Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo đề_tài _ một_số_giải_pháp_thực_hiện_xây_dựng_trường_mn_đạt_chuẩn_quốc_gia_mức_độ...

Tài liệu đề_tài _ một_số_giải_pháp_thực_hiện_xây_dựng_trường_mn_đạt_chuẩn_quốc_gia_mức_độ_i_sau_5_năm _nh_2014 2015

.DOC
18
185
133

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ I SAU 5 NĂM.” Quảng Bình, tháng 05 năm 2015 1 Đề tài: “NHỮNG BIỆN PHÁP HỘIBẢN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỘNG HÒA XÃ CƠ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON”do – Hạnh phúc 1. Phần mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài: 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tính cấp thiết của đề tài: Giáo dục và đào tạo là chiến lược đào tạo con người và luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII đã khẳng định: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, có tri thức, kỹ năng vừa hồng vừa chuyên, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Phát triển giáo dục đào tạo gắn liền với nhu cầu phát triểnĐề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁPhành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắuồn lực kinh tế - xã hội, bởi vì muốn tiến THỰC HIỆN XÂY DỰNG TRƯỜNG ng lợi thì phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và MẦM bền vững. NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ I SAU 5 NĂM.” Giáo dục Mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới Xã hội chủ nghĩa.Giáo dục mầm non một mặt đáp ứng ác nhu cầu phát triển tổng thể hài hòa của trẻ về thể lực, nhôn ngữ, tình cảm, xã hội, mặt khác chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ đến trường tiểu học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp Hành TW Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triền Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khẳng định mục tiêu của giáo dục mầm non đến năm 2000 là “ Phát triển Họ và tên: Lê Thị Hường bậc học Mầm Non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi, đảm bảo hầu hết Chức vụ: Hiệu trưởng trẻ 5 tuổi được học chương Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy trình mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp 1” Để thực hiện tốt chiến lược đào tạo con người trong giai đoạn mới nhất ;à với ngành học Mầm non thì nhiệm vụ xây dựng một đội ngũ giáo viên có đầy đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt và tâm huyết với nghề nghiệp; có hệ thống trường lớp được trang bị tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ đến các gia đình... nhằm đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục của các bậc học tiếp theo là một vấn đề có tính chiến lược đang đặt ra hiện nay, trong chiến lược đó, giáo dục Mầm non có một vị trí quan trọng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “ Làm Mầm non tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được điều đó thì trước hết phải yêu quý trẻ, vì các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên sẽ xanh tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì Quảng Bình tháng 05 năm 2015 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ I SAU 5 NĂM.” 1. Phần mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết Chuẩn quốc gia (CQG) về trường học được xem là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường học, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở giai đoạn 2005-2010, nhiều địa phương đã xây dựng trường mầm non nông thôn với những điều kiện cơ sở vật chất phù hợp thực tiễn cuộc sống để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho trẻ mầm non ở trường, so với tiêu chuẩn đạt chuẩn có yếu tố vượt chuẩn, nhưng lại có nhiều trường, do phòng học có hạn, số học sinh trong địa bàn đến trường quá đông, diện tích lớp trở lên chật hẹp, do vậy tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia được thay đổi bằng Quyết định 36/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 16/7/2008 được ban hành thay thế “Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn từ năm 2002 - 2005. Đến tháng 2/2014 lại mô ôt lần nữa Thông tư số 02/2014/TT-BGD ĐT ngày 8/2/2014 được ban hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2014 và thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Nếu như hàng năm các trường mầm non có điều kiện để thực hiện kế hoạch bổ sung diện tích đất, bổ sung thêm phòng học khi số trẻ đến trường tăng lên, cơ sở vật chất được tôn tạo phù hợp với chất lượng cuộc sống nhân dân hiện nay, môi trường xung quanh được chăm sóc làm đẹp thường xuyên, đội ngũ giáo viên được cập nhật trình độ đạt chuẩn vv... thì khả năng tụt hậu về các tiêu chuẩn trường chuẩn là rất ít. Nhưng một số trường đã không có khả năng làm được những việc đó, do đó sự tụt hậu của một số trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005 đến nay khó có thể bổ sung cho đủ điều kiện để công nhận lại theo quy định trường chuẩn QG như Thông tư 02/2014/TT-BGD ĐT ngày 8/2/2014 mà Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Nhà trường nơi tôi đang công tác trong quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm đã bám sát các tiêu chuẩn theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và sau đó là Thông tư số 02/2014/TT-BGD ĐT ngày 8/2/2014 được ban hành và thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục 3 - Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tháng 6/2014 nhà trường đã được UBND Tỉnh công nhâ n trường mầm non đạt Chuẩn quốc ô gia mức đô ô 1 sau 5 năm. Chính vì lí do đó bản thân tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp thực hiên xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm”, để làm đề tài SKKN nhằm đúc rút lại mô ôt số kinh nghiê ôm trong quá trình quản lý chỉ đạo xây dựng CQG tại trường mầm non. 1.2. Điểm mới, phạm vi áp dụng của đề tài: Trên địa bàn huyê n Lê ô Thủy có 13 ô trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia song đến năm học 2013-2014 toàn bâ ôc học mới có 2 đơn vị trường học được công nhâ n đạt Chuẩn quốc gia mức đô ô 1 sau 5 năm theo ô Thông tư số 02/2014/TT-BGD ĐT ngày 8/2/2014 được ban hành và thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Vì vâ ôy, đây là điểm mới của đề tài. Thời gian nghiên cứu và thực hiện từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013 2014. Đề tài được thực hiện tại trường mầm non nơi tôi đang công tác và có thể vận dụng được cho tất cả các trường mầm non trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh đang tập trung xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 và Chuẩn quốc gia mức đô ô 1 sau 5 năm. 2. Phần nội dung. 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Trường mầm non nơi tôi đang công tác được xây dựng và đạt trường mầm non nông thôn đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005 vào năm 2008, theo Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn từ năm 2002 - 2005. Từ đó đến nay nhà trường luôn luôn phấn đâu, phát huy để giữ chuẩn. Trong quá trình xây dựng nhà trường không còn bám sát vào các tiêu chuẩn theo Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2001 mà bám sát Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008. Rồi đến Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 8/2/2014 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, các chuẩn ngày càng được nâng lên cao hơn, cụ thể hơn. Trước tình hình đó, nhà trường đã rà soát, đánh giá lại các chuẩn đặc biệt là chuẩn về quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị, chuẩn đội ngũ giáo viên và nhân viên còn gặp rất nhiều khó khăn: Trường chia nhỏ lẽ thành 4 điểm trường, 1 điểm trường chưa có bếp ăn bán trú, 2/4 điểm trường hệ thống phòng học cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng. Thiếu văn phòng, phòng các phó HT, 3/4 điểm trường chưa có 4 nhà xe, thiếu phòng dành cho nhân viên. Hệ thống bồn cầu thiếu nhiều so với trẻ. 2/3 bếp ăn bán trú không còn đáp ứng theo yêu cầu mới. Khuôn viên, cây xanh bóng mát hạn chế, thiếu đồ chơi ngoài trời. Trang thiết bị các phòng chức năng cũng như phòng làm việc của các bộ phận, đồ dùng phục vụ cho công tác dạy và học còn thiếu nhiều. Về đội ngũ đạt chuẩn 100% trong đó trên chuẩn chỉ mới đạt 55,5%. Các chuẩn còn lại còn một số hạn chế nhất định. Với sự phấn đấu, nổ lực của tập thể cán bộ, giáo viên,nhân viên trong nhà trường, tháng 6 năm 2014 trường mầm non chúng tôi vừa được kiểm tra và công nhận lại chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm. Để phấn đấu đạt được những mục tiêu trên tập thể trường chúng tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi: Là một xã có phong trào trong công tác xây dựng trường đạt CQG của huyện nhà, đặc biệt từ năm 2008 trở lại đây, các trường trên địa bàn xã đều được UBND tỉnh công nhận đạt CQG. Trường mầm non chúng tôi có 3 điểm trường, trong đó có 2 điểm trường được xây dựng kiên cố, trường hạng 1 có 19 nhóm lớp/529 học sinh. Trẻ em được phân chia nhóm lớp theo từng độ tuổi và được tổ chức ăn bán trú 100%. Đội ngũ CB,GV,NV đa số là người địa phương. Trình độ đội ngũ đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỷ lệ cao so với quy định. Nhà trường luôn luôn nhận được sự quan tâm của ngành, huyện, sự quan tâm chăm lo đầy trách nhiệm của HĐND, Đảng ủy, UBND, các ban ngành đoàn thể cấp xã, hội cha mẹ học sinh nên trường có điều kiện để tăng trưởng CSVC, trang thiết bị dạy học, và có môi trường giáo dục thuận lợi. 2.1.2. Khó khăn: Những năm đầu xây dựng CQG, là một xã còn khó khăn về kinh tế, đời sống nhân dân ở mức trung bình, địa bàn rộng, giao thông chưa thuận lợi, cơ sở vật chất trường lớp đầu tư chưa nhiều, nguồn lực hạn chế, nhưng thời gian qua Trường đóng trên địa bàn thuộc vùng thấp trũng, thường xuyên chịu nhiều thiệt hại do lũ lụt gây ra. Trường có nhiều điểm trường nên việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học dàn trải có những khó khăn nhất định. Bản thân tôi và các đ/c trong BGH nhà trường chưa có kinh nghiệm gì nhiều trong việc xây dựng trường MN đạt chuẩn CQG. Mặt khác trong quá trình xây dựng trường MN đạt CQG, đã có 3 lần thay đổi, bổ sung Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Mỗi tiêu chuẩn đặt ra ở mỗi giai đoạn đều có sự phù hợp nhất định, tuy nhiên tiêu chuẩn CSVC là trọng tâm nhất. Đứng trước những thuận lợi và khó khăn về các mặt như đã nêu trên, để XD dựng và được công nhận trường MN đạt CQG mức độ 1 sau 5 năm. Việc XD CQG 5 Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 8/2/2014 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã đặt ra cho nhà trường vô vàn khó khăn. Cán bộ quản lý nhà trường đã tìm lối đi lên bằng con đường tham mưu, tuyên truyền, sắp xếp xây dựng, tổ chức lại bô ô máy làm viê ôc của nhà trường, tăng cường nâng cao chất lượng đô ôi ngũ, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, vận động xã hội hóa giáo dục để tăng trưởng CSVC cùng với sự tự lực cố gắng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường. Đồng thời, hy vọng nhà nước sẽ tăng cường đầu tư về kinh phí chống xuống cấp, kiên cố hóa trường học và xây dựng các phòng chức năng để nhà trường có đủ điều kiện để được công nhận lại theo tiêu chuẩn mới hiện nay. Trong quá trình thực hiện trường đã tập trung thực hiện một số giải pháp, biện pháp sau: 2.2. Các giải pháp. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch, làm tốt công tác tổ chức và quản lý * Xây dựng kế hoạch: - Đối chiếu với chuẩn từng để biết được nhà trường đã đạt được những chuẩn nào, những chuẩn nào còn thiếu hụt bổ sung, những chuẩn nào là trách nhiệm của nhà trường những chuẩn nào là trách nhiệm của địa phương, để từ đó xây dựng kế hoạch. - Sau khi đã đối chiếu và phân loại trách nhiệm của từng chuẩn 1, BGH chúng tôi xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí trong BGH và huy động mọi nguồn lực trong nhà trường để thực hiện. Chỉ đạo nhà trường, các đoàn thể thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; Chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý của cấp trên, của chính quyền địa phương. Thành lập đầy đủ hội đồng trong nhà trường và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. * Công tác Tổ chức và quản lý bô ô máy: - Trường chúng tôi là trường hạng 1 có cơ cấu 1 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng. Có 3 tổ chuyên môn với tổng số giáo viên là 41 người và Tổ hành chính gồm có 6 người. Thực hiện quản lý, phân công hợp lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức. - Trường mầm non có kế hoạch hoạt động năm học, học kỳ, tháng và tuần; Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục. Tổ chức thực hiện tốt hoạt động chuyên môn,có kế hoạch và tổ chức thực hiện đúng chương trình quy định, đảm bảo đúng tiến độ. - Nhà trường thực hiện đầy đủ, chính xác các loại hồ sơ sổ sách theo dõi tài chính và thực hiện thu-chi theo quy định, đúng nguyên tắc tài chính hiện hành. 6 Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai toàn bộ các hoạt động trong nhà trường và các khoản thu chi qua hàng năm. Quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác quản lý, quan hệ công tác và lề lối làm việc trong trường mầm non. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản thiết bị và các đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Hồ sơ nhà trường được lưu trữ qua hàng năm đầy đủ, cẩn thận, khoa học. Tất cả các dữ liệu, thông tin của nhà trường được lưu trữ trên các phần mềm máy vi tính. Các nhóm lớp có đủ hồ sơ, sổ sách, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người lao động như chế độ phiên lương, phụ cấp ưu đãi, chế độ thâm niên, nâng lương thường xuyên, chế độ thai sản... - Nhà trường thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước. Năm học 2013-2014 nhà trường Tham gia hội thi “Tìm hiểu DD trẻ MN qua mạng” Trường được xếp vị trí thứ 8/30 trường tham gia. Có 4 cháu tham gia hội thi “ Bé khéo tay” cấp huyện, có 3 cháu đạt, trong đó 2 cháu đạt giải Ba. Có 01 cháu được chọn tham gia thi tỉnh và đạt giải nhất. Phong trào xây dựng THTT-HSTC được xếp loại xuất sắc. - Biện pháp nâng cao đời sống cho cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên: Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên, phối hợp với công đoàn tổ chức thăm hỏi giáo viên lúc ốm đau hoạn nạn kịp thời, xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao. Sắp xếp tạo điều kiện động viên giáo viên đi học nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có chế độ khen thưởng cho giáo viên dạy giỏi và có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, trong thực hiện nhiệm vụ. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có thời gian làm công tác quản lý liên tục trong ngành giáo dục mầm non, hiệu trưởng 29 năm, phó hiệu trưởng 1 có 22 năm, phó hiệu trưởng 2 có 18 năm công tác, hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có bằng tốt nghiệp ĐHSPMN đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị theo quy định; có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn; hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng được cấp quản lý giáo dục trực tiếp đánh giá xếp loại tốt của chuẩn hiệu trưởng, hiệu phó trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Có đủ số lượng phó hiệu trưởng theo quy định. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đã bám sát Điều lệ trường mầm non, làm việc theo chức năng, quyền hạn quy định đảm bảo đúng quy chế quản lý, điều hành, chỉ đạo thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Tích cực tham mưu với chính quyền địa 7 phương về kế hoạch năm học, xây dựng các biện pháp chỉ đạo có hiệu quả đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng là những người có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, năng lực quản lý tốt, được giáo viên, phụ huynh, nhân dân bạn bè đồng nghiệp tín nhiệm và có ảnh hưởng tốt cho nhà trường. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đạt danh hiệu LĐTT và đang làm hồ sơ đề nghị danh hiệu CSTĐCS. * Các tổ chức, đoàn thể và Hội đồng trong trường mầm non: Nhà trường có Hội Đồng trường được thành lập theo Quyết định số 252/QĐGD&ĐT của trưởng phòng GD&ĐT Lệ Thủy ngày 28/3/2014.Gồm 11 thành viên do Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội Đồng. Tổ chức Đảng trong nhà trường: Nhà trường có Chi bộ gồm 21 đảng viên, Chi bộ được xếp loại trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Tổ chức công đoàn: Nhà trường có tổ chức công đoàn gồm 39 đoàn viên, công đoàn đã bám sát các chương trình, mục tiêu của công đoàn cấp trên và phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. 10 năm liền công đoàn được khen trong sạch vững mạnh xuất sắc. Được Liên đoàn lao động tỉnh tặng bằng khen năm 2013. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Nhà trường có Chi đoàn với 23 đoàn viên, Chi đoàn được xếp loại vững mạnh xuất sắc. Các đoàn thể trong nhà trường hoạt động hiệu quả có tác dụng thúc đẫy sự phát triển của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Ban đại diện cha mẹ được thành lập với số lượng 17 đ/c. Ban chấp hành hội nhiệt tình tham gia vào các các hoạt động của nhà trường một cách có nề nếp, hiệu quả thiết thực. Hội đã thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa Nhà trường- Gia đìnhXã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Chấp hành sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp: Chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương. Giải pháp2: Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhân tố quyết định quan trọng đến chất lượng chăm sóc,giáo dục trẻ trong nhà trường. Vì vậy việc lựa chọn, bồi dưỡng đào tạo cho đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng là hết sức cần thiết. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ giáo viên của trường. 8 Tạo mọi điều kiện và các hình thức hoạt động để giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn chuyên ngành GDMN. Có kế hoạch bồi dưỡng để tăng số lượng giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo. Để việc tự học phát triển rộng rãi trong nhà trường, bản thân hiệu trưởng là người gương mẫu thực hiện trước khuyến khích mọi người tham gia Phát huy năng lực của mọi giáo viên bằng cách giao nhiệm vụ tạo cơ hội cho họ thể hiện, biết động viên khích lệ kịp thời (nêu gương, khen thưởng) để họ sẵn sàng bộc lộ hết khả năng của từng cá nhân vào công việc của tập thể. Ngược lại cũng cần giúp đỡ bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn như giao nhiệm vụ đồng thời phân công giáo viên có năng lực chuyên môn kèm cặp giúp đỡ. Cần xác định đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên được ổn định thì cá nhân mỗi người mới an tâm công tác. Vì thế Ban giám hiệu, chủ tịch Công đoàn của trường cần luôn dành thời gian quan tâm nắm bắt điều kiện hoàn cảnh từng cá nhân để phân công bố trí công việc phù hợp (giáo viên con nhỏ phân công lớp với giáo viên độc thân có sức khoẻ, năng lực) để giúp đỡ hỗ trợ nhau, khó khăn nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thường quan tâm giải quyết các chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ phép và các chế độ khác đầy đủ kịp thời. Đặc biệt thường xuyên động viên, khen thưởng những nhân tố tích cực cũng như tổ chức thăm hỏi động viên đúng lúc những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn từ đó đã phát huy sức mạnh của khối đoàn kết tập thể. Nhờ vâ ôy mà kết quả đạt như sau: - Đội ngũ bố trí đảm bảo đúng định biên theo quy định của ngành. Lớp bán trú: Mẫu giáo 2,07GV/lớp (15 lớp/31 giáo viên (bình quân: 14.2 cháu/cô), Nhà trẻ 04 nhóm 10 giáo viên /90 cháu (9,0 cháu/ 1 cô) - Trình độ giáo viên: Đủ số lượng giáo viên, nhân viên theo quy định. Đạt trình độ chuẩn 44/44 đạt 100%; Trong đó trên chuẩn: 35/44 đạt 79,5%. - Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc, tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn và vi phạm pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ chị em, bạn bè đồng nghiệp, gần gũi, quan hệ tốt với phụ huynh. Nhà trường có 25/41 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt tỷ lệ 61,0%, trong đó có 9/41 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh đạt tỷ lệ 22%. 9 Có 85% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có 6 CB,GV đề nghị danh hiệu CSTĐCS 6/40 (LĐTT) đạt 15,0%. Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, không có giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ; Có 41/41 giáo viên đạt loại khá trở lên theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đạt tỷ lệ 100% , trong đó có xếp loại xuất sắc 29/41 đạt tỷ lệ 70,1%. Tổ chuyên môn gồm có 03 Tổ/41 người (Tổ khối Mẫu giáo Lớn, Tổ khối Mẫu giáo Nhỡ- Mẫu giáo Bé, Tổ khối Nhà trẻ và Dinh dưỡng). Được tổ chức hoạt động theo Điều lệ trường mầm non. Nhà trường tổ chức định kỳ các hoạt động: Trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm và có báo cáo đánh giá cụ thể đối với từng hoạt động: Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn, tham gia các hoạt động của ngành và ở địa phương. Giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn liên trường và hoạt động xã hội do trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức: 100% giáo viên tham gia đầy đủ có chất lượng, nắm được nội dung bồi dưỡng; Giáo viên ứng dụng được công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ: 100% giáo viên thực hiện soạn giáo án trên máy vi tính, có 100% CB,GV,NV có bộ hồ sơ được vi tính hóa, Giáo viên nhà bếp đã ứng dụng phần mềm dinh dưỡng trong việc tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Có quy hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng để tăng số lượng giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: Năm học 2013-2014: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 47; Đạt chuẩn trở lên: 47/47đạt tỷ lệ 100%; trong đó trên chuẩn: 38/47 đạt tỷ lệ 80,9% (ĐH 21, CĐ 17), Đang học ĐHGDMN: 15 cô (11 cô CĐ lên ĐH, 4 cô TC lên ĐH). Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Căn cứ hướng dẫn Số: 501/GDĐT-MN V/v hướng dẫn công tác BDTX năm học 2013-2014 ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Phòng GD & ĐT Lệ Thủy. Căn cứ tình hình thực tế, nhà trường xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên năm học 20132014 cụ thể, có 41/41 giáo viên tích cực tham gia học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên, đạt tỷ lệ 100%, kết quả xếp loại giỏi, khá đạt 100%, trong đó giỏi 30/41 giáo viên đạt tỷ lệ 73,2%, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do các cấp quy định nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của bản thân, năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên, năng 10 lực tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân. 100% giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. - Về nâng cao chất lượng chăm sóc: Hiểu rõ chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non là một giai đoạn có những đặc điểm tâm sinh lý riêng rất phức tạp. Trách nhiệm ở trường mầm non có nhiệm vụ phối hợp cùng gia đình chăm sóc giáo dục trẻ làm cho trẻ tăng trưởng thể lực đi đôi với phát triển trí tuệ. Về công tác nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng nhà trường đã xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý, thay đổi thực phẩm theo hàng ngày, thay đổi cách chế biến theo tuần, thay đổi thực đơn theo mùa, cân đối cung cấp đủ lượng dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Lựa chọn những loại thực phẩm có sẵn ở địa phương như: cua, trứng, hến, đậu, cá ... vừa rẻ tiền vừa giàu dinh dưỡng. Tuyên truyền cho phụ huynh biết cách phối hợp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, thường xuyên kiểm tra ngăn chặn kịp thời những biểu hiện, việc làm chưa tốt của giáo viên, nhân viên. Công tác vệ sinh: bao gồm vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng lớp, nhà bếp, đặc biệt là vệ sinh cá nhân. Bằng cách tổ chức thực hành chuyên đề vệ sinh cho cô và trẻ, tham gia tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành y tế. Thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác vệ sinh của trẻ, nhóm lớp, nhà bếp để ngăn chặn được dịch bệnh, ngộ độc xảy ra trong nhà trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Ngoài ra nhà trường cần quản lý tiền ăn của trẻ qua hồ sơ quản lý ăn bán trú, quản lý thực phẩm khẩu phần ăn có sự phối hợp của nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh và trưởng các đoàn thể kiểm tra giám sát bất kỳ không báo trước. - Về nâng cao chất lượng giáo dục: Trường học là một tổ chức học tập không chỉ đối với học sinh mà cả đối với người quản lý và giáo viên. Để nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn nhà trường cần thường xuyên tổ chức tốt các phong trào thi đua: thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, thi trang trí lớp cũng như các hội thi có sự kết hợp cả 3 đối tượng cho cô, trẻ và cùng các phụ huynh Chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học và các phòng trào thi đua trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và các hoạt động. Nhờ vậy mà kết quả đạt được như sau: + Toàn trường có 19 nhóm, lớp/529 cháu ( NT 90; MG 439 cháu) được tổ chức ăn bán trú đạt tỷ lệ 100%. 11 Cung cấp được 50-60% nhu cầu dinh dưỡng trong ngày cho trẻ tại lớp đối với trẻ mẫu giáo, đối với trẻ nhà trẻ nhu cầu dinh dưỡng trong ngày là 60-70% Mức ăn cho trẻ 9.000đ/ngày/cháu và ăn 2 bữa đối với trẻ mẫu giáo, 3 bữa đối với trẻ nhà trẻ. + 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. + Trẻ được khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/ năm theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, tổng số trẻ được khám 529/529 đạt 100%. Tỷ lệ trẻ mắc các bệnh: 59/528 cháu, Tỷ lệ trẻ mắc bệnh: 11,2 % (đa số là sâu răng) + Tỉ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 98,1% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 97,2% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác. + Tổ chức cân trẻ 3 lần/ năm theo quy định, kết quả như sau: Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân: Mẫu giáo: 24/439 cháu chiếm 5,5%. (trẻ 5 tuổi 8/157 cháu chiếm tỷ lệ 5,1 %). Nhà trẻ: 6/90 cháu chiếm tỷ lệ trẻ 6,7% Tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi: Mẫu giáo 34/439 cháu chiếm tỷ lệ 7,7%. (trẻ 5 tuổi: 9/157 cháu chiếm tỷ lệ 5,7%.); NT: 7/90 cháu chiếm tỷ chiếm tỷ lệ 7,8% Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng 30/529 cháu 100%. + Về chất lượng giáo dục trẻ: Trẻ MG được đánh giá 437/438 (01 cháu KT nặng không đánh giá). Trong đó: Trẻ đạt các tiêu chí: 427 cháu đạt 97,7% Trẻ không đạt 11 cháu chiểm 2,3 % Trẻ nhà trẻ được đánh giá : 90/90 cháu. Trong đó: Trẻ đạt các tiêu chí: 90/90 cháu đạt 100% Riêng trẻ 5 tuổi:Tổng số trẻ được đánh giá 156/157 cháu (01 cháu KT nặng không đánh giá).. Trong đó: Trẻ đạt các tiêu chí: 156/156 đạt 100% Trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN và được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn PT trẻ 5 tuổi: 157/157 đạt tỷ lệ 100% Trẻ dưới 5 tuổi học 2 buổi/ngày 372 cháu đạt tỷ lệ 100% (cả Nhà trẻ) + Trẻ khuyết tật học hòa nhập được đánh giá có tiến bộ 02/02 đạt tỷ lệ 100% Giải pháp 4: Tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất Kiên trì, tận tâm trong công tác tham mưu, luôn tận dụng cơ hội tranh thủ sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, kêu gọi đựơc sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành như: Làm kế hoạch phát triển từng năm học chính xác số liệu và lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hàng năm. 12 Có kế hoạch xây dựng tổng thể cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Quy hoạch về diện tích đất đai, địa điểm xây dựng, thời gian hoàn thành việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị. Quy hoạch về tổng số các phòng học: Số phòng học, số phòng chức năng, công trình vệ sinh, bếp ăn,....phù hợp với số trẻ của trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Có hệ thống điện đầy đủ và an toàn. Ngoài các phòng học đủ cho trẻ phải xây dựng các phòng chức năng như: Phòng nghệ thuật, phòng vi tính, phòng y tế, hành chính quản trị, bếp một chiều,... tất cả phải đủ diện tích ít nhất đạt mức tối thiểu theo quy định của Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.) Có kế hoạch quy hoạch sân trường: Sân tập thể dục, khu vui chơi giao thông, vườn cây của bé, khu vui chơi ngoài trời, thảm cỏ...Tất cả các nội dung trên hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể, tổng thê hài hòa và phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng lâu dài, không lạc hậu. Kế hoạch tuyệt đối không được mang tính chất tạm bợ mà phải có ý tưởng, có kế hoạch cho tương lai và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của trường. Bên cạnh đó việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cũng góp phần không nhỏ đảm bảo tốt các hoạt động ở trường mầm non. Khi có kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, điều đầu tiên phải quan tâm đó là chất lượng (phải đảm bảo an toàn cho trẻ, bền, đẹp, có giá trị sử dụng lâu dài). Tham mưu với địa phương quy hoạch lại mạng lưới trường lớp giảm bỏ từ 4 khu điểm còn 3 điểm để có điều kiện đầu tư tập xây dựng hiê ôu quả hơn. Phát huy sức mạnh xã hội hóa, tranh thủ các nguồn đầu tư để chống xuống cấp các phòng học đã xây dựng lâu năm và tiến hành thay thế, xây mới các phòng học ở các điểm trường. Có 1 điểm trường lẻ được xây mới hoàn toàn các phòng học và phòng chức năng. Xây dựng, mua sắm các trang thiết bị theo hướng Hiện đại- chuẩn hóa và đáp ứng yêu cầu của trường học thân thiện. Đến nay nhà trường có đủ phòng để phục vụ cho dạy và học và các hoạt động khác, vườn trường sân chơi được nâng cấp đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. * Kết quả của quá trình XDCSVC đạt như sau: Cả 3 điểm trường đều nằm ở vị trí thoáng mát, trung tâm khu dân cư, sát đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại, các khu vực đều có bồn hoa, cây xanh, bóng mát đường đi lối lại, sân chơi đều có đồ chơi ngoài trời, diện tích rộng rãi, thoáng mát, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, đảm bảo tính sư phạm. - Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường: Cả 3 điểm trường đều 13 có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh. Hợp đồng xử lý rác thải đầy đủ và thường xuyên. - Diện tích mặt bằng sử dụng của trường: Bình quân trên 12,0 m2 /trẻ - Cổng chính: 03, có bảng tên trường theo quy định. - Nguồn nước sạch: 03. Hệ thống thoát nước: 03 (Dùng nước sạch) * Đảm bảo đầy đủ các phòng chức năng theo quy định - Phòng sinh hoạt chung: 19 phòng học diện tích trung bình 1,57m 2/trẻ. Trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp. Tất cả đồ dùng, thiết bị đảm bảo theo quy cách do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; - Phòng vệ sinh: diện tích trung bình: 0,42m2/trẻ đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ và các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non: - Hiên chơi: diện tích trung bình 0,5m 2/trẻ. Thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng; đảm bảo quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. - Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: có 2 phòng, diện tích 55 m2/phòng có khá đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng. - Khu vực bếp: Nhà bếp 3 phòng/165m2 bình quân 0,31m2/cháu được xây dựng theo quy trình bếp một chiều, các trang thiết bị đồ dùng dụng cụ phục vụ cho nhà bếp được vệ sinh sạch sẽ đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. - Kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn thường xuyên - Văn phòng trường kiêm phòng hành chính quản trị có diện tích đảm bảo theo quy định, có máy vi tính và các phương tiện làm việc, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, các biểu bảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phòng Hiệu trưởng có diện tích 20m 2 đảm bảo theo quy định ,có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách; Phòng phó hiệu trưởng có diện tích đảm bảo theo quy định, trang bị phương tiện làm việc đầy đủ; Phòng y tế: diện tích 9m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì; có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ; có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ; - Phòng bảo vệ, thường trực: diện tích 8m 2; có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; - Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: diện tích 9m 2; có đủ nước sử 14 dụng, có bồn rửa tay; - Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên đảm bảo an toàn, tiện lợi. - Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp. Có cây xanh, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường. Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Khu vực trẻ chơi được lát gạch, láng xi măng và trồng thảm cỏ, có 5 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời/1sân, cơ bản đảm bảo theo danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non. Sân vườn thường xuyên sạch sẽ, có rào chắn an toàn. Giải pháp 5: Tăng cường công tác tham mưu, tác tuyên truyền xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục Thực hiện tốt công xã hội hóa giáo dục. Đây là giải pháp quan trọng nhằm huy động tối đa các nguồn lực của xã hội phục vụ cho giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chính vì thực hiện tốt công tác này, trong những năm qua đã huy động đáng kể sự đóng góp của xã hội cho giáo dục MN xã nhà, việc xây dựng trường ĐCQG được xem là trách nhiệm chung của các ngành, các cấp và của xã hội. 1. Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Hội đồng giáo dục cấp cơ sở, các ban ngành về chủ trương xây dựng và giải pháp huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn. Từ khi có quy chế xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Bộ giáo dục, Nhà trường thực sự là nồng cốt trong viậc tham mưu với lãnh đạo địa phương , giúp lãnh đạo địa phương hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng trường đạt chuẩn và các yêu cầu theo 5 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt tiêu chuẩn 4 “Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bi dạy học” để lãnh đạo địa phương quan tâm chăm lo. Đồng thời nhà trường xây dựng đề án chỉ rõ kế hoạch, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp, đề xuất thành lập ban chỉ đạo. Tích cực tham mưu với Đảng ủy, HĐND, đưa đề án vào Nghị Quyết để UBND xã chỉ đạo thực hiện. 2. Các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non a) Nhà trường đã có nhiều hình thức và nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học như thông qua các cuộc họp phụ huynh tổ chức cho các cháu biểu diễn văn nghệ, đóng kịch, đọc thơ, kể chuyện diễn cảm để phụ huynh thấy được kết quả học tập của các cháu từ đó quan tâm hơn. Phối kết hợp với hội phụ huynh vận động phụ huynh đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng trường và mua sắm đầy đủ đồ dùng, dụng cụ học tập cần thiết cho trẻ và tham gia vào các hoạt động trong nhà trường. Ban chấp hành hội phụ huynh tham gia lao động vận chuyển đồ dùng về trường, trồng cây xanh bóng mát, làm vệ sinh môi trường. Động viên phụ 15 huynh mua sắm đầy đủ đồ dùng dụng cụ học tập như vỡ tập tô, vỡ toán, vỡ tạo hình, bộ chữ cái, chữ số, bút màu, đất nặn, bảng, kéo. . . Tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương về mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu nhiệm vụ năm học của nhà trường đề phối hợp thực hiện có hiệu quả. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể thu hút sự quan tâm chăm lo của các ban ngành các cấp như phối kết hợp với hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh. để tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa các cháu đến lớp đầy đủ và hỗ trợ cho nhà trường gần 4,5 triệu đồng để thưởng cho cô và trẻ đạt thành tích trong phong trào thi đua và động viên giáo viên trong các ngày hội ngày lễ. Phối hợp với y tế để khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm và tổ chức cho trẻ tiêm, uống vắc-xin theo định kỳ và kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. b) Nhà trường thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong mọi công việc nhất là việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về công tác nuôi dạy con theo khoa học, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, phối kết hợp trong công tác mua sắm đồ dùng cho trẻ, huy động công xã HXH giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được vui chơi, học tập; đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa trường mầm non để cộng đồng cùng nhà trường trong công tác nâng cao chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ c) Trường mầm non chủ trì và phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng và gia đình để tổ chức các hoạt động lễ hội theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với truyền thống của địa phương như: Tổ chức ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường , tết Trung thu, 1/6,... cho trẻ tham quam ngày hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang và một số hoạt đông thiết thực có ý nghĩa khác. 3. Trường mầm non huy động được sự tham gia tự nguyện của gia đình, cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chăm lo của chính quyền địa phương, sự đồng tình của hội phụ huynh nên đã có sự đầu tư kinh phí xây dựng nhà trường ngày càng tăng, trong 5 năm qua nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục mầm non là: 7.718,798 triệu đồng: Vốn dự án: Đầu tư của Sở: Huyện hỗ trợ: Ngân sách chi TX: Địa phương hỗ trợ + Các trường phổ thông: XHH: 5.000,000 triệu đồng. 158,387 triệu đồng. 1.135,602 triệu đồng 545,205 triệu đồng 170,0 triệu đồng. 553,592 triệu đồng. 16 Riêng năm học 2013-2014 kinh phí đầu tư ước tính 5.816.050,5 triệu đồng (Năm tỷ, tám trăm mười sáu triệu, không trăm năm mươi ngàn năm trăm đồng./.) Trong đó: Ngân sách TX: 68,706 triệu đồng Ngân hàng CPCT Việt Nam 5.000,000 triệu đồng Học phí: 34,394 5 triệu đồng Địa phương: 630,1 triệu đồng Xã hội hóa giáo dục: 82,850 triệu đồng Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học đã hỗ trợ để tổ chức phong trào thi đua hai tốt, tổ chức các hoạt động giáo dục trên địa bàn toàn xã. Tổng số huy động XHH: 82,850 triệu đồng (mua 01 bộ míc điện tử; 01 bộ máy vi tính; 01 bộ ti vi; 02 tủ đựng đồ dùng; tu sửa đồ chơi ngoài trời và làm lưới bảo vệ hành lang sau lớp Họa my 1, làm nhà xe...). 3. Phần kết luận: 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Với sự nỗ lực phấn đấu của nhà trường, bên cạnh có sự tiếp sức hổ trợ của các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, hô ôi cha mẹ học sinh, quá trình xây dựng Chuẩn quốc gia mức đô ô 1 sau 5 năm của trường chúng tôi đã đạt được 5/5 tiêu chí theo Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 8/2/2014 của Bô ô Giáo dục TT ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Tháng 6/2014 trường chúng tôi đã được công nhâ n trường mầm non đạt Chuẩn ô quốc gia mức đô ô 1 sau 5 năm. Từ việc xây dựng thành công trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm, nhà trường đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau có ý nghĩa quan trọng sau: Thứ nhất: Tạo được chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ, cộng đồng về ý nghĩa, tác dụng thiết thực của việc xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia, coi đây là biện pháp tổng thể để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và mang lại phúc lợi trực tiếp cho con em địa phương. Thứ hai: Quán triệt thực hiện nhất quán các công văn, chỉ thị, của các cấp, nhà trường cần đánh giá cụ thể về tình hình thực tế của nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch rõ ràng, cần xác định rỏ bước đi từ đó tham mưu cho Lãnh đạo địa phương để huy động các nguồn lực và chỉ đạo thực hiện có kết quả. 17 Thứ 3: Phát huy vai trò nồng cốt của đội ngũ cán bộ, giáo viên, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, khai thác các nguồn lực trong xã hội để đầu tư vào hoàn thành các tiêu chuẩn. Thứ 4: Không ngừng cải cách hành chính, chỉnh đốn, nâng cao nâng cao công tác quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Như đã trình bày ở trên, công tác xây dựng trường học ĐCQG đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của các ngành, các cấp, trong đó vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền là rất quan trọng. Không nên xem nhiệm vụ xây dựng trường học ĐCQG là riêng của ngành giáo dục, từ đó giao khoán cho ngành giáo dục thực hiện. Làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm và không huy động được sức mạnh của hệ thống chính trị, của xã hội để đầu tư phát triển cho giáo dục. Đề xuất với các cấp cần có cơ chế phù hợp hơn để hỗ trợ cho các trường trong việc đầu tư xây dựng trường ĐCQG và giữ vững trường đạt chuẩn QG./. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan