Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De thi chon doi tuyen sử

.DOC
5
370
54

Mô tả:

De thi chon doi tuyen sửDe thi chon doi tuyen sửDe thi chon doi tuyen sửDe thi chon doi tuyen sửDe thi chon doi tuyen sử
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG CẤP TỈNH LỚP 9 THCS Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (3.5 điểm). Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới? Câu 2 (2.5 điểm). Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã và đang có những tác động như thế nào đối với đời sống của con người? Em có những giải pháp nào để khắc phục những tác động tiêu cực của Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện nay? Câu 3 (6.0 điểm). Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập và hoạt động như thế nào? Nêu vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 4 (6.0 điểm). Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 có những điểm gì mới so với các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Câu 5 (2.0 điểm). Nêu ý nghĩa của Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đối với Cách mạng tháng Tám 1945. …………… Hết …………… Họ tên thí sinh:…………………………………;Số báo danh:………………… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm UBND THÀNH PHỐ KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS, 0 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm có 04 trang) Câu Nội dung Điểm 1 Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới? 3.5 - Do điều kiện quốc tế thuận lợi: đó là sự phục hồi và phát triển chung của nền kinh tế thế giới và những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại…được Nhật Bản áp dụng vào sản xuất… - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật: sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc… - Hệ thống tổ chức, quản lí, hoạt động có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản, năng động, sáng tạo, với năng xuất lao động cao và khả năng cạnh tranh, xâm nhập thị trường rộng khắp (trong nước và thế giới)… - Vai trò quan trọng trong quản lí và điều tiết nền kinh tế của nhà nước: trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng… - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, bài bản, có ý chí vươn lên, cần cù sáng tạo trong lao động, đề cao tính kỷ luật và coi trọng tiết kiệm - Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản ít (Hiến Pháp Nhật Bản quy định không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào phát triển kinh tế… 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 - Nhật Bản tận dụng và phát huy tốt những yếu tố bên ngoài: Tranh thủ nguồn vốn viện trợ của Mỹ, lợi dụng chiến tranh ở Triều Tiên (19501953), chiến tranh Việt Nam (1954-1975) để làm giầu …. 2 0.5 Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã và đang có những tác động như thế nào đối với đời sống của con người? Em có những giải pháp nào để khắc phục những tác động tiêu cực của Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện nay? 2.5 Tác động tích cực: - Cuộc cách mạng KHKT có ý nghĩa vô cùng to lớn, như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu và những đổi thay to lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. - Cuộc cách mạng KHKT đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người; 1 0.5 0.5 - Cuộc cách mạng KHKT đưa loài người bước sang nền văn minh thứ 3- nền văn minh hậu công nghiệp (Văn minh thông tin); đưa tới thay đổi về cơ cấu dân cư, lao động (giảm tỷ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, tăng tỷ lệ dân cư lao động trong dịch vụ)… Tác động tiêu cực: - Cuộc cách mạng KHKT cũng mang lại những hậu quả tiêu cực do con người tạo nên, như: việc chế tạo các loại vũ khí, các phương tiện chiến tranh, quân sự có sức tàn phá và hủy diệt kinh khủng; nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh hiểm nghèo; nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa, sự xuống cấp, tha hóa về đạo đức, lối sống của con người, an ninh, an toàn của con người luôn bị đe dọa… Các giải pháp khắc phục: Ở các tác động tiêu cực khác nhau, học sinh sẽ có những giải pháp khác nhau để khắc phục, không nhất thiết phải đưa ra tất cả các giải pháp cho các tác động tiêu cực. Vì đây là đề mở, tùy giám khảo đánh giá những giải pháp sáng tạo, những ý tưởng tích cực của học sinh để cho điểm. 3 0.5 0.5 0.5 Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập và hoạt động như thế nào? Nêu vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 6.0 Quá trình thành lập và hoạt động Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: - Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về hoạt động cách mạng tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam đang có mặt ở Quảng Châu để thành lập tổ chức Cộng sản đoàn. Tháng 6/1925, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập (tiền thân là Cộng sản đoàn) nhằm lãnh đạo, tập hợp quần chúng đoàn kết đấu tranh chống đế quốc và tay sai. 1.0 - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ (trong đó có Nguyễn Ái Quốc); trụ sở của Hội đặt tại Quảng Châu (Trung quốc); Cơ quan ngôn luận của Hội là Báo Thanh niên (Do Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21/6/1025)… 0.5 - Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng cho Hội. Tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện được in thành cuốn Đường cách mệnh (năm 1927). 0.5 - Đường cách mệnh và Báo Thanh niên đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội VNCM Thanh niên để tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam. 0.5 2 - Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “Vô sản hóa”- đưa hội viên vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền để cùng sống, làm việc và tuyên truyền lí luận cách mạng, chủ nghĩa Mác Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh… - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có tổ chức cơ sở rộng khắp cả nước (thành lập các Kỳ bộ ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) và xây dựng cơ sở trong Việt Kiều ở Thái Lan…, số lượng hội viên ngày càng đông (năm 1928 có khoảng 300 hội viên; năm 1929 có khoảng 1700 hội viên) 1.0 - Tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiến hành Đại hội lần thứ nhất, sau đó những hội viên của Hội đã thành lập hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng - là những tổ chức cấu thành Đảng Cộng sản Việt Nam sau này… 0.5 Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: Dưới sự lãnh đạo của Nguyền Ái Quốc, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có vai trò quan trọng trong việc đào tạo cán bộ cách mạng; tuyên truyền lí luận cách mạng cho quần chúng, giác ngộ quần chúng đấu tranh; chuẩn bị về tổ chức, chính trị, cơ sở, là tiền thân cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này…. 4 1.0 1.0 Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 có những điểm gì mới so với các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? 6.0 Điểm mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào yêu nước trước đó là: - Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh - Phong trào diễn ra với quy mô rộng khắp cả nước từ Bắc vào Nam, từ thành thị tới nông thôn. Mặc dù diễn ra trên địa bàn rộng nhưng phong trào mang tính thống nhất cao. - Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với những hình thức đấu tranh quyết liệt và phong phú: bãi công, biểu tình, bãi khóa, bãi thị, phá đồn điền, phá nhà lao, cao nhất là đấu tranh vũ trang… - Phong trào đã làm tan rã bộ máy chính quyền địch ở nhiều vùng nông thôn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thiết lập chính quyền cách mạng (chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh) đưa ra nhiều chính sách tiến bộ, thẳng tay trừng trị những phần tử phản động ngoan cố. - Qua thực tế phong trào đã hình thành khối liên minh công nhân, nông dân và binh lính, thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất trong tổ chức Hội đồng minh phản dế Đông Dương. - Phong trào cách mạng 1930-1931 mang tính chất cách mạng triệt để, nhằm vào hai kẻ thù chủ yếu là đế quốc và phong kiến tay sai, thực hiện triệt để khẩu hiệu chống đế quốc và phong kiến. 3 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 Nêu ý nghĩa của Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đối với Cách mạng tháng Tám 1945. 2.0 - Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn, phong trào đã làm nâng cao rõ rệt trình độ chính trị và công tác của cán bộ, đảng viên; uy tín của Đảng được mở rộng, chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ trương của Đảng, của Quốc tế cộng sản được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi góp phần cổ vũ, động viên, giáo dục, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu xuyên tạc và hành động phá hoại của kẻ thù, buộc chúng phải nới rộng các quyền tự do, dân chủ cho ta. 1.0 - Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã làm cho tổ chức Đảng được củng cố và phát triển (sau thời kỳ bị khủng bố và đàn áp), đội quân chính trị quần chúng hàng chục triệu người ở thành thị, nông thôn được tập hợp, xây dựng, giáo dục, được tập dượt đấu tranh, đội ngũ cán bộ cách mạng được trưởng thành trong đấu tranh, dày dạn kinh nghiệm… Phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc diễn tập thứ hai (sau phong trào 1930-1931) chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945 sau này. 5 1.0 ………………HẾT……………… Ghi chú: - Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm chính xác, có bố cục chặt chẽ, hợp lý, diễn đạt rõ ràng và trình bày đủ các nội dung theo yêu cầu của hướng dẫn chấm; - Đây chỉ là “hướng dẫn” chấm, có nhiều ý mở trong đề nên giám khảo cần linh hoạt khi chấm những bài làm sáng tạo, cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung lịch sử theo yêu cầu./. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan