Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 7 Đề thi học kì 2 môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 tỉnh thanh hóa...

Tài liệu Đề thi học kì 2 môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 tỉnh thanh hóa

.PDF
4
555
61

Mô tả:

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 (Thời gian 90 phút ) ĐỀ DÀNH CHO SỐ BÁO DANH CHẴN Câu 1 (2.0 điểm) a) Nêu đặc điểm về ý nghĩa của trạng ngữ. Xác định và nêu công dụng của trạng ngữ trong câu sau: “Trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng”. (Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn) b) Xét theo cấu tạo có mấy kiểu liệt kê? Cho ví dụ. Câu 2 (2.0 điểm) Sau khi học xong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” em sẽ cụ thể hóa lòng yêu nước của mình như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu). Câu 3 (6.0 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. (Hết) KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 (Thời gian 90 phút ) ĐỀ DÀNH CHO SỐ BÁO DANH LẺ Câu 1 (2.0 điểm) a) Nêu đặc điểm về hình thức của trạng ngữ. Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu sau và cho biết nó được phân biệt với chủ ngữ, vị ngữ bằng dấu hiệu gì? “Trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng”. (Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn) b) Xét theo ý nghĩa có mấy kiểu liệt kê? Cho ví dụ. Câu 2 (2.0 điểm) Sau khi học xong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em học tập được gì ở Bác cho cuộc sống của em? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu). Câu 3 (6.0 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. (Hết) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Đề chẵn: Câu 1 (2,0 điểm) a) Học sinh nêu đúng đặc điểm về ý nghĩa của trạng ngữ: - Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sực việc nêu trong câu. (0,5 điểm) - Trạng ngữ trong câu: Trong đình. (0,25 điểm) - Công dụng: Chỉ nơi chốn. (0,25 điểm) b) Xét theo cấu tạo có 2 kiểu liệt kê: - Liệt kê theo từng cặp + lấy ví dụ đúng. (0,5 điểm) - Liệt kê không theo từng cặp + lấy ví dụ đúng. (0,5 điểm) Câu 2 (2,0 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: - Về hình thức: HS viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài, không sai lỗi chính tả ngữ pháp cơ bản, không gạch đầu dòng. (0,5 điểm) - Về nội dung: HS có thể tùy theo khả năng của bản thân nhưng về cơ bản nêu được các ý sau: (1,5 điểm) Lòng yêu nước của mỗi người được biểu hiện rất khác nhau theo từng thời kỳ lịch sử của đất nước, theo từng độ tuổi ngành nghề... Với độ tuổi của em, độ tuổi thiếu niên - học sinh em sẽ cụ thể hóa lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời bố mẹ, thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tích cực tham giác các hoạt động phong trào của lớp, trường, đoàn đội phát động... Đề lẻ: Câu 1 (2,0 điểm) a) Học sinh nêu đúng đặc điểm về hình thức của trạng ngữ: - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu; Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. (0,5 điểm) - Trạng ngữ trong câu: Trong đình. (0,25 điểm) - Vị trí: Đứng ở đầu câu, phân biệt với chủ ngữ, vị ngữ bởi dấu phẩy. 0,25 điểm) b) Xét theo ý nghĩa có 2 kiểu liệt kê: - Liệt kê tăng tiến + lấy ví dụ đúng (0,5 điểm) - Liệt kê không tăng tiến + lấy ví dụ đúng: (0,5 điểm) Câu 2 (2,0 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: - Về hình thức: HS viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài, không sai lỗi chính tả ngữ pháp cơ bản, không gạch đầu dòng. (0,5 điểm) - Về nội dung: HS có thể tùy theo khả năng của bản thân nhưng về cơ bản nêu được các ý sau: (1,5 điểm) Học tập được đức tính giản dị của Bác Hồ trong cuộc sống hàng ngày từ ăn mặc giản dị đúng với tuổi học sinh; giản dị trong lời ăn tiếng nói, trong giao tiếp đến bài viết... Câu 3 (6,0 điểm) Chung cho cả đề chẵn và đề lẻ Học sinh đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: * Về hình thức: (2,0 điểm) + Xác định đúng thể loại: nghị luận chứng minh Bố cục 3 phần mạch lạc, luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp. * Về nội dung: (4,0 điểm) Đạt được các ý cơ bản sau: - Mở bài: Thực tế đời sống: môi trường đang ngày càng ô nhiễm nên vấn đề bảo vệ môi trường đang được nhân loại quan tâm bởi: “Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. (0,75 điểm) - Thân bài: Luận điểm 1: Giải thích môi trường là gì: (0,5 điểm) Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Luận điểm 2: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. (2,0 điểm) + Ở thành thị: Khí thải, nước thải làm xấu cảnh quan đô thị ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. + Ở nông thôn: thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật, thiếu hiểu biết về bảo về môi trường làm môi trường sống ngày càng xấu đi, cho năng suất lao động thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây dịch bệnh... + Nạn phá rừng bừa bãi gây lũ lụt, hạn hán kéo dài,... Nạn săn bắt thú vật, thủy hải sản gây mất cân bằng sinh thái, giảm nguồn thủy hải sản cạn kiệt tài nguyên. + Nền công nghiệp phát triển khí thải công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn, khí hậu tăng, băng hai cực tan chảy gây nhiều biến động về thời tiết khí hậu... làm đời sống của con người bị đe dọa. - Kết bài: Khẳng định môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn và khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra... Đó cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. (0,75 điểm)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan