Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề văn 12, đề 2

.DOC
4
160
107

Mô tả:

ĐỀ THI BÁN KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Cơn mưa lớn vào cuối giờ chiều 16/10 kết hợp với nước sông Sài Gòn dâng cao đã khiến hàng loạt tuyến đường tại nội thành và các quận vùng ven TPHCM bị ngập nặng. Dòng nước đen ngòm tràn vào các con hẻm, nhà dân trên đường Lê Văn Lương khiến các hộ dân phải dùng bao cát chặn lối vào nhà, nhiều gia đình phải bê hết đồ đạc lên cao để tránh lũ. Trước đó gần 16h cùng ngày, nhiều nơi ở TPHCM, trong đó khu vực phía Đông, cửa ngõ Sài Gòn thời tiết chuyển xấu, mây đen giăng kín và ngay sau đó, mưa như trút nước ào ạt đổ xuống. Nhiều tuyến đường nhanh chóng ngập nặng khiến xe cộ phải bì bõm vượt qua biển nước. Tại dốc cao trên đường Võ Văn Ngân (từ trường cao đẳng nghề Thủ Đức xuống chợ Thủ Đức), nước mưa cuồn cuộn chảy như “vỡ đê”, đổ xuống khiến nhiều người đi đường té ngã nhưng may mắn được nhiều thanh niên ứng cứu. Tình trạng ngập nặng nhất là tại nút giao giữa đường sắt Bắc Nam với đường Phạm Văn Đồng, Tô Ngọc Vân (giáp giữa 2 phường Linh Đông và Linh Tây, quận Thủ Đức). Nước ngập sâu hơn 1m, “nuốt” cả chiếc xe máy, thậm chí nhiều taxi, xe khách… cũng cùng chung số phận; các chuyến tàu ra vào TPHCM cũng ngưng hoạt động vì đường sắt bị ngập sâu trong biển nước". (Theo Dân trí, ngày 16/10/2016) Câu 1 : Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?( 0,5đ) Câu 2 : Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?( 0,5đ) Câu 3 : Tìm và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn : "Tình trạng ngập nặng nhất là tại nút giao giữa đường sắt Bắc Nam với đường Phạm Văn Đồng, Tô Ngọc Vân (giáp giữa 2 phường Linh Đông và Linh Tây, quận Thủ Đức). Nước ngập sâu hơn 1m, “nuốt” cả chiếc xe máy, thậm chí nhiều taxi, xe khách… cũng cùng chung số phận; các chuyến tàu ra vào TPHCM cũng ngưng hoạt động vì đường sắt bị ngập sâu trong biển nước". (1đ) Câu 4 : Bằng đoạn văn khoảng 5-7 câu, anh ( chị ) hãy đề xuất giải pháp khắc phục hiện tượng được đề cập đến trong đề đọc hiểu .(1đ ) LÀM VĂN (7,0 điểm) “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1 – Trang 88) Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa.” Hãy phân tích đoạn thơ để chứng minh nhận định trên. --------Hết-------- 2 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần đọc hiểu : Câu 1 : Phong cách ngôn ngữ Báo chí Câu 2 : Thuyết minh Câu 3 : Biện pháp nhân hóa trong câu : Nước ngập sâu hơn 1m, “nuốt” cả chiếc xe máy. Tác dụng : Miêu tả độ sâu, nhấn mạnh vẻ dữ dội, nham hiểm của dòng nước lũ. Câu 4 : Về hình thức : Học sinh trình bày trong 1 đoạn văn dung lượng khoảng 5-7 câu , bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát... Về nội dung, đoạn văn cần nêu được ít nhất 1giải pháp khắc phục hiện tượng trên . Sau đây là 1 số gợi ý : + Từ phía các cơ quan chức năng Giải pháp ngăn chặn bằng các công trình chống ngập : xây dựng hoàn chỉnh hệ cống, trạm bơm, đê ngăn triều, nạo vét kênh mương, tôn cao mặt đường, xây dựng hệ thống kênh thoát nước lớn,... Giải pháp giảm nhẹ thiệt hại : xây dựng nhà thích ứng với vùng ngập lụt, xây nhà dân có hồ trữ nước mưa tạm thời, kịch bản ứng phó sự cố để giảm thiệt hại… + Từ phía người dân : Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trồng rừng chống bão lũ, không vứt rác thải bừa bãi ... + Bài học cho bản thân :... Câu 2 : Yêu cầu chung – Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận ý kiến bàn về bài thơ (đoạn thơ), biết vận dụng linh hoạt các thao tác. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi trong diễn đạt. – Về kiến thức: Trên cơ sở kiến thức về nhà thơ, về tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các ý sau: 1. Khái quát – Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm. – Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và ý kiến nhận định. 2. Phân tích đoạn thơ để chứng minh ý kiến 2.1 Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ , hi sinh Họ phải đối mặt với khó khăn, thử thách, mất mát, hi sinh: Ấn tượng đầu tiên của Quang Dũng về người lính Tây Tiến trên con đường hành quân là những bước đi mệt mỏi lẩn khuất như chìm đi trong màn sương dày đặc (sương lấp đoàn quân mỏi). Người lính Tây Tiến phải đối mặt, vượt qua những dốc núi vô cùng hiểm trở với bao gian nan, vất vả: những dốc núi cao như “ngửi” trời xanh, những vực sâu thẳm, những sườn đèo dốc. Khi tái hiện lại những gian khổ đó, nỗi lòng của Quang Dũng đã có điểm gặp gỡ với Lý Bạch trong Thục đạo nan: “Thục đạo chi nan, nan vu hướng thanh thiên” (Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh”). 3 Cái hong vu, dữ dội của núi rừng thường trực, đeo bám người lính Tây Tiến như một định mệnh, luôn hiện hình và đeo bám, hành hạ họ. Dù can trường trong khó khăn nhưng trên con đường hành quân gian khổ đó, đã có những người phải hi sinh bởi những núi cao, vực thẳm. Họ hi sinh trong tư thế vẫn như đang hành quân, vẫn chắc tay súng, vẫn ôm lấy và gục lên quân trang: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. 2.1 Tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Trên đường hành quân vất vả, họ thả hồn mình vào thiên nhiên, để trút bỏ mọi nhọc nhằn thể xác, đắm mình vào thiên nhiên, cảnh vật. Có những phút giây, đoàn quân dừng chân ở một bản làng, quây quần bên những bữa cơm thắm tình quân dân cá nước. Chính khung cảnh đầm ấm đó đã giúp họ xua đi những mệt mỏi, dãi dầu, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh để tin vào ngày mai toàn thắng. Cái nhìn lãng mạn đã nâng đỡ cho ngòi bút Quang Dũng tạo nên màu sắc bi tráng khi nói tới sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Nét đẹp trong tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng trai thủ đô giúp họ có cái nhìn tươi sáng ngay cả trong gian khổ, hi sinh và có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ. (Hs lấy dẫn chứng , phân tích ) 3. Đánh giá chung - Nhận định trên khái quát được nội dung cơ bản của đoạn thơ: Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. - Đánh giá về bút pháp lãng mạn của Quang Dũng trog đoạn thơ Lưu ý : Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm. Những học sinh không biết cách làm dạng đề nghị luận ý kiến bàn về đoạn thơ, phân tích lan man cả khổ thơ hoặc diễn xuôi thì cho không quá 2,5 điểm 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88