắt tới bởi cung cách, hình thức mua bán lạ mắt, hấp dẫn trên mặt nước ngày càng thu hút nhiều khách du lịch thì chợ nổi mới được quan tâm. Những năm 90 của thế kỉ XX, những lúc cao điểm và các dịp mùa màng, lễ, Tết chợ nổi Ngã Bảy có khi đón tiếp khoảng vài trăm khách du lịch đến tham quan mỗi ngày. Theo ông Nhâm Hùng trong tác phẩm “Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long” NXB Trẻ, 2009 có thể lý giải một cách ngắn gọn và đơn giản: “Chợ nổi là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trên sông, người mua và người bán đều dùng các phương tiện thủy trong một khoảng thời gian nhất định”. Ở chợ nổi có đủ các chủng loại hàng hóa từ nông sản đến các mặt hàng nhu yếu phẩm. Chợ nổi được xem là một sản phẩm văn hóa, một “phát minh” vĩ đại của cư dân vùng sông nước Cửu Long, một nét văn minh thương mại độc đáo mà chỉ tồn tại ở vùng đồng bằng sông nước này. Có thể nói, từ hàng trăm năm qua đời sống của con người ĐBSCL luôn gắn liền với hai yếu tố là ruộng vườn và sông nước, chính nó đã tạo ra cho vùng đất này sự trù phú và sung túc tận đến ngày hôm nay. ĐBSCL là hạ nguồn của dòng Mêkông, hàng năm lượng nước đổ về đây đạt 510 tỷ m3 nước. Vì vậy, mặt nước bao la chính là nguồn lực bất tận tạo cho vùng đất này những nét “văn hóa nổi” độc đáo như: Mùa nước nổi, nhà nổi, làng nổi, Cây lúa nổi, Căn cứ nổi, Sân khấu nổi, Chợ nổi,… Tóm lại, “văn hóa nổi” là một bộ phận không thể tách rời của nền văn hóa “miệt vườn sông nước Cửu Long” ngày càng gần gũi, ăn sâu vào đời sống hàng ngày của cư dân miền sông nước. Tuy nhiên, ngày nay tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, phương tiện đi lại phát triển, một số dạng của “văn hóa nổi” đã dần bị mai một. Trang 4 1.2. Sự ra đời và phát triển Chợ nổi Ngã Bảy. 1.2.1. Đào kinh Ngã Bảy và những tác động phát triển. 1.2.1.1. Cụm kinh Ngã Bảy ra đời như thế nào? Vùng Phụng Hiệp xưa người Pháp gọi là cánh đồng sậy, có nhiều voi, vì voi thích ăn sậy. Nhà văn Sơn Nam cho đây là: “Một cánh đồng bát ngát, nước ngọt, không quá thấp như Đồng Tháp Mười, cũng không quá sình lầy nhiễm phèn…” nắm bắt thuận lợi ấy, người Pháp đề ra kế hoạch đào kinh, qui tụ bảy ngã về một mối. Để hình thành cụm kinh Ngã Bảy, trước hết họ đào mở ngay 3 hướng, kinh chính, mang tính chiến lược: - Đào và mở rộng kinh xáng Cái Côn, từ sông Hậu vô sâu 15km. Đây có thể nói là con kinh cái đưa nước ngọt vào và rút nước phèn ra. - Kế tiếp là đào kinh xáng Lái hiếu (còn gọi là Bassac Long Mỹ), nối tiếp kinh xáng Cái Côn dẫn nước tới cánh đồng giáp vùng Long Mỹ, xuyên qua Lung Ngọc Hoàng dài khoảng 25km. - Kinh chiến lược thứ ba: là kinh xáng Phó Đường, hay Quản Lộ Phụng Hiệp dài đến 140km đến bán đảo Cà Mau, đoạn giữa là cụm kinh Ngã Năm. Tỏa ra từ 3 trục kinh xáng lớn này, người pháp xẻ thêm 4 nhánh kinh khác là: kinh mương lộ Sóc Trăng; kinh Xẽo Vông đi về hướng Cần Thơ, bằng cách mở rộng con rạch nhỏ Xẽo Vông. Ngay điểm nối kinh xáng Lái hiếu- Cái Côn- kinh Xẽo Môn được đào nối vô cánh đồng sâu, sau này hình thành khu điền Tây La Bách. Bên vạt đất phía Đông, cá ch trung tâm Ngã Bảy 1 km, một con kinh nối đến vùng Kế Sách được đào mở, gọi là kinh Mang Cá (gần cầu Phụng Hiệp). 1.2.1.2. Tác động từ việc đào kinh Ngã Bảy. Theo tác giả Nhâm Hùng trong báo cáo tham luận: “Sự ra đời và phát triển của Chợ nổi Ngã Bảy” thì chưa có một tài liệu nào đo đạc, công bố chính xác về tổng chiều dài của cụm kinh Ngã Bảy tỏa đi. Thế nhưng, ta có thể ước tính có lẽ phải lên đến trên dưới 300km. Nếu tính số mới mở thêm với hàng trăm kinh nhỏ sau này, thì chiều dài hệ thống kinh chịu ảnh hưởng cụm kinh Ngã Bảy, lên đến vài ngàn km. Ngoài ra, còn phải kể đến phạm vi tác động phát triển về kinh tế- xã hội từ tỉnh Cần Thơ cho đến Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, tính ra đến hàng triệu mẫu đất nông nghiệp. Vào năm 1894, trước khi đào kinh Ngã Bảy diện tích nông nghiệp Cần Thơ là 98 ngàn mẫu, tỉnh Rạch Giá canh Trang 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan