Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Đề thi thử quốc gia môn văn lần 4 năm 2015...

Tài liệu Đề thi thử quốc gia môn văn lần 4 năm 2015

.PDF
6
530
104

Mô tả:

Đề thi thử Quốc gia môn Văn lần 4 năm 2015
ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN Ngày thi: 10 tháng 02 năm 2015 (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2,0 điểm) Đưa người, ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng Bóng chiều không thắm, không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? (Tống biệt hành – Thâm Tâm, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.58) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? Đặt nhan đề cho đoạn thơ? (0,75 điểm) 2. Nhận xét về cách sử dụng thanh điệu trong hai câu thơ đầu? Sự sắp xếp những thanh điệu này góp phần thể hiện được điều gì trong tâm trạng của nhân vật trữ tình? (0,5 điểm) 3. Xác định các biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng? (0,75 điểm) Câu II (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất ”. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ), trình bày suy nghĩ của mình về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay. Câu III (5,0 điểm) Nói về chủ đề của Truyện Tây Bắc, Tô Hoài đã từng tâm sự rằng: “Cuộc đấu tranh giai cấp, riêng ở Tây Bắc mang một sắc thái đặc biệt. Nhìn lướt qua, nơi thế lực phong kiến còn đương kéo lùi đất nước lại hàng trăm năm trước, chúng ta dễ tưởng những cảnh người ở đấy cứ muôn thuở lặng lẽ. Không, ở nơi rừng núi mơ màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng. Họ đã thức tỉnh.” Bên cạnh đó, nhà văn cũng khẳng định: “Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn, rời bỏ được cái ám ảnh tủn mủn, lặt vặt, thường làm co quắp nhân vật, nhỏ bé vấn đề và khung cảnh đi. Không biết cắt nghĩa sao, nhưng tôi cho rằng ngay trong văn xuôi, cần phải đượm hồn thơ, có thế văn xuôi mới trong sáng cất cao”. Từ cảm nhận của mình về tác phẩm Vợ chồng A Phủ, anh/ chị hãy bình luận các ý kiến trên của nhà văn Tô Hoài. ------- Hết --------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (Đáp án gồm có 05 trang) Câu I Ý 1 2 3 II Ngày thi: 10 tháng 02 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Nội dung Điểm 2,0 Đọc đoạn thơ trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm và thực hiện các yêu cầu sau Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể thơ trữ tình để làm bài. - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần nắm bắt được tâm tình của tác giả, hiểu được giá trị biểu đạt của tiếng Việt, thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn trích. Yêu cầu cụ thể - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Đoạn thơ thuộc tác phẩm Tống biệt hành của 0,25 nhà thơ Thâm Tâm – một trong những tác phẩm tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Đoạn thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc buồn bã của người ra đi và người ở lại trong giây phút chia li. - Một cuộc chia li điển hình trong Thơ mới, khi mà các tác giả còn “bâng 0,25 khuâng đứng giữa đôi dòng nước”. - Nhan đề: Giây phút chia li… (có thể có nhiều cách đặt nhan đề khác nhau, 0,25 miễn sao thí sinh thể hiện được khả năng cảm thụ và sáng tạo của mình). - Cách sắp xếp thanh điệu ở hai câu thơ đầu: đa phần là thanh bằng, ở giữa có đan xen nổi lên bốn thanh trắc. Gợi âm điệu dàn trải mênh mang, giúp người 0,25 đọc hình dung được những con sóng lòng dù cuộc chia tay không diễn ra ở bến sông nào. - Tâm trạng của nhân vật trữ tình như những con sóng- những cơn sóng lòng buồn bã đang trào dâng miên man không dứt. Sự tương phản trong cách miêu 0,25 tả ngoại cảnh và tâm trạng là một dấu ấn cá nhân trong Thơ mới. - Các biện pháp tu từ cú pháp: + Điệp cấu trúc. + Câu hỏi tu từ. - Hiệu quả nghệ thuật: Góp phần tạo nên nhịp thơ trào dâng trong lòng người, sự xuất hiện liên tiếp của những câu hỏi tu từ, hỏi không phải để tìm kiếm câu trả lời mà để nhấn mạnh cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc, da diết ngay trong giây phút chia tay. Không cần đến ngoại cảnh tác động, con người mới là vũ trụ để chứa đựng cảm xúc của chính mình. Bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình về ý kiến: “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất” và sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay. 1 0,25 0,25 0,25 3,0 1 2 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài văn nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình để làm bài. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Yêu cầu cụ thể Mở bài (0,25 điểm) + Giáo dục là quốc sách, mỗi cá nhân, gia đình và xã hội đều hướng đến giáo dục như một con đường phát triển bền vững. + Tuy nhiên, con đường phát triển lập nghiệp của mỗi cá nhân lại vô cùng phong phú và đa dạng. Có những người cho rằng: “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất”. Thân bài (2,5 điểm) a/ Giải thích (0,25 điểm) - “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất”: Lập thân là tạo cho mình một sự nghiệp, một tương lai vững chắc, để có chỗ đứng trong xã hội. - Ý kiến này khẳng định không có con đường lập nghiệp nào ngoài thi đỗ vào đại học. b/ Bình luận (1,0 điểm) - Khẳng định ý kiến trên là sai lầm. - Giải thích vì sao? + Vì để tạo sự nghiệp con người có thể đi theo nhiều con đường khác nhau. + Không phải ai cũng có đủ điều kiện, năng lực… để thi vào đại học. + Nghề nghiệp trong xã hội rất đa dạng, mỗi người có thể lựa chọn theo khả năng, sở thích, ước mơ của mình. - Nguyên nhân dẫn đến sai lầm: + Do ảo tưởng về năng lực bản thân. + Do chịu sức ép từ phía gia đình. + Do thiếu kĩ năng lĩnh hội, thu thập, phân tích thông tin cần thiết. + Do chạy theo xu thế… - - c/ Bàn luận, mở rộng vấn đề, lấy dẫn chứng minh họa (0,75 điểm) - Cần có một cái nhìn đa diện về việc lựa chọn nghề nghiệp. - Có rất nhiều người đã không trải qua con đường học đại học, tốt nghiệp đại học nhưng đã rất thành công trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế xã hội: Hồ Chí Minh, BilGate, nhà văn Tô Hoài… - Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay là thường chọn vào những ngành “thời thượng”, “hot”…hoặc tự lập nghiệp theo sở thích, năng lực của mình… + Xu hướng này có nhiều yếu tố tích cực: đáp ứng được nhu cầu tìm việc làm của nhiều người, bảo đảm về tiền lương… + Xu hướng này có những hạn chế: Tạo ra độ vênh giữa các ngành nghề trong xã hội, nhiều người không có năng lực thật sự trong ngành nghề mình theo đuổi, dẫn đến hiệu quả làm việc không cao… 2 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 d/ Liên hệ bản thân và rút ra bài học (0,25 điểm) - Chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân: + Tìm hiểu nhiều nhất có thể những ngành nghề trong xã hội. + Tìm hiểu chính bản thân mình để có hướng đến nghề nghiệp phù hợp. - Chọn nghề nghiệp chính xác là chọn một tương lai vững chắc: Cần quyết tâm làm tốt nghề nghiệp mà mình đã chọn. - Bày tỏ quan điểm của bản thân: + Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh cần bày tỏ quan điểm của chính mình về quan điểm vào đại học, con đường lập thân, sự lựa chọn nghề nghiệp đối với con người hiện đại, và đặc biệt là thế hệ trẻ. + Cần nhận thức rõ quan điểm về nghề nghiệp và sự lựa chọn nghề nghiệp không chỉ quyết định sự thành bại của bản thân mà đó còn là vấn đề của sự phát triển đi lên, bền vững của cả một cộng đồng. 3 III 1 - 2 Kết bài (0,25 điểm) Tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp Cảm nhận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ và bình luận các ý kiến Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh;đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài. - Thí sinh có thể cảm thụ và giải thích theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. Yêu cầu cụ thể Mở bài: Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) - Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú và nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là phong tục tập quán và sinh hoạt đời thường, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, đậm tính khẩu ngữ với lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. - Vợ chồng A Phủ được rút từ tập truyện Tây Bắc, là kết quả của chuyến đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. - Dẫn dắt vào luận đề của đề bài. Thân bài (4,0 điểm) a/ Giải thích (1,0 điểm) - Suy ngẫm thứ nhất: “Cuộc đấu tranh giai cấp, riêng ở Tây Bắc mang một sắc thái đặc biệt. Nhìn lướt qua, nơi thế lực phong kiến còn đương kéo lùi đất nước lại hàng trăm năm trước, chúng ta dễ tưởng những cảnh người ở đấy cứ muôn thuở lặng lẽ. Không, ở nơi rừng núi mơ màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng. Họ đã thức tỉnh.” 3 0,25 0,25 0,25 5,0 0,5 0,25 - Suy ngẫm thứ hai: “Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn, rời bỏ được cái ám ảnh tủn mủn, lặt vặt, thường làm co quắp nhân vật, nhỏ bé vấn đề và khung cảnh đi. Không biết cắt nghĩa sao, nhưng tôi cho rằng ngay trong văn xuôi, cần phải đượm hồn thơ, có thế văn xuôi mới trong sáng cất cao”. → Tác phẩm đã dựng lên bản cáo trạng tội ác của bọn thống lí và nói rộng hơn là của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến miền núi trước Cách mạng tháng Tám. Đồng thời tác giả tập trung phản ánh sức sống tiềm tàng của những người nông dân nghèo khổ như Mị, A Phủ trong quá trình vượt qua thiên la địa võng của khổ đau để đến với khung trời tự do. Đây là tác phẩm tràn đầy tính hiện thực và chứa chan tinh thần nhân đạo. b/ Phân tích những khía cạnh quan trọng của tác phẩm (3,0 điểm) * Giá trị hiện thực của tác phẩm.(1,25 điểm) + Nỗi khổ cực của những thân phận trâu ngựa: Mị, A Phủ. o Con nợ suốt đời: Mị làm dâu gạt nợ nhà thống lí, A Phủ làm công gạt nợ… o Vùi đầu vào công việc: Mị xe đay, cõng nước, thái cỏ ngựa…A Phủ chăn bò, bẫy nhím, săn bò tót… o Bị chà đạp về thể xác và tinh thần (đánh, trói, giam cầm) + Bộ mặt dã man, tàn bạo của giai cấp thống trị. o Cho vay nặng lãi, dùng cường quyền. o Cúng ma, trình ma, dùng thần quyền. * Giá trị nhân đạo (Cái nhìn chứa chan tình cảm nhân ái, đầy chất thơ của tác giả.) (1,75 điểm) + Mị trong đêm tình mùa xuân. o Khung cảnh xuân về, tiếng sáo gọi bạn tình, tiếng chó sủa, lời bài hát… 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 o Mị thức tỉnh, con người quá khứ và con người hiện tại đan xen, đấu 0,5 tranh, giằng xé… + Khát vọng tự do và sự thức tỉnh ở Mị trong trường đoạn cởi dây trói cho A Phủ. o Thương mình: hơ tay thổi lửa o Thương người, bất bình cho người: giọt nước mắt căm tức cha con thống lí Pá Tra. o Cứu người. Chú ý: - Phân tích những yếu tố giàu chất thơ, xen kẽ ngay trong những hiện thực cay đắng nhất: không gian, thời gian, chi tiết, tâm trạng, tính cách, hành động nhân vật… - Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài: phân tích tâm lí nhân vật, sử dụng ngôn ngữ giàu chất tạo hình, xây dựng hình ảnh lặp đi lặp lại có tính biểu tượng… 3 Kết bài: Bình luận những phát biểu của Tô Hoài ( 0,5 điểm) 4 0,25 0,25 0,5 - Hai suy ngẫm của Tô Hoài rất tinh tế và sâu sắc. Nó chứng tỏ khả năng thâm nhập thực tế, tâm hồn, tình cảm của nhà văn dành cho Tây Bắc. - Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm của riêng mình, nhưng cần căn cứ vào văn bản để phát biểu. 0,5 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. - Không cho điểm cao đối với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. - Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. ------------ HẾT ---------Chúc mừng các em đã hoàn thành tốt bài thi !!! 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan