Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 8 đề thi học kì 1 môn vật lý lớp 8...

Tài liệu đề thi học kì 1 môn vật lý lớp 8

.DOC
4
115
149

Mô tả:

ĐỀ THI HỌC KỲ I (2011 - 2012) MÔN: VẬT LÝ 8 Đề chẵn Thời gian: 45 phút (không kể chép đề) I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Tên chủ đề Chuyển động đều và chuyển động không đều (3 tiết) Số câu Số điểm Tỉ lệ Áp suất – Lực đẩy-Sự nổi (6 tiết) Số câu Số điểm Tỉ lệ Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tổng Tính được Vận dụng vận tốc tính thời gian của chuyển động 1 2 1 1 Viết được công thức Ac-si-met và xác định được sự nổi của vật 1 3 2 5 40% 2 3 30% Giải thích Tính được lực các hiện đẩy, trọng lượng tương tự vật khi đặt trong nhiên về áp không khí suất 1 1 10% 1 2 1 2 1 2 20% 1 2 30% 3 7 70% 5 10 100% II. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA 1 Câu 1 (3,0đ): Viết công thức tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật rắn nhúng chìm trong chất lỏng (chú thích đại lượng và đơn vị cho từng đại lượng có trong công thức). Điều kiện nào để vật lơ lửng trong nước ? Câu 2 (2,0đ): Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi? Câu 3 (3,0đ): Một xe máy chuyển động với vận tốc 15m/s. Một chiếc xe ôtô chuyển động với vận tốc 72km/h: a/ Hỏi xe nào chuyển động nhanh hơn ? b/ Nếu cùng khởi hành từ vị trí A đến vị trí B cách nhau 216km thì xe nào đến trước và đến trước bao lâu? Câu 4 (2,0đ): Một vật có trọng lượng riêng là 27000N/m 3. Treo vật vào lực kế rồi nhúng ngập trong nước thì lực kế chỉ 150 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu ? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 III. ĐÁP ÁN Câu 1 (3,0đ): Công thức: FA= d.V, trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3). V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chổ (m3). FA lực đẩy Acsimet (N) (1,5đ) Điều kiện vật lơ lửng: FA = P (1,5đ) Câu 2 (2,0đ): Để tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường( do p = F/S). Vì vậy khi đi không bị lún. Câu 3 (3,0đ) a/ v1 = 15m/s = 54km/h v2 = 72km/h Vậy ôtô chuyển động nhanh hơn xe máy (1,0đ) b/ Thời gian xe máy đi từ A đến B: t1 = s/v1 = 216/54 = 4h (0.75đ) Thời gian ôtô đi từ A đến B: t2 = s/v2 = 216/72 = 3h (0,75đ) Vậy ôtô sẽ đến trước xe máy. Thời gian ôtô đến trước xe máy là t = 4-3 = 1h (0,5đ) Câu 4 (2,0đ ): Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật: FA = Pkk-Pn (0,5đ) Thay vào ta có: dnV = dvV-Pn (0,5đ) Suy ra: V = Pn/(dv-dn) ( 0,5đ) Nhân cả hai vế cho dv ta có P = dv.Pn/(dv-dn) (0,25đ) Thay giá trị ta có P = 238N (0,25đ) ĐỀ THI HỌC KỲ I (2011-2012) MÔN: VẬT LÝ 8 2 Đề lẻ Thời gian: 45hút (không kể chép đề) I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên chủ đề Chuyển động đều và chuyển động không đều (3 tiết) Số câu Số điểm Tỉ lệ Áp suất – Lực đẩy-Sự nổi (6 tiết) Số câu Số điểm Tỉ lệ Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tổng Tính được Vận dụng vận tốc tính thời gian của chuyển động 1 2 1 1 Viết được công thức Ac-si-met và xác định được sự nổi của vật 1 3 2 5 40% 2 3 30% Giải thích Tính được lực các hiện đẩy, trọng lượng tương tự vật khi đặt trong nhiên về áp không khí suất 1 1 10% 1 2 1 2 1 2 20% 1 2 30% 3 7 70% 5 10 100% II. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA 3 Câu 1 (3,0đ): Viết công thức tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật rắn nhúng chìm trong chất lỏng (chú thích đại lượng và đơn vị cho từng đại lượng có trong công thức). Điều kiện nào để vật nổi trong nước? Câu 2 (2,0đ): Tại sao các vật như mũi kim, mũi khoan,dùi người ta thường làm đầu nhọn? Câu 3 (3,0đ): Một xe đạp chuyển động với vận tốc 10m/s. Một chiếc xe ôtô chuyển động với vận tốc 72km/h: a/ Hỏi xe nào chuyển động nhanh hơn ? b/ Nếu cùng khởi hành từ vị trí A đến vị trí B cách nhau 216km thì xe nào đến trước và đến trước bao lâu? Câu 4 (2,0đ): Một vật có trọng lượng riêng là 26000N/m 3. Treo vật vào lực kế rồi nhúng ngập trong nước thì lực kế chỉ 120 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 ĐÁP ÁN Câu 1 (3,0đ) Công thức: FA= d.V, trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3). V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chổ (m3). FA lực đẩy Acsimet (N) (1,5đ) Điều kiện vật nổi khi: P < FA (1,5đ) Câu 2 (2,0đ) - Mũi kim, mũi khoan, dùi có diện tích tiếp xúc nhỏ, áp suất tăng, nên dễ dàng đâm xuyên qua các vật khác. Câu 3 (3,0đ) a/ v1 = 10m/s = 36km/h FA v2 = 72km/h Vậy ôtô chuyển động nhanh hơn xe đạp (1,0đ) b/ Thời gian xe đạp đi từ A đến B: t1 = s/v1 = 216/36 = 6h (0,75đ) Thời gian ôtô đi từ A đến B: t2 = s/v2 = 216/72 = 3h (0,75đ) Vậy ôtô sẽ đến trước xe máy. Thời gian ôtô đến trước xe máy là t = 6-3 = 3h (0,5đ) Câu 4 (2đ): Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật: FA = Pkk-Pn (0,5đ) Thay vào ta có: dnV = dvV-Pn (0,5đ) Suy ra: V = Pn/(dv-dn) (0,5đ) Nhân cả hai vế cho dv ta có P = dv.Pn/(dv-dn) (0,25đ) Thay giá trị ta có P = 202N (0,25đ) 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan