Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo đề_tài _ _một_số_kinh_nghiệm_làm_một_số_đồ_dungf,_đồ_chơi_từ_nguyên_vật_liệu_sẵn...

Tài liệu đề_tài _ _một_số_kinh_nghiệm_làm_một_số_đồ_dungf,_đồ_chơi_từ_nguyên_vật_liệu_sẵn_có_ở_địa_phương_góp_phần_nâng_cao_chất_lượng_giáo_dục_trẻ_mẫu_giáo_ _nh_2015 2016

.DOC
10
229
129

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: " Một số kinh nghiệm làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo " Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: " Một số kinh nghiệm làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo " Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Mị Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số kinh nghiệm làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo. 1. Phần mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống trẻ thơ. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống. Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ là nhu cầu không thể thiếu được. Không thể có một tiết dạy tốt khi không có đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy, trẻ không thể phát huy tính tích cực, tự lực học tập khi không có đồ dùng đồ chơi để trẻ nhận thức nhiệm vụ học tập. Hay nói cách khác đồ chơi là nguồn vui cho đời sống trẻ thơ, càng có nhiều loại đồ chơi thì trẻ càng học được nhiều hơn. Bởi thông qua các loại đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ trải nghiệm được sự hiểu biết của mình, nhờ đó đáp ứng được tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Hình thành cho trẻ trí tưởng tượng và phát triển tư duy, ngôn ngữ trí nhớ lâu bền. Hình thành khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đồng thời ôn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ và giáo dục tình cảm, đạo đức, giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong thời đại ngày nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại.Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em.Tôi còn nhớ, tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất nặn để nặn thành nồi, chảo, bát …, lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê…Bất luận trong hoàn cảnh nào đồ chơi ra đời sẽ phát triển trí tuệ cho trẻ, đồ chơi phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đặc biệt trẻ lứa tuổi mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới. Trẻ thích được tự tay tạo ra những món đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động. Thực tế trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thường có rất nhiều nguyên vật liệu quen thuộc, gần gũi như các loại hột hạt (gạo, nếp, ngô, các loại đậu…), các loại chai nhựa, bìa giấy…. đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng để chúng ta tận dụng nó tạo ra nhiều sản phẩm, tạo ra nguồn đồ chơi cho trẻ. Những nguồn vật liệu sẳn có ở địa phương nơi trẻ sinh sống giúp trẻ tạo ra đồ chơi mang tính đặc trưng của vùng miền, vừa giúp trẻ giữ gìn nét đẹp của quê hương trẻ, từ đó góp phần hình thành phát triển trí tuệ và tình cảm cho trẻ. Xuất phát từ tầm quan trọng của đồ chơi đối với trẻ mầm non bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước, dựa vào tài liệu hướng dẫn cách làm 1 số đồ chơi … tôi xin đưa ra “Một số kinh nghiệm làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo” 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: Qua thực tế của việc dạy và học của trẻ mẫu giáo, tôi thấy được tầm quan trọng của đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ. Đề tài này tôi nghiên cứu, đúc rút từ công tác giảng dạy trẻ mẫu giáo ở đơn vị tôi và có thể áp dụng cho các đơn vị khác ở trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Quá trình thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi, trong một năm qua bản thân tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi. Bản thân được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường, được nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho tôi được đi học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, học tập tham quan ở các trường bạn. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp những vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Các giáo viên nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, tích cực học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ trong trường. * Khó khăn: Trên thực tế các lớp học đã được trang bị nhiều đồ dùng, đồ chơi hiện đại, song để phục vụ các hoạt động của trẻ ở trường theo kế hoạch của chương trình giáo dục mầmnon mới thì vẫn chưa đáp ứng đủ. Trường nằm trên địa bàn nông thôn, đời sống của phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên một số phụ huynh chưa nhận thức rõ vai trò của đồ chơi trong quá trình hoạt động học và chơi của trẻ. * Khảo sát thực trạng. Vào đầầu năm học, kếết quả kếết quả khảo sát đầầu vào cho thầếy: Lĩnh vực LVPTNT LVPTTM LVPTNN LVPTTC Xếp loại Tốt 4/19 = 21% 5/19 = 26,3% 3/19 = 15,7% 5/19 = 26,3% Xếp loại Khá 6/19 = 31,7% 6/19 = 31,7% 7/19 = 36,8% 8/19 = 42,1% Xếp loại TB 5/19 = 26,3% 5/19 = 26,3% 6/19 = 31,7% 4/19 = 21% Xếp loại Yếu 4/20 = 21% 3/19 = 15,7% 3/19 = 15,7% 2/20 = 10,5% * Nguyên nhân: Số lượng đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non còn hạn chế về số lượng, trong đó nhiều đồ dùng đồ chơi mua sẵn trên thị trường và ít đồ dùng đồ chơi tự làm, chưa phong phú, đa dạng. Đồ chơi còn chung chung cho các chủ đề ít thay đổi mẫu mã nên dễ gây nhàm chán cho trẻ. Một số đồ chơi tự tạo chưa đảm bảo kỹ thuật, bền đẹp, màu sắc chưa hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Trong lớp có một số cháu còn chậm chạp, khả năng tiếp thu kỹ năng, kiến thức của trẻ không đồng đều nên quá trình chọn đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động trong ngày của trẻ còn lúng túng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã tìm tòi một số biện pháp tối ưu, thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả. 2.2 Các giải pháp: Giải pháp 1: Điều tra thực tiển: Giáo viên phải biết nắm bắt tình hình thực tiễn ở địa phương, nhóm lớp mình đang dạy, đặc điểm tính cách của trẻ, phụ huynh nhóm lớp mình đang dạy để từ đó biết được ở địa phương phong phú những nguyên vật liệu gì, nhóm lớp mình đang dạy đã có những đồ chơi gì, các trẻ trong lớp mình đang dạy hứng thú với những đồ chơi nào, phụ huynh lớp mình quan tâm đến việc học của con mình như thế nào…..qua đó để giáo viên lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi phù hợp, có hiệu quả. Giải pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh và học sinh thu gom nguyên vật liệu: Hằng năm vào dịp họp phụ huynh đầu năm giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho phụ huynh việc làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu như: Bình xì dầu, comfort, nước rửa chén, dương liểu, nắp chai, lá phim,... để làm đồ dùng dạy học, giáo viên có thể lấy mẫu một vài đồ dùng giới thiệu với phụ huynh, để phụ huynh thấy rõ tính thiết thực của đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ từ đó việc huy động mới có hiệu quả . Ví dụ : Khi làm máy bay (giáo viên đưa chiếc máy bay và chỉ từng bộ phận) Sử dụng bình xì dầu cắt bỏ phần dưới làm đầu máy bay, cắt phần trên bình comfort làm thân máy bay, ruột bút bi làm cần, lá phim làm chong chóng máy bay, nắp chai làm bánh xe, như vậy ta thấy phần lớn vật liệu các đồ dùng đồ chơi đều làm từ những vật dụng phế thải, rẻ tiền, dễ tìm ở địa phương nhưng đẹp, bền và an toàn cho trẻ giúp các cháu vui chơi học tập có hiệu quả .Qua việc giới thiệu sẽ giúp cho việc thu gom vật liệu trong phụ huynh đạt được kết quả . Vào cuộc họp phụ huynh giữa năm, giáo viên huy động lịch củ đã hết thời hạn sử dụng, bao xi măng để vẽ tranh, hoặc chọn những hình ảnh đẹp để trang trí lớp, cho học sinh cắt dán một số đồ vật như: dép, giày, mũ, áo quần ...trên tranh lịch sưu tập thành những bộ đồ dùng cho các chủ điểm . Giải pháp 3: Thiết kê mẫu đồ dùng đồ chơi - Làm đồ chơi theo từng chủ đề. Để đáp ứng với nhu cầu chơi của trẻ trong lớp, đồ dùng, đồ chơi phải phong phú, đa dạng phục vụ cho từng cho từng góc chơi. Ngoài việc làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động học hàng ngày, tôi còn áp dụng làm đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc sinh động thu hút trẻ chơi trong từng chủ đề. Cứ mỗi chủ đề tôi lại làm một bộ đồ chơi khác. Chủ đề trường mầm non: Tập trung làm đồ chơi như Cầu trượt, xích đu, vườn hoa... Chủ đề gia đình: Giáo viên sưu tầm những phế liệu như: Hộp nhựa, chai nhựa ...làm bàn ghế, tủ, phích nước ... Đồng thời tận dụng bình sữa chua, bình nước rửa chén, hộp C, bình keo 502, thạch dừa, ống son cũ để làm máy xay sinh tố, nồi cơm điện , bàn là, đèn ngủ, điện thoại, ti vi,... để phục vụ hoạt động góc và hoạt động khám phá khoa học ,tạo hình ... Chủ đề thế giới động vật: sử dụng các loại hột hạt như đậu, nếp, gạo, ngô ... bồi đắp tranh, xếp cắt hình một số con vật nuôi trong gia đình, sống dưới nước, sống trong rừng (hổ, voi, thỏ, khỉ, nai ...) Chủ đề phương tiện giao thông ; sử dụng mo cau, bình xì dầu, comfort, nút chai, lá phim... để làm phương tiện giao thông như xe khách, xe tải, máy bay, tàu lửa, ghe, thuyền... Thế giới thực vật: sử dụng lá cây, vỏ cây khô, mo cau, để làm một số đồ dùng đồng thời giới thiệu một số cây trồng xung quanh trẻ . Chủ đề một số ngành nghề: sử dụng bình nước rửa chén để làm máy tuốt lúa, máy may, máy quạt ... Giải pháp 4: Giáo viên tích cực học hỏi, sưu tầm nguyên vật liệu. Để có nhiều mẫu đồ chơi đẹp, nhiều cách làm, nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, bản thân tôi không ngừng nêu cao tinh thần học hỏi bạn bè đồng nghiệp, học hỏi từ các trường bạn, từ các đợt đi tham quan, học kinh nghiệm của những người đi trước. Bên cạnh đó bản thân tôi luôn tìm tòi nghiên cứu từ các tài liệu làm đồ dùng đồ chơi để tạo ra các loại đồ chơi mới lạ, hấp dẫn với trẻ. Không chỉ vậy, trong quá trình trẻ chơi tôi luôn quan sát và ghi lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích và nắm được tâm sinh lý của từng trẻ để cung cấp đồ chơi kịp thời cho trẻ. Ngoài việc tích cực học hỏi để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, cô giáo cần đầu tư cho việc tìm kiếm nguyên vật liệu đảm bảo, phù hợp nội dung chủ đề chủ điểm. Ví dụ: Trước khi học chủ điểm “ Phương tiện giao thông” tôi phải tìm kiếm các loại tranh ảnh về phương tiện giao thông, các loại nguyên vật liệu (như long bia, chai nước mắm, ngao, đũa, hộp sữa…) để làm ô tô, máy bay, tàu thủy, thuyền buồm, xe đạp… Các nguyên vật liệu đó không phải dĩ nhiên có, mà tôi phải kết hợp với cô thầy ở các trường tiểu học, trung học trong xã để xin các loại họa báo củ, hoặc các loại tranh ảnh có trong sách tập san củ…liên hệ ở các em học sinh về các loại đồ chơi mà các em thực hành qua các môn học kỹ thuật, mỹ thuật như xếp chong chóng, xếp thuyền, xếp máy bay…và các bức tranh về phương tiện giao thông. Giải pháp 5: Khuyến khích trẻ tham gia làm đồ chơi cùng cô. Để trẻ có một số kỹ năng trong nghệ thuật tạo hình và một số kỹ năng khác. Trong hoạt động vui chơi tự do, tôi đã hướng dẫn trẻ làm một số đồ chơi đơn giản. Trẻ rất hứng thú khi được tham gia làm đồ chơi với các nguyên vật liệu chai, lọ, phế thải…Đạt được một số đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động. * Cách làm đồ dùng đồ chơi. Với nguồn nguyên vật liệu phong phú và đa dạng mà tôi thu thập được, tôi suy nghĩ làm thế nào đây để tạo được hình dáng của đồ chơi thật lạ mắt dễ làm đối với trẻ? Vì thế tôi chỉ đưa ra sau đây một số cách làm một bức tranh về phong cảnh miền núi và các con vật được bồi đắp bằng hột hạt hết sức đơn giản, dễ làm từ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, dễ tìm kiếm, tốn ít tiền mà vẫn có tác dụng giáo dục cao cho trẻ. Nguyên vật liệu + Giấy A3. + Các loại hột hạt: đậu đen, đậu xanh, gạo, bắp… + Sơn xịch. + Màu nước, keo sữa, + Len … Cách làm Trước hết chọn một bức tranh phù hợp, sau đó vẽ tranh lên giấy A3, bôi keo sữa lên các nét vẽ, dùng len màu đen để làm viền nét vẽ các con vật và cây. Dùng gạo đã nhuộm màu sẵn, bôi keo dùng gạo đã nhuộm các màu bồi đắp con thỏ, dùng đậu xanh bôi keo bồi đắp con gấu, dùng đậu đen để bồi đắp con voi… Dùng len màu nâu bồi đắp thân cây, len màu xanh bồi đắp tán lá… Dùng hạt bắp sắp xếp thành những bông hoa. Dùng dầu bóng quét lên các con vật bàng hột hạt, màu nước để quét nền và hoàn thiện bức tranh. Gắn tranh vào khung. Cách sử dụng Được sử dụng trong các hoạt động KPKH- MTXQ: tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng, phong cảnh miền núi…, cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh, khơi gợi ý tưởng tạo hình cho trẻ, trang trí lớp…Qua đó trẻ biết được một số con vật sống trong rừng, phong cảnh miền núi… , ngoài ra còn giáo dục trẻ biết yêu quý người nông dân và những sản phẩm mà nghề nông làm ra. 3. Phần kết luận: Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Công việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ mẫu giáo, là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng không thể thiếu được của người giáo viên. Công việc này nó xuyên suốt cả quá trình hoạt động học và chơi của trẻ ở bất cứ độ tuổi nào. Do đó mỗi một giáo viên phải nắm được vai trò, tác dụng của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ để xây dựng kế hoạch chọn nguyên vật liệu phù hợp với trẻ và tình hình thực tế của địa phương, biết tìm ra các giải pháp sáng tạo trong khi kàm đồ dùng đồ chơi để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình thực các biện pháp trên tôi đã thu được một số kết quả sau: * Đối với bản thân: Qua một thời gian làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương, bản thân đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu và nâng cao tay nghề trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Bản thân đã tạo được môi trường giáo dục với nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú cho trẻ hoạt động học và chơi. Đến nay các loại đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ cho mỗi trẻ tham gia hoạt động ở các chủ đề chủ điểm và đạt kế hoạch trường giao . * Đối với trẻ: Sau khi thử nghiệm các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng cao. Các thao tác của trẻ khi sử dụng đồ dùng đồ chơi rất thành thạo. 100% trẻ thực sự thích thú tham gia vào giờ học, giờ chơi, do đó kiến thức của trẻ ngày càng được nâng cao, giờ học diễn ra thuận lợi. Trẻ tiếp thu bài học nhanh, khả năng giao tiếp của trẻ tốt hơn. Kết quả thể hiện rất rỏ qua việc khảo sát chất lượng cuối năm: Lĩnh vực LVPTNT LVPTTM LVPTNN LVPTTC Xếp loại Tốt 10/19 = 52,6% 9/19 = 47,4% 10/19 = 52,6% 8/19 = 46,6% Xếp loại Khá 6/19 = 31,6% 6/19 = 31,6% 6/19 = 31,6% 8/19 = 46,6% Xếp loại TB 3/19 = 6,8 % 4/19 = 21% 3/19 = 6,8% 3/19 = 6,8% Xếp loại Yếu *Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh nhận thức tốt tác dụng của đồ dùng đồ chơi đối với việc học tập của trẻ. Phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi. Phụ huynh thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc kết hợp với giáo viên cùng quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ, phụ huynh đã quan tâm hơn tới nội dung của các môn học, biết hướng dẫn, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cho trẻ lúc ở nhà. Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra được vấn đề cụ thể sau: Là một giáo viên phải thực sự đam mê, tâm huyết với việc dạy học của mình, thường xuyên quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ học tập, phải quan tâm đúng mức, luôn theo dõi động viên, khuyến khích nhằm tạo điều kiện cảm xúc giúp trẻ phấn khởi trong các hoạt động học tập. Giáo viên phải biết nắm bắt tình hình thực tiễn ở địa phương, nhóm lớp mình đang dạy, đặc điểm tính cách của trẻ, phụ huynh nhóm lớp mình đang dạy. Giáo viên phải nắm vững phương pháp các bộ môn để đưa đồ dùng vào các hoạt động một cách hợp lý. Đồng thời giáo viên chọn đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm. Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp. Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì trong việc sưu tầm nguyên vật liệu và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra nhiều đồ chơi đẹp , phù hợp với độ tuổi trẻ. Cần có sự phối kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu sẳn có ở địa phương. Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, được tham gia giúp cô làm đồ chơi trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Đối với nhà trường, cần thường xuyên phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương nhằm tăng thêm thú vui cho trẻ trong hoạt động vui chơi và học tập. Thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, tham quan từ những trường bạn nhiều hơn để mở mang tầm nhìn. Trên đây là " Một số kinh nghiệm làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo" mà bản thân tôi đúc rút ra từ tình hình thực tế giảng dạy. Những gì tôi đã làm tuy chưa cao nhưng cũng là sự cố gắng của bản thân. Tuy nhiên bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng không tránh khỏi những hạn chế, kính mong được sự đóng góp ý kiến của Hô ôi đồng thi đua nhà trường, của các cấp quản lý giáo dục, cùng các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh và có hiệu quả thực tiễn hơn./.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan