Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De thi vao 10 mon ngu van 20162017 hai duong

.DOC
4
392
87

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn văn: ...Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. (Theo Ngữ văn 9, tập 2) a. Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Sáng tác trong hoàn cảnh nào? b. Xác định nội dung cơ bản và nêu ngắn gọn cảm nhận của mình về đoạn văn? Câu 2 (3,0 điểm) Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết: Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Câu thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người? Câu 3 (5,0 điểm) Tấm lòng thủy chung và hiếu thảo của Thúy Kiều qua đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Trích Truyện Kiều - Ngữ văn 9, tập 1) ...........................Hết ............................. Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:....................... Chữ kí của giám thị 1:..............................Chữ kí của giám thị 2:......................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: NGỮ VĂN (Hướng dẫn gồm: 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm chắc hướng dẫn chấm để đánh giá thật chính xác, khách quan, đầy đủ kết quả làm bài của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Trong quá trình chấm thi, cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm nhất là đối với những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1(2,0 điểm) a. b. Nội dung a. - Câu đặc biệt trong đoạn văn: Vắng lặng đến phát sợ. - Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi. - Tác giả: Lê Minh Khuê. - Là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê. Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt. - Nội dung cơ bản của đoạn văn: Diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Phương Định trong khung cảnh dữ dội, chứa đầy sự căng thẳng, nguy hiểm (một lần phá bom). - Giá trị của đoạn văn: + Gợi không khí khốc liệt, đầy hiểm nguy của cuộc chiến tranh. Đây chính là thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất cao đẹp. + Miêu tả tâm trạng nhân vật rất cụ thể, tinh tế; từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát đều có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, lòng dũng cảm, tự tin, đầy kiêu hãnh của Phương Định, của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Câu 2(3,0 điểm) a. Về kỹ năng - Biết cách làm kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. - Lập luận chặt chẽ. - Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức Học sinh cần làm rõ các ý sau: 1 2 Nội dung Điểm Giới thiệu câu thơ và ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 0,25 Khái quát nội dung câu thơ 0,5 Chế Lan Viên đã khái quát mối quan hệ mang tính tất yếu: con dù đã khôn lớn, trưởng thành, dù ở đâu, làm gì cũng vẫn là con của mẹ, do mẹ 3 4 sinh ra, nuôi dưỡng mới thành người. Mẹ dành cả cuộc đời để đồng hành với con: dõi theo, nâng đỡ, yêu thương, bảo vệ con. Câu thơ đã khẳng định một tất yếu trong tình cảm: tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng, tình mẹ yêu con, thương con, lo lắng cho con, đồng hành với con trong suốt cả cuộc đời. Phân tích, đánh giá, bàn bạc, mở rộng vấn đề - Tình mẹ trong cuộc đời mỗi người + Mẹ là người sinh thành: 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. + Mẹ là người quan tâm, chăm sóc, che chở, bao bọc,... từ lúc con còn ấu thơ đến khi trưởng thành; đồng hành với con khi con gặp sóng gió cuộc đời, khi con yếu đuối, mệt mỏi, buồn khổ; nâng đỡ con khi con khó khăn, hoạn nạn,... (Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng). + Mẹ hy sinh cả tuổi trẻ thậm chí cả sự sống của mình để mang lại sự sống, niềm vui, tương lai tốt đẹp cho con. - Cách thể hiện tình thương của mẹ đối với con Mỗi người mẹ bằng tình yêu thương con lại có cách riêng để chăm sóc cho đời sống và tâm hồn con, tạo cho con sự phát triển hoàn hảo nhất: nhắc nhở, động viên khích lệ; trách giận, nghiêm khắc; tin tưởng, khoan dung,... dù bằng cách nào thì các bà mẹ đều có điểm chung là mong muốn tạo cho con những điều kiện tốt nhất để giúp con phát triển trên con đường học làm người và học thành tài. - Thái độ cần có của con đối với mẹ / tình mẹ + Cần cảm nhận được những điều tốt đẹp mẹ mang lại cho con: niềm hạnh phúc được yêu thương, sự bình yên khi được bao bọc, chở che, sự trưởng thành khi được nuôi dạy,... + Sống xứng đáng với những gì con nhận được từ mẹ bằng cách phấn đấu để hoàn thiện bản thân. + Hiếu thảo với mẹ. - Bày tỏ thái độ phê phán những đứa con bất kính với cha mẹ (Học sinh cần có dẫn chứng xác thực, cụ thể trong đời sống để làm rõ các luận điểm) Khẳng định ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người và liên hệ bản thân. 0,75 0,5 0,5 0,25 0,25 Câu 3 (5,0 điểm) a. Về kỹ năng - Biết cách làm kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ. - Kết hợp tốt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh. - Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Du và Truyện Kiều, cần tập trung làm rõ các ý sau: 1 Nội dung Điểm Giới thiệu: khái quát về Nguyễn Du, Truyện Kiều và tấm lòng thủy 0,5 chung, hiếu thảo của Thúy Kiều trong đoạn thơ. 2 2.1. Hoàn cảnh bộc lộ tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều 0,25 - Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. - Một mình đối mặt với không gian cửa biển mênh mông, rợn ngợp. 2.2. Tấm lòng thủy chung: 4 câu thơ đầu 1,25 - Với cha mẹ, ít nhiều Kiều đã đền ơn sinh thành, còn với Kim Trọng, Kiều mang nỗi day dứt, xót xa, tiếc hận vì không thể vẹn tình. - Nhớ lại những kỉ niệm tình yêu với Kim Trọng: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. - Day dứt khi hình dung ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm vò võ ngóng đợi tin tức của nàng: Tin sương luống những rày trông mai chờ. - Xót xa, đau đớn vì cảnh ngộ một mình bơ vơ nơi chân trời góc bể, nhưng tấm lòng với Kim Trọng vẫn không đổi thay, phai nhạt: Bên trời góc bể bơ vơ / Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. 2.3. Tấm lòng hiếu thảo: 4 câu thơ cuối 1,25 - Về bản chất, Kiều vốn là người con hiếu thảo, dù đã bán mình chuộc cha để đền ơn sinh thành nhưng nàng vẫn không nguôi niềm thương nhớ cha mẹ ở nơi xa. - Xót xa khi hình dung ra cảnh cha mẹ đang ngồi tựa cửa ngóng trông con: Xót người tựa cửa hôm mai. - Lo lắng, day dứt vì cha mẹ đã già yếu mà không thể ở bên để chăm sóc: Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ / Sân Lai cách mấy nắng mưa / Có khi gốc tử đã vừa người ôm. 3 2.4. Đánh giá chung 1,25 Nghệ thuật - Từ ngữ chọn lọc, tinh tế, giàu sức biểu cảm và giá trị thẩm mỹ để thể hiện chính xác, sinh động cảm xúc, tâm trạng của Thuý Kiều: tưởng, xót, bơ vơ... - Độc thoại nội tâm, câu hỏi tu từ: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ… - Sử dụng thi liệu cổ (điển tích, điển cố) kết hợp với thành ngữ dân gian: dưới nguyệt chén đồng, quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gốc tử, bên trời góc bể, rày trông mai chờ,... Nội dung: Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Thuý Kiều Lưu ý: Điều đáng quý nhất ở Kiều là dù số phận có bi thảm, đáng thương nhưng nàng vẫn luôn hướng về Kim Trọng bằng tấm lòng thủy chung, hướng về cha mẹ bằng tấm lòng hiếu thảo. Khẳng định: 0,5 + Giá trị nội dung của đoạn thơ. + Tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du. Lưu ý: Học sinh có thể không tách riêng mà kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật nên khi chấm, giám khảo cần linh hoạt trong cách cho điểm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan