Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 8 đề thi học kì 1 môn sinh học lớp 9...

Tài liệu đề thi học kì 1 môn sinh học lớp 9

.DOC
6
46
143

Mô tả:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2011 - 2012 Môn: Sinh Học 9 (Thời gian làm bài: 45 phút) A. KHUNG ĐỀ MA TRẬN (CHO CẢ 2 MÃ ĐỀ) Vận dụng cấp Vận dụng độ thấp cấp độ cao Chủ đề 1: Xác định được tính Nắm được nội Viết được sơ Chủ đề 1: Các Các thí trạng trội tính trạng dung luật phân ly đồ lai và kết thí nghiệm nghiệm của lặn - viết kiểu gen quả của phép của menđen Menđen lai khi giải bài toán Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu 30% tổng số 33,3% hàng = 1 điểm 167% hàng = 0,5 50% hàng = 1,5 0% hàng = 0 điểm = 3điểm Số ý: 2 ý điểm điểm điểm Số câu: 1 câu Số ý: 1 ý Số ý: 2 ý Chủ đề 2: Nhiểm sắc thể Các nguyên tắc tổng Trình bày được hợp AND (ARN) đặc điểm cấu tạo AND (ARN) 30% tổng số 33,3% hàng = 1 điểm 66,7% hàng = 2 0% hàng = 0 0% hàng = 0 điểm = 3 điểm Số ý: 2 ý điểm điểm điểm Số câu: 1 câu Số ý: 4 ý Chủ đề 3: AND và GEN Trình bày được sự Hiểu được vai phát sinh giao tử ở trò của giảm động vật phân và thụ tinh trong phục hồi bộ NST lưỡng bội của loài, cho chọn giống và tiến hoá. 20% tổng số 0% hàng = 0 điểm điểm = 2 điểm Số câu: 1 câu 50% hàng = 1 điểm 50% hàng = 1 0% hàng = 0 Số ý: 4 ý điểm điểm Số ý: 2 ý Chủ đề 4: Biến dị Các dạng đột biến Cơ chế gây ra đột gen (Cấu trúc NST) biến gen (Cấu trúc NST) Khái niệm về đột biến Hiểu được tác hại và lợi ích vận dụng vào sản xuất và chọn giống, tiến hoá. 20% tổng số điểm = 2 điểm Số câu: 1 câu Tổng số câu: 5 câu = 10 điểm (100%) 25% hàng = 0,5 điểm 50% hàng = 1 điểm 0% hàng = 0 25% hàng = Số ý: 1 ý Số ý: 3 ý điểm 0,5 điểm Số ý: 2 ý Số ý: 5 ý = 2,5 điểm Số ý: 8 ý = 4,5 Số ý: 4 ý = 2.5 Số ý: 2 ý = 0.5 (25%) điểm điểm điểm (45%) (25 %) (5%) B. ĐỀ RA: ĐỀ I Câu 1: (3.0điểm) Trình bày cấu tạo phân tử AND. AND tự nhân đôi theo nguyên tắc nào ? Câu 2: (2.0điểm) Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực (tinh trùng) ở động vật. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh ? Câu 3: (2.0điểm) Đột biến gen là gì ? Có mấy dạng ? Đó là những dạng nào? Hãy nêu nhân gây ra đột biến gen và vai trò của đột biến gen ? Câu 4: (3.0điểm) Phát biểu nội dung định luật phân li của Menđen. Cho lai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá kiếm F1 giao phối với nhau thì kết quả ở F2 sẻ như thế nào? Hãy viết sơ đồ lai trình bày kết quả từ P đến F2 (Cho biết màu mắt chỉ do một nhân tố di truyền quy định). C. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (3.0điểm) * Học sinh nêu được cấu tạo: - Là một axit hữu cơ có kích thước và khối lượng lớn, nặng hàng triệu đvC, dài bằng trăm micrômet. (0.5đ) - Gồm các nguyên tố cơ bản: C, O, H, N và P. (0.5đ) - AND cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng vạn hàng triệu đơn phân là các Nuclêôtít. (0.5đ) - Có 4 loại Nuclêôtít: Ađênin (A), Guanin (G), Xitôzin (X) và Timin (T). (0.5đ) * Nguyên tắc nhân đôi: - Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T hay ngược lại, X liên kết với G hay ngược lại. (0.5đ) - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn) (0.5đ) Câu 2: (2.0điểm) * Học sinh trình bày được cơ chế: - Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần cho vô số các tinh bào bậc 1 (0.25đ) - Các tinh bào bậc 1 thực hiện giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2 (0.25đ) - Các tinh bào bậc 2 thực hiện giảm phân II cho 2 tế bào con (0.25đ) - Các tế bào con phát triển thành các tinh trùng (0.25đ) * Học sinh nêu được ý nghĩa: - Qua giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST đơn bội. (0.5đ) - Qua thụ tinh phục hồi lại bộ NST lưỡng bội của loài đồng thời tạo nguồn biến dị phong phú cho chọn giống và tiến hoá. (0.5đ) Câu 3: (2.0điểm) * Học sinh nêu được: - Khái niệm đột biến gen (Sgk 62) (0.5đ) - Các dạng: Có 3 dạng đột biến gen là: Mất Nuclêôtít, thêm Nuclêôtít và thay thế Nuclêôtít này bằng Nuclêôtít khác. (0.5đ) - Nguyên nhân: + Trong tự nhiên: Phát sinh do rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử AND dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể. (0.25đ) + Nhân tạo: Con người sử dụng các tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến. (0.25đ) - Vai trò: + Khi biểu hiện ra kiểu hình gây hại cho bản thân sinh vật. + Đôi khi là nguồn nguyên liệu quý cho chọn giống và tiến hoá. (0.25đ) Câu 4: (3.0điểm) * Học sinh nêu được định luật: (Sgk trang 9) (0.5đ) * Học sinh giải bài tập: - Học sinh biện luận, quy ước gen: Ví dụ: + Giả sử: Gen A quy định tính trạng mắt đen (0.25đ) Gen a quy định tính trạng mắt đỏ (0.25đ) + Ta có: Kiểu gen AA quy định con cá kiếm mắt đen (0.25đ) Kiểu gen aa quy định con cá kiếm mắt đỏ (0.25đ) - Học sinh viết sơ đồ lai từ P F2. Ví dụ: P(t/c) Mắt đen X Mắt đỏ (1.0đ) AA aa Gp A a F1 Aa Mắt đen X Aa Mắt đen (0.25đ) GF1 A: a F2 1AA 2Aa - Kết quả F2: + Về kiểu gen: 1AA, 2Aa, 1aa (0.25đ) + Về kiểu hình: 3 mắt đen 1 mắt đỏ (0.25đ) A: a 1aa ĐỀ RA: ĐỀ II Câu 1: (3.0điểm) Trình bày cấu tạo phân tử ARN. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ? Câu 2: (2.0điểm) Trình bày quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) ở động vật. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh ? Câu 3: (2.0điểm) Đột biến cấu trúc NST là gì ? Có mấy dạng ? Đó là những dạng nào ? Hãy nêu nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc NST và vai trò của đột biến cấu trúc NST? Câu 4: (3.0điểm) Phát biểu nội dung định luật phân li của Menđen? Cho lai hai giống đậu Hà Lan hoa đỏ thuần chủng lai với đậu Hà Lan hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Khi cho cây đậu F 1 tự thụ phấn thì kết quả F2 như thế nào? Hãy viết sơ đồ lai trình bày kết quả từ P đến F 2 (cho biết tính trạng màu sắc hoa do một nhân tố di truyền quy đinh). ĐÁP ÁP - BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (3.0điểm) * Học sinh nêu được cấu tạo: - Là một axit hữư cơ có kích thước và khối lượng lớn (nhỏ hơn AND) (0.5đ) - Gồm các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N và P (0.5đ) - ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng trăm hàng nghìn đơn phân là các Nuclêôtít. (0.5đ) - Có 4 loại Nuclêôtít cơ bản: Ađênin (A), Guanin (G), Xitôzin (X), Uraxin (U) (0.5đ) * Nguyên tắc tổng hợp: - Nguyên tắc khuôn mẩu: ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của AND (0.5đ) - Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, T liên kết với A, X liên kết với G và ngược lại G liên kết với X. (0.5đ) Câu 2: (2.0điểm) * Học sinh nêu được cơ chế: - Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp cho các noãn nguyên bào bậc 1. (0.25đ) - Các noãn nguyên bào bậc 1 thực hiện giảm phân I cho noãn bào bậc 2 và thể cực thứ nhất. (0.25đ) - Các noãn bào bậc 2 thực hiện giảm phân II cho 1 tế bào trứng và 1 thể cực thứ 2 đồng thời thể cực thứ nhất thực hiện giảm phân II cho 2 thể cực thứ 2. (0.25đ) - Kết quả từ 1 noãn nguyên bào qua giảm phân cho 1 tế bào trứng và 3 thể cực (không đi vào thụ tinh). (0.25đ) * Học sinh nêu ý nghĩa: cho 1 điểm (Đáp án như đề I) Câu 3: (2.0điểm) * Học sinh nêu được: - Khái niệm đột biến cấu trúc NST (Sgk 66) (0.5đ) - Các dạng đột biến cấu trúc NST thường gặp: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. (0.5đ) - Nguyên nhân: + Trong tự nhiên: xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài do các tác nhân lí hoá làm phá vở cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. (0.25đ) + Nhân tạo: Con người sử dụng các tác nhân vật lí, hoá học để gây ra đột biến cấu trúc NST. (0.25đ) - Vai trò: + Đột biến cấu trúc NST gây ra biến đổi về kiểu hình thường gây hại cho bản thân sinh vật. (0.25đ) + Đôi khi là có lợi, là nguồn nguyên liệu cho sinh vật nên là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. (0.25đ) Câu 4: (3.0điểm) * Học sinh nêu được định luật: (Sgk trang 9) (0.5đ) * Học sinh giải bài tập: Đáp án như hướng dẫn ở đề I
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan