Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 8 đề thi học kì 1 môn lịch sử lớp 7...

Tài liệu đề thi học kì 1 môn lịch sử lớp 7

.DOC
5
87
143

Mô tả:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2011 - 2012 Môn: Lịch Sử 7 (Thời gian làm bài 45 phút) I. Khung ma trận: ĐỀ I Vận dụng Tên chủ đề Nhận biết Nước ta buổi đầu độc lập thời Ngô, Đinh - Tiền Lê Nêu được những công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong buổi đầu độc lập và xây dựng đất nước Số câu: 1 Số điểm: 3,5 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) thời Lý Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng (thế kỷ XIII) Tổng số câu Số câu: 1 Tổng số điểm Số điểm: Tỷ lệ % 3,5 Tỷ lệ: 35% Thông hiểu Cấp độ thấp Giải thích được vì sao Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa” trong cuộc kháng chiến chống Tống Số câu: 1/2 Số điểm: 1 Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) thắng lợi Hiểu được những biện pháp tích cực của nhà Trần trong xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng Số câu: 1/2 Số điểm: 2,5 Số câu: 1/2+1/2 Số điểm: 3,5 Tỷ lệ: 30% Tác dụng của những biện pháp đó đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Số câu: 1/2 Số điểm: 1,5 Số câu: 1/2 Số điểm: 1,5 Số câu: 1/2+1/2 Số điểm: 3 Tỷ lệ: 30% Cộng Cấp độ cao Số câu: 1 Số điểm: 2,5 Số câu: 1 Số điểm: 4 Số câu: 3 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% II. ĐỀ KIỂM TRA: Câu 1: (3,5 điểm) Em hãy nêu những công lao to lớn của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước ? Câu 2: (2,5 điểm) Vì sao công cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “Giảng hòa” ? Em hãy phân tích ý nghĩa của cuộc kháng chiến đó ? Câu 3: (4.0 điểm) Nhà Trần đã có những củ trương biện pháp gì để xây dựng quân đội và cũng cố quốc phòng ? Tác dụng của những biện pháp đó ? III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Học sinh trả lời được các ý cơ bản sau: Câu 1: (3,5 điểm) * Ngô Quyền: - Tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại năm 938… chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập…. (0,75đ) - Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập…. (0,5đ) * Đinh Bộ Lĩnh: - Có công lớn trong việc dẹp “Loạn 12 sứ quân” thống nhất đất nước...(0,5đ) - Việc đặt tên nước, chọn Kinh đô….. khẳng định…ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ. (0,5đ) * Lê Hoàn: - Tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi có ý nghĩa to lớn. (0,5đ) - Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những vị anh hùng của dân tộc, được nhân dân ta muôn đời kính trọng và biết ơn sâu sắc. (0,75đ) Câu 2: (2,5 điểm) * Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hòa để đảm bảo mối quan hệ giữa hai nước sau chiến tranh. (0,5đ) - Không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo hòa bình lâu dài. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. (0,5đ) * Ý nghĩa lịch sử: - Đập tân âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống… (0,75đ) - Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững…. (0,75đ) Câu 3: (4 điểm) Những chủ trương, biện pháp củ nhà Trần: * Xây dựng quân đội và quốc phòng: - Quân đội gồm có các đạo: Cấm quân..., Quân các lộ…, ở các làng xã có hương binh. Khi có chiến tranh còn có quân đội và các vương hầu. (0,5đ) - Quân được tuyển dụng theo chính sách “Ngụ binh ư nông”, “Quân cốt tinh nhuệ, không cốt đông”. (0,5đ) - Xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. (0,25đ) - Quân được học binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. (0,5đ) - Cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.... (0,5đ) - Củng cố khối đoàn kết toàn dân. Quan hệ tốt với các nước láng giềng.(0,25đ) * Tác dụng: - Nhà Trần đã xây dựng được lực lượng quân đội thực sự vững mạnh đủ sức bảo vệ đất nước. (0,5đ) - Biên giới được bảo vệ vững chắc, đất nước được bình yên. - Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế… I. Khung ma trận: ĐỀ II Tên chủ đề Nhận biết Cuộc kháng Qua cuộc chiến chống kháng chiến quân xâm chống Tống lược Tống 1075 - 1077 (1075 - rút ra được 1077) thời những nét độc Lý đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt Số câu: 1 Số điểm: 2,5 Sinh hoạt xã Nêu được hội và văn hóa những nét cơ của nước Đại bản trong Việt thời Lý giáo dục và thế kỷ XI - XII văn hóa thời lý thế kỷ XI XII Số câu: 1 Số điểm: 3,5 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỷ XIII) Tổng số câu Tổng số điểm Tỷ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 3,5 Tỷ lệ: 35% Thông hiểu Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao (0,5đ) (0,5đ) Cộng Số câu: 1 Số điểm: 2,5 Số câu: 1 Số điểm: 3,5 Giải thích được nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỷ XIII) Số câu: 1/2 Số điểm: 2 Số câu: 1+1/2 Số điểm: 4,5 Tỷ lệ: 45% Biết phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến thắng xâm lược Mông Nguyên (thế kỷ XIII) Số câu: 1/2 Số điểm: 2 Số câu: 1/2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 4 Số câu: 3 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% II. ĐỀ KIỂM TRA: Câu 1: (2,5 điểm) Qua cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ? Câu 2: (3,5 điểm) Giáo dục và văn hóa thời Lý (thế kỷ XI – XII) phát triển như thế nào ? Câu 3: (4,0 điểm) Vì sao trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỷ XIII) quân dân thời Trần đều giành được thắng lợi ? Em hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này ? III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Học sinh trả lời được các ý cơ bản sau: Câu 1: (2,5 điểm) Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt: - Lý Thường Kiệt có tài thao lược… (0,5đ) - Chủ động tiến công để tự vệ…. (0,5đ) - Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chặn giặc. (0,25đ) - Đánh vào tâm lý giặc…cho đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” (0,5đ) - Bất ngờ đánh mạnh vào doanh trại giặc. (0,25đ) - Chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “Giảng hòa” trong thế thua của giặc. (0,5đ) Câu 2: (3,5 điểm) Giáo dục và văn hóa thời lý: * Giáo dục: (2,0đ) - Năm 1070 Văn miếu được xây dựng ở Thăng Long…dạy học cho các con vua. (0,25đ) - Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. (0,5đ) - Năm 1076 mở Quốc Tử Giám cho con quý tộc vào học. (0,25đ) - Tổ chức một số kỳ thi. (0,25đ) - Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ… Việc xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám đánh đấu sự ra đời của giáo dục Đại Việt.(0,75đ) * Văn hóa: (1,5đ) - Văn học chữ Hán phát triển… (0,25đ) - Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng… (0,25đ) - Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc…đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt…. (0,25đ) - Tiêu biểu: Chùa Một Cột, tượng phật A-di-đà, hình Rồng thời Lý. (0,25đ) - Với những thành tựu về văn hóa nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc – văn hóa Thăng Long. (0,5đ) Câu 3: (4 điểm) * Nguyên nhân thắng lợi: (2,0đ) - Có sức mạnh đoàn kết của toàn dân đánh giặc. (0,5đ) - Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo đến sức dân…tạo nên sự gắn bó giữa triều đình với nhân dân. (0,5đ) - Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. (0,5đ) - Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, chủ động trong cách đánh giặc của vương triều nhà Trần, đặc biệt là tài chỉ huy kiệt xuất của Trần Quốc Tuấn. (0,5đ) * Ý nghĩa lịch sử: (2,0đ) - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông, Nguyên, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.... (0,5đ) - Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược… (0,5đ) - Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam… (0,25đ) - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc bảo vệ đất nước sau này. (0,5đ) - Ngăn chặn ý đồ xâm lược…xuống phía nam…của Mông Cổ. (0,25đ)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan