Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 4 đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 4 TRONG M...

Tài liệu đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 4 TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI (VNEN

.DOC
32
358
70

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MƯỜNG CHÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 4 TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI (VNEN) Tác giả: Phạm Thị Thu Hằng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Mường Chà Mường Chà, tháng 10 năm 2015 1 MỤC LỤC Tên đề mục PHẦN A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT PHẦN B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHẦN C. NỘI DUNG I. Tình trạng đã biết II. Nội dung giải pháp III. Khả năng áp dụng của giải pháp IV. Hiệu quả, lợi ích thu được (kết quả của giải pháp) V. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp VI. Những kiến nghị và đề xuất D. Tài liệu tham khảo 2 Trang 01 02 02 03 11 13 13 13 17 A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT Trong chương trình Tiểu học nói chung và chương trình lớp 4 nói riêng, môn Tiếng Việt là môn học chính, có vai trò quan trọng với mục tiêu: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và những môn học khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó, phân môn Tập làm văn là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng. Nó không những góp phần mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy mà còn bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện). Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề quan trọng, cần có phương pháp phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt, phân môn Tập làm văn ở lớp 4 chủ yếu là dạng văn miêu tả. Ở đây, các em bắt đầu được làm quen với việc viết một bài văn với cấu trúc hoàn chỉnh, đưa những gì đã quan sát, cảm nhận của các em vào bài viết của mình. Đây cũng là nền tảng quan trọng để các em học văn miêu tả ở lớp 5 và các lớp tiếp theo. 3 Vì vậy mà việc dạy cho học sinh hiểu và có kĩ năng làm văn miêu tả ở lớp 4 có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên việc dạy Tập làm văn cho học sinh luôn là vấn đề không dễ dàng đối với giáo viên tiểu học. Hơn thế nữa, trường tiểu học Thị trấn Mường Chà cũng như hầu hết các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Mường Chà đang áp dụng Mô hình trường Tiều học mới. Việc dạy môn Tiếng Việt cũng như phân môn Tập làm văn nói riêng theo chương trình Vnen còn là vấn đề rất bỡ ngỡ với giáo viên, bởi vì nội dung chương trình tuy không thay đổi nhiều nhưng để tổ chức một tiết học về dạy Tập làm văn cho học sinh đạt hiệu quả theo chương trình sách mới lại là vấn đề không dễ dàng thực hiện. Chính vì những lí do trên tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn dấu trong mỗi học sinh. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học tập văn miêu tả lớp 4 trong mô hình Trường Tiểu học mới (Vnen)” nhằm góp một phần nhỏ bé nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Phạm vi triển khai thực hiện đề tài: Trường Tiểu học Thị trấn Mường Chà – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên. C. NỘI DUNG I. Tình trạng giải pháp đã biết Từ trước tới nay, dạy tập làm văn nói chung và dạy văn miêu tả cho học sinh tiểu học nói riêng luôn là nỗi niềm của các giáo viên giảng dạy. Hơn thế nữa, khi áp dụng mô hình Trường Tiểu học mới (Vnen), giáo viên và học sinh được tiếp xúc với sách hướng dẫn học mới (Hướng dẫn học Tiếng Việt 4). Điều này khiến không ít giáo viên lúng túng khi tổ chức một tiết học tập làm văn đạt hiệu quả, đặc biệt là biện pháp để hướng dẫn học sinh kĩ năng viết được những bài văn miêu tả hay. Chủ yếu giáo viên sử dụng những biện pháp sau: 4 I.1 Đối với những hoạt động khám phá kiến thức mới: - Giáo viên thực theo nội dung và hình thức tổ chức của sách hướng dẫn học Tiếng Việt: Ở bước tạo hứng thú (thường là thực hiện hoạt động 1 của hoạt động cơ bản): chủ yếu giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm về quan sát và nói về hình ảnh trong tranh. Ở bước khám phá kiến thức mới (hoạt động 2 của hoạt động cơ bản): hầu như giáo viên vẫn chủ yếu tổ chức hình thức cả lớp với các phương pháp vấn đáp, giảng giải để giải quyết bài tập tình huống rồi rút ra kết luận theo các điểm cần ghi nhớ về kiến thức. Về cơ bản biện pháp này đã giúp giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, khám phá và ghi nhớ nội dung kiến thức. Tuy nhiên cách làm này còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách hướng dẫn. Học sinh chưa thực sự tích cực, chủ động trong học tập, cũng chưa gây được hứng thú cho học sinh. I. 2. Đối với hoạt động thực hành, luyện tập. Ở hoạt động này, chủ yếu giáo viên chỉ lệnh cho học sinh thực hiện theo logo sách hướng dẫn, rồi đến từng nhóm học tập để giúp đỡ. Đối với hoạt động nhóm, các em cùng hỏi đáp rồi hoàn thành phiếu học tập. Tuy nhiên không phải ở hoạt động nào trong sách hướng dẫn cũng có những câu hỏi cụ thế để các em tương tác theo. Chính vì thế sẽ gây khó khăn cho học sinh. Các em không biết mình phải làm từng việc như thế nào, tương tác, chia sẻ với bạn điều gì? Đối với hoạt động cá nhân, chủ yếu các em tự đọc đề bài rồi làm việc cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh. Nhưng khi trao đổi kết quả, có thể là đoạn văn vừa viết xong, các em cũng chưa biết cách nhận xét hoặc góp ý, sửa lỗi cho bạn mình như thế nào. Thành thử trao đổi, tương tác chỉ mang tính hình thức Nói tóm lại dạy văn miêu tả theo những biện pháp này, học sinh nắm được nội dung kiến thức chưa chủ động, cũng chưa gây được hứng thú với học sinh. Các em viết được đoạn văn, bài văn đúng bố cục nhưng chưa thực sự giàu hình ảnh, phần dùng những hình ảnh so sánh, nhân hóa còn ít hoặc mang tính gượng ép nên bài văn chưa hay. Trăn trở trước thực trạng trên, nên tối mạnh dạn 5 tìm hiểu, nghiên cứu biện pháp nhằm mang lại hiệu quả mỗi khi tổ chức tiết học về tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4. II. Nội dung giải pháp Dạy - học tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả theo chương trình sách Vnen mới đạt hiệu quả là niềm trăn trở của không ít giáo viên đang dạy lớp 4. Hầu như khi tổ chức các tiết học này, giáo viên chủ yếu thực hiện máy móc các hình thức theo logo sách hướng dẫn mà chưa có nhiều sự sáng tạo trong quá trình tổ chức tiết học. Học sinh cũng gặp khó khăn khi những chỉ dẫn của sách chỉ chung chung là hoạt động cá nhân, cặp đôi hay nhóm ở từng hoạt động. Để giải quyết quyết vấn đề này tôi đã vận dụng một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn và để giờ học nhẹ nhàng, mang lai hiệu qủa thiết thực. Cụ thể như sau: II.1. Những điều giáo viên cần lưu ý khi dạy Tập làm văn lớp 4. II.1.1. Cung cấp các kiến thức văn học. Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ của các em rất ít. Điều này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Những kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ làm thế nào có thể viết văn hay được. Bằng mọi cách phải bổ sung vào vốn từ ít ỏi của các em bằng sự phong phú của tiếng Việt. Cách làm nhanh nhất là thông qua môn Tập đọc. Tôi cho các em nêu và tập giải nghĩa tất cả những từ ngữ mà các em chưa hiểu, sau đó tôi chốt lại một từ yêu cầu các em ghi vào “ sổ từ”, tập đặt câu để hiểu chắc chắn, biến từ đó thực sự là vốn từ của mình. Ví dụ: Ở bài Dế Mèn bênh vực kẻ yêu ( Tiếng Việt 4 tập 1A trang 4), tôi yêu cầu các em sau giờ học phải bổ sung vào vốn từ của mình các từ ngữ và hình ảnh. * Chị Nhà Trò : “bé nhỏ lại gầy yếu” “cánh non nớt lại ngắn chùn chùn”. “sống thui thủi” “bị đe doạ” : “đánh” “vặt cánh vặt chân ăn thịt”… Chị là hiện thân của sự yếu đuối, bất hạnh và bị bóc lột trong xã hội. - Cảm xúc của bản thân : thương cảm, xúc động. 6 Đặc biệt, trong các tiết dạy về mở rộng vốn từ, giáo viên cần đặc biệt chú ý cung cấp cho học sinh các từ ngữ theo từng chủ điểm, các từ ngữ dùng để miêu tả về đặc điểm hình dáng, màu sắc, cử chỉ, hoạt động của các sự vật. Để hoạt động này có hiệu quả hơn, giáo viên nên cho học sinh thực hành đặt câu để các em biết cách sử dụng nó vào từng hoàn cảnh cụ thể. Giáo viên lưu ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt ý cho học sinh. Cứ như vậy qua các tiết học tập đọc và Luyện từ và câu học sinh tích lũy được “ vốn liếng” từ không hề nhỏ. Ngoài ra cuối mỗi tiết Tập đọc và các tiết Luyện từ và câu tôi thường cho học sinh tìm những câu văn hay trong bài hoặc khen ngợi học sinh những câu văn mang tính nghệ thuật cao và nhận xét về cách viết văn để các em học hỏi, đưa vào văn bản của mình. II. 1. 2. Hướng dẫn học sinh cách quan sát: Bước đầu tiên để làm văn miêu tả là giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách quan sát. Trong văn miêu tả, quan sát có một vai trò rất quan trọng. Khi quan sát không chỉ sử dụng mắt nhìn mà còn phải dùng tất cả các giác quan: xúc giác, thính giác, vị giác,... Nếu không có quan sát thì vốn hiểu biết và trí tưởng tượng của học sinh rất khó phát triển. Văn miêu tả gắn chặt với tâm hồn, cũng như với óc quan sát tinh tế của con người. Chính những kết quả quan sát đã đem lại cho học sinh những cảm nhận về sự vật hiện tượng cần miêu tả. Chẳng hạn, nếu học sinh chưa từng nhìn thấy cây chuối thì học sinh sẽ không thể miêu tả về cây và cũng không có ấn tượng hay nhận thức gì về cây chuối. Khi dạy học sinh quan sát, giáo viên cần nhấn mạnh rằng bất kì sự tưởng tượng dù phong phú đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế, gắn với đời sống thực tế. Và muốn có sự hiểu biết thực tế thì cần phải quan sát. Những câu văn, bài văn miêu tả hay, có hồn và sinh động là những câu văn, bài văn của người biết quan sát, có tài quan sát và chịu khó quan sát. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát, chúng ta sẽ có thể thấy được rất nhiều điều trong cuộc sống mà các em chưa bao giờ thấy hoặc chưa bao giờ để ý thấy. Mỗi một nhà văn muốn viết được những bài văn miêu tả hay cần phải có sự quan sát trải nghiệm thực tế thì mới có thể viết được lên những câu văn hay, sinh động mà mỗi khi đọc, người 7 đọc dường như tưởng tượng ra được cả sự vật đó. Từ những hiểu biết về quan sát như vậy, khi dạy học sinh về văn miêu tả, giáo viên cần dạy các em cách quan sát. a) Quan sát: Giáo viên cần hướng dẫn các em hiểu rằng: - Quan sát bên ngoài là dùng các giác quan như: thị giác, thính giác, xúc giác.... mà cảm nhận và phát hiện ra xem sự vật đó có hình dáng, đường nét, màu sắc,... như thế nào? Rồi phải xác định vị trí người quan sát, trình tự quan sát như từ xa đến gần hay từ ngoài vào trong. Giáo viên cần hướng cho các em làm quen và sử dụng tốt các từ ngữ có tính chất "công cụ" trong hoạt động quan sát: hình vẻ, dáng điệu... - Quan sát bên trong là quan sát có so sánh, suy nghĩ và cảm xúc. b) Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng: Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện ra những nét giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Hay nói cách khác, khi quan sát, học sinh phải hình dung được trong đầu xem hình ảnh mình vừa quan sát được giống với những hình ảnh nào mà mình đã biết. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh liên tưởng và so sánh: - Khi nhìn từ xa trông cây như thế nào? Cây cao thế nào? Dáng cây ra sao? - Rễ cây trên mặt đất trông như thế nào? Nhìn rễ cây em có liên tưởng đến hình ảnh gì? Màu sắc của lá thay đổi theo mùa như thế nào?..... Với hệ thống câu hỏi như trên, học sinh không những viết ra những điều mình quan sát được mà còn có thể viết ra những câu văn giàu hình ảnh. Ngoài ra, giáo viên còn có thể đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, đoạn thơ có nhiều hình ảnh so sánh và liên tưởng hay. II.1.3. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Một bài văn hay thì trong bài văn không thể thiếu tính nghệ thuật. Học sinh lớp 4 kiến thức về lĩnh vực này còn hiểu lơ mơ, hời hợt. Nếu giáo viên không dạy, học sinh khó mà nắm bắt được. Để đưa nghệ thuật vào trong văn có 8 rất nhiều biện pháp. Nhưng theo tôi, đối với học sinh ở lứa tuổi này, hai biện pháp nghệ thuật phù hợp nhất là so sánh và nhân hóa. 5.a. Biện pháp so sánh. Để nhận biết và sử dụng thành thạo biện pháp nghệ thuật này tôi đã hướng dẫn học sinh tìm các câu có các biện pháp so sánh trong các bài Tâ âp đọc, các bài văn đã học. Ví dụ: - Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um mát rượi ngon lành như lá me non - Ông mặt trời đỏ như quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở đằng đông. - Đám mây mỏng như một dải lụa đang bay qua bầu trời. - Ánh nắng vàng như mật ong đang trải khắp cánh đồng. 5.a.1. Nhận xét những hình ảnh so sánh trong đoạn văn, câu văn. So sánh như vậy giúp các em cảm nhận được điều gì mới mẻ của sự vật? Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An) So sánh bà ( sống lâu, tuổi đã cao) như quả ngọt chín rồi (quả đến độ già giặn, có giá trị dinh dưỡng cao).So sánh như vậy để cho người người đọc sự suy nghĩ, liên tưởng: Bà có tấm lòng thơm thảo, đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng . Dạng bài này không khó đối với học sinh nhưng không phải học sinh nào cũng cảm nhận được cái đẹp, cái mới mẻ trong đoạn văn, đa phần các em chỉ nhận ra hình ảnh so sánh. 5.a.2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh gợi tả. - Nhìn từ xa, cây bàng… một chiếc ô khổng lồ lợp bằng lá xanh tươi. - Những trái chuối cong cong… vầng trăng khuyết. 9 Ở dạng bài này hướng dẫn các em chọn các từ sau để điền: như, giống như, tựa, tựa như, tựa hồ, như là, giống hệt. 5.a.3. Hãy thêm vế câu để được hình ảnh so sánh thích hợp vào mỗi chỗ trống để mỗi dòng dưới trở thành câu văn có ý nghĩa mới mẻ, sinh động. - Hoa chuông treo lủng lẳng từng chùm trên cây như (những chiếc đèn lồng nhỏ xíu hoặc chùm quả). - Ngựa lao nhanh trên đường đua tựa như (những mũi tên bay trong gió hoặc những viên đạn rời khỏi lòng súng). Với dạng bài này tôi giúp học sinh thường xuyên luyện tập chọn từ điền thoải mái, không áp đặt. Sau đó nhận xét tìm ra những từ ngữ hay nhất, khen học sinh để cho học sinh hứng thú học văn. 5.b. Biện pháp nhân hóa. Đây là biện pháp quen thuộc với các em. Các em được tiếp xúc từ khi còn trong vòng tay bế bồng của mẹ qua những lời ru cái cò, cái ốc. Rồi những câu chuyện cổ tích của bà, của cô giáo, các em đã được tiếp xúc với cả một thế giới phong phú của nghệ thuật nhân hoá. Không cần phải dạy nhiều, ta chỉ cần giới thiệu học sinh sẽ nhanh chóng nhận biết được ngay. Để học sinh thấy được sự ưu việt của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã cho các em tự tìm và viết ra các câu nhân hóa như: - Ánh trăng vạch kẽ lá nhìn xuống. - Vườn trường khoác một chiếc áo xanh um dệt bằng lá nhãn. - Những bông hoa đang tươi cười trong nắng sớm. Học sinh đều nhận thấy vì đã sử dụng biện pháp nhân hóa các sự vật trở nên sinh động, đáng yêu vì đã có những suy nghĩ, tính cách của con người. Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tôi giới thiệu cho các em cách nhân hoá sự vật. + Gọi tên sự vật. 10 Chúng ta có thể gọi tên sự vật như khi gọi tên người: Cô trăng, chị gió, bác mặt trời, anh gà trống, chị Mái Mơ, bác mèo mướp, chị chuối tiêu. + Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật. Ví dụ: - Những cơn gió rón rén bước trên mặt hồ. - Mặt trời đang chuẩn bị chìm vào giấc ngủ dài . Song song với việc giới thiệu, tôi thường dành thời gian đọc cho các em nghe những câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá như: Dế Mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ Ngựa, Hai con ngỗng của nhà văn Tô Hoài (tiến hành vào tiết Sinh hoạt tập thể, hoặc các tiết tăng thêm). II. 2. Một số biện pháp dạy văn miêu tả lớp 4 trong Mô hình Trường Tiểu học mới. II.2.1. Sử dụng phiếu điều chỉnh, bổ sung tài liệu phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung của mỗi tiết học. Để giờ học diễn ra dễ dàng, hiệu quả, giáo viên cần sử dụng tài liệu điều chỉnh - bổ sung một cách hợp lí nhằm chỉ dẫn cho các học sinh là thành viên và nhóm trưởng cách thực hiện từng hoạt động trong nội dung bài học. Từ đó học sinh không gặp khó khăn hay lúng túng khi chia sẻ, trao đổi nội dung bài học trong nhóm. Giáo viên đưa ra được hệ thống câu hỏi phù hợp cũng sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức dễ dàng hơn. Muốn làm tốt điều này, người giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, có những điều chỉnh, bổ sung hợp lí, dễ hiểu. Lưu ý những lời chỉ dẫn cần ngắn ngọn, dễ hiểu. Ví dụ: Ở bài 21C: Từ ngữ về sức khỏe ( Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 4 – tập 2A – trang 49) Nội dung của hoạt động A. 2 Thảo luận nhóm làm bài tập trong Phiếu học tập có thể điều chỉnh, bổ sung như sau: * Việc 1: Em làm bài cá nhân phiếu bài tập * Việc 2: Trao đổi bài với bạn bên cạnh. Hỏi đáp câu hỏi: - Bài văn Cây mai tứ quý được tả theo trình tự nào? (Miêu tả theo trình tự từng bộ phận của cây hay từng thời kì phát triển của cây?) * Việc 3: Chia sẻ trong nhóm: 11 + Nhóm trưởng nêu câu hỏi, lần lượt gọi các bạn trả lời: - Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần? Bạn hãy nêu nội dung của từng phần? - Phần thân bài có thể tả cây cối theo trình tự nào? * Việc 4: Em đọc thầm 2 lân nội dung phần ghi nhớ. Như vậy những tài liệu điều chỉnh, bổ sung thế này sẽ giúp học sinh không còn lúng túng khi thực hiện làm việc nhóm, các em biết mình phải làm những việc gì và làm như thế nào. Từ đó các em chủ động tiếp thu nội dung bài hơn. II.2.2. Phát huy tốt vai trò của học tập theo nhóm Tổ chức dạy học theo mô hình Trường Tiểu học mới có hiệu quả thì việc phát huy được vai trò của hình thức học tập theo nhóm có vị trí quyết định. Trong các tiết học văn miêu tả cũng vậy. Để các nhóm làm tốt vai trò của mình, ngoài việc làm tốt khâu chuẩn bị (phiếu học tập, tranh ảnh, vật thật,…), giáo viên cần chú ý một số yêu cầu: + Hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Khi chia nhóm đối với học sinh tiểu học, mỗi nhóm nên chỉ từ 3 – 4 học sinh là tốt nhất. Các chức danh nhóm trưởng và thư kí (đối với lớp 4-5) nên luân phiên. Giáo viên cần hình thành thói quen, nề nếp hoạt động trong các nhóm. Khi bắt đầu làm việc, nhóm trưởng phải phân công các thành viên trong nhóm, sau đó cá nhân làm việc độc lập rồi từng em đưa ra ý kiến để thảo luận trong nhóm. Nếu có câu hỏi cần sự trợ giúp của giáo viên các em có thể nêu tín hiệu để được giúp đỡ. Tất nhiên để làm tốt điều này giáo viên phải có những chỉ dẫn cụ thể cho nhóm học sinh trong phần điều chỉnh, bổ sung tài liệu. Trong nhóm, nếu có học sinh chậm chạm, nhút nhát, giáo viên cần đến hỗ trợ, động viên để em có thể làm việc, hoặc hướng dẫn học sinh khá hơn ngồi bên cạnh hỗ trợ. Tránh trường hợp để học sinh ỷ lại vào bạn khác, không làm việc cùng nhóm. 12 Đặc biệt, khi tổ chức học theo nhóm, giáo viên nên khuyến khích học sinh chia sẻ, tương tác, nhận xét, góp ý, bổ sung cho bạn, nhất là khi chia sẻ các bài viết của mình. Từ đó các em có thể chữa lỗi cho nhau, hoặc học tập cách viết hay ở bạn: dùng từ ngữ miêu tả, cách viết câu văn hay, cách liên tưởng,…Để làm tốt điều này, giáo viên cần hình thành thói quen cho học sinh: các em biết chủ động đổi vở khi viết bài xong, cũng có thể đọc trong cả nhóm. Các bạn khác lắng nghe để nhận xét về bố cục bài văn, cách mở bài, cách viết phần thân bài có theo trình tự nhất định, sửa cho bạn lỗi dùng từ, viết câu nếu có, hoặc khen ngợi bạn có cách sử dụng từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; biết khen ngợi những bài văn hay. Ví dụ: Khi dạy bài: 16C: Đồ chơi của em (Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt – Tập 1B – trang 107), ở hoạt động B. 5 Viết bài văn tả một đồ chơi mà em thích, học sinh phải làm việc cá nhân, các em viết bài văn tả đồ chơi của mình. Sau đó học sinh sẽ đọc cho các bạn trong nhóm cùng nghe. Cả nhóm sẽ nhận xét về bài văn của bạn mình theo chỉ dẫn của cô giáo: - Bài văn của bạn đã miêu tả được đồ chơi mà bạn ấy thích chưa? - Phần thân bài bạn miêu tả theo trình tự nào? Trình tự ấy đã hợp lí chưa? - Cách dùng từ ngữ miêu tả đã phù hợp, đã giàu hình ảnh chưa? Nếu chưa phù hợp thì sửa như thế nào? - Câu văn của bạn diễn đạt có hợp lí chưa, đã hay chưa? -… Với cách làm tỉ mỉ như thế này chắc chắn hoạt động học tập theo nhóm sẽ giúp các em cùng nhau khám phá được kiến thức, học hỏi, bổ sung được cho nhau để cùng tiến bộ. + Linh hoạt tổ chức tương tác giữa các nhóm nội dung kiến thức cần lưu ý: 13 Việc tương tác giữa các nhóm học sinh trước lớp sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng trình bày, phản biện, cũng từ đó các em học hỏi được lẫn nhau và khám phá, ghi nhớ kiến thực tích cực, hiệu quả hơn. Tổ chức tương tác nhóm chỉ sau khi các nhóm thảo luận xong nhiệm vụ của nhóm, và có nội dung kiến thức thấy cần lưu ý cho nhau hoặc cần tranh luận, trao đổi. Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn vừa trình bày. Cao hơn nữa là tập cho học sinh đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình huống phản biện. Trong quá trinh học sinh tương tác, chia sẻ nếu có vấn đề các em không đi đến thống nhất thì giáo viên sẽ là người tháo gỡ. + Đánh gía nhận xét quá trình học nhóm: Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có: - Sự luân phiên trong nhóm. - Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thảo luận. - Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Kĩ năng trình bày kết quả hoặc giải thích chất vấn trước lớp. * Lưu ý: Cần khen ngợi những nhóm học sinh tích cực hoạt động, biết lắng nghe và đưa ra những câu hỏi thắc mắc phù hợp. II. 2. 3. Thiết kế và sử dụng phiếu bài tập phù hợp nội dung bài học Để học sinh làm việc cá nhân hay hoạt động nhóm có hiệu quả thì việc thiết kế phiếu bài tập cho học sinh góp phần quan trọng. Vừa định hướng làm việc cho học sinh, vừa đảm bảo được thời gian trong tiết học. Các bài dạy tập làm văn trong sách hướng dẫn học không phải bài nào cũng thiết kế sẵn phiếu 14 bài tập cho học sinh ở các hoạt động, nhất là hoạt động nhóm. Thiết kế được phiếu bài tập phải đảm bảo nội dung, hình thức và tính thẩm mĩ. Học sinh sử dụng phiếu bài tập này để ghi kết quả làm việc của mình theo cá nhân hoặc nhóm. Sau mỗi tiết học, giáo viên cũng có thể thu phiếu bài tập để đánh giá quá trình làm việc của từng em, biết được những điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh từ đó có cơ sở để bồi dưỡng hay phụ đạo theo năng lực riêng. Ví dụ: Khi dạy bài 31 B: Vẻ đẹp làng quê (Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 4 – tập 2B – trang 42), giáo viên có thể thiết kế phiếu bài tập cho hoạt động 3 của phần hoạt động thực hành như sau: Em hãy dựa vào kết quả quan sát các bộ phận của một con vật em yêu thích. Tìm từ ngữ miêu tả đặc điểm bộ phận đó: Bộ phận của con vật M: Mắt mèo Từ ngữ miêu tả Xanh như da trời II. 2. 4. Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cung cấp, mở rộng kiến thức cho học sinh. Ngoài việc sử dụng hợp lí đồ dùng trực quan trong các tiết học văn miêu tả, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả. Có thể khai thác ở các lĩnh vực: dùng hình ảnh sưu tầm, các vi deo, các bài báo, văn mẫu để học sinh tham khảo. Để làm tốt điều này, giáo viên có thể sưu tầm các loại hình ảnh, vi deo giới thiệu về cây cối, đồ vật, con vật mà ở địa phương các em ít tiếp xúc. Ví dụ đối 15 với học sinh ở địa bàn thị trấn, gia đình không có vườn để trồng cây cối, hoặc nuôi con vât, các em ít được tiếp xúc, quan sát những loài cây, những con vật nên rất khó khi viết văn miêu tả. Chính vì thế giáo viên có thể đưa những hình ảnh, cùng những câu hỏi khai thác để học sinh lựa chọn chi tiết, từ ngữ miêu tả hợp lí. Ví dụ khi dạy bài 30C: Nói về cảm xúc của em (Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 4 – Tập 2B – trang 33). Ở hoạt động B.4 Quan sát và miêu tả đặc điểm của con mèo (hoặc con chó) nhà em hoặc của nhà hàng xóm giáo viên có thể cho học sinh xem tranh, ảnh về con vật, vi deo về hoạt động của nó (đi, đứng, nằm, rình chuột, mừng đón chủ,…) kèm những câu hỏi định hướng quan sát ( con mào có hình dáng thế nào? Bộ lông nó màu gì? Đôi mắt của nó thế nào? Đôi mắt của nó khiến em liên tưởng đến cái gì?,... ). Nhờ đó, các em biết cách sử dụng từ ngữ miêu tả phù hợp hơn về màu sắc, hình dáng màu lông, hoạt động của con vật. Bằng cách này các em cũng có thể liên tưởng đến những hình ảnh so sánh, nhân hóa hợp lí hơn, tránh được những câu văn khô cứng, sáo rỗng, máy móc hoặc hình ảnh so sánh không phù hợp. Ngoài ra, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy văn miêu tả bằng cách sưu tầm những câu văn, đoạn văn, bài văn hay cho học sinh tham khảo trước lớp. Nhờ đó học sinh có cơ hội học hỏi cách dùng từ, cách so sánh, cách nhân hóa; hoặc cách sắp xếp ý văn, chuyển ý, chuyển đoạn,… II.2.5. Sử dụng đồ dùng trực quan. Trong các tiết học văn miêu tả thì việc sử dụng đồ dùng trực quan là một thao tác quan trọng. Đồ dùng trực quan có thế là tranh ảnh trong sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm được (ở báo, lịch, ảnh hoặc trên mạng Internet ). Ngoài ra đối với những bài văn tả đồ vật, cây cối ngoài việc dùng tranh ảnh có thể sử dụng vật thật: cái bút, cái áo, chiếc ba lô, chiếc cặp,…cây bàng, cây phượng ở sân trường…. Nhờ được quan sát những đồ vật này, học sinh sẽ dễ dàng đưa những chi tiết quan sát được vào bài văn một cách hợp lí. Trong quá trình sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên cần gợi cho học sinh cách dùng những từ ngữ giàu hình ảnh để miêu tả hoặc liên tưởng đến những hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa. 16 Ví dụ: Khi dạy bài 17B: Một phát minh nho nhỏ (Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 4 – Tập 1B – trang 122) Ở hoạt động B.1 a) Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát chính chiếc bút của mình rồi gợi ý một số điểm cần chú ý: Hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu, đặc điểm riêng của chiếc bút. Khi học sinh quan sát trực tiếp chiếc bút của mình, ngoài việc dùng từ miêu tả sát thực các em cũng dễ dàng liên tưởng để sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn. Hoặc khi dạy bài 24B: Vẻ đẹp của lao động (Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 4 – Tập 2A – trang 97) Ở hoạt động B.1 Học sinh phải hoàn chỉnh đoạn văn tả về cây chuối (thân cây, lá cây,…). Để giúp học sinh thực hiện được hoạt động này, ngoài việc nhắc học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa, gợi nhớ lại hình ảnh cây chuối nếu các em đã từng được nhìn thấy, giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh sưu tầm về cây chuối, bụi chuối trên màn hình máy chiếu. Nhờ có hình ảnh rõ nét, chân thực, học sinh có thể dùng từ ngữ miêu tả về loài cây này phù hợp và có giàu cảm xúc hơn ( Hình ảnh bụi chuối đứng sát nhau như hình ảnh người mẹ đang che chở cho đàn con, quả chuối non nớt, nhỏ xíu mới ra buồng như những ngón tay bụ bẫm của em bé,….). Khi thực hiện những biện pháp nêu trên khi tổ chức dạy học tiết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 sẽ mang lại hiệu quả thiết thực: + Các nhóm học sinh chủ động hơn trong quá trình học tập, các em chủ động thực hiện nhiệm vụ, mạnh dạn hơn, rèn được kĩ năng đặt vấn đề, kĩ năng phản biện. Từ cơ hội được trao đổi,. tương tác giữa học sinh – học sinh, giáo viên – học sinh các em sẽ tích lũy, trau dồi được vốn kiến thức cho minh. Nhờ đó các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn, các em cũng biết viết những câu văn giàu cẩm xúc, hình ảnh hơn. + Sử dụng Tài liệu điều chỉnh, bổ sung hợp lí cũng mang lại hiệu quả đáng kể. Nhờ những chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng, học sinh chủ động thực hiện nhiệm vụ 17 học tập hơn. Các em biết hướng chia sẻ, trao đổi để đạt được kiến thức cơ bản của bài học. + Thiết kế và sử dụng phiếu học tập hợp lí, đúng mục đích sẽ giúp giáo viên học sinh, giáo viên tiết kiệm thời gian, tăng cường hiệu quả của làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm. Giáo viên kiểm soát được năng lực làm việc của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp. + Việc sử dụng những đồ dùng trực quan cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin khi tổ chức các tiết học văn miêu tả cũng góp phần tạo hứng thú cho học sinh. Các em được nhìn tận mắt, sờ tận tay đồ vật, được quan sát hoạt động của con vật mình định tả sẽ miêu tả chân thực hơn, liên tưởng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa phù hợp để bài văn hấp dẫn hơn. III. Khả năng áp dụng của giải pháp Để thấy được tác dụng của các biện pháp dạy văn miêu tả đã nêu ở phần trên, tôi lựa chọn 2 lớp của khối 4 để dạy thử. Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu bài và thái độ học tập cũng như ý thức của các em một cách rõ ràng, chính xác. Để tiến hành nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp là 4a1 và 4a2. Hai lớp tương đương nhau về số lượng, học lực, giới tính, hạnh kiểm. Cụ thể như sau: Bảng 1: Giới tính, lực học, hạnh kiểm của học sinh 2 lớp 4a1 và 4a2 của trường Tiểu học thị trấn Mường Chà: Lớp Tổng số 4a1 4a2 23 22 Số lượng học sinh Trong tổng số Nam Nữ DT 10 13 11 10 12 12 Số nhóm 4 4 NL-PC (Đ) 23 22 Chất lượng Kết quả học tập M3 M2 M1 8 7 9 9 6 6 Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động, hăng hái phát biểu Về thành tích học tập năm trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của các môn học Thời gian tiến hành áp dụng giải pháp bắt dầu từ tháng 11 năm 2015 khi học sinh bắt đầu được học về văn miêu tả. Thời gian tiến hành theo đúng thời 18 gian biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 4a1 là lớp thực nghiệm và lớp 4a2 là lớp đối chứng. Tôi chọn bài: 14C: Đồ vật quanh em (Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 – tập 1B- trang 71) để dạy rổi kiểm tra kết quả học tập của các em trước khi áp dụng biện pháp mới. Học sinh hai lớp được làm một bài kiểm tra tập làm văn với đề bài: Em hãy viết để tả về đồ chơi yêu thích của mình. Bảng 2: Kết quả kiểm tra trước khi dạy thử nghiệm: Lớp 4a1 4a2 Tổng số Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 4 23 5 10 8 0 22 4 11 7 0 Sau khi đã có kết quả kiểm tra, tôi thấy rằng điểm của 2 lớp là tương đương nhau. Như vậy trước khi tiến hành thử nghiệm, kết quả học tập của hai lớp là tương đương nhau. Đa số học sinh biết viết đoạn văn tả về đồ chơi của mình nhưng hàu hết các bài viết còn mang tính kể lể, câu văn chưa giàu hình ảnh, chưa nêu bật được đặc điểm của đồ chơi. Câu văn ít cảm xúc. Sau đó tôi áp dụng các biện pháp dạy học đã nêu ở đề tài đã trình bày đối với tất cả các tiết học tập làm văn ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng dạy học bằng phương pháp cũ. Sau khi áp dụng biện pháp mới 5 tháng (từ tháng 11 năm 2014 – đến tháng 4 năm 2015 ), tôi tiến hành kiểm tra chất lượng viết văn của hai lớp thực nghiệm và đối chứng với cùng một đề bài: Em hãy viết một bài văn tả về một con vật mà em yêu thích. Bảng 3: Kết quả kiểm tra sau khi dạy thử nghiệm Lớp Tổng số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu 4a1 22 9 8 5 0 4a2 23 6 12 5 0 Kết quả kiểm tra trước khi dạy thử nghiệm đã cho thấy 2 lớp là tương đương nhau. Sau khi dạy thử nghiệm, kết quả giữa hai lớp có sự chênh lệch rõ rệt. Lớp thử nghiệm có điểm số cao hơn, phần trăm số bài điểm khá giỏi chiếm nhiều hơn so với lớp đối chứng. Điểm chênh lệch này không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động của biện pháp mới mà có. Mặt khác không có học sinh nào 19 được điểm dưới trung bình điều đó cho thấy tất cả số học sinh trong lớp thử nghiệm đã chú ý tham gia học tập một cách tích cực. Điều đáng mừng là khi đọc những đoạn văn, bài văn miêu tả của các em vừa có nét chân thực, đáng yêu, các em lại vừa biết dùng những hình ảnh miêu tả hợp lí, giàu hình ảnh, cảm xúc khiến cho bài văn hấp dẫn, lôi cuốn. Như vậy những biện pháp nêu trên đã mang lại kết quả cũng như chất lượng cao hơn cho phân môn Tập làm văn nói chung và nâng cao kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 nói riêng. IV. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP Qua kết quả sau khi dạy thử nghiệm, cá nhân tôi cũng như giáo viên dạy cùng tổ khối chuyên môn và nhà trường đều đánh giá: giải pháp nêu trên có tác động tích cực đến việc tổ chức dạy học các tiết học văn miêu tả ở lớp 4. Cụ thể là: Sử dụng những biện pháp này khi dạy văn miêu tả, học sinh rất hứng thú trong học tập. Các em rất chủ động, tích cực khám phá kiến thức mới, các em biết cách quan sát, biết lựa chọn chi tiết vào viết văn, nhớ chắc bố cục bài văn miêu tả, nắm được cách viết các kiểu mở bài, kết bài,…Các em cũng biết liên tưởng đến những hình ảnh của sự vật khác để so sánh hoặc nhân hóa khiến bài văn sinh động hơn. Bài văn của các em tự nhiên, chân thực, giàu hình ảnh, sinh động và có cảm xúc hơn. Hơn thế nữa, khi sử dụng giải pháp này, không khi lớp học diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, kiến thức được tiếp nhận dễ dàng, các em ghi nhớ lâu hơn, không còn lúng túng hay ngại viết văn như trước nữa. Nhờ đó, chất lượng các bài văn được nâng lên rõ rệt. Kết quả này góp phần nâng cao chất lượng của phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt khác nói chung. Đặc biệt, tổ chức dạy học linh hoạt theo các biện pháp đã được trình bày, không những nâng cao hiệu quả học tập của học sinh mà còn phát huy được năng lực tự quản, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác của học sinh. Cũng nhờ cảm nhận được cái đẹp của sự vật, con con người, cảnh vật xung quanh mình 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan