Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức đề thi trắc nghiệm đánh giá năng lực giáo viên...

Tài liệu đề thi trắc nghiệm đánh giá năng lực giáo viên

.PDF
7
4655
133

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ: THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN LTĐH - 2015 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHẦN THI NĂNG LỰC GV Câu 1: Theo qui chế thi tốt nghiệp THPTcủa Bộ GD&ĐT (Qui chế 04), học sinh nào sau đây đủ điều kiện thi? A. Được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm trung bình, học lực kém. B. Được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm trung bình, học lực yếu. C. Được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm yếu, học lực yếu. D. Được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm yếu, học lực trung bình. Câu 2: Các mức độ cần đạt được về kiến thức theo yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kỹ năng theo thứ tự từ thấp đến cao là A. Nhận biết; Vận dụng; Thông hiểu; Phân tích; Đánh giá; Sáng tạo. B. Nhận biết; Thông hiểu; Phân tích; Đánh giá; Vận dụng; Sáng tạo. C. Vận dụng; Nhận biết; Thông hiểu; Phân tích; Đánh giá; Sáng tạo. D. Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Phân tích; Đánh giá; Sáng tạo. Câu 3: Theo Điều lệ trường THPT, số học sinh ở mỗi lớp ở cấp THPT có không quá A. 35 học sinh B. 30 học sinh. C. 45 học sinh. D. 50 học sinh Câu 4: Mục đích của hoạt động ngoài giờ lên lớp là A. Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, phát triển nhân cách. B. Rèn luyện phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho học sinh. C. Tạo điều kiện để học sinh phát triển nhân cách. D. Rèn luyện phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho học sinh, Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, phát triển nhân cách. Câu 5: Nội dung nào dưới đây nói về quyền của nhà giáo? A. Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp. B. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường. C. Gian lận trong tuyển sinh , thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học. D. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Câu 6: Sách giáo khoa bắt buộc đối với... A. giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp. B. giáo dục phổ thông. C. giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên. D. giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Câu 7: Theo Điều lệ trường THPT, giáo viên bộ môn có nhiệm vụ: A. Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh. B. Được bảo vệ nhân phẩm danh dự. C. Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. D. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Câu 8: Theo Điều lệ trường THPT, thẩm quyền quyết định thành lập trường THPT Chuyên Sơn La là A. Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La. B. Chủ tịch UBND thành phố Sơn La. C. Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La. D. Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La. Câu 9: Điểm trung bình các môn cả năm được tính như sau: Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học Tạp Chí Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org 1 Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người Facebook: facebook.com/hoahoc.org Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình Câu 10: Theo Điều lệ trường THPT, tổng diện tích mặt bằng của trường (đối với nội thành, nội thị) tính theo đầu học sinh của trường ít nhất phải đạt: A. từ 9m2/học sinh trở lên. B. từ 6m2/học sinh trở lên. C. từ 10m2/học sinh trở lên. D. từ 8m2/học sinh trở lên. Câu 11: Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học là A. Các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, modun). B. Các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, modun). C. Các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, modun). D. Các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, modun). Câu 12: Hồ sơ chuyên môn của giáo viên gồm: A. Bài soạn; sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần, sổ dự giờ thăm lớp; sổ họp. B. Sổ gọi tên và ghi điểm; bài soạn; sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần; sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp). C. Sổ gọi tên và ghi điểm; bài soạn; sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần; sổ dự giờ thăm lớp. D. Bài soạn; sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần, sổ dự giờ thăm lớp; sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp). Câu 13: Theo qui chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT (Qui chế 04), nếu thí sinh mang điện thoại di động vào phòng thi trong thời gian từ lúc phát đề thi đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng) thì sẽ bị xử lý: A. Hủy kết quả thi và cấm thi từ 1 đến 2 năm. B. Bị đình chỉ thi và hủy kết quả của cả kỳ thi. C. Cảnh cáo trước Hội đồng coi thi. D. Nhắc nhở trước phòng thi hoặc trước Hội đồng coi thi. Câu 14: Hội đồng trường của trường công lập họp thường kỳ tối thiểu: A. Một lần trong một năm B. Bốn lần trong một năm C. Ba lần trong một năm D. Hai lần trong một năm Câu 15: Giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá bao nhiêu ngày? A. 3 ngày B. 4 ngày C. 1 tuần D. 5 ngày Câu 16: Nội dung nào dưới đây nói về hành vi nhà giáo không được làm? A. Xuyên tạc nội dung giáo dục. B. Nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo và Bộ luật lao động. C. Hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học khi đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác. D. Không khai lý lịch bản thân. Câu 17: Điều nào trong số những điều sau một giáo viên không nên làm? A. Xin lỗi học trò khi thấy mình sai. B. Tránh cho học sinh điểm kém chừng nào có thể. C. Đòi hỏi một "kỷ luật lí tưởng" trong giờ học. D. Thừa nhận với học trò rằng mình không biết về một vấn đề nào đó và cùng chúng tìm câu trả lời. Câu 18: Theo qui chế thi tốt nghiệp THPTcủa Bộ GD&ĐT (Qui chế 04), thí sinh được phép mang vật dụng nào trong số các vật dụng sau vào phòng thi? A. Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn địa lý, do Nhà xuất bản giáo dục ấn hành. B. Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. C. Từ điển đối với môn ngoại ngữ. D. Máy tính cầm tay có chức năng soạn thảo văn bản và có thẻ nhớ Biên soạn – giảng dạy: ThS Thầy Ngô Xuân Quỳnh ĐT: 0979.817.885 – E_mail: [email protected] CHUYÊN ĐỀ: THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN LTĐH - 2015 Câu 19: Học sinh THPT xếp loại cả năm học lực yếu, hạnh kiểm TB trở lên... A. Chọn 1 trong số các môn có điểm trung bình dưới 5,0. B. Chọn 1 số trong các có ĐTB dưới 5,0 để thi lại. C. Chọn một số môn để thi lại. D. Phải thi lại tất cả các môn có ĐTB dưới 5,0. Câu 20: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm? A. 0,15 miligam/lít khí thở. B. 0,25 miligam/lít khí thở. C. 0,10 miligam/lít khí thở. D. 0,20 miligam/lít khí thở. Câu 21: Học sinh Nguyễn Văn C đang học lớp 10 trường THPT M sử dụng ma tuý đã tự giác khai báo, nhà trường đã buộc nghỉ học 1 năm để cai nghiện và sau đó được tiếp học tập lại lớp 10 nhưng sau đó em C tái nghiện và đã tự giác khai báo. Phương án xử lý nào sau đây là đúng? A. Kỷ luật cảnh cáo và tổ chức giáo dục. B. Đình chỉ học một năm. C. Kỷ luật cảnh cáo và đình chỉ học 1 năm. D. Buộc thôi học. Câu 22: Học sinh A có ĐTBcn đạt 6,5; ĐTB cn môn Toán đạt 7,4; ĐTB cn môn Thể dục chỉ đạt 3,4. Học sinh đó được xếp loại học lực A. Khá B. Kém C. Yếu D. Trung bình Câu 23: Kiểm định chất lượng giáo dục đối với nhà trường là biện pháp chủ yếu để xác định... A. mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. B. mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của nhà trường. C. mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục của nhà trường. D. mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Câu 24: Chuẩn kiến thức - kĩ năng là A. Văn bản qui định thành phần các môn học trong nhà trường; trình tự dạy học các môn trong từng năm, từng lớp; số giờ dành cho từng môn học trong trong cả năm, trong từng tuần. B. Qui định của Bộ GD&ĐT về những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của từng môn học, từng lớp hay hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải có và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. C. Tài liệu được biên soạn để thực hiện các chức năng như cung cấp thông tin, gợi ý giúp giáo viên cách thức tổ chức quá trình hoạt động trên lớp theo những định hướng đổi mới về phương pháp và nội dung dạy học. D. Tài liệu thể hiện một cách cụ thể nội dung, phương pháp giáo dục của từng môn học trong chương trình giáo dục. Câu 25: Theo Điều lệ trường THPT, tổng số thành viên của Hội đồng trường có thể là A. 6 người. B. 12 người. C. 9 người. D. 5 người. Câu 26: Số bài kiểm tra thường xuyên (bao gồm kiểm tra cả chủ đề tự chọn) trong 1 học kỳ với môn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần, ít nhất... A. Do hiệu trưởng qui định. B. 5 lần C. 4 lần D. 3 lần Câu 27: Giáo dục phổ thông bao gồm: A. tiểu học, THCS, THPT, Bổ túc THCS, Bổ túc THPT. B. tiểu học, THCS, THPT. C. mầm non, tiểu học, THCS, THPT. D. trường THCS, trường THPT. Câu 28: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và đào tạo (Quy chế 12) và hướng dẫn tuyển sinh vào THPT của tỉnh Sơn La, học sinh thuộc đối tượng nào trong số các đối tượng sau được cộng 2 điểm khuyến khích trong kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông? A. Người dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của tỉnh. B. Con liệt sĩ. C. Đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 do Sở GD&ĐT tổ chức theo qui định của Bộ GD&ĐT. D. Xếp loại khá ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD&ĐT tổ chức theo qui định của Bộ GD&ĐT. Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học Tạp Chí Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org 3 Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người Facebook: facebook.com/hoahoc.org Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình Câu 29: Người bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn là A. Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo. B. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. C. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. D. Hiệu trưởng nhà trường. Câu 30: Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được ai cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông? A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; B. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện. C. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh; D. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông; Câu 31: Kiểm tra định kỳ gồm các bài kiểm tra: A. Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành 1 tiết trở lên. B. Kiểm tra học kỳ. C. Kiểm tra viết 1 tiết trở lên, kiểm tra thực hành 1 tiết trở lên, kiểm tra học kỳ. D. Kiểm tra viết 1 tiết trở lên, kiểm tra thực hành 1 tiết trở lên. Câu 32: Một trong những tiêu chuẩn để xếp loại hạnh kiểm tốt của học sinh THPT là A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập. B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên. C. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập. D. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập. Câu 33: Theo Qui định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22.10.2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, giáo viên đủ điều kiện đạt chuẩn: A. có tổng số điểm được đánh giá theo Chuẩn là 25 điểm, tất cả các tiêu chí đều đạt 1 điểm. B. có tổng số điểm được đánh giá theo Chuẩn là 35 điểm, có 1 tiêu chí không được cho điểm, 2 tiêu chí được điểm 3. C. có tổng số điểm được đánh giá theo Chuẩn là 40 điểm, có 2 tiêu chí không được cho điểm, 2 tiêu chí được điểm 4. D. có tổng số điểm được đánh giá theo Chuẩn là 30 điểm, có 1 tiêu chí không được cho điểm, 1 tiêu chí được điểm 4. Câu 34: Điểm kiểm tra thường xuyên hình thức tự luận được cho điểm theo: A. Cả số nguyên và số thập phân. B. Phân số. C. Số thập phân. D. Số nguyên. Câu 35: Phiên họp của Hội đồng trường là hợp lệ khi có mặt tối thiểu: A. 3/4 số thành viên B. Tất cả các thành viên C. 2/3 số thành viên D. 1/2 số thành viên Câu 36: Luật Giáo dục 2005 quy định những đối tượng không phải đóng học phí là A. Học sinh tiểu học trường công lập, sinh viên các trường sư phạm, người theo học các khoá đào tạo sư phạm. B. Học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm GDTX. C. Học sinh tiểu học. D. Học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Câu 37: Điểm kiểm tra định kỳ được lấy đến... A. Một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số. B. Một chữ số thập phân và làm tròn theo nguyên tắc 0,25 thành 0,5; 0,75 thành 1. C. Hai chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số. D. Số nguyên. Câu 38: Hạnh kiểm của học sinh THPT được xếp thành các loại sau: A. Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. B. Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. C. Tốt, Khá, Trung bình, Yếu. D. Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu. Biên soạn – giảng dạy: ThS Thầy Ngô Xuân Quỳnh ĐT: 0979.817.885 – E_mail: [email protected] CHUYÊN ĐỀ: THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN LTĐH - 2015 Câu 39: Học sinh đủ các điều kiện như thế nào thì được xét lên lớp? A. Hạnh kiểm, học lực TB trở lên, nghỉ học không quá 45 buổi trong 1 năm học. B. Hạnh kiểm Yếu, học lực TB , nghỉ học không quá 45 ngày trong 1 năm học. C. Hạnh kiểm trung bình trở lên, học lực TB trở lên, nghỉ học quá 45 ngày trong mỗi học kỳ. D. Hạnh kiểm khá trở lên, học lực yếu, nghỉ học không quá 45 ngày trong 1 năm học. Câu 40: Số bài kiểm tra thường xuyên (bao gồm kiểm tra cả chủ đề tự chọn) trong 1 học kỳ với môn học có từ 3 tiết trở xuống đến trên 1 tiết trong 1 tuần, ít nhất: A. 2 lần B. 3 lần C. 5 lần D. 4 lần Câu 41: Kiểm tra thường xuyên gồm các bài kiểm tra A. Kiểm tra miệng, viết dưới 1 tiết, thực hành dưới 1 tiết. B. Kiểm tra miệng, viết dưới 1 tiết. C. Kiểm tra 1 tiết và kiểm học kỳ. D. Kiểm tra viết 15 phút, thực hành. Câu 42: Việc ghi điểm TBcm, xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh vào sổ điểm, học bạ là trách nhiệm của A. Giáo viên chủ nhiệm. B. Tổ trưởng bộ môn. C. Cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. D. Giáo viên bộ môn. Câu 43: Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp học là A. Các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, modun). B. Khái quát về các chủ đề của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, modun). C. Các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập của cấp học. D. Khái quát về các chủ đề của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. Câu 44: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và đào tạo (Quy chế 12) và hướng dẫn tuyển sinh vào THPT của tỉnh Sơn La, một học sinh là người dân tộc Dao có hộ khẩu thường trú ở vùng 1 của tỉnh, đạt giải nhất môn lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9, xếp loại giỏi ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD&ĐT tổ chức theo qui định của Bộ GD&ĐT được cộng bao nhiêu điểm trong kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông? A. 3 điểm B. 4 điểm C. 6 điểm D. 5 điểm Câu 45: Việc nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh là nhiệm vụ của A. Tổ trưởng bộ môn B. Giáo viên chủ nhiệm C. Hiệu trưởng D. Giáo viên bộ môn Câu 46: Tổ chuyên môn sinh hoạt: A. Một tháng một lần. B. Ba tuần một lần. C. Hai tuần một lần. D. Một tuần một lần. Câu 47: Luật Giáo dục hiện hành quy định các đối tượng tham gia Hội đồng trường bao gồm: A. Ban giám hiệu, giáo viên, đoàn thanh niên CSHCM. B. Đại diện tổ chức Đảng, ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đại diện các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng trường, các đơn vị sản xuất và kinh doanh có liên quan. C. Ban giám hiệu và toàn thể giáo viên. D. Ban giám hiệu và Hội cha mẹ học sinh. Câu 48: Nghị quyết của Hội đồng trường có hiệu lực khi được tối thiểu: A. 2/3 số thành viên nhất trí. B. 3/4 số thành viên nhất trí. C. 1/2 số thành viên nhất trí. D. Tất cả các thành viên nhất trí. Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học Tạp Chí Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org 5 Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người Facebook: facebook.com/hoahoc.org Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình Câu 49: Kiểm tra định kỳ gồm các bài kiểm tra: A. Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành 1 tiết trở lên. B. Kiểm tra học kỳ. C. Kiểm tra viết 1 tiết trở lên, kiểm tra thực hành 1 tiết trở lên, kiểm tra học kỳ. D. Kiểm tra viết 1 tiết trở lên, kiểm tra thực hành 1 tiết trở lên. Câu 50: Theo Điều lệ trường THPT, trường trung học có cấp THPT do: A. Sở GD&ĐT quản lý. B. Phòng GD&ĐT quản lý. C. UBND tỉnh quản lý. D. UBND huyện quản lý. Câu 51: Theo qui chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT (Qui chế 04), đối với phần tự chọn (nếu có) trong đề thi, thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn; nếu thí sinh làm bài cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm quy và: A. vẫn được chấm điểm bài làm phần chung và bài làm phần tự chọn mà thí sinh làm trước. B. không được chấm điểm cả hai phần tự chọn. C. hủy kết quả bài thi đó. D. vẫn được chấm điểm bài làm phần chung và cả hai phần tự chọn; lấy điểm phần tự chọn có điểm số cao hơn. Câu 52: Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông: A. vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, kiểm tra, đánh giá. B. vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu cho việc quản lí, chỉ đạo, tổ chức dạy và học. C. vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, tự kiểm tra, đánh giá. D. vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá. Câu 53: Trong những nhiệm vụ sau, nhiệm vụ nào không phải là nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong nhà trường? A. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ. B. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. C. Sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo qui định của Bộ GD&ĐT. D. Đề xuất khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên. Câu 54: Mục tiêu chung của hoạt động hướng nghiệp là: A. Giúp học sinh hiểu mình, hiểu nghề, Giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề. B. Giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề. C. Giúp học sinh phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp đồng thời hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề. D. Giúp học sinh hiểu mình, hiểu nghề. Câu 55: Theo Điều lệ trường THPT, giáo viên có những quyền sau đây? A. Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường. B. Được xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. C. Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày. D. Được quản lý tài chính, tài sản của nhà trường. Câu 56: Số bài kiểm tra thường xuyên ( bao gồm kiểm tra cả chủ đề tự chọn ) trong 1 học kỳ với môn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần, ít nhất... A. Do hiệu trưởng qui định. B. 4 lần C. 3 lần D. 5 lần Câu 57: Học sinh A có ĐTBcn đạt 6,5 ; ĐTB cn môn Toán đạt 7,4 ; xếp loại cả năm môn Thể dục CĐ. Học sinh đó được xếp loại học lực A. Yếu B. Kém C. Khá D. Trung bình Câu 58: Nội dung nào dưới đây nói về tiêu chuẩn của nhà giáo? A. Phẩm chất , đạo đức, tư tưởng tốt. B. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.. C. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. Biên soạn – giảng dạy: ThS Thầy Ngô Xuân Quỳnh ĐT: 0979.817.885 – E_mail: [email protected] CHUYÊN ĐỀ: THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN LTĐH - 2015 D. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học. Câu 59: Chủ tịch Hội đồng kỷ luật của nhà trường là A. Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh B. Chủ tịch Công đoàn C. Hiệu trưởng D. Bí thư Đoàn trường Câu 60: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22.10.2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo qui định 6 tiêu chuẩn đối với giáo viên: A. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp. B. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực quản lý nhà trường; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp. C. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; Năng lực quản lý nhà trường; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp. D. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy hoc; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội. Câu 61: Theo Điều lệ trường THPT, tuổi của học sinh vào lớp 10 THPT từ: A. 15 đến 18 tuổi. B. 14 đến 16 tuổi. C. 15 đến 17 tuổi. D. 14 đến 17 tuổi. Câu 62: Khi hết thời hạn cai nghiện, người được nghỉ học để cai nghiện cần gửi đến cơ sở giáo dục các giấy tờ... A. Đơn xin học tiếp. B. Bản xác nhận hết nghiện của cơ sở cai nghiện hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; bản cam đoan của gia đình về việc tiếp tục theo dõi, phối hợp giáo dục người học không tái nghiện. C. Bản xác nhận hết nghiện của cơ sở cai nghiện hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền. D. Đơn xin học tiếp, Bản xác nhận hết nghiện của cơ sở cai nghiện hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; bản cam đoan của gia đình về việc tiếp tục theo dõi, phối hợp giáo dục người học không tái nghiện. Câu 63: Nội dung nào dưới đây nói về nhiệm vụ của nhà giáo? A. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. B. Giáo dục, GD theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. C. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo. D. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác. Câu 64: Theo Điều lệ trường THPT, nhiệm kỳ của Hội đồng trường là A. 4 năm B. 5 năm C. 1 năm D. 3 năm Câu 65: Theo Điều lệ trường THPT, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể bị xử lý kỉ luật theo hình thức nào sau đây? A. Cảnh cáo trước trường. B. Cảnh cáo ghi học bạ. C. Cảnh cáo trước lớp. D. Cảnh cáo trước chi đoàn. Câu 66: Người có quyền cho học sinh toàn trường tạm thời nghỉ học trong trường hợp thiên tai, thời tiết khắc nghiệt là A. Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo. B. Chủ tịch Công đoàn ngành GD&ĐT. C. Chủ tịch UBND tỉnh. D. Hiệu trưởng nhà trường. Câu 67: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý có bị nghiêm cấm hay không? A. Nghiêm cấm trong trường hợp sử dụng trái phép. B. Không bị nghiêm cấm. C. Không bị nghiêm cấm trong trường hợp đi một đoạn đường dưới 30 km. D. Nghiêm cấm. Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học Tạp Chí Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org 7 Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người Facebook: facebook.com/hoahoc.org
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan