Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý dự án Đề tài thẩm định dự án cửa hàng thời trang...

Tài liệu Đề tài thẩm định dự án cửa hàng thời trang

.DOCX
32
1321
119

Mô tả:

Hiện nay khi đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới thì việc ăn gì mặc gì luôn được tất cả mọi người quan tâm không chỉ vậy mặc sao cho đẹp luôn là đề tài của tất cả chị em phụ nữ…Vì khi khoác lên mình một bộ đồ thể hiện được phong cách cũng như đẳng cấp của người mặc nó cũng thể hiện được phần nào vị trí xã hội của người mặc đang nắm giữ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KINH TẾ  MÔN: THỰC HÀNH THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Đềề tài: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CỬA HÀNG THỜI TRANG Mục lục I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN........................................................................................3 1. Ý tượng dự án.................................................................................................3 2. Khái quát về cửa hàng...................................................................................3 a. Tên dự án......................................................................................................3 b. Vị trí đầu tư...................................................................................................3 c. đầu tư............................................................................................................3 d. Quy mô đầu tư..............................................................................................3 e. Dịch vụ kinh doanh.......................................................................................3 f. Sản phẩm.......................................................................................................3 g. Thời gian đầu tư:...........................................................................................3 3. Mô tả sản phẩm và dịch vụ...........................................................................4 a. Sản phẩm:......................................................................................................4 b. Dịch vụ:.........................................................................................................4 II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG...........................................................................4 1. Tổng quan về thị trường................................................................................4 2. Phân tích khách hàng....................................................................................6 3. Phân tích đối thủ cạnh tranh........................................................................7 4. Phân tích SWOT............................................................................................8 III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT.............................................................................9 1. Mục tiêu của dự án.........................................................................................9 2. Mục tiêu khách hàng......................................................................................9 3. Kỹ thuật thực hiện.......................................................................................10 IV. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH...........................................................................12 1. Đầu tư ban đầu...............................................................................................12 2. Chi phí nhập hàng..........................................................................................13 3. Khấu hao........................................................................................................14 4. Doanh thu.......................................................................................................14 1 5. Tiền lương nhân viên.....................................................................................14 6. Chi phí quản lý...............................................................................................14 7. Lịch vay và trả nợ..........................................................................................14 8. Vốn lưu động.................................................................................................15 9. Báo cáo thu nhập dự trù:.................................................................................15 10. Báo cáo ngân lưu theo hai quan điểm:...........................................................15 V. PHÂN TÍCH RỦI RO.......................................................................................16 1. Phân tích độ nhạy...........................................................................................16 1.1 Phân tích độ nhạy 2 chiều........................................................................16 1.2 Phân tích độ nhạy 2 chiều........................................................................16 2. Phân tích kịch bản..........................................................................................17 KẾT LUẬN.............................................................................................................18 1. Đánh giá dự án...............................................................................................18 2. Những khó khăn khi thực hiện dự án:............................................................19 3. Một số rủi ro và giải pháp khi thực hiện dự án:.............................................19 4. Đề xuất:..........................................................................................................19 2 I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN 1. Ý tượng dự án Hiện nay khi đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới thì việc ăn gì mặc gì luôn được tất cả mọi người quan tâm không chỉ vậy mặc sao cho đẹp luôn là đề tài của tất cả chị em phụ nữ…Vì khi khoác lên mình một bộ đồ thể hiện được phong cách cũng như đẳng cấp của người mặc nó cũng thể hiện được phần nào vị trí xã hội của người mặc đang nắm giữ. Thời trang luôn là ngành mà giới kinh doanh quan tâm vì mức lợi nhuận mà nó đem lại rất lớn nhưng để tạo được tiếng vang lớn hay chỉ là tồn tại trong ngành này thì chúng ta cần phải thực sự am hiểu về nó và có duyên với nó. Hiện nay số lượng các cửa hàng thời trang tại TP Hồ Chí Minh ngày càng nhiều trên khắp các con đường, các chợ, trung tâm thương mại lớn nhỏ. Chính vì vậy phải tìm được sự khác biệt trong từng sản phẩm của mình, tìm được hướng đi riêng, tạo một dấu ấn trong lòng khách hàng. Vậy nên, nhóm đã chọn cửa hàng thời trang cao cấp để tạo nên một dấu ấn riêng biệt trong lòng khách hàng. 2. Khái quát về cửa hàng a. Tên dự án CỬA HÀNG THỜI TRANG b. Vị trí đầu tư Quận 3, TP Hồ Chí Minh c. Chủ đầu tư Bà: Nguyễn Hồng Loan d. Quy mô đầu tư Quy mô đầu tư của dự án là: 50m2 e. Dịch vụ kinh doanh Bán tại cửa hàng và giao hàng tận nơi f. Sản phẩm Quần áo, váy, đầm, phụ kiện… g. Thời gian đầu tư:  Năm 2016  Thời gian hoạt động dự án: 5 năm từ năm 2017 3. Mô tả sản phẩm và dịch vụ 3 a. Sản phẩm: Sản phẩm chính là váy, đầm, áo kiểu… do cửa hàng mở ra để phục vụ rất nhiều khách hàng khác nhau nên mẫu mã rất đa dạng như vậy mới đáp ứng được nhu cầu khác nhau của khách hàng. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm luôn được quan tâm hàng đầu. Vải được lựa chọn kỹ càng để phù hợp với từng kiểu váy khác nhau cũn như phù hợp với từng mùa. Tất cả cả các đường may, cắt được làm mọt cách tỷ mỉ từ các thợ may, luôn cập nhật mẫu mới nhất. Ngoài ra, còn nhập khẩu các mẫu mã mới từ nước ngoài đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhất. b. Dịch vụ: Cửa hàng có một đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng, chuyên nghiệp với mục tiêu đem lại cho khách hàng sự hài lòng nhất, giao hàng tận nơi, coi khách hàng là số 1 không nói không với khách hàng. Đến với cửa hàng bạn có tìm cho mình một phong cách riêng, từ phong cách teen cho những bạn yêu chuộng sự dễ thương, nhí nhảnh, hay phong cách sexy cho những bạn trưởng thành. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn phong cách tomboy cho những cô nàng muốn thể hiện cá tính. II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 1. Tổng quan về thị trường Trong những năm gần đây thị trường thời trang Việt Nam đặc biệt là mặt hàng quần áo phát triển vượt bậc cả về chất lẫn lượng. Hàng loạt các thương hiệu thời trang dành cho nữ ra đời cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của khách hàng là nữ, với nhiều phân khúc khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Nếu như những năm trước đây phân khúc thời trang nữ cao cấp dành cho giới nhà giàu bị độc chiếm 4 bởi các đại gia đến từ nước ngoài như Valentino, Chanel, Calvin Klein,… thì trong những năm gần đây một số thương hiệu trong nước cũng đưa ra một số nhãn hiệu cao cấp với chất lượng và giá vô cùng cạnh tranh như thương hiệu ELISE, EVY, An Phước… Đối với phân khúc thời trang dành cho giới trẻ thì một số công ty trong nước cũng chiêm một thị phần đáng kể và tạo được sự tin cậy và yêu thích của khách hàng. Có thể nói rằng cuộc chiến giành thị phần trong thị trường thời trang nữ ngày càng diễn ra mạnh liệt và khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm một bộ cánh phù hợp với mình. Có thể tóm tắt đặc điểm thị trường thời trang nữ Việt Nam nữ như sau: - Sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu khác nhau của khách hàng. Kiểu dáng phong cách và chất lượng ngày càng được các công ty quan tâm. Tuy nhiên các thiết kế của doanh nghiệp trong nước còn khá đơn điệu và sơ sài chưa thật sự đáp ứng được thị hiếu thời trang của khách hàng đặc biệt là khách hàng cao cấp. Vì vậy, các khách hàng này có xu hướng sử dụng các sản phẩm ngoại. - Hệ thống các cửa hàng và kênh phân phối trang phục dành cho nữ ngày càng nhiều và phân bố đều ở khắp các tỉnh thành trong nước. Cùng với chuyện nữ giới đi spa, đi thẩm mỹ,… thì cửa hàng thời trang với biển hiệu dành riêng cho nữ cũng đang mọc lên ồ ạt. - Các hoạt động quảng cáo khuyến mại chưa thu hút sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, mức độ tác động dối với khách hàng mục tiêu chưa cao và thực sự hiệu quả. 5 2. Phân tích khách hàng Trước khi tiến hành một chiến dịch tiếp thị, một điểu rât quan trọng là các doanh nghiệp phải biết sơ bộ về diện mạo khách hàng, cái mà sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được thị trường mục tiêu. Một vài đặc điểm này có thể là: Những khách hàng này nghĩ như thế nào? Họ cần cái gì? Nếu họ bị tác động bởi môi trường sống của họ, những động cơ mà họ quyết định mua các sản phẩm khác nhau. Toàn bộ các diện mạo và đặc tính này chính là hành vi tiêu dung của khách hàng. Hành vi tiêu dung của khách hàng có thể định nghĩa: “Hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo Klaus G.Gurnet and Jerry C.Olson, có 3 khái niệm rất quan trọng trong định nghĩa này. Thứ nhất là “năng động”, nó có nghĩa là hành vi tiêu dùng của khách hàng là luôn thay đổi. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ý kiến của khách hàng mục tiêu của mình một cách thường xuyên bởi vì qua thời gian thì các thông tin chung về khách hàng thay đổi. Thứ hai là “sự tương tác” là các diện mạo cái mà cần thiết phải nghiên cứu trong hành vi tiêu dùng của khách hàng, có thể thấy một vài diệ mạo: Khách hàng nghĩ cái gì? Những thứ mà khách hàng muốn hoặc những sự kiện môi trường nào có ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng. Thứ ba là “sự thay đổi” là sự thay đổi của con người. Ví dụ: khách hàng thường thì sẽ bị thuyết phục bởi các lý lẽ logic hoặ các cảm nhận hoặc bị hấp dẫn bởi các vật tượng trưng cụ thể. Khi hiểu được những thông điệp này sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược tiếp thị phù hợp. Mỗi khách hàng, mỗi độ tuổi đều có sở thích, thị hiếu khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải nắm băt xu hướng với mọi độ tuổi, nắm bắt được nhu cầu của họ. 6 3. Phân tích đối thủ cạnh tranh Ngày nay trong kinh doanh, các doanh nghiệp chỉ mới hiểu được các khách hàng của mình thôi là chưa đủ để thành công. Họ còn phải am hiểu về các đối thủ cạnh tranh của mình nữa, để có thể hoạch định các chiến lược marketing cạnh tranh có hiệu quả. Doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh sản phẩm, giá cả, phân phối và cổ đông bán hàng với đối thủ trực tiếp. Trong cách này, có thể xác định các lĩnh vực cạnh tranh thuận lợi và bất lợi. Doanh nghiệp có thể tung ra nhiều cuộc chiến công trực diện vào đối thủ cũng như chuẩn bị phòng thủ mạnh mẽ hơn chống lại các đợt tấn công của chúng. Không có chiến lược nào tốt nhất cho mọi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải xác định cái gì có ý nghĩa nhất trong chức năng hoạt động của mình, các cơ hội và các tiềm năng của mình. Ngay cả trong một donh nghiệp, các chiến lược có thể được hoạch định khác nhau theo các đơn vị kinh doanh chiến lược hoạc các sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp. Những người làm marketing cần nắm rõ năm vấn đề về đối thủ cạnh tranh: - Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp? Chiến lược của họ như thế nào? Mục tiêu của họ là gì? Các điểm mạnh và điểm yếu của họ như thế nào? Cách thức phản ứng của họ ra sao? 7 4. Phân tích SWOT Để kinh doanh hiêu quả, ngoài việc am hiểu, tìm hiểu thị trường và đối thủ, kế hoạch marketing là bước tiếp theo, giúp bạn từng bước thực hiện hóa ý tưởng kinh doanh thời trang của mình. Thông qua kế hoạch marketing, bạn có thể hiểu hơn về công việc kinh doanh sắp tới, về khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Dù bạn kinh doanh trực tuyến, hay cửa hàng, với kế hoạch marketing, bạn sẽ dự toán ngân sách marketing và có cách phân bố hợp lý cùng nhiều lợi ích khác. Phân tích SWOT với S (Streangths): những điểm mạnh mà công việc kinh doanh dự định của bạn sẽ phát huy được. Điểm mạnh có thể xuất phát từ nguồn hàng chất lượng như hàng VNXK, hàng nhập khẩu hay sản phẩm handmade, giá bán cạnh tranh, kiểu dáng phong phú phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, cùng với điểm mạnh từ bản thân công việc kinh doanh quần áo mà bạn có được, vẫn tồn tại những hạn chế, điểm yếu – W (Weakness) như thiếu kinh nghiệm quản lý cửa hàng, chưa sử dụng phương tiện truyền thông và chưa có khả năng thuyết phục khách hàng tin tưởng vào ý tưởng kinh doanh cũng như sản phẩm này. Thị trường thời trang trực tuyến rất phát triển với nhu cầu mua sắm sản phẩm của đối tượng nữ giới cao và nam giới cũng có nhu cầu mua các sản phẩm thời trang. Đây chính là một trong những cơ hội – O (Opportunites) mà bạn có thể tận dụng để phát triển. Bên cạnh đó, thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển, công nghệ thiết kế website bán hàng, truyền thông, vận chuyển ngày một tiến bộ,… là những cơ hội rất tốt để bạn phát triển công việc kinh doanh sau này. Đối với những mối đe dọa – T (Threats) mà bạn sẽ gặp phải có thể xuất phát từ các đối thủ cạnh tranh – những thương hiệu thời trang nổi tiếng như 8 Ivy Moda, Nem,… cho đến những cửa hàng thời trang online… Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử cũng tạo ra những mối lo nếu bạn không hiểu rõ và làm chủ công nghệ mới. Từ những thông tin có được từ việc phân tích SWOT, bạn sẽ hiểu hơn về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà mình sẽ gặp phải khi bắt tay vào kinh doanh thời trang trực tuyến. Từ đó quyết định đến chiến lược marketing sau này của bạn. III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 1. Mục tiêu của dự án  Thu lợi nhuận cho chủ đầu tư.  Phục vụ nhu cầu về thời trang cho các bạn nữ.  Cung cấp các sản phẩm đẹp, chất lượng, mẫu mã trẻ trung, hợp thời trang, kiểu dáng đa dạng mang chút cá tính phù hợp với đa số các bạn nữ.  Tạo không gian để khách hàng có thể đến và thoải mái lựa chọn những bộ cánh mình ưng ý nhất. 2. Mục tiêu khách hàng.  Khách hàng là thượng đế.  Lắng nghe và tư vấn khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.  Tạo tâm lý thư giãn cho khách hàng khi đến mua sắm ở cửa hàng.  Tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.  Tạo được uy tín đối với khác hhàng. 9 3. Kỹ thuật thực hiện  Xác định đối tượng khách hàng Trước khi tiến hành mở cửa hàng và đi vào kinh doanh thì việc phân khúc rõ đối tượng khách hàng là rất quan trọng. Khách hàng mà mình muốn hướng đến là ai, và ai sẽ là khách hàng tiềm năng của cửa hàng. Đó là những phụ nữ trẻ trung và hiện đại có gu thẩm mỹ (sinh viên hoặc đã đi làm) có độ tuổi từ 18 – 35 tuổi.  Địa điểm kinh doanh Khách hàng mà cửa hàng hướng đến là sinh viên và những người đã đi làm. Vì thế, địa điểm để đặt cửa hàng là rất quan trọng. Nên địa điểm kinh doanh phải thỏa mãn một số yêu cầu dưới đây: - Vị trí mặt tiền gần trường học, văn phòng, công sở. Là nơi có đông người qua lại, giao thông thuận tiện hay địa điểm tập trung nhiều cửa hàng quần áo thời trang. - Vỉa hè rộng rãi thuận tiện cho việc đỗ xe của khách hàng. - Dễ dàng tìm kiếm.  Tìm nguồn cung ứng Hàng đẹp và chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất để thu hút khách hàng cho dù giá có cao hơn chút. Vì thế, ngay từ đầu vào thì cửa hàng đã chú trọng trong việc lựa chọn sản phẩm một cách kỹ càng, từ chất liệu, kiểu dáng, độ bền tất cả phải luôn là tốt nhất tương xứng với số tiền mà khách hàng bỏ ra, tạo niềm tin tưởng lớn cho khách hàng. Do đó, cửa hàng sẽ khảo sát để tìm ra các mối hàng có uy tín trên thị trường hiện nay để chọn lọc những sản phẩm tốt nhất. 10  Thiết lập gian hàng ảo - Mở gian hàng trên mạng xã hội Facebook: Chia sẻ, quảng cáo với mọi người, cập nhật sản phẩm lên shop. - Thiết lập tài khoản ngân hàng - Niêm yết giá cả - Thiết lập cách giao hàng và thanh toán: Ship hàng COD toàn quốc đối với khách hàng ở xa, đối với khách hàng gần tùy theo khoảng cách và khu vực mà phí ship sẽ khác nhau 20k, 30k, …, thanh toán chuyển khoản qua thẻ ngân hàng.  Đăng ký kinh doanh - Theo quy định tại khoản 2, Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2014, hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên trên 10 lao động phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. - Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp:  Chuẩn bị hồ sơ nộp cho phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.  Làm thủ tục khắc dấu  Sau khoảng 7 ngày tính từ ngày có giấy phép, cửa hàng làm thủ tục kê khai thuế ban đầu tại Cơ quan thuế Quận 3  Quảng cáo thu hút khách hàng - Quảng cáo trên mạng xã hội: Những ai thích và chia sẻ những sản phẩm của cửa hàng trên trang cá nhân của mình sẽ được giảm 10% trên sản phẩm. - Phát card visit, tờ rơi. 11 - Chương trình khuyến mại: Giảm giá 30% trong 3 ngày đầu khai trương, các ngày lễ như: 8/3, 20/10, 14/2, Noel, Tết dương lịch…. Phát hành thẻ khách hàng thân thiết (tích điểm giảm giá). Trong dài hạn, cửa hàng tiến hành chiết khấu giảm 5%, 10%, 15% giá tùy theo điểm tích lũy cho khách hàng có thẻ, khách hàng trung thành hay giảm cho những khách hàng mua IV. với số lượng lớn để khuyến khích nhu cầu mua của khách hàng. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1. Đầu tư ban đầu Do cửa hàng năm trong trung tâm của quận 3,TP HCM nên mặt bằng được thuê với giá 30 triệu đồng/ tháng. Đặt cọc 6 tháng và sẽ được hoàn trả vào năm thanh lý ngoài ra trước của hàng còn có chỗ rộng rãi cho khách để xe.  Chi phí sữa chữa mặt bằng: do mặt bằng đi thuê lại nên phải trang trí lại và lặp láp các thiết bị để phục vụ việc bán hàng hết 50 triệu đồng.  Đầu tư máy móc thiết bị: cửa hàng sẽ được xây dựng và lắp láp trong vòng 1 năm ( năm 0) Số lượng (cái) Đơn giá (triệu đồng) Camera 2 9 Giá treo đồ 8 3 Manơcanh 11 1 Cửa kính 1 15 Máy điều hòa 2 10 Kệ gỗ 4 2,5 12 Chi phí khác: Ước tính hàng tháng bao gồm các khoản sau: - Chi phí thuê cửa hàng online: 2 triệu đồng - Chi phí điện nước 1,5 triệu đồng - Chi phí vận chuyển hàng 1 triệu đồng - Chi phí sữa chữa và bảo trì 1 triệu đồng Các chi phí trên ước tính cho năm đầu hoạt động (năm 1), sau đó mỗi năm tăng dự kiến tăng theo tỷ lệ lạm phát. 2. Chi phí nhập hàng Loại Váy Áo kiểu Áo khoác Chân váy Quần jean dài Quần jean short Số lượng (chiếc) 60 40 20 40 50 30 Số lần nhập/ tháng 3 4 2 3 4 2 Giá 1 cái (ngàn đồng) 150 150 180 140 180 120  Giá bán, sản lượng hàng năm: Loại Váy Áo kiểu Áo khoác Chân váy Quần jean dài Quần jean short Số lượng Số lần nhập 60 40 20 40 50 30 3 4 2 3 4 2 Giá bán 1 chiếc 350 250 350 250 450 200 Dự kiến sản lượng bán ra mỗi năm tăng 10%. 3. Khấu hao 13 Dự án sử dụng phương pháp khấu hao tài sản theo đường thẳng trong vòng 5 năm. 4. Doanh thu Tăng 10% so với năm trước 5. Tiền lương nhân viên Nhân viên Bảo vệ Quản lý Thu ngân Nhân viên bán hàng Nhân viên bán xếp đồ Số lượng 2 1 2 5 2 Đơn giá (triệu đồng) 4 6 5 5 5  Số tháng trả lương bình quân trong năm 13 tháng (lương tháng thứ 13 dùng để thưởng cho nhân viên).  Sau mỗi năm hoạt động lương bình quân dự kiến tăng danh nghĩa 10%/năm. 6. Chi phí quản lý Ước tính khoảng bằng 2% so với doanh thu. 7. Lịch vay và trả nợ  Do chủ đầu tư không đủ vốn ban đầu nên phải vay vốn ngân hàng là 50% chi phí đầu tư ban đầu, với lãi suất danh nghĩa là 8%/ năm.  Phần vốn còn lại của chủ đầu tư là 50% chi phí đầu tư ban đầu.  Suất sinh lợi của chủ sở hữu là 15%. Dự kiến sẽ trả nợ trong 4 năm tiếp theo với phương thức vốn gốc và lãi trả đều hàng năm. 14 8. Vốn lưu động  Khoản phải thu 10 % doanh thu  Khoản phải trả 25% chi phí trực tiếp.  Tồn quỹ tiền mặt 10% doanh thu  Lạm phát 8%  Thuế thu nhập doanh nghiệp 20% 9. Báo cáo thu nhập dự trụ: Bảng báo cáo thu nhập dự trù thể hiện những thành quả của dự án.Mặc dù dự án năm đầu không thu được lợi nhuận,lợi nhuận âm. Nhũng những năm sau lwoij nhuận tương đối cáo. 10. Báo cáo ngân lưu theo hai quan điểm: Báo cáo ngân lưu là bảng trình bày chi tiết tất cả các khoản thực thu, thực chi bằng tiền dự kiến hàng năm trong suốt vòng đời dự án.Phương pháp xây dựng ngân lưu dự án được xác định dựa trên 2 phương pháp lập báo cáo ngân lưu trong dự án: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Ở bài này chung tôi dùng phương pháp trực tiếp. Dự án sử dụng cả 2 báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư và theo quan điểm tổng đầu tư. 11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án: - Theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV)  Chi phí vốn bình quân gia quyên (WACC): 13.5%  Hệ giá lợi ích ròng (NPV): 792.99 triệu đồng >0  Suất sinh lợi (IRR): 48.2% > 13.5% (WACC) : cho thấy suất sinh lợi nội bộ của dự án cao hơn mức kỳ vọng  Dự án có tính khả thi về mặt tài chính  Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu: 2 năm 11 tháng 14 ngày  Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: 3 năm 4 tháng 15 ngày - Theo quan điểm chủ đầu tư (EPV)  Hiện giá lợi ích ròng (NPV): 811.20 triệu đồng > 0 15  Suất sinh lợi nội tại (IRR): 59% > re = 15% - Hệ số đảm báo trả nợ DSCR Với DSCR bình quân = 3.996 > 1: Dự án có khả thi trả nợ Nhận xét: Với kết quả các chỉ tiêu đánh giá theo hai quan điểm tổng đầu tư (TIPV) và chủ đầu tư (EPV) ta thấy NPV > 0, IRR >WACC,re, Thời gian hoàn vốn trước năm thứ 4, DSCR bình quân và qua từ năm 2 trở đi đều lớn hơn 1.Do đó ta nhận thấy đây là một dự án tốt, có thể đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.` V. PHÂN TÍCH RỦI RO 1. Phân tích độ nhạy 1.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều Phân tích 2 biến ảnh hướng nhiều nhất đó là giá mua và giá bán các mặt hàng nhóm đã chọn váy làm sản phẩm tiêu biêu để phân tích độ nhạy. Sự thay đổi giá nhập váy so với năm 1 không ảnh hưởng nhiều đến NPV và IRR vì khi giảm giá xuống âm 20% thì NPV vẫn lớn hơn 0 , IRR lớn hơn re và khi tăng giá mua váy lên 20% thì IRR giảm xuống gần 20%. Sự thay đổi giá bán váy so với năm 1 có ảnh hưởng dáng kể dến NPV và IRR. Cụ thể là khi giảm bán xuống âm 28% tuy rằng NPV vẫn lớn hơn 0 nhưng IRR chỉ còn 13% thấp hơn re là 15%. Ngoài la vẫn còn lạm phát nó có thể là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của cửa hàng vì tình hình nền kinh tế việt nam chưa thực sự ổn định. Qua phân tích độ nhạy 1 chiều của lạm phát ta thấy được lam phát ảnh hưởng không nhiều đến NPV bà IRR. 1.2 Phân tích độ nhạy 2 chiều Qua phân tích độ nhạy 2 chiều cho chúng ta thấy cà NPV và IRR đều không bị ảnh hưởng nhiều 2. Phân tích kịch bản Với các biến rủi ro sau có thể ảnh hưởng đến NPV và IRR  Giá mua váy  Giá bán váy  Sản lượng tăng thêm  Khoản phải trả 16  Chi phí thuê mặt bằng Ta có kết quả sau: TÓM TẮT TÌNH HUỐNG Biến rủi ro Gía mua váy Giá bán váy Gản lượng tăng thêm Khoản phải trả Chi phí thuê mặt bằng Biến kết quả NPV IRR HIỆN HÀNH TỐT TB XẤU 150 350 10% 25% 30 140 360 15% 20% 28 150 350 10% 25% 30 160 340 5% 30% 32 792.99 48.2% 1491.77 68.3% 792.99 48.2% 160.51 22.3% Nhận xét: tất cả các trường hợp tốt, trung bình, xấu dự án đều khả thi. Ở trường hợp xấu thì NPV= 161.51 vẫn lớn hơn 0. IRR = 22.3% vẫn lớn hơn WACC bình quân = 13,5%. 17 3. Phân tích mô phỏng Nhóm tiến hành phân tích mô phỏng các biến rủi ro là: tăng lương danh nghĩa, chi phí quản lý, tiền thuê mặt bằng , lạm phát. Ta có sơ đồ sự biến đổi của NPV-TIPV như sau: Nhận xét: Ta thấy NPV của dự án chạy từ -269.02 đến 1856.08. Dự án có mức thành công chắc chắn khoảng 96.72. Nên chấp nhận dự án. 18 VI. KẾT LUẬN 1. Đánh giá dự án Để xem xét cụ thể hơn tính hiệu quả của dự án, ta tiến hành xem xét hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội: Kinh tế: - Nhìn vào bảng báo cáo ngân lưu ta thấy dự án sinh lợi khá cao, mặc dù năm nhất lợi nhuận âm nhưng những năm sau cửa hàng thu lợi nhuận khá cao. - Dự án có rủi ro thấp giúp cho nhà đầu tư mạnh dạn thực hiện dự án này. Xã hội: - Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động - Đóng góp 1 phần thuế cho nhà nước 1. Những khó khăn khi thực hiện dự án: - Tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng,giá cả phù hợp - Tìm kiếm khách hàng, quảng bá sản phẩm của hàng đến người tiêu dung - Phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dung - Tạo sự uy tín ,tín nhiệm đối với người tiêu dung - Tìm kiếm mặt bằng 2. Một số rủi ro và giải pháp khi thực hiện dự án: - Chất lượng sản phẩm cần được đảm bảo,chất lượng về vải đường may,mẫu mã sản phẩm cần được cập nhập thường xuyên.Đảm bảo uy tín,sự hài lòng của khách hàng. Cần khảo sát thường xuyên để nắm bắt được xu hưởng của khách hàng - Qúa nhiều đối thủ ,các shop quần áo khác nhau.Vì vậy cần tạo ra sự khác biệt về giá cũng như chất lượng thu hút khách hàng - Hàng tôn kho,khi mà các mẫu mã luôn được cập nhập thường xuyên những mẫu nã cũ sẽ rất khó bán. 3. Đề xuất: - Đào tạo đội ngũ nhân viên nắm bắt tâm lý khách hàng Thường xuyên khảo sát thi trường,cũng như thị hiếu người tiêu dung Cập nhật xu hướng thời trang.có những chương trinh giảm giá ,quà tặng cho khách hàng. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan