Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 9 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9 có đáp án số 3...

Tài liệu đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9 có đáp án số 3

.DOC
4
77
106

Mô tả:

TRƯỜNG THCS YÊN GIANG ĐỀ THI MÔN: VĂN Thời gian làm bài: 150 phút Người ra đề: Phạm Thị Tú Đề thi: I. Trắc nghiệm (8 điểm) Câu 1 (0,5 đ): Sự việc nào không được kể trong hồi thứ 14 của Hoàng Lê Nhất Thống Trí? a. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế hiệu là Quang Trung b. Quang Trung kéo quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh xâm lược c. Trước khi vào Thăng Long, quân Tây Sơn đã thắng ở Ngọc Hồi. d. Sau khi diệt Trịnh, Nguyễn Huệ đã trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Câu 2 (0,5 đ): Từ “hát” ở câu nào trong những câu dưới đây được dùng theo nghĩa ẩn dụ? a. Câu hát căng buồm cùng gió khơi b. Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng c. Tiếng suối trong như tiếng hát xa d. Trong lời mẹ hát có cánh cò đang bay Câu 3 (0,5 đ): Câu nào là câu ghép a. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. b. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. c. Mẹ thương A Kay, mẹ thương bộ đội. d. Nhóm bếp lửa nghỉ thương bà khó nhọc. Câu 4 (0,5 đ): Hình ảnh “bóng hồng” trong 2 câu thơ sau được sáng tạo bằng biện pháp tu từ gì? “Bóng hồng nhác thấy ở xa Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) a. So sánh b. Nhân hóa c. Ẩn dụ d. Hoán dụ Câu 5 (0,5 đ): Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” cụm từ “câu hát” được nhắc đến mấy lần? a. 1 lần b. 2 lần c. 3 lần d. 4 lần Câu 6 (1,0 đ): Có mấy cơ sở phân loại câu? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 Đó là những cơ sở nào?................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Câu 7 (1,5 đ): Bạn A cho rằng: Kiểu văn bản nghị luận có lập luận giải thích, lập luận chứng minh... Bạn B cho rằng: Có kiểu văn bản nghị luận, có kiểu văn bản giải thích, có kiểu văn bản chứng minh... Em hãy cho biết: a. Bạn A đúng b. Bạn B đúng c. Cả 2 đều đúng d. Cả 2 đều sai Vì sao?............................................................................................................................. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Câu 8 (3,0 đ): Hoàn thành đoạn văn sau về tác giả Chính Hữu. Chính Hữu sinh năm (1).................mất năm (2)......................tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện (3)...........................................tỉnh (4)...............................Năm (5).......................ông gia nhập trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính hữu làm thơ từ năm (6)............... và hầu như chỉ viết về (7)...........................và (8)....................Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc (9)............................ (10)..............................(11)........................Năm 2000, Chính Hữu được nhà tặng (12)........................ (1)................................................................................................................................ (2)................................................................................................................................ (3)................................................................................................................................ (4)................................................................................................................................ (5)................................................................................................................................ (6)................................................................................................................................ (7)................................................................................................................................ (8)................................................................................................................................ (9)................................................................................................................................ (10).............................................................................................................................. (11).............................................................................................................................. (12).............................................................................................................................. II. Tự luận (12 điểm). Câu 1 (5đ): Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim Câu 2 (7đ): “Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh những con người bình thường mà cao đẹp”. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh Thanh niên trong đoạn trích đã học trong chương trình Văn học lớp 9 để làm sáng tỏ nhận định trên. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM I. Trắc nghiệm (8 điểm) Câu Đáp án 1 D 2 A 3 C 4 D 5 D 6 B - Gồm: Phân theo cấu trúc ngữ pháp và phân theo mục đích nói 7 A - Giải thích: Vì giải thích chứng minh là các dạng lập luận trong văn bản nghị luận 8 (1) 1926 (2) 2007 (3) Can Lộc (4) Hà Tĩnh (5) 1946 (6) 1947 (7) Người lính (8) Chiến tranh (9) Cảm xúc dồn nén (10) Ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc (11) Hàm xúc (12) Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật II. Tự luận (12 điểm) Câu Đáp án 1 Trình bày thành một đoạn văm hoặc một bài văn ngắn, nêu được các ý: - Bốn câu thơ cuối là kết tinh những gian khổ thiếu thốn, lòng nhiệt huyết của người lính cách mạng. - Cuộc kháng chiến càng gần về đích vất vả, gian lao càng gần thắng lợi vinh quang đổ máu nhiều - Biện pháp đối lập: những chiếc xe không kính, không đèn, không mui,... vẫn băng băng ra tiền tuyến - Khẳng định tư thế bất chấp hoàn cảnh người lính ra tiền tuyến vì tiếng gọi thiêng liên của đồng bào miền Nam - Cụm từ “trái tim” biểu tượng cho lý tưởng, tình yêu đất nước, vừa là hình ảnh cụ thể của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ 2 - Viết đúng bài văn là một văn bản, đúng yêu cầu thể loại của đề có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lý lẽ và dẫn Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Thang điểm 1,0 0,5 1,0 1,0 1,5 chứng hợp lý - Mở bài: học sinh có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau, có thể thu ý của mình nêu được vấn đề: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nhận định và giới thiệu nhân vật - Thân bài: bám sát nhân vật anh Thanh niên để làm sáng tỏ nhận định: + Hoàn cảnh sống, điều kiện công việc của anh Thanh Niên: làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, sống một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm lạnh lẽo chỉ có cỏ cây và mây núi bao phủ... + Con người bình thường mà cao đẹp. + Là một thanh niên trẻ, vóc dáng nhỏ, dường như không có gì đặc biệt, gặp người lạ cũng luống cuống, đỏ mặt... + Yêu công việc, có trách nhiệm với công việc, ý thức được công việc lao động của mình thầm lặng cống hiến cho đất nước... + Chân thành, cởi mở, yêu thương, quan tâm mọi người, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện, chia sẻ với mọi người... + Khiêm nhường, bình dị có lối sống lành mạnh, trong sáng, lạc quan, yêu đời, giàu nghị lực, biết tổ chức cuộc sống khoa học, ngăn nắp, thích trồng hoa, nuôi gà, đọc sách... + Có quan niệm sống sâu sắc, đúng đắn về công việc, về con người và cuộc sống. - Kết bài: Đánh giá khái quát nhân vật anh thanh niên là một nhân vật điển hình cho những con người lao động bình thường mà cao đẹp đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng người đẹp và là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. 1,0 1,0 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan