Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Đề thi thử quốc gia lần 1 năm 2015 môn địa lý trường thpt nguyễn thị minh khai, ...

Tài liệu Đề thi thử quốc gia lần 1 năm 2015 môn địa lý trường thpt nguyễn thị minh khai, hà tĩnh

.PDF
4
663
88

Mô tả:

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Địa Lý trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh
ĐỀ THI THỬ 1 NĂM 2015 TRƯỜNG THPT N.T MINH KHAI Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I. (4,0 điểm) 1. Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên nước ta. 2. Giải thích sự khác biệt về khí hậu đông Trường Sơn và Tây Nguyên. Câu II. (6,0 điểm) 1. So sánh địa hình đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao lại có sự khác biệt đó? 2. Trình bày biểu hiện của thiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi ở nước ta. Câu III. (6,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta (1990-2013) Năm 1990 1995 1999 2006 2013 Diện tích (nghìn ha) 6.042 6.765 7.653 7.324 7.900 Sản lượng (nghìn 19.225 24.963 31.393 35.859 44.100 tấn) 1. Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990-2013. 2. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta qua thời kỳ 1990-2013. 3. Nhận xét về sự biến động diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta thời kỳ 1990-2013. Câu IV(4 điểm) 1. Trình bày đặc điểm thiên nhiên đai cận nhiệt gió mùa trên núi. 2. Giải thích tại sao giới động vật tự nhiên nước ta phong phú đa dạng nhưng đang bị giảm sút nghiêm trọng? ---------------HẾT-----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh.................................................. Số báo danh:……………………….. Trang 1 - TRƯỜNG THPT N.T MINH KHAI ĐỀ THI THỬ – 1 NĂM 2015 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Ý 1 I 2 1 II Nội dung Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên nước ta. Ảnh hưởng: - Quy định thiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa… - Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú đa dạng…… - Tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên……… - Nằm trong vùng nhiều thiên tai……. Giải thích sự khác biệt về khí hậu đông Trường Sơn và Tây Nguyên Lượng mưa: - Đông Trường Sơn: Mưa thu- đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới. Thời kỳ này Tây Nguyên là nùa khô: - Tây Nguyên: Mưa vào mùa hạ, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Lúc này đông tRường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió phơn khô nóng. Nhiệt độ: - Có sự chênh lệch giữa hai vùng: Đông trường Sơn nhiệt cao hơn (ảnh hưởng của gió phơn); Tây nguyên nhiệt thấp hơn do ảnh hưởng của độ cao So sánh địa hình đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao lại có sự khác biệt đó? So sánh Giống nhau - Đều được hình thành tạ các vùng sụt võng theo các đứt gãy sâu. - Hình thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ trên vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, hướng nghiêng chung TB-ĐN. Hiện nay cả hai đồng bằng vẫn tiếp tục mở rộng Khác nhau - Nguyên nhân hình thành: ĐBSH do sông Hồng, S.Thái Bình bồi đắp; ĐBSCL do S. Tiền và S. Hậu bồi đắp. - Diện tích: ĐBSH nhỏ hơn ĐBSCL(dẫn chứng) - Độ cao: ĐBSH cao hơn ĐBSCL (dẫn chứng) Điểm 4,0 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 1,0 1,0 6,0 4,0 1,0 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 Trang 2 2 - Địa hình: ĐBSH nhiều ô trũng ngập nước, ruộng bậc cao bạc màu, đòi núi sót cồn cát, bãi bồi, có đê ngăn lũ; ĐBSCL nhiều vùng trũng lớn, gờ đất cao ven sông, cồn cát ven biển, sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Giải thích Sự khác biệt về địa hình của hai đồng bằng do: - Biên độ sụt võng khác nhau (dẫn chứng) - Khả năng bồi tụ khác nhau (dẫn chứng) - Tác động của con người (dẫn chứng) Trình bày biểu hiện của thiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi ở nước ta. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc: + Có 2360 con sông chiều dài trên 10km. + Dọc bờ biển, trung bình 20km gặp một cửa sông. + Sông ngòi nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: + Tổng lượng nước 839 tỷ m3/năm. + Tổng lượng phù sa hàng năm 200 triệu tấn. - Chế độ nước theo mùa: + Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. + Chế độ dòng chảy diễn biến thất thường. 1,0 2,0 1,0 0,5 0,5 6,0 a Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990-2013 Năng suất lúa của nước ta b III c NS = SL/DT (tạ/ha) 1,0 0,5 Đơn vị:(tạ/ha) 0,5 Năm 1990 1995 1999 2006 2013 Năng suất 31,8 36,9 41,0 48,9 55,8 3,0 Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ 1,0 Tốc độ tăng trưởng DT, SL, NS Đơn vị:% Năm 1990 1995 1999 2006 2013 100 112 127 121 131 Diện tích 100 130 163 186 244 Năng suất 116 129 154 175 Sản lượng 100 2,0 Vẽ biểu đồ 2,0 Nhận xét 1,0 - Diện tích, sản lượng, năng suất lúa nước ta 1990-2013 có sự biến động. - Sản lượng, năng suất tăng liên tục, diện tích cũng có xu hướng tăng chung 0,5 nhưng năm 2006 có xu hướng giảm (dẫn chứng) - Tốc độ tăng trưởng của sản lượng cao nhất 299%, đến năng suất 175%, 0,5 thấp nhất là diện tích 131%. Trang 3 1 IV 2 4,0 2,0 0,5 0,5 0,5 Trình bày đặc điểm thiên nhiên đai cận nhiệt gió mùa trên núi. - Độ cao: Miền bắc: 600-700 đến 2600m; miền nam 900-1000 đến 2600m. - Khí hậu: Mát mẻ, không có tháng nào nhiệt trên 250C; Mưa nhiều, độ ẩm tăng. - Đất: + Feralit có mùn: 600m đến 1600-1700m + Đất mùn: Trên 1600-1700m - Hệ sinh thái: Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, nhiều chim thú quý cận nhiệt 0,5 phương bắc. Trên 1600-1700m, rừng sinh trưởng kém, đơn giải về thành phần loài. Giải thích tại sao giới động vật tự nhiên nước ta phong phú đa dạng 2,0 nhưng đang bị giảm sút nghiêm trọng? - Phong phú đa dạng do ảnh hưởng của vị trí dịa lý… Tổng 1,0 - Sự giảm sút nghiêm trọng: Rừng bị tàn phá, săn bắn, buôn bán trái phép, 1,0 ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, chính sách phát triển chưa hợp lý 20,0 ---- ---- Trang 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan