Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại De thi tim hieu ve hop dong lao dong...

Tài liệu De thi tim hieu ve hop dong lao dong

.DOC
9
336
133

Mô tả:

Đây là đề thi về những hiểu biết hợp đồng lao động
Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam ĐỀ THI HIỂU BIẾT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (Thời gian thi: 60 phút) Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm (có 40 câu, trả lời đúng mỗi câu được 01 điểm): Câu 1. Các hình thức hợp đồng? A. Hình thức hợp đồng lao động bằng văn bản. B. Hình thức hợp đồng lao động bằng lời nói. C. Hình thức hợp đồng lao động là do hai bên thỏa thuận. D. Cả A và B đều đúng. Câu 2. Hợp đồng nào dưới đây có thể giao kết bằng lời nói? A. Đối với công việc tạm thời có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng. B. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 12 tháng. C. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng. Câu 3. Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc người sử dụng lao động được thử việc bao nhiêu lần? A. Chỉ được thử việc 01 lần. B. Chỉ được thử việc 02 lần. C. Chỉ được thử việc 03 lần. Câu 4: Theo quy định của pháp luật lao động, tuổi lao động là bao nhiêu? A. Ít nhất đủ 15 tuổi B. Ít nhất đủ 16 tuổi C. Ít nhất đủ 17 tuổi D. Ít nhất đủ 18 tuổi Câu 5. Trong thời gian thử việc người lao động được trả lương như thế nào? A. Mức lương cơ bản. B. Mức lương do hai bên thỏa thuận. C. Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. D. Ít nhất 85% tiền lương của công việc đó. Câu 6. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải báo trước cho bên kia biết ít nhất bao nhiêu ngày? A. Ít nhất 03 ngày làm việc. B. Ít nhất 05 ngày làm việc. 1 C. Ít nhất 07 ngày làm việc. D. Ít nhất 10 ngày làm việc. Câu 7. Người lao động, người sử dụng lao động được chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nào? A. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật lao động 2012. B. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. C. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8. Trường hợp nào sau đây người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? A. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. B. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định. C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. D. Cả A và B đều đúng. Câu 9. Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào? A. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động 2012. B. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. C. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. D. cả A, B, C đều đúng. Câu 10. Việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào? A. Mỗi bên có thể hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước. Khi hết thời hạn báo trước, mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động. B. Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý. C. Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản. Câu 11. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật? A. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết. B. Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. 2 C. Cả A, B đều sai. D. Cả A, B đều đúng. Câu 12. Người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn thì phải thông báo bằng văn bản ít nhất bao nhiêu ngày trước khi hợp đồng lao động hết hạn? A. Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất 30 ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn. B. Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất 45 ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn. C. Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn. Câu 13. Hợp đồng lao động gồm những nội dung nào dưới đây ? A. Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn Hợp đồng lao động. B. Chế độ nâng bậc lương, bảo hiểm xã hội và BHYT. C. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. D. Cả A,B và C đều đúng. Câu 14. Khái niệm Phụ lục hợp đồng ? A. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. B. Phụ lục hợp đồng lao động được xem là bản sao hợp đồng lao động. C. Phụ lục hợp đồng xem là bản Hợp đồng lao động lần thứ hai. D. Cả A,B và C đều sai. Câu 15. Hợp đồng lao động có hiệu lực khi nào? A. Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. B. Kể từ ngày hai bên thoả thuận. C. Kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 16. Loại hợp đồng nào dưới đây không áp dụng thời gian thử việc ? A. Hợp đồng lao động có xác định thời hạn. B. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. C. Hợp đồng lao động mùa vụ D. Cả A, B và C đều sai. Câu 17. Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước bao nhiêu ngày? 3 A. Ít nhất 03 ngày làm việc. B. Ít nhất 05 ngày làm việc. C. Ít nhất 07 ngày làm việc. D. Ít nhất 10 ngày làm việc. Câu 18. Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì Hợp đồng lao động là gì? A. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. B. Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công trong quan hệ lao động. C. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động. D. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Câu 19. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động? A. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. B. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. C. Cả A và B đúng. D. Tự do, bình đẳng, tự nguyện và không trái pháp luật. Câu 20. Những hành vi nào sau đây người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động? A. Giữ tiền đặt cọc, chứng minh nhân dân, văn bằng chính của người lao động. B. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. C. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. D. Cả B và C đều đúng. Câu 21. Trường hợp nào sau đây người lao động được tạm hoãn hợp đồng lao động? A. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. B. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. C. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. D. A, B, C đều đúng. Câu 22. Việc nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 như thế nào? A. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp tạm hoãn theo quy định, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. 4 B. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp tạm hoãn theo quy định, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. C. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp tạm hoãn theo quy định, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Câu 23. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước bao nhiêu ngày? A. Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. B. Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn. C. Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 BLLĐ và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 24. Trường hợp nào dưới đây người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động báo trước 03 ngày? A. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. B. Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. C. Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động. D. Cả A, B và C đều đúng Câu 25. Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải có nghĩa vụ nào sau đây? A. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. B. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định. C. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. D. Cả A, B và C đều đúng Câu 26. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai quy định như thế nào? A. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. B. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. 5 C. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 27. Có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại nào? A. 2 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. B. 3 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động 1 năm và hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm. C. 3 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Câu 28. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào là đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động? A. Người lao động bị kết án tù giam. B. Người lao động bị tam giữ, tạm giam. C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 29. Trong trường hợp nào người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? A. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. B. Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước. C. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc. D. Cả ba trường hợp A, B và C. Câu 30. Trong trường hợp nào người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? A. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng. B. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc. C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. Câu 31. Điều kiện để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? A. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. B. Người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước một khoảng thời gian luật định. C. Cả hai điều kiện A và B Câu 32. Trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? A. Người lao động nữ đang nuôi con từ đủ 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi. B. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép. C. Cả A và B đều đúng. Câu 33. Hậu quả pháp lý trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật? A. Người lao động không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). B. Bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) cho người sử dụng lao động. C. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. D. Cả A, B và C đều đúng 6 Câu 34. Lao động A ký kết 3 hợp đồng với 3 công ty khác nhau với thời hạn như sau: Hợp đồng 1: Từ ngày 15/12/2013 đến hết ngày 14/12/2016. Hợp đồng 2: Từ ngày 20/04/2015 đến hết ngày 19/04/2016. Hợp đồng 3: Từ ngày 10/09/2015 đến hết ngày 09/09/2017. Hỏi trong trường hợp này thứ tự hợp đồng mà người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là như thế nào? A. Hợp đồng 1→Hợp đồng 2→Hợp đồng 3. B. Hợp đồng 1→Hợp đồng 3. Người sử dụng lao động của hợp đồng 2 và hợp đồng số 3 (thời gian không tham gia bảo hiểm của hợp đồng số 3: từ 10/09/2015 đến 14/12/2016) có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. C. Hợp đồng 1→Hợp đồng 3→Hợp đồng 2 D. Chỉ tham gia hợp đồng 1.Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Câu 35: Người lao động không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nào dưới đây: A. NLĐ ốm đau, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc B. NLĐ ốm đau, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc ( trừ trường hợp NLĐ ốm đau, bị tai nạn LĐ đã điều trị 12 tháng liền HĐLĐ không xác định thời hạn, 6 tháng với HĐLĐ từ 12-36 tháng, ½ thời gian đối với HĐLĐ mùa vụ hoặc 1 công việc nhất định dưới 12 tháng mà sức khỏe chưa hồi phục). C. Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp DN chấm dứt hoạt động). D. Cả B và C Câu 36: Trách nhiệm của người SDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ : A. Trong thời hạn 07 ngày hai bên phải thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Trả lại sổ BHXH và các giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ của NLĐ và trợ cấp thôi việc. B. Trong thời hạn 07 ngày làm việc hai bên phải thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.Trả lại sổ BHXH và các giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ của NLĐ và trợ cấp thôi việc. C. Trong thời hạn 10 ngày làm việc hai bên phải thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.Trả lại sổ BHXH và các giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ của NLĐ và trợ cấp thôi việc. D.Trong thời hạn 07 ngày làm việc hai bên phải thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày làm việc.Trả lại sổ BHXH và các giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ của NLĐ và trợ cấp thôi việc. Câu 37: Trách nhiệm của người sử dụng lao động thông báo kết quả về việc làm thử đối với lao động thử việc 60 ngày hoặc 30 ngày theo quy định tại điều 27 luật lao động: A. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động. 7 B. Trong thời hạn 03 ngày làm việc trước khi kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động. C. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động. Câu 38: Người sử dụng lao động chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động: A. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm hoặc có thể quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm khi có sự đồng ý của người lao động. B. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày cộng dồn trong một năm hoặc có thể quá 60 ngày cộng dồn trong một năm khi có sự đồng ý của người lao động. Câu 39: Trường hợp nào sau đây người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đông: A. Chuyển chỗ ở thường trú đến nơi khác, đi lại làm việc gặp nhiều khó khăn; Bản thân phải nghỉ việc để chăm sóc vợ (chồng); bố, mẹ, kể cả bố, mẹ vợ (chồng) hoặc con dưới 12 tháng tuổi bị ốm đau từ 3 tháng trở lên. B. Chuyển chỗ ở thường trú đến nơi khác, đi lại làm việc gặp nhiều khó khăn; Bản thân phải nghỉ việc để chăm sóc vợ (chồng); bố, mẹ, kể cả bố, mẹ vợ (chồng) hoặc con bị ốm đau từ 3 tháng trở lên. C. Tìm được công việc mới với mức lương cao hơn. D. Bị ốm đau, tai nạn. Câu 40: Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động : A. Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động. B. Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi nhiều lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết. C. Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động. Phần 2: Tình huống (Mỗi tình huống trả lời đúng được 10 điểm): Tình huống 1: Chị T làm việc tại Công ty X loại hợp đồng có xác định thời hạn 3 năm, làm công việc may 1 kim, mức lương được trả là 3,034,000 VNĐ và trả vào ngày 15 hàng tháng (tháng, dương lịch). Tuy nhiên, tiền lương hàng tháng chị T được lĩnh bị trễ hơn so với thoả thuận trong hợp đồng lao động. 8 Do đó, qua 03 tháng làm việc chị H quyết định gửi đơn xin nghỉ việc và sau 03 ngày làm việc là chị H đã chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này Anh (chị) cho biết chị H chấm dứt hợp đồng lao động là đúng hay sai? Vì sao? Tình huông 2: Anh P làm việc tại Công ty A theo hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng từ 01/01/2013 đến 31/12/2014. Đến tháng 02 năm 2014 anh P được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Công ty A, nhiệm kỳ 2014-2016 (cán bộ công đoàn không chuyên trách). Ngày 15/12/2014 Công ty A thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng lao động với anh P vào thời điểm 31/12/2014, vì thời hạn hợp đồng lao động giữa Công ty với anh P hết hiệu lực. Anh P đề nghị Công ty gia hạn hợp đồng lao động, nhưng lãnh đạo công ty không giải quyết. Theo anh (chị) việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với anh P là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 3: Chị N làm việc tại Công ty B theo hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng từ 17/10/2012 đến hết ngày 16/10/2015. Đến ngày 18/11/2015, phòng nhân sự Công ty B gọi chị N lên văn phòng công ty và ký hợp đồng có thời hạn 36 tháng tiếp theo (từ 17/10/2015 đến hết ngày 16/10/2018) với chị N vì thời hạn hợp đồng lao động giữa Công ty với chị N hết hiệu lực. Theo anh, (chị) việc công ty B giải quyết thủ tục ký hợp đồng lao động tiếp theo với chị N như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 4: Chị H (25 tuổi) làm việc tại công ty C và đã ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm 2 lần với Công ty C. Hợp đồng thứ 1: có thời hạn từ ngày 20/2/2010 đến hết ngày 19/2/2013 Hợp đồng thứ 2: có thời hạn từ ngày 20/2/2013 đến hết ngày 19/2/2016 Đến ngày 10/02/2016 công ty c gửi thông báo bằng văn bản về thời điểm chấm dứt hợp đồng và đến ngày 19/02/2016, công ty ký tiếp hợp đồng lao động không xác định thời hạn với chị H. Trong trường hợp này công ty C làm đúng thủ tục ký kết hợp đồng lao động với chị H chưa? Vì sao? Phần 3: Tự luận (20 điểm) Hãy nêu các nội dung pháp luật quy định trong hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc? −Hết− 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan