Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề tài nghiên cứu: Vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay...

Tài liệu Đề tài nghiên cứu: Vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay

.DOCX
24
445
77

Mô tả:

Đề tài nghiên cứu: Vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay Đề tài nghiên cứu: Vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay trình bày nội dung về: Cơ sở lý luận và tổng quan; nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc; mô hình quản lý nghệ sĩ của công ty giải trí Hàn Quốc,... Mời các bạn cùng tham khảo.
VẤN ĐỀ TRẦM CẢM Ở NGHỆ SĨ HÀN QUỐC HIỆN NAY DẪN LUẬN 1.Lý do chọn đề tài Hàn Quốc là một đất nước có nền công nghiệp giải trí phát triển nhất Châu Á hiện nay. Tại quốc gia này, hàng năm có rất nhiều ngôi sao, nghệ sĩ được ra mắt trước công chúng và gặt hái được nhiều thành công trên cả hai lĩnh vực là âm nhạc và điện ảnh. Thế nhưng, sau ánh hào quang trên sân khấu thì những người nghệ sĩ phải chịu đủ mọi áp lực từ công ty quản lý đến công chúng dẫn đến mắc bệnh trầm cảm ở ngôi sao, nghệ sĩ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tàn tật trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 332 triệu người. Từng ngày, từng giờ trên thế giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng đều có người mắc phải, nhất là những người nổi tiếng, ngôi sao, nghệ sĩ. Đối với họ, công ty giải trí là nơi bắt đầu đam mê, theo đuổi sự nghiệp của mình, các công ty cần có một mô hình quản lý nghệ sĩ phù hợp để họ có thể phát triển toàn diện tài năng của bản thân một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, họ cũng là nguồn năng lượng, chỗ dựa tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho thần tượng khi họ đứng trên sân khấu. Họ nên quan tâm, chăm sóc và chú ý cảm xúc, tâm trạng của nghệ sĩ nhiều hơn, không nên tạo quá nhiều áp lực cho các nghệ sĩ để họ có tinh thần thoải mái, toàn tâm phát triển sự nghiệp và giảm thiểu số lượng nghệ sĩ, ngôi sao mắc bệnh trầm cảm ở Hàn Quốc xuống mức thấp nhất. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay”. Để mọi người có thể thấy được mặt tối của nền giải trí Hàn Quốc và mức độ ảnh hưởng của căn bệnh trầm cảm đối với tâm sinh lý của nghệ sĩ, ngôi sao. Thông qua đó, mỗi người chúng ta hãy tập lắng nghe, thấu hiểu thần tượng của mình, vì ủng hộ của mỗi cá nhân chính là sức mạnh, động lực để nghệ sĩ phát triển, tiếp tục cống hiến những sản phẩm giải trí tốt nhất cho xã hội. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm lý giải nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc trong thời đại nền công nghiệp giải trí đang ngày càng phát triển như hiện nay. Thông qua nghiên cứu, chúng tôi cũng đồng thời làm rõ cách thức quản lý của những công ty giải trí đã tác động như thế nào đến lối sống và suy nghĩ của nghệ sĩ mà họ quản lý. Từ những tác động đó đề ra phương pháp quản lý nghệ sĩ tốt nhất cho các công ty. Từ mục đích trên, chúng tôi đề ra các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc và biểu hiện của nó trong thời đại giải trí ngày càng phát triển hiện nay. 2. Phân tích và giải thích cách thức quản lý ngôi sao, thần tượng của những công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc và tác động của nó đến tâm sinh lý của nghệ sĩ. 3. Qua việc nhận diện, phân tích và giải thích cách thức quản lý ngôi sao, thần tượng nào đã tác động đến nghệ sĩ trong thời đại đỉnh cao của nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc, chúng tôi bước đầu lý giải hiện tượng này dưới góc độ lý thuyết nhằm tìm ra được mô hình quản lý các ngôi sao, nghệ sĩ phù hợp nhất, đáp ứng được nhu cầu của cả hai bên. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc và biểu hiện của nó trong thời đại giải trí ngày càng phát triển hiện nay góp phần cung cấp thêm nguồn luận cứ khoa học trong việc bổ sung cho những lý thuyết mà đề tài sử dụng. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Nội dung của đề tài sẽ là nguồn thông tin hữu ích để mọi người hiểu thêm về căn bệnh trầm cảm và có cái nhìn thấu đáo hơn về các nghệ sĩ, ngôi sao Hàn Quốc, người đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong nền giải trí khắc nghiệt để nhằm tìm kiếm một giải pháp giúp nghệ sĩ thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cũng như giảm thiểu các ca bệnh ở nền giải trí Hàn Quốc. Từ đó, đề tài sẽ cung cấp một cái nhìn mới cho các công ty giải trí về việc quản lý, chăm sóc ngôi sao, nghệ sĩ của mình sao cho phù hợp nhất trong thời đại hiện nay. 4.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài các ngôi sao, nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực âm nhạc trong tình trạng đã, đang mắc bênh trầm cảm và những nghệ sĩ có những triệu chứng bệnh lý của căn bệnh. 4.2 Khách thể nghiên cứu Chúng tôi chọn các nghệ sĩ đang hoạt động trong công ty giải trí lớn ở Hàn Quốc là SM Entertainment vì đây là công ty giải trí từng có ngôi sao mắc bệnh trầm cảm (Kim Jong Hyun – ca sĩ nhóm nhạc Shinee của SM do mắc bệnh trầm mà dẫn đến tự sát vào năm 2017). 4.3 Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu là Hàn Quốc, vì những lý do sau: - Hàn Quốc là một quốc gia tạo dựng được nền giải trí chuyên nghiệp, sôi động bậc nhất ở Châu Á. Hàng năm, nền công nghiệp này tuyển rất nhiều thực tập viên để đào tạo thành ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng với yêu cầu cao về ngoại hình lẫn giọng hát và vũ đạo, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu. Họ sẽ được kí kết hợp đồng với các công ty giải trí để phát triển tài năng của mình từ thời thiếu niên và tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt và đầy áp lực. Chính vì thế, nơi đây có rất nhiều nghệ sĩ với thu nhập cao và lượng người hâm mộ hung hậu đồng thời cũng thấy được môi trường làm việc khốc liệt của ngôi sao, nghệ sĩ ở Hàn Quốc. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Từ những mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu làm định hướng cho quá trình nghiên cứu như sau: - Câu hỏi nghiên cứu Có phải ngôi sao, nghệ sĩ Hàn Quốc là những người dễ mắc phải căn bệnh trầm cảm khi họ phải làm việc trong môi trường giải trí như hiện nay? 1. Cách thức quản lý ngôi sao, nghệ sĩ của các công ty giải trí đã tác động như thế nào đến tâm sinh lý của họ. Từ những tác động đó, người nghệ sĩ có biểu hiện như thế nào? 2. Liệu có mô hình quản lý nghệ sĩ nào khác thay thế cho mô hình cũ, giúp giảm thiểu áp lực cho nghệ sĩ hay không? - Giả thuyết nghiên cứu 1. Theo nghiên cứu của chuyên gia tâm lý Kim Byung Soo, cho biết phần lớn áp lực của nghệ sĩ đến từ công ty giải trí, những người quản lý họ. Khi mà các công ty đưa ra quá nhiều yêu cầu khắc nghiệt: cấm hẹn hò, phải thực hiện lịch sinh hoạt, luyện tập rất khắc khe do công ty đặt ra đã ảnh đến tâm lý và sức khỏe nghệ sĩ của mình. Họ thường biểu hiện sự mệt mỏi, chán nản và buồn ngủ khi phải chịu những yêu cầu cao như vậy. Thậm chí còn có nghệ sĩ lâm vào tình trạng bị stress nặng hoặc là trầm cảm muốn chết để dược thoải mái, không còn chịu cảnh như vậy nữa. 2. Theo một nghiên cứu thì có hơn 40 người tự tử mỗi ngày ở quốc gia này. Trong đó có rất nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc mắc bệnh trầm cảm dẫn đến tự sát, điển hình là Kim Jong Hyun. Nghiên cứu cho thấy mức độ phổ biến của căn bệnh trầm cảm đối với nghệ sĩ, họ thường xuyên phải chịu áp lực từ lịch trình công việc, luyện tập những luật lệ lạ ở công ty đưa ra mà còn phải đối mặt với dư luận, công chúng. Không phải tất cả nghệ sĩ đều thành danh sau khi ra mắt, có những người vì sức ép dư luận quá lớn dẫn đến tan vỡ cũng có trường hợp do nghị lực của nghệ sĩ đủ mạnh mẽ để vượt qua như nhóm BTS hồi đầu mới ra mắt bị cư dân mạng phê bình vì có ngoại hình không ưa nhìn hay ca sĩ Suzy bị chê vì quá béo. Từ đó, chúng ta có thể thấy được sự khốc liệt trong nền giải trí Hàn Quốc và nó là môi trường thuận lợi để trầm cảm phát triển. 6. Phương pháp nghiên cứu Đây là đề tài nghiên cứu về nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh trầm ở nghệ sĩ Hàn Quốc trong nền giải trí phát triển như hiện nay nên chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể: - Kỹ thuật quan sát, ghi chép Kỹ thuật quan sát, ghi chép là phương pháp tri giác có mục đích vấn đề được khai thác để thu thập số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể, đặc trưng cho vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình quan sát, có thể những nét độc đáo, đặc biệt về đặc điểm, đặc trưng của vấn đề; những tình huống, sự cố phát sinh cần chú ý để đánh giá một cách chính xác nhất. Chúng tôi dự kiến sẽ thu thập số liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay. Đồng thời, ghi chép những trường hợp mắc bệnh trầm cảm dẫn đến tử vong trong thời gian qua nhằm tìm ra kiếm nguyên nhân sâu sa và biểu hiện bệnh lý rõ nhất ở họ. - Nghiên cứu trường hợp Nghiên cứu trường hợp là phương pháp nghiên cứu một vấn đề được khai thác thông qua một hoặc nhiều trường nằm trong một hệ thống có giới hạn về bối cảnh, không gian hoặc thời gian để nghiên cứu minh họa cho đề tài. Chúng tôi dự kiến đi một vài trường hợp cụ thể để khám phá ra nguyên nhân và biểu hiện về tinh thần lẫn hành động của nghệ sĩ mắc bệnh trầm cảm trong đời sống xã hàng ngày nhằm tìm ra cách giảm thiểu căn bệnh ở nghệ sĩ Hàn Quốc. 7. Bố cục luận án Ngoài các phần dẫn luận và kết luận, nội dung luận án được chia làm bốn chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan Làm rõ các khái niệm trầm cảm, nghệ sĩ và công ty giải trí dưới góc độ khoa học. Trình bày các lý thuyết áp dụng trong luận án làm khung lý thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề. Lịch sử nghiên cứu vấn đề sẽ được trình bày theo từng chủ điểm tương ứng. Chương 2: Nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc Trình bày những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở các ca sĩ thần tượng Hàn Quốc và biểu hiện tinh thần, hành động của các nghệ sĩ khi mắc bệnh. Chương 3: Mô hình quản lý nghệ sĩ của công ty giải trí Hàn Quốc Trình bày cách quản lý ngôi sao, nghệ sĩ ở ba công ty giải trí Hàn Quốc hiện nay: SM Entertainment. Từ đó đưa ra tác động của việc quản lý nghệ sĩ như thế ở công ty ảnh hưởng thế nào đến tâm sinh lý của nghệ sĩ. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái niệm - Trầm cảm Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18 – 45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính là 50%, giá trị này chỉ là ước chừng tùy vào nền văn hóa và dân tộc[2 ] . Ngoài ra, hội chứng này còn gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử [2 ]. Trầm cảm được chia làm hai loại là trầm cảm chủ yếu (major depression) và trầm cảm thứ yếu (minor form of depression) [1], tuy nhiên trầm cảm chủ yếu là phổ biến hiện nay Có thể thấy, trầm cảm đáng sợ hơn chúng ta nghĩ nhiều, những cảm xúc tiêu cực đó ăn sâu, len lỏi vào tâm hồn của mỗi người, nhất là những người đang trong tình trạng bị căng thẳng (stress). Vấn đề rối loạn cảm xúc, tâm trạng hiện nay chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác, có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhân lẻ kết hợp với nhau. Phổ biến hiện nay là do di truyền gây nên, căn bệnh này thường có tính di truyền, khi trong gia đình bạn có người từng mắc bệnh trầm cảm thì bạn có nguy cơ mắc cao hơn người khác [1]. Theo tiến sĩ Thomas Insel,trầm cảm cũng có thể do các chất hóa học trong não người gây ra, việc các chất như dopamine, serotonin và norepinephrine trong não bộ tăng cao cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm [4][8] . Ngoài ra, các bệnh lý nội khoa, biến cố trong đời sống và việc lạm dụng các chất kích thích cũng là nguyên nhân gây bệnh[1]. Vì vậy, trầm cảm không phải được gây ra bởi những khuyết điểm cá nhân, sự lười biếng hay thiếu nghị lực của mỗi cá nhân. -Nghệ sĩ Nghệ sĩ là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật. Nghệ sĩ là người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật như vẽ, đồ họa, chạm khắc, chụp ảnh, làm mô hình, diễn kịch sân khấu về các ý tưởng và cảm xúc lành mạnh với văn hóa xã hội. Trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ sĩ có thể hiểu là người biểu diễn nhạc cụ là nhạc công hay người chuyên thể hiện các bài hát là ca sĩ [10], có thể là họ hoạt động một mình hay thành lập các nhóm nhạc với yêu cầu cao về ngoại hình, giọng hát và khả năng vũ đạo ở mỗi cá nhân. Trước khi họ chính thức ra mắt công chúng, họ từng là thực tập sinh ở trong các công ty giải trí [13], họ được đào tạo bài bản trong những khóa huấn luyện khắc nghiệt từ khi còn nhỏ và phải cạnh tranh giữa những cùng tranh lứa để lấy được cơ hội ra mắt thế giới từ công ty chủ quản. - Công ty giải trí Công ty giải trí (hay còn gọi là công ty quản lý nghệ sĩ) là loại công ty tham gia trong việc quản lý và xây dựng hình tượng cho các ca sĩ, nhóm nhạc hay diễn viên một cách chiến lược, bài bản. Đôi lúc nó cũng được hiểu như một công ty thu âm, hãng phim truyền hình hay một đài truyền hình. Phần lớn các công ty loại này tồn tại ở Mỹ, Anh và các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, HongKong và Trung Quốc [6]. Riêng ở Châu Á, công ty giải trí có hẳn một hệ thống huấn luyện, đào tạo nghệ sĩ bài bản từ việc tuyển thực tập sinh, ký kết hợp đồng làm việc dài hạn và đào tạo, huyấn luyện học viên trở thành nghệ sĩ trong thời gian dài [6] cho thấy sự phát triển của những nền công nghiệp đến sau. Hiện nay, chỉ riêng đất nước Hàn Quốc đã có mười công ty giải trí tầm cỡ, nhưng đứng đầu ngành này phải kể tên đến SM, YG và JYP Entertainment, những ông trùm của nền giải trí Hàn Quốc, người tạo ra các ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng trên thế giới. 1.1.2 Lý thuyết nghiên cứu Trong luận án, chúng tôi áp dụng hai lý thuyết chính phục vụ cho quá trình nghiên cứu, lý thuyết nhân cách học tập xã hội của Albert Bandura và lý thuyết nhận thức của khủng hoảng nhận thức của Aaron Temkin Beck. Thuyết nhân cách học tập xã hội xem xét tác nhân A có ảnh hưởng lên một đại lượng B khác để khẳng định môi trường xã hội sẽ dẫn đến việc tạo nên những hành vi của mình. Lý thuyết nhận thức của khủng hoảng nhận thức xem xét động cơ thúc đẩy trầm cảm trên bệnh nhân thông qua biểu hiện hành vi, cảm xúc của họ.  Lý thuyết nhân cách học tập xã hội của Albert Bandura Thuyết hành vi với những tập trung chủ yếu vào phương pháp thí nghiệm, chú trọng đến những đại lượng có thể quan sát được, đo đạc được và có thể điều khiển được để tìm ra sự tác động của môi trường xã hội trong việc tạo nên những hành vi cá nhân. Luận án áp dụng khái niệm của Bandura về “bản thân có hiệu quả” cho chúng ta hiểu biết về nhận thức “vô dụng”. Cảm nhận bản thân có hiệu quả khi nói về niềm tin của mỗi người về khả năng của chính mình ảnh hưởng được đến thế giới xung quanh nhằm đạt được kết quả mong muốn. Albert Bandura cho rằng cảm nhận kém về bản thân là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh trầm cảm theo ba con đường. Đầu tiên, liên quan đến cảm nhận về bản thân không có giá trị và sự chán nản, những điều này xuất hiện khi chúng ta cảm thấy chính mình không có khả năng thực hiện được những mong đợi và đáp ứng được những khát vọng của mình. Điều thứ hai, liên quan đến cảm nhận không hiệu quả về mặt xã hội, điều này xuất hiện khi chúng ta tin rằng chính mình không có khả năng hình thành những mối quan hệ hài lòng, dẫn đến tự mình rút lui khỏi người khác và bị thiếu các trợ giúp xã hội có thể làm giảm đi căng thẳng (stress). Cơ chế thứ ba liên quan đến việc bản thân mỗi người cảm nhận mình không có khả năng kiểm soát các suy nghĩ trầm cảm của chính mình [12]. Ngoài ra, ông còn tiến hành khảo sát để xác định trẻ bị trầm cảm có niềm tin rằng mình không có hiệu quả về các kỹ năng nhiều hơn là khả năng thực sự bản thân thực hiện được. Chúng tôi vận dụng những quan điểm của Albert để phân tích nguyên nhân và biểu hiện trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc trong việc bản thân họ chịu quá nhiều áp lực, bóc lột sức lao động dẫn đến không còn niềm tin vào khả năng của bản thân mình.  Lý thuyết nhận thức của khủng hoảng nhận thức của Aaron Temkin Beck Liệu pháp nhận thức do Beck đề xướng nảy sinh khi ông điều trị cho bệnh nhân trầm cảm của mình. Qua kinh nghiệm lâm sang, ông nhận thấy cần tập trung vào nội dung của những thông tin bị xử lý sai lệch, méo mó rất ở người mắc bệnh trầm cảm. Họ mất đi khả năng “ngắt bỏ” những ý nghĩ lệch lạc, mất khả năng tập trung, hồi tưởng hoặc mất khả năng suy luận hợp lý, vì vậy họ mắc những lỗi có tính hệ thống trong việc suy luận. Những lỗi này là cơ sở để phát sinh và duy trì một hay nhiều hình thức rối nhiễu tâm lý cụ thể. [9] Luận án áp dụng mô hình nhận thức đặt trọng tâm vào bộ ba nhận thức của Beck ( Cognitive triad) bao gồm việc quy kết những mặt : Không có giá trị ( tôi không được tốt); không làm được gì ( vô dụng, tôi không làm được điều gì cả) và thất vọng ( Cuộc đời luôn là thế này sao?) [9] để tìm hiểu tâm sinh lý của nghệ sĩ đã và đang mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, theo Liệu pháp nhận thức của Beck, mối quan hệ giữa nhà trị liệu và bệnh nhân là một sự cộng tác, chia sẻ một cách bình đẳng, tự nguyện về trách nhiệm cho việc giải quyết vấn đề của bệnh nhân. Hệ thống ý nghĩa của mỗi bệnh nhân là thuộc tính của họ. Do đó, bệnh nhân phải nắm vai trò tích cực trong việc điều trị bệnh của mình. Như vậy, lý thuyết của Beck đã đặt trách nhiệm trên vai bệnh nhân nhiều hơn nhằm tìm ra giải pháp giảm thiểu người mắc bệnh trầm cảm xuống mức thấp nhất. 1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.2.1 Những công trình nguyên cứu về nguyên nhân gây ra trầm cảm và biểu hiện của nó Chúng tôi thừa kế một số nghiên cứu của các tác giả trong việc tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trầm cảm hiện nay. Những vấn đề của đời sống xã hội đương đại kéo theo tăng áp lực lên mọi người, nhất là nghệ sĩ, nó đã tác động không nhỏ đến tinh thần của ngôi sao, nghệ sĩ. Chuyên gia tâm lý Kim Byung Soo ở bệnh viện Asan, Seoul, Hàn Quốc, người đã từng điều trị cho một số nghệ sĩ gặp vấn đề tâm lý cho biết, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng trầm cảm ở nhiều ngôi sao Kpop là bởi xúc cảm của họ luôn “trồi sụt” thất thường cùng với nhiều biến động. Chuyên gia cũng cho biết “Những nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng nghệ sĩ, với sức sáng tạo nghệ thuật, luôn có nguy cơ cao hơn người bình thường trong việc mắc chứng trầm cảm. Bởi nghệ sĩ vốn luôn trải qua những biến động cảm xúc thường xuyên, mà điều này liên hệ trực tiếp tới chứng trầm cảm” [3]. Điều này đặt ra trọng trách đối những người trực tiếp quản lý nghệ sĩ cần quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của họ. Ngoài ra, người Hàn Quốc có khái niệm làm đẹp từ rất sớm, họ thường tranh thủ thời gian cho việc trang điểm mọi lúc mọi nơi bất kể nam hay nữ. Vì vậy mà các công ty, doanh nghiệp tư nhân và nhà nước đều đòi hỏi ở nhân viên một ngoại hình vừa mắt, có phong thái, thời trang bên cạnh học vấn và năng lực. Không ít công ty thậm chí còn công khai từ chối những người có hình xăm hay để râu đến xin việc. Nghệ sĩ không phải trường hợp ngoại lệ, họ còn chịu nhiều quy định khắc khe hơn về ngoại hình và thời trang khi xuất hiện trước ống kính truyền thông [6]. Họ cho rằng như vậy mới thu hút được nhiều người hâm mộ, độ yêu thích và phủ song mới rộng rãi và thành công hơn, nhưng đâu biết đã vô hình tạo nên áp lực cho người nghệ sĩ. 1.2.2 Những công trình nghiên cứu đến mô hình quản lý nghệ sĩ của công ty giải trí Cũng theo chuyên gia tâm lý Kim Byung Soo ở bệnh viện Asan, Seoul, Hàn Quốc, người đã từng điều trị cho một số nghệ sĩ gặp vấn đề tâm lý cho biết các nghệ sĩ Hàn Quốc thường hoạt động dưới sự bảo trợ của các công ty giải trí. Vì vậy, họ luôn phải chịu sức ép lớn do công ty đặt lên mình. Khi bắt đầu đầu quân để được huấn luyện bài bản, các thực tập sinh bị cấm hẹn hò, phải thực hiện lịch sinh hoạt, luyện tập rất khắc khe do công ty đặt ra [3]. Cựu thành viên Bekah của After School từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với trang Billboard hồi năm 2013 về cuộc sống khi còn là thực tập sinh tại Hàn Quốc. Trong bài phỏng vấn của mình, Bekah cho biết cô chỉ được ngủ 30 phút mỗi ngày và phải thức dậy vào sáng sớm hôm sau [11]. Từ đó cho thấy, nghệ sĩ Hàn Quốc phải trải qua những tháng ngày tập luyện cực khổ, họ không có thời gian riêng để được đi chơi bên bạn bè, người thân của mình như những người khác. Tóm lại, tất cả đều phải chịu chung áp lực từ lịch trình bận rộn, không có thời gian nghỉ ngơi, áp lực từ việc giữ gìn ngoại hình sao cho chuẩn đẹp hay áp lực từ ánh mắt dò xét, không ngừng chỉ trích của cư dân mạng. CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN CỦA CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở NGHỆ SĨ HÀN QUỐC 2.1 NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TRẦM CẢM Hàn Quốc nổi tiếng với nền công nghiệp giải trí phát triển bậc nhất Châu Á nhưng cũng nổi tiếng với sự khốc nghiệt trong giới. Các nghệ sĩ không chỉ chịu những áp lực của dư luận từ khi ra mắt đến khi tan rã mà còn phải chịu áp lực từ công ty quản lý của mình. Đấy cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm. Họ được đào tạo, huấn luyện trong môi trường khốc liệt, cạnh tranh khắc nghiệt để được ra mắt trước công chúng. Sau đó, các nghệ sĩ này lại phải tuân thủ những quy định rất khắc khe trong suốt quá trình hoạt động âm nhạc, dưới sự quản lý chặt chẽ của công ty, ngoài ra, họ còn phải thực hiện một chế độ luyện tập và ăn kiêng nghiêm ngặt để đảm bảo luôn có ngoại hình đẹp. Thậm chí, khi họ bị bệnh vẫn phải thực hiện các màn vũ đạo dù chưa bình phục chấn thương, tuyệt đối không được phép công khai chuyện tình cảm, luôn phải thể hiện mình “độc thân vui vẻ” để tăng thêm sức hấp dẫn trong mắt người hâm mộ… Cho thấy công ty quản lý rất chặt chẽ nghệ sĩ mình, họ không quan tâm đến cảm xúc của nghệ sĩ ra sao mà chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình, chính điều này làm cho ngôi sao, nghệ sĩ thấy căng thẳng, áp lực. Ví dụ điển hình là ca sĩ Kim Jong Hyun (Shinee) của SM Entertainment. Mặc dù, anh từng sở hữu sự nghiệp thành công dài lâu hàng đầu trong showbiz Hàn vốn có tính đào thải rất cao nhưng anh lại ầm thầm chịu đựng áp lực tinh thần trong bóng tối cô độc. Thực tế, đằng sau ánh hào quang sân khấu, nghệ sĩ Hàn phải đối diện với rất nhiều góc tối phía sau như các nghệ sĩ không được bảo vệ thỏa đáng trước những bản hợp đồng “bóc lột” mà các công ty giải trí áp đặt lên họ, SM chỉ trả họ 10% trong tổng số doanh thu album bán ra [7], đối mặt với cường độ tập luyện cao nhưng không bổ sung đầy đủ dưỡng chất và ngủ không đủ giấc cũng gây ra trầm cảm. Khi phải đối mặt với trầm cảm trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách như vậỵ nên Kim Jong Hyun đã tự sát tại căn hộ riêng vào ngày 18/12/2018. Nếu phân tích bức tâm thư mà anh để lại có thể thấy được anh mất niềm tin vào bản thân mình, cảm thấy sống chỉ là gánh nặng. Như vậy, công ty giải trí ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của nghệ sĩ. Tóm lại, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ là do áp lực lịch trình công việc dày đặc không có thời gian cá nhân, các quy định khắc nghiệt của công ty đề ra đối với nghệ sĩ và việc chia lợi nhuận doanh thu không hợp lý cho các nghệ sĩ cũng khiến cảm xúc của họ biến đổi bất thường làm họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 2.2 BIỂU HIỆN CỦA TRẦM CẢM Hầu hết, những người mắc bệnh trầm cảm là những người có tâm trạng, cảm xúc thường xuyên rơi vào buồn bã, lo âu hay tiêu cực về cuộc sống. Biểu hiện đầu của trầm cảm ta có thể thấy là họ sẽ suy nghĩ bi quan về mọi vấn đề mà họ gặp phải. Họ sẽ trở nên khép kín hơn, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Đối với nghệ sĩ, họ là những người có lịch tập dày đặc, họ phải luyện tập thời xuyên kể cả khi chấn thương liên tục, do đó, biểu hiện mệt mỏi, mất tập trung của trầm dễ làm họ nhầm lẫn với mệt thông thường, điều này có thể khiến nghệ sĩ chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình. Những người mắc bệnh trầm cảm sẽ chậm chạp, ngủ ít hoặc nhiều hơn bình thường và ăn uống đối với họ cũng vậy. Khi đến giới hạn cuối cùng của căn bệnh trầm cảm, nghệ sĩ hay người mắc bệnh sẽ nghĩ đến cái chết giống như ca sĩ Kim Jong Hyun. Sau khi phân tích nguyên nhân và tìm ra biểu hiện trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc, chúng tôi đã rút ra được công ty quản lý đóng vai trò quan trọng đối với nghệ, sự quan tâm, chăm sóc của họ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành cảm xúc, động lực vượt qua mọi khó khăn, đối mặt với áp lực của mỗi nghệ sĩ để không rơi vào tình trạng căng thẳng dẫn đến trầm cảm. CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH QUẢN LÝ NGHỆ SĨ CỦA CÔNG TY GIẢI TRÍ HÀN QUỐC 3.1 THỰC TẬP SINH Việc được chọn làm thực tập sinh cho SM trước khi trở thành ca sĩ chính thức là một điều hết sức khó khăn, nó không khác gì với những cuộc thi tìm kiếm tài năng. Muốn trở thành thực tập sinh không dễ dàng, bạn phải đạt các yêu cầu về ngoại hình đẹp, giọng hát hay, vũ đạo xuất sắc và ứng xử khéo léo. Công ty đã đặt ra rất nhiều tiêu chí như thế cho thực tập sinh của mình với mong muốn kiếm được nghệ sĩ tiềm năng, người sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Vì thực tập sinh chính là những ca sĩ hay nghệ sĩ tương lai nên họ sẽ được đào tạo, huấn luyện trong những khóa học luyện thanh, vũ đạo khắc nghiệt và khả năng biểu diễn trước đám đông từ khi còn nhỏ buộc họ phải thích nghi để tồn tại và phát triển. Khi đã trở thành thực tập sinh, công ty sẽ đưa ra các lịch trình chi tiết, cụ thể cho các thực tập sinh. Đa số thời gian của họ sẽ thời gian luyện tập: học hát, học đàn, học nhảy…Thời gian trung bình cho một thực tập sinh có thực lực đào tạo để trở thành thần tượng là 1 đến 2 năm, có người sẽ mất nhiều năm hơn (3-5 năm) nếu thực lực tạm thời chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty quản lý đề ra. Việc luyện này vô cùng gian khổ và khắc nghiệt, họ không có thời gian riêng, không được đi chơi, du ngoạn với bạn bè, cuộc sống chỉ xoay quanh tập và tập để cạnh tranh ra mắt thị trường giữa thực tập sinh là kế hoạch mà SM đưa ra cho thực tập của mình. Chính việc có quá nhiều hoạt động như thế làm cho thời gian ngủ của họ không đủ vì thời gian chủ yếu là dành cho thời khóa biểu công ty đưa ra. Như vậy, công ty giải trí SM đã quản lý thực tập sinh của mình rất khắc khe, họ nắm từng lịch trình, từng khóa biểu của thực tập sinh, kiểm soát họ và không cho các thực tập sinh cuộc sống riêng tư trước khi họ trở thành nghệ sĩ chính thức để đưa họ vào khuôn khổ và tạo nên lối sống chuẩn mực của họ về sau. Công ty cũng rất chú trọng đầu tư, phát triển thực tập sinh của mình để tạo ra được những nghệ sĩ tài năng cống hiến cho công ty, xã hội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan