Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De tai nckh 2014

.DOC
26
413
118

Mô tả:

Xuân Lộc, ngày 06 tháng 03 năm 2014 MUC LỤC Trang I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng 2. Giải pháp thay thế III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu 2. Thiết kế nghiên cứu 3. Quy trình nghiên cứu 4. Đo lường và thu thập dữ liệu IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUÂÂN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liê êu 2. Bàn luâ n kết quả ê V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI 1. Kết luận 2. Khuyến nghị VI. TÀI LIÊÂU THAM KHẢO VII. PHỤ LỤC I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi Việt Nam là bộ phận hữu cơ trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử dân tộc và lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong gần 73 năm qua, tổ chức Đội không ngừng phát triển, lớn mạnh theo từng thời kỳ của lịch sử cách mạng Việt Nam; trở thành lực lượng hùng hậu với hàng chục triệu đội viên. Thông qua các phong trào hoạt động sôi nổi, thiết thực của Đội, lớp lớp thiếu nhi Việt Nam từng bước trưởng thành viết nên truyền thống lịch sử vẻ vang của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đội TNTP Hồ Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Để phong trào của liên đội hoạt động tốt, nhất thiết cần phải có một bộ máy Ban Chỉ huy Liên – Chi đội vững chắc về mọi mặt như: Quản lý, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội... Xây dựng được Liên đội vững mạnh xuất sắc trong đó có phần đóng góp rất lớn của Ban Chỉ huy. Ban chỉ huy Đội vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của người đội viên, đồng thời vừa phải là “linh hồn” là “trung tâm” trong mọi hoạt động của Chi đội, Liên đội. Vì vậy, đội ngũ Ban chỉ huy phải thành thạo về thực hành nghi thức Đội. Nghi thức Đội là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Với những quy định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, thủ tục, nghi lễ và đội ngũ, nghi thức Đội góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của Đội. Trong đó, nổi bật là giáo dục ý thức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên; tạo ra vẻ đẹp tính nghiêm chỉnh và sự thống nhất của tổ chức Đội. Nghi thức Đội được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt cho đội viên trong tổ chức Đội. Việc tiến hành giáo dục bằng nghi thức Đội đòi hỏi phải có tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. Như vậy, Nghi thức Đội mới trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên và tập thể Đội. Các đội viên khi tham gia các hoạt động tập trung như: chào cờ, múa hát, tập thể giữa giờ, lễ diễu hành,... mỗi đội viên cần phải thực hiện đúng các động tác thực hành về Nghi thức Đội. Đó là vấn đề mà mỗi giáo viên tổng phụ trách, anh chị phụ trách chi đội và đội viên quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây là phải rèn kĩ năng vì kĩ năng là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc thực hiện đúng, thành thạo Nghi thức Đội, từ 7 kĩ năng của người đội viên như: thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ, chào kiểu đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh... đến các kĩ năng về thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ và di động ... tất cả đều theo một quy trình và đi từng bước một. Muốn thực hiện tốt các động tác về Nghi thức Đội, không thể không nghiên cứu kĩ về Nghi thức Đội và phương pháp tập luyện về Nghi thức Đội, đặc biệt là biện pháp rèn kĩ năng thực hành Nghi thức Đội cho đội viên. Để tổ chức tốt việc này, giáo viên tổng phụ trách Đội cần có tài liệu cung cấp những kiến thức lí thuyết về các động tác thực hành Nghi thức Đội, và các biện pháp cụ thể cho từng động tác. Trong quá trình công tác Đội tại Trường Tiểu học Xuân Lộc 3, bản thân đã nhận thấy những hạn chế về kỹ năng nghi thức, hạn chế về nhận thức của lực lượng ban chỉ huy Chi đội khối 4 vì các em mới bước đầu làm quen với việc thực hành nghi thức. Chính vì vậy bản thân đã sử dụng phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan kết hợp làm mô phạm động tác để giúp cho ban chỉ huy khối 4 nắm bắt các kỹ năng một cách nhẹ nhàng và chính xác. Khi tiến hành nghiên cứu tôi đã thực hiện trên hai nhóm đối tượng đó là lực lượng ban chỉ huy Chi đội khối 4 và Ban Chỉ huy Chi đội khối 5 của Liên đội Trường Tiểu học Xuân Lộc 3. Tôi chọn Ban Chỉ huy Chi đội khối 4 là nhóm thực nghiệm và Ban Chỉ huy Chi đội khối 5 nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm chọn giải pháp thay thế khi thực hành 7 kỹ năng người đội viên. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả thực hành nghi thức của Ban Chỉ huy Chi đội khối 4. Nhóm thực nghiệm đạt được 7 kỹ năng người đội viên. Đặc biệt qua Hội thi Nghi thức đội, Chỉ huy đội giỏi vào tháng 2 vừa qua, Ban Chỉ huy Chi đội khối 4 thực hiện các kỹ năng một cách thành thạo, chính xác được Hội đồng đội xã, lãnh đạo nhà trường và anh chị phụ trách khen ngợi. II. GIỚI THIỆU: Trường Tiểu học Xuân Lộc 3 gồm 3 điểm trường đóng trên địa bàn thôn Diêm Trường và thôn Thọ Lộc, xã Xuân Lộc, đa số phụ huynh học sinh làm nghề nông, biển. Sự nhận thức về vai trò trách nhiệm của các em khi tham gia các hoạt động của đội chưa cao. Các em chưa có điều kiện để tiếp cận nhiều với các mô hình hoạt động Đội vì điều kiện sân bãi cũng như mặt bằng sân bãi để hoạt động công tác đội của Liên Đội không có. Sự chênh lệch về trình độ nhận thức giữa các em đội viên còn quá lớn. Nhiều em là Chi đội trưởng, Chi đội phó nhưng quá nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng ra tổ chức hoạt động đội cho Chi đội mình. Nhiều anh chị phụ trách khi tham gia sinh hoạt Đội thường tổ chức cho các em tập luyện theo nhóm, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Vì học sinh thường tranh thủ thời gian này để chơi và nói chuyện riêng. Anh chị phụ trách thường xem nhẹ kĩ năng thực hành các động tác cơ bản, chi tiết. Thông thường anh chị phụ trách chỉ hướng dẫn sơ sài, rồi cho các em tập một vài lượt sau đó chuyển sang tập động tác khác. Trong khi thực hiện các động tác mẫu anh chị phụ trách làm quá nhanh hoặc chỉ nói miệng chứ không mô phạm động tác cho học sinh xem, vì vậy nhiều em không thực hiện được các động tác của anh chị phụ trách yêu cầu. Hơn nữa, thời gian tổ chức tập luyện còn ít, thiếu thường xuyên, ... Với những nguyên nhân thực trạng trên đã làm cho lực lượng Ban Chỉ huy Chi đội khối 4 gặp phải những khó khăn nhất định như: Không tổ chức được buổi sinh hoạt đội, không mô phạm được động tác cho các đội viên xem, thực hiện động tác không chuẩn xác, hướng dẫn thực hành 7 kỹ năng người đội viên không đúng, biên độ thực hiện động tác chưa hợp lý.... 2. Giải pháp thay thế: Nâng cao chất lượng hoạt động Ban chỉ huy Chi đội khối 4 Trường Tiểu học Xuân Lộc 3 bằng phương pháp xem hình ảnh trực quan và thực hành là việc cần thiết và rất quan trọng đối với công tác đội. Cần khơi dậy, khuyến khích các em phát huy những mặt mạnh, hạn chế tối đa những khuyết điểm, giúp các em vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.1 Lý thuyết: - Nhận thức và phương pháp công tác của Ban Chỉ huy: + Về nhận thức: Cho các em học tập lịch sử Đội TNTP, học tập mục đích, tính chất của Đội, cũng như chức năng của Đội, vai trò của tổ chức Đội cũng như nhiệm vụ của Đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Tổ chức học tập nguyên tắc hoạt động Đội, vai trò của ban chỉ huy và cán bộ Đội. + Về phương pháp hoạt động của Ban Chỉ huy: Cho các em học tập cách ghi biên bản, thực hiện ghi đúng sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết ... Học tập phương pháp tổ chức họp Ban Chỉ huy. Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, tuần) kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua. Phương pháp tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội cũng như các hoạt động tập thể (sinh hoạt tập thể đội, đại hội Đội …) Các em còn học tập phương pháp kiểm tra, đánh giá các phong trào, phương pháp chỉ đạo và tổng kết rút kinh nghiệm. - Kỹ năng tổ chức, điều hành của ban chỉ huy: + Bao gồm lễ kết nạp đội viên, lễ trưởng thành đội, đại hội Liên - Chi đội, sinh hoạt đội bằng các hình thức thi đua sôi nổi, hấp dẫn, giáo dục đội viên theo mục tiêu của Đội thông qua nhiều hình thức như: Sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt bất thường, sinh hoạt vui chơi… . Học tập cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn sao cho chi đội thực hiện tốt nội dung, chương trình đề ra. + Bồi dưỡng về cách nhận xét, đánh giá hoạt động Đội, bồi dưỡng về điều khiển nghi lễ và chương trình Đội (tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chào cờ, …). Bồi dưỡng tổ chức hoạt động chào mừng (Văn nghệ, vui chơi, phát thanh măng non...). - Tác phong chỉ huy: + Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, giúp cho các em thạo việc, có bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp và phối hợp với người khác. + Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, đảm bảo tính khoa học. + Bồi dưỡng Ban Chỉ huy trở thành những cán bộ mẫu mực, có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể. - Giúp các em nắm được một số nội dung của Nghi thức Đội: + Yêu cầu đối với đội viên Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ. Chào kiểu đội viên TNTP. Biết các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ. Hô, đáp khẩu hiệu Đội. Thực hiện các động tác trong đội hình và nghi lễ của Đội. Biết 3 bài trống của Đội. + Đội hình , đội ngũ đơn vị: Đội hình hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn. + Nghi lễ của Đội + Chào cờ, diễu hành, duyệt Đội, kết nạp đội viên, công nhận chi đội, trưởng thành Đội, đại hội Đội. - Tên và khẩu lệnh thực hiện yêu cầu đối với đội viên: + Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống + Khẩu lệnh: Quốc ca! Đội ca! + Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ + Khẩu lệnh: Tháo khăn! Thắt khăn! + Chào kiểu đội viên Thiếu niên tiền phong Khẩu lệnh: Chào! - Thôi! Chào cờ, chào!. + Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ Khẩu lệnh cầm cờ: Nghiêm! Nghỉ! Khẩu lệnh giương cờ: Chào cờ, chào! Giương cờ! (Chỉ dùng khi tập Nghi thức) Khẩu lệnh vác cờ: Vác cờ! (Chỉ dùng khi tập Nghi thức) Khẩu lệnh kéo cờ: Chào cờ, chào! + Hô đáp khẩu hiệu Đội Khẩu hiệu: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!” + Các động tác cá nhân tại chỗ và di động Các động tác tại chỗ Khẩu lệnh tư thế nghiêm, tư thế nghỉ: Nghiêm! Nghỉ! Khẩu lệnh quay phải, quay trái, quay đằng sau: Bên phải, quay! Bên trái, quay! Đằng sau, quay! Khẩu lệnh dậm chân tại chỗ: Dậm chân, dậm! Đứng lại, đứng! Khẩu lệnh chạy tại chỗ: Chạy tại chỗ, chạy! Đứng lại,đứng! Các động tác di động Khẩu lệnh tiến, lùi, sang phải, sang trái: Tiến (n) bước, bước! Lùi (n) bước, bước! Sang phải (n) bước, bước! Sang trái (n) bước, bước! Khẩu lệnh đi đều: Đi đều, bước! Đứng lại, đứng! Khẩu lệnh chạy đều: Chạy đều, chạy! Đứng lại, đứng! Khẩu lệnh dừng để quy định đội hình khi đang đi đều hoặc chạy đều: Vòng bên trái (phải) - bước! Vòng bên trái (phải) - chạy! Bên trái (bên phải) vòng đằng sau - bước! Bên trái (bên phải) vòng đằng sau - chạy! + Đánh trống Mỗi đội viên phải biết 3 bài trống quy định: Trống chào cờ, trống hành tiến, trống chào mừng. - Kỹ năng nghiệp vụ Đội: Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức, các phương pháp tổ chức trò chơi, cắm trại…Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như: Luyện tập cho đội nồng cốt, luyện tập chung, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng các hội thi. 2.2 Hướng dẫn thực hành kỹ năng người đội viên: * Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống * Tư thế nghiêm, nghỉ: Người ở tư thế Người ở tư thế đứng, khi có đứng, khi có khẩu khẩu lệnh "nghiêm!", người đứng lệnh "nghỉ!", hai tay thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tay để thẳng thoải mái, thẳng khép sát thân người, bàn tay chân trái hơi chùng nắm tự nhiên, lòng bàn tay hướng xuống, trọng tâm dồn vào thân người, hai chân thẳng, vào chân phải, khi khép sát, hai bàn chân tạo thành mỏi có thể đổi chân hình chữ V (góc khoảng 60 độ). Tư thế nghỉ Tư thế nghiêm *Các bước tháo, thắt khăn quàng đỏ: Động tác tháo khăn: Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn bên phải trên nút khăn, rút khăn ra. Động tác thắt khăn: Gồm các bước sau B1 : Dựng cổ áo lên B2 : Xếp khăn và đặt khăn vào cổ áo B3+4: So 2 đầu khăn bằng nhau, thắt khăn. B5+6 : Chỉnh nút khăn cho vuông, bẻ cổ áo xuống . B7. Tư thế nghiêm *Chào kiểu đội viên: Đội viên đứng tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu cách thùy trán bên phải khoảng 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuyủ tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 130 độ. *Cầm cờ, giương cờ, vác cờ: Tư thế nghiêm, nghỉ - Cầm cờ ở tư thế nghiêm: Khi có khẩu lệnh “nghiêm!”, kéo cán cờ áp sát vào thân mình, người ở tư thế nghiêm. - Cầm cờ nghỉ: Khi nghe khẩu lệnh "nghỉ", chân trái chùng và ngả cờ ra phía trước. Tư thế giương cờ: Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: +Tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. +Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm - 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang thắt lưng đưa về tư thế giương cờ. +Cán cờ nghiêng với mặt đất một góc khoảng 450. Giương cờ: Được thực hiện khi chào cờ, lễ duyệt Đội, diễu hành và đón đại biểu. Tư thế vác cờ Từ tư thế cầm cờ nghiêm, tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm - 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất một góc khoảng 45 0 , tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải đưa về tư thế vác cờ. *Động tác quay trái Khi có khẩu lệnh "Bên trái - quay!", sau động lệnh "quay!" người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 900 , sau đó rút chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm *Động tác quay phải Khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay!", sau động lệnh "quay!" người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía phải một góc 900, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm. *Động tác quay đằng sau: Khi có khẩu lệnh "Đằng sau - quay!", sau động lệnh "quay!" lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 180 0, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm. *Dậm chân tại chỗ Khi có khẩu lệnh "Dậm chân - dậm!", sau động lệnh "dậm!", bắt đầu bằng chân trái, dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm. *Chạy tại chỗ: Khi có khẩu lệnh: "Chạy tại chỗ - chạy!", sau động lệnh "chạy!", bắt đầu bằng chân trái, chạy đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí. Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh “đứng!” rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa. Dậm chân phải, về tư thế nghiêm. *Tiến, lùi Khi có khẩu lệnh "Tiến... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm. Khi có khẩu lệnh "Lùi… bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong, trở về tư thế nghiêm. * Sang trái, sang phải Khi có khẩu lệnh "Sang trái... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm. Khi có khẩu lệnh "Sang phải... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm. *Đi đều: Khi có khẩu lệnh: "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô. Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm. Đi đều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, đầu gối không nhấc cao, bước đi bình thường, gót chân xuống trước, mũi xuống sau, không đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau. * Các loại đội hình Đội hình hàng dọc: Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo, khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động - Đội hình hàng dọc: Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo, khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động. - Phân đội hàng dọc: Phân đội trưởng đứng đầu, các đội viên thứ tự xếp hàng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng. - Chi đội hàng dọc: Các phân đội xếp hàng dọc, phân đội 1 làm chuẩn, các phân đội khác (theo thứ tự) đứng bên trái phân đội 1 (Chi đội là đơn vị cơ sở, không nên coi đây là đội hình phân đội hàng dọc chi đội hàng ngang). - Liên đội hàng dọc: Các chi đội xếp hàng dọc, trên cùng là chi đội 1, các chi đội theo thứ tự đứng sau chi đội đứng đầu (sắp xếp khi diễu hành). Đội hình hàng ngang: Đội hình hàng ngang được dùng khi tổ chức nghe nói chuyện, lễ duyệt Đội, lễ chào cờ, tập hợp báo cáo toàn liên đội ... - Phân đội hàng ngang: Phân đội trưởng đứng đầu, đội viên lần lượt đứng về phía trái phân đội trưởng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng. - Chi đội hàng ngang: Phân đội 1 xếp hàng ngang trên cùng là chuẩn, các phân đội xếp hàng ngang theo thứ tự đứng sau phân đội 1. - Liên đội hàng ngang: Chi đội 1 xếp hàng dọc là chuẩn, các chi đội khác xếp hàng dọc lần lượt đứng về phía trái chi đội 1. Đội hình chữ U: Đội hình chữ U được dùng khi tổ chức lễ chào cờ, lễ kết nạp đội viên và một số hoạt động ngoài trời. - Chi đội tập hợp chữ U: Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội giữa làm đáy (có thể một hàng ngang hoặc 2,3 ... hàng ngang), phân đội cuối làm cạnh kia của chữ U. - Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí theo điểm rót của phân đội, đến nơi thì đứng lại, (phân đội trưởng phân đội 1 chạm tay trái vào vai trái chi đội trưởng), quay trái vào trong chữ U, về tư thế nghiêm. Đội hình vòng tròn: Được sử dụng khi tổ chức các hoạt động tập thể như Múa, hát, tổ chức trò chơi, lửa trại, sinh hoạt nội bộ ngoài trời. Khi có lệnh tập hợp, các đội viên chạy đều tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí tập hợp, theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vừa chạy vừa điều chỉnh, khi chỉ huy bỏ tay xuống thì dừng lại và quay vào trong vòng tròn về tư thế nghiêm. * Đội ngũ: Chỉnh đốn đội ngũ: Sau khi tập hợp, cần phải chỉnh đốn đội ngũ để có một đơn vị sắp xếp ngay ngắn, nghiêm chỉnh, có cự li thích hợp để bắt đầu hoạt động. Cự li hẹp bằng một khuỷu tay trái, bàn tay trái chống ngang thắt lưng, 4 ngón đặt phía trước), cự li rộng bằng một cánh tay trái (nếu đưa sang ngang, lòng bàn tay úp; nếu đưa lên phía trước, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất). * Chỉnh đốn hàng dọc: - Phân đội: Khẩu lệnh "Nhìn trước - thẳng !". Nghe động lệnh "thẳng!", đội viên nhìn gáy người trước, tay trái giơ thẳng, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất, các ngón tay khép kín và chạm vào vai trái người đứng trước (không đặt cả bàn tay, không kiễng chân). Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm. - Chi đội: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", các phân đội trưởng (trừ phân đội cuối) dùng tay trái để xác định cự li giữa các phân đội (chỉnh đốn hàng ngang). Đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự li giữa các đội viên (chỉnh đốn hàng dọc). Các đội viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng dọc, nhìn đội viên phân đội 1 cùng hàng ngang để chỉnh đốn hàng ngang. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm. * Chỉnh đốn hàng ngang: - Phân đội: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang, dùng tay trái để xác định cự li giữa các đội viên. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm. - Chi đội hàng ngang: Khẩu lệnh " Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", các phân đội trưởng dùng tay trái xác định cự li hàng dọc, đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự li hàng ngang. Các đội viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng của mình để chỉnh đốn hàng ngang, nhìn đội viên phân đội 1 để chỉnh đốn hàng dọc. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm - Chi đội hình chữ U: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!”. Sau động lệnh "thẳng!" các đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang và dùng tay trái xác định cự li. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm. Riêng ở góc chữ U luôn luôn có khoảng cách là một cự li rộng được xác định bởi tay trái phân đội phó phân đội 1 đưa ngang (lòng bàn tay úp song song với mặt đất), chạm vai phải phân đội trưởng phân đội 2 và tay trái phân đội phó phân đội 2 (hoặc 3, 4, 5 ... nếu các phân đội đáy là một hàng) đưa ra phía trước (bàn tay nghiêng vuông góc với mặt đất) chạm vai phải phân đội trưởng phân đội cuối (nếu các phân đội giữa xếp thành nhiều hàng ngang thì các phân đội trưởng của phân đội 3, 4, 5… đứng sau phân đội trưởng phân đội 2). * Đội hình vòng tròn: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp) chỉnh đốn đội ngũ!". - Cự li hẹp được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau, cánh tay tạo với thân người một góc khoảng 45 độ. - Cự li rộng được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau, đứng thẳng cánh tay, vuông góc với thân người. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm. * Điểm số, báo cáo: Trước buổi sinh hoạt Đội, các đơn vị điểm số, báo cáo sĩ số - Điểm số: + Điểm số phân đội: Phân đội trưởng tiến 1 bước, quay đằng sau, hô "Nghiêm! Phân đội điểm số!" và phân đội trưởng hô số "một", các đội viên đánh mặt sang trái hô số tiếp theo, lần lượt cho đến người cuối cùng điểm số xong hô: "hết". Trước buổi sinh hoạt Đội, các đơn vị điểm số, báo cáo sĩ số - Điểm số: + Điểm số toàn chi đội: Sau khi nghe lệnh "Nghiêm! Các chi đội điểm số, báo cáo! Nghỉ", các chi đội trưởng đứng lên vị trí chỉ huy chi đội mình, hô: "Nghiêm! Chi đội điểm số!", phân đội trưởng phân đội 1 hô : "một", các đội viên phân đội 1 tiếp tục điểm số cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm số xong hô: "hết". Phân đội trưởng phân đội 2 hô số tiếp theo số của người cuối cùng phân đội 1, các đội viên phân đội 2 điểm số tiếp... Các phân đội còn lại lần lượt tiến hành như thế cho đến hết. Chi đội trưởng lấy số cuối cùng của chi đội cộng với Ban chỉ huy (nếu đứng hàng riêng) và đội viên ở đội cờ, đội trống rồi báo cáo với liên đội. Báo cáo sĩ số: Điểm số xong các đơn vị lần lượt báo cáo chỉ huy: + Ở chi đội: Phân đội 1 điểm số xong, phân đội trưởng cho phân đội đứng nghiêm, quay đằng sau, bước lên báo cáo chi đội trưởng. Khi phân đội trưởng phân đội 1 báo cáo, phân đội trưởng phân đội 2 bắt đầu cho phân đội mình điểm số và lần lượt như vậy đến phân đội cuối. + Ở liên đội: Các chi đội trưởng lần lượt từ chi đội 1 đến chi đội cuối báo cáo với chỉ huy liên đội. + Ở cuộc họp lớn, liên đội trưởng lên báo cáo tổng chỉ huy. - Thủ tục báo cáo: Sau khi điểm số xong, các đơn vị trưởng lần lượt hô đơn vị mình đứng nghiêm, rồi (chạy hoặc đi tuỳ theo cự li xa hoặc gần) đến trước chỉ huy, cách khoảng 3 bước nói to: "Báo cáo! (đơn vị trưởng giơ tay chào chỉ huy, chủ huy chào đáp lại, 2 người cùng bỏ tay xuống). Báo cáo chi đội trưởng (Liên đội trưởng, Tổng phụ trách ...) phân đội (chi đội, liên đội) có ... đội viên, có mặt .... , vắng mặt ...., có lí do....., không có lí do ...... Báo cáo hết!". Chỉ huy đáp: "Được!". Đơn vị trưởng chào chỉ huy, chỉ huy chào đáp lại và cùng bỏ tay xuống. Đơn vị trưởng quay về trước đơn vị hô: "Nghỉ!" và trở về vị trí. 2.3 Tổ chức thực hành: -Yêu cầu: Người chỉ huy Đội là những đội viên nắm vững các khẩu lệnh hô, thực hiện thành thạo các động tác về Nghi thức Đội (7 kĩ năng của người đội viên, các động tác về đội hình, đội ngũ và các động tác dùng tay để chỉ định đội hình). + Trang phục gọn gàng đúng quy định + Tư thế nhanh nhẹn, nghiêm túc, chuẩn xác + Khẩu lệnh hô to rõ, phải có dự lệnh, động lệnh + Biết chọn địa hình, xác định phương hướng, vị trí khi tập hợp đội hình, ... - Biện pháp thực hiện: Giáo viên Tổng phụ trách Đội tiến hành tập các động tác của người chỉ huy Đội theo trình tự sau: + Tập hô các khẩu lệnh : Chỉ huy muốn tốt, người chỉ huy phải hô đúng, dõng dạc các khẩu lệnh trong Nghi thức Đội. + Tập chọn địa hình: Chọn vị trí rộng để tập hợp đội hình, tránh nơi có vật cản lầy lội, … + Tập xác định phương hướng: Tránh nắng, gió thổi vào mặt, trách nơi ồn ào,... + Tập chọn vị trí, tư thế chỉ huy khi tập hợp: khi tập hợp chỉ huy đứng ở điểm chuẩn, tư thế nghiêm, để đơn vị dựa vào đó làm chuẩn tập hợp đơn vị. + Tập các động tác chỉ định đội hình: hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn. Ví dụ minh hoạ: Tập hợp chi đội hàng dọc Sau khi chỉ huy lựa chọn địa hình, phương hướng và vị trí. Chỉ huy hô: “Chi đội tập hợp!”, đồng thời dùng tay trái đưa thẳng lên cao, các ngón tay khép kín lòng bàn tay hướng về phía thân người (để chỉ định đội hình hàng dọc). Tiếp theo sau là phân đội 1 làm chuẩn, các phân đội khác đứng về bên trái phân đội 1,... 3. Vấn đề nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu: 3.1 Vấn đề nghiên cứu: Nâng cao chất lượng hoạt động Ban Chỉ huy Chi đội khối 4 của Trường Tiểu học Xuân Lộc 3 bằng phương pháp xem hình ảnh trực quan và thực hành có làm tăng thêm được kết quả hoạt động Đội cho Ban Chỉ huy Chi đội khối 4 hay không? 3.2 Giả thiết nghiên cứu: Sử dụng phương pháp xem hình ảnh trực quan và thực hành có làm tăng thêm được kết quả hoạt động Đội cho Ban Chỉ huy Chi đội khối 4. III. PHƯƠNG PHÁP: 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn Liên đội Trường Tiểu học Xuân Lộc 3 vì Liên đội đ ược sự quan tâm của Hội đồng đội xã, sự ủng hộ của các cập lãnh đạo và toàn thể phụ huynh trong toàn trường, sư hỗ trợ về cơ sở vật chất cho nhà trường. Trong những năm học vừa qua trường đã mua máy tính xách tay, máy chiếu Projector tạo điều kiên thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp xem hình ảnh trực quan trên máy chiếu và thực hành 7 kỹ năng cho Ban Chỉ huy Chi đội khối 4. Tôi lựa chọn Ban Chỉ Huy Chi Đội khối 5 (Nhóm đối chứng), Ban chỉ huy Chi Đội khối 4. (Nhóm thực nghiệm). Ban Chỉ huy Chi đội của cả 2 khối có nhiều điểm tương đồng nhau về số lượng, chức vụ cũng như giới tính, đều hiền ngoan, lễ phép, khả năng tiếp thu bình thường và đồng đều nhau, là những đội viên tiêu biểu của các Chi đội. Nhưng Ban Chỉ huy Chi đội của nhóm thực nghiệm (khối 4) có kỹ năng thực hành, hiểu biết hạn chế hơn Ban Chỉ huy Chi đội của nhóm đối chứng (khối 5) rất nhiều. Danh sách Ban Chi huy Chi đội 2 khối lớp: SỐ TT HỌ VÀ TÊN GIỚI TÍNH LỚP CHỨC VỤ 1 Trần Nguyễn Trúc Linh Nữ Lớp 5A Chi đội trưởng 2 Nguyễn Quỳnh Trâm Nữ Lớp 5A Ủy viên 3 Trần Như Ngọc Nữ Lớp 5A Ủy viên 4 Nguyễn Hoàng Anh Nam Lớp 5B Chi đội trưởng 5 Đinh Thị Thanh Trúc Nữ Lớp 5B Ủy viên 6 Nguyễn Thị Minh Trinh Nữ Lớp 5B Ủy viên 7 Đặng Thu Hà Nữ Lớp 5C Chi đội trưởng 8 Trần Xuân Phát Nam Lớp 5C Ủy viên 9 Võ Thị Mỹ Dung Nữ Lớp 5C Ủy viên 10 Trần Thị Ngọc Lài Nữ Lớp 4A Chi đội trưởng 11 Nguyễn Thị Xuân Diệu Nữ Lớp 4A Ủy viên 12 Huỳnh Thị Nam Uyên Nữ Lớp 4A Ủy viên 13 Phan Phương Dung Nữ Lớp 4B Chi đội trưởng 14 Đặng Văn Trường Nam Lớp 4B Ủy viên 15 Nguyễn Thị Ngâu Nữ Lớp 4B Ủy viên 16 Trần Xuân Phát Nam Lớp 4C Chi đội trưởng 17 Huỳnh Diệp Như Hảo Nữ Lớp 4C Ủy viên 18 Phan Thị Lệ Trinh Nữ Lớp 4C Ủy viên 18 em 6, chi đội trưởng, 12 ủy viên TỔNG CỘNG Nữ 14, Nam 4 GHI CHÚ 2. Thiết kế nghiên cứu: Bản thân tôi là giáo viên Tổng phụ trách Đội quản lý toàn bộ Ban Chỉ huy các chi đội. Đặc biệt là các buổi tập huấn triển khai nội dung công tác đội. Chính vì vậy, tôi chọn Ban Chỉ huy Chi đội khối 4 để thiết kế nghiên cứu. Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương Nhóm Kiểm tra trước tác động Thực nghiệm (Khối 4) Đối chứng (Khối 5) Tác động Sử dụng phương pháp quan sát hình ảnh mô phạm Không sử dụng phương pháp quan sát hình ảnh mô phạm O1 O2 Kiểm tra sau tác động O3 O4 Trước tiên tôi chọn hai nhóm đối tượng là các em trong Ban Chỉ huy Chi đội khối 4 và Ban Chỉ huy Chi đội khối 5. Tôi tiến hành kiểm tra kỹ năng người đội viên với những nội dung sau: tác phong chỉ huy, sự linh hoạt trong sinh hoạt, biên độ thực hiện các động tác (7 kỹ năng người đội viên). Tôi ghi lại tất cả những gì mà các em chưa thực hiện được. Chọn ban Chỉ huy của hai khối kiểm tra kỹ năng thực hành trước tác động. Kết quả thực hiện kỹ năng đạt chuẩn của hai nhóm như sau:  Về 7 kỹ năng người đội viên: Ban Chỉ Tổng huy số Khối 4 9 Khối 5 9 Nữ Nam 7 7 2 2 1 8 9 2 6 9 Đạt 7 kỹ năng 3 4 5 5 6 6 9 8 7 6 5 7 7 4 6 3. Quy trình nghiên cứu: Vào đầu năm học, với sự chỉ đạo chung của Hội đồng đội thị xã, Hội đồng đội xã, ban phụ trách đội nhà trường chỉ đạo các lớp tiến hành đại hội Chi đội đầu năm để xây dựng chương trình công tác đội Chi đội cho năm học. Đồng thời bầu chọn Ban Chỉ huy để triển khai thực hiện nghị quyết đại hội. Đối với nhóm thực nghiệm: Giáo viên Tổng phụ trách Đội trực tiếp huấn luyện bằng phương pháp xem hình ảnh trực quan trên máy chiếu Projector và thực hành động tác ngay trong buổi tập. Qua kết quả của từng buổi sinh hoạt Đội, bản thân cũng rút ra kinh nghiệm và tác động ngay đến đối tượng để kết quả buổi sinh hoạt sau cao hơn trước. Đối với lớp đối chứng: tiến hành các hoạt động bình thường. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu: Các công cụ đo mà nghiên cứu này sử dụng là việc ghi chép lại những kỹ năng, phương pháp tổ chức và những kiến thức cơ bản của Ban Chỉ huy Chi đội khối 4 trước và sau khi có tác động. Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này là giúp cho các em trong ban chỉ huy khối 4 đạt được đến chuẩn 7 kỹ năng người đội viên. Do vậy phép đo là kiểm tra lại những kỹ năng, kiến thức đội qua việc kiểm tra sinh hoạt đội của các chi đội. Đây chính là tỉ lệ điều chỉnh kỹ năng thực hành nghi thức đội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan