Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học đề tài hút thuốc lá...

Tài liệu đề tài hút thuốc lá

.DOC
74
447
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ Ở NAM GIỚI TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2015 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG CẦN THƠ - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ Ở NAM GIỚI TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2015. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Ths.BS.HUỲNH NGỌC THANH CẦN THƠ – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện đề tài Nguyễn Ngọc Đoan Trang LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu, hội đồng khoa học, các phòng ban và các bộ môn trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Quý thầy cô giảng viên của trường đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản, hữu ích về ngành y. Các chuyên gia, các tác giả trong và ngoài nước đã để lại những kiến thức và những tư liệu vô cùng quý giá để tôi có tư liệu nghiên cứu và tham khảo thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn Ths Bs Huỳnh Ngọc Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện luận văn. Người thực hiện đề tài Nguyễn Ngọc Đoan Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BPTNMT: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính CNVC: Công nhân viên chức ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu GATS: Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam HTL: Hút thuốc lá WHO(World health organization): Tổ chức y tế thế giới Mục lục ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1 Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3 1.1 Khái quát chung...............................................................................................3 1.2 Tình hình sử dụng thuốc lá..............................................................................5 1.3 Các yếu tố liên quan đến hút thuốc lá..............................................................8 Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................16 2.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................16 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................16 2.3 Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................16 2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................................16 2.5 Thu thập dữ liệu:............................................................................................18 2.6 Biến số nghiên cứu.........................................................................................19 2.7 Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu..................................................................24 2.8. Phương pháp hạn chế sai số..........................................................................24 2.9 Đạo đức trong nghiên cứu..............................................................................25 Chương 3-Kết quả nghiên cứu.................................................................................26 3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=430).........................................................26 3.2 Thực trạng thuốc lá của ĐTNC......................................................................28 3.3 Các yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá................................................30 CHƯƠNG 4- BÀN LUẬN......................................................................................41 4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................................41 4.2 Thực trạng thuốc lá của ĐTNC......................................................................41 4.3 Các yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá................................................47 KẾT LUẬN.............................................................................................................53 KIẾN NGHỊ............................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1- PHIẾU NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2 - DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi...........................................................28 Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.............................................28 Biểu đồ 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn.......................................29 Biểu đồ 3.4 Nguyên nhân bắt đầu hút thuốc lá của ĐTNC..................................................30 Biểu đồ 3.5 Sự liên quan giữa trình độ học vấn và số điếu hút trong ngày.........................35 Biểu đồ 3.6 Địa điểm ĐTNC được bạn bè mời hút thuốc lá................................................36 Biểu đồ 3.7 Gia đình ĐTNC và hành vi HTL......................................................................37 Biểu đồ 3.8 ĐTNC biết kiến thức về thuốc lá......................................................................38 Biểu đồ 3.9 ĐTNC biết kiến thức về nghiện thuốc lá..........................................................38 Biểu đồ 3.10 Nguồn thông tin tiếp cận tác hại của HTL......................................................39 Biểu đồ 3.11 Ý định bỏ thuốc lá của ĐTNC........................................................................40 Biểu đồ 3.12 Khuyên người khác không HTL.....................................................................40 Biểu đồ 3.13 Ủng hộ chính sách cấm HTL..........................................................................41 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, bên cạnh những chất gây nghiện như ma túy, heroin,… thuốc lá cũng là một trong những chất gây nghiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống, kinh tế của con người. Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc lá (HTL) , trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản. Các căn bệnh chính do thuốc lá gây ra như: ung thư phổi, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, các bệnh dạ dày, thận,….Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu người tử vong do thuốc lá, tỉ lệ tử vong này cao hơn tử vong do tai nạn, lao và HIV AIDS cộng lại. Hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến người hút mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh (hút thuốc lá thụ động). Hút thuốc lá thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc lá phả ra. Hút thuốc lá thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân,….Ở trẻ em, hút thuốc lá thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh, kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày Việt Nam có trên 100 ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá, gấp đến 4 lần số ca tai nạn giao thông đường bộ. Con số này bao gồm hơn 600.000 người không hút thuốc nhưng bị tử vong do hít khói thuốc lá thụ động. Họ tử vong do ung thư, bệnh tim, hen và một số bệnh khác. Con số tử vong sẽ tăng lên hơn 8 triệu người vào năm 2030. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của 6 trong số 8 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới.Nếu không có biện pháp ngăn chặn, đến năm 2030 có gần 10% dân số Việt Nam tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Theo điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) năm 2010, có 23,8% 2 người Việt Nam tuổi từ 15 trở lên (47,4% nam và 1,4% nữ) đang HTL. Ước tính khoảng 15,3 triệu người (trong đó 14,8 triệu là nam và 477.000 là nữ). Thị xã Bình Minh là một thị xã mới được thành lập trên cơ sở huyện Bình Minh cũ, là cầu nối giữa 2 trung tâm kinh tế lớn là TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ. Tuy nhiên, tại thị xã Bình Minh có rất ít công trình nghiên cứu về tình hút thuốc lá ở người dân, Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá ở nam giới từ 18 tuổi trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2015, nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định tỉ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 18 tuổi trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2015. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá ở nam giới từ 18 tuổi trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. 3 Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát chung 1.1.1 Sơ lược về lịch sử cây thuốc lá và ngành sản xuất thuốc lá Cây thuốc lá Tên khoa học Nicotiana tabacum Lin.Thuộc họ Cà Solanaceae. Là loại cây thảo, sống hàng năm, phần gốc thân hóa gỗ ít nhiều. Thân mọc đứng, có nhiều lông, phần cành ở ngọn, các lá ở phía trên bé hơn, hình lưỡi mác. Phiến lá to, có thể dài 60-75cm, rộng 30-50cm, không cuống, một mẩu lá phía dưới ôm vào thân. Hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở ngọn. Ðài có lông, tràng màu trắng, hồng hoặc tím nhạt. Quả nang có 2 ô, có đài bọc ở ngoài, hạt bé, nhiều, màu đen. Cây thuốc lá vốn nguồn gốc ở châu Mỹ, nhưng được đưa về trồng ở nhiều nước trên thế giới. Những nước sản xuất nhiều thuốc lá trên thế giới có Mỹ (gần một triệu tấn/năm), Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nhật Bản. Ở nước ta việc trồng thuốc lá chỉ mới được phát triển sau Cách mạng tháng tám, vì trước đây khi nước ta còn thuộc Pháp, việc trồng thuốc lá, thuốc lào bị hạn chế, phải xin phép. Những năm gần đây thuốc lá được trồng ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây (Ba Vì), Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc… Năm 1881, James Bonsack, một người Virginia (Mỹ), phát minh ra chiếc máy có thể sản xuất 120.000 điếu thuốc/ngày. Thuốc lá điếu dần dần thay thế cho các loại thuốc lá dùng tẩu, loại nhai và thuốc lá bột để hít. Hình thành các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia với các máy móc, thiết bị chuyên dùng như: Bristish American Tobacco (BAT), Philip Morris (Mỹ), Japan Tobacco (Nhật), Imperial và Gallaher (Anh), Altadis Franco - Spanish (Pháp - Tây Ban Nha),.... 1.1.2 Phân loại các loại hình hút thuốc lá - HTL chủ động: là hành vi chủ động đưa điếu thuốc có đầu lọc lên miệng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu HTL của người sử dụng. - HTL thụ động: Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. 4 1.1.3 Thành phần thuốc lá Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen… Một người hút thuốc lá 1 gói mỗi ngày sẽ phải hít khói thuốc lá hơn 70000 lần trong 1 năm, và vì vậy niêm mạc miệng, mũi, họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúc trường diễn với khói thuốc lá. Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. - Nicotine: Nicotine là một Alcaloide chiếm 0,3-5% trọng lượng cây thuốc lá khô. Trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1-3mg Nicotine. Người HTL trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg Nicotine mỗi điếu thuốc hút. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. HTL đưa Nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Tác dụng gây nghiện của Nicotine chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể Nicotine trên các cấu trúc não. Chất Alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Tuy nhiên trong cơ thể Nicotine sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinine và thải trừ ra nước tiểu. - Monoxit carbon (khí CO): Khí carbon rất độc, không mùi, không màu. Trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch . Phổi của người hút thuốc lá tích tụ nhiều khí carbon hơn phổi của người không hút thuốc thở trong không khí. Vì vậy hàm lượng khí carbon trong máu của người hút thuốc rất cao làm tăng rủi ro bị những bệnh về tim mạch. - Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy 5 và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhầy-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng HTL. Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường. + Dòng khói chính (MS): là dòng khói do người HTL hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. + Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine hai lần nhiều hơn; chứa chất gây ung thư ba lần nhiều hơn, chứa khí CO năm lần nhiều hơn và khí amnonia năm mươi lần nhiều hơn. + Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút. - Các chất gây ung thư: + Hắc ín (Tar): Nhựa thuốc lá là sự tập hợp tên của hàng ngàn chất hoá học và phụ gia, được tạo thành chất lắng lại của khói thuốc có đặc điểm dính và dầy. Nhựa thuốc lá là một trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá, chứa rất nhiều chất gây ung thư. + Benzene: Là một chất sinh ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay trong thuốc trừ sâu bọ. Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá, lượng benzene tác động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng benzene xâm nhập vào con người từ tất cả các nguồn. + Nitrosamines: Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong thuốc lá không khói, snuff và khói thuốc lá. 6 1.2 Tình hình sử dụng thuốc lá 1.2.1 Thế giới Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 1 tỷ người đang HTL. Thuốc lá giết chết gần 6 triệu người HTL chủ động, trong đó có 10% tử vong vì khói thuốc, còn lại là chết vì HTL , và 600.000 người chết do HTL thụ động mỗi năm. Thuốc lá giết chết đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Theo thống kê có 16% các ca tử vong trên toàn cầu do thuốc lá là nam giới, trong khi nữ giới là 7%. HTL là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn cầu (sau tăng huyết áp) và hiện nay cứ 10 người trưởng thành có 1 người chết vì thuốc lá. Ước tính cho đến năm 2030, trung bình số người tử vong vì HTL có thể sẽ lên đến con số 8 triệu người mỗi năm. Thuốc lá gây ra 100 triệu trường hợp tử vong trong thế kỷ 20, nếu xu hướng này tiếp tục, nó có thể gây ra một tỷ người chết trong thế kỷ 21. Nếu không được kiểm soát thì tử vong liên quan đến thuốc lá sẽ tăng lên hơn 8 triệu mỗi năm vào năm 2030, hơn 80% các ca tử vong sẽ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi gánh nặng bệnh tật và tử vong do HTL nhiều nhất. Trong năm 2014, người hút thuốc lá tiêu thụ 5 nghìn 8 trăm tỷ điếu thuốc lá trên toàn cầu. Trong khi nhu cầu về sử dụng thuốc lá ở các nước phát triển đang giảm thì sản xuất và tiêu thụ thuốc lá ngày càng trở nên tập trung ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu cho thấy rằng rất ít người hiểu được những rủi ro sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá. Ví dụ, một cuộc khảo sát năm 2009 tại Trung Quốc cho thấy chỉ có 38% người hút thuốc biết rằng hút thuốc gây ra bệnh mạch vành và chỉ có 27% biết rằng sử dụng thuốc lá có thể gây ra đột quỵ. Trong số những người HTL nhận thức được sự nguy hiểm của thuốc lá đối với sức khỏe hầu hết đều muốn bỏ thuốc lá. Theo nghiên cứu cho thấy, sử dụng thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế. Chi phí sử dụng thuốc lá trên thế giới khoảng 500 tỷ USD mỗi năm. Chi phí chăm sóc sức khỏe của các bệnh liên quan đến thuốc lá là rất cao. Tại Hoa Kỳ, chi phí 7 chăm sóc sức khỏe cho các bệnh có liên quan đến thuốc lá là 96 tỷ USD. Ở Đức, chi phí này khoảng 7 tỷ USD và tại Úc là 1 tỷ USD. 1.2.2 Tại Việt Nam Theo kết quả điều tra của GATS năm 2010, tại Việt Nam có 47,4% nam, 1,4% nữ và 23,8% người trưởng thành đang HTL; trong đó có 81,8% người HTL hàng ngày và 26,9% người HTL lào.Chí có 1,3% người lớn (0,3% nam và 2,3% nữ) đang dùng thuốc lá không khói. Khoảng 69,0% những người HTL hàng ngày hút từ 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày. Tuổi bắt đầu HTL trung bình là 19,8 ở nam; 23,6 ở nữ và 19,9 ở người trưởng thành nói chung. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nam giới sử dụng thuốc lá rất cao trên thế giới. Trong số những người HTL hàng ngày 66,2% hút điếu thuốc đầu tiên mỗi ngày trong khoảng thời gian 30 phút đầu tiên ngay sau khi thức dậy. Đồng thời, tỉ lệ HTL thụ động ở Việt Nam cũng rất cao với 67,6% người bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà và 49% người bị phơi nhiễm tại nơi làm việc. Tỉ lệ HTL thụ động cao nhất được tìm thấy ở các quán rượu, càphê, trà (92,6%), tiếp đó là các nhà hàng (84,9%), trường đại học (54,3%)... Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25 căn bệnh nguy hiểm cho con người. Theo ước tính của WHO, nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì đến năm 2020, 10% dân số Việt Nam sẽ tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Lê Minh Hữu và cộng sự tại thành phố Cần Thơ năm 2011 cho thấy tỉ lệ HTL của nam giới tại Cần Thơ là 51,4%. Tuổi bắt đầu HTL trung bình là 19,8 tuổi với số điếu thuốc trung bình một ngày là 11,7 điếu. Tỉ lệ HTL nơi công cộng chiếm 31,1% và HTL trong nhà chiếm 77,8%. Tỉ lệ hiểu biết về tác hại của thuốc của người dân là 92,7% và tỉ lệ tiếp cận nguồn thông tin về tác hại của thuốc lá chiếm 94,5%. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Sơn, Phạm Văn Lình, Phạm Thị Tâm cùng cộng sự tại các trường trung học phổ thông, trung học công lập thị xã Bạc Liêu năm 2009 cho thấy học sinh trung học đã từng HTL chiếm tỉ lệ 12%, tỉ lệ hiện tại HTL khoảng 5,2%. Độ tuổi bắt đầu HTL có khoảng 47,7% học sinh HTL khi chưa tròn 15 trong đó độ tuổi 10-12 tuổi chiếm 30,3%, 17,4% bắt đầu HTL ở độ tuổi 13- 8 14. Đa số học sinh có kiến thức về tác hại của thuốc lá chiếm 86,9%. Tuy nhiên chỉ có 50,8% học sinh biết nghiện thuốc là rất khó cai nghiện. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Minh tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long năm 2013 cho thấy tình hình HTL của nam thanh niên từ 15-24 tuổi chiếm 24,2%. Trong đó, tỉ lệ HTL hằng ngày chiếm 17,6% với số điếu thuốc từ 5-10 điếu chiếm 63,6% và trên 15 điếu chiếm 19,3%. Nơi HTL nhiều nhất là ở nhà/ngoài sân chiếm 56,5%, nơi hút ít nhất là nhà bếp/nhà vệ sinh trong nhà chiếm 7,8%. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Khắc Bảo, Nguyễn Trung Thành về thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy Khoảng 40% biết rõ thành phần và tác hại của thuốc lá, 10% biết đến các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá do WHO khuyến cáo. 32,6% nam 1,3% nữ hút thuốc lá, trong đó 61,5% hút ngay trong môi trường bệnh viện. 31,6% luôn khuyên cai thuốc lá tuy nhiên chỉ 16,3% bác sỹ luôn tư vấn các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá cho bệnh nhân. Theo kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết, Mai Anh Tuấn, Hoàng Minh Nam, Trần Thị Hằng và Phạm Thị Ngọc về tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên y khoa trường Đại Học Y – Dược Thái Nguyên, năm 2011 cho thây tỷ lệ hút thuốc lá chung của nam sinh viên y khoa là (43,63% ). Lý do hút thuốc lá của sinh viên chuyên tu chủ yếu là do buồn, căng thẳng (31,88%), còn ở sinh viên chính quy lại chủ yếu là do giống bạn bè (28,43%). 1.3 Các yếu tố liên quan đến hút thuốc lá 1.3.1 Tác hại của việc hút thuốc lá 1.3.1.1 Các bệnh về hô hấp Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra BPTNMT, có 15% những người HTL sẽ có triệu chứng lâm sàng BPTNMT và 8090% người mắc BPTNMT là nghiện thuốc lá.. Người HTL có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không HTL. 9 Bệnh Hen: đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân có thở khò khè, ho và/hoặc khó thở. HTL không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen HTL sẽ có tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các đường dẫn khí nhỏ. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng HTL thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không HTL. Nhiễm trùng đường hô hấp: Những người HTL hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không HTL và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ HTL bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không HTL.[7] Những người HTL không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn. Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc/ngày, có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ-con,...). 1.3.1.2 Các bệnh tim mạch Ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp: Khi hít khói thuốc vào sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu, kích thích hệ thống thần kinh tự động của tim. Trong vòng vài phút hút thuốc, nhịp tim bắt đầu tăng. Nhịp tim có thể tăng cao tới 30% và trở lại bình thường trong 10 phút hút thuốc. Để phản ứng lại sự kích thích này mạch máu co bóp lại buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để luân chuyển oxy. Việc hút thuốc lặp lại không chỉ làm tăng huyết áp mà còn biến đổi huyết áp. Khi huyết áp tăng thì bản thân hiện tượng này đã gây bệnh tim và nguy hiểm hơn là tăng huyết áp cao dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới tim.. HTL còn làm giảm tác dụng điều trị tăng huyết áp do khi HTL, kích thích gan sản xuất ra một loại enzym vào trong máu làm hạn chế tác dụng của thuốc. Bệnh mạch vành: HTL chủ động là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, nhưng tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay HTL thụ động thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tăng 20-30%. Những người HTL có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2-4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70%. Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành là do xơ vữa động mạch. Lớp nội mạch có thể bị phá huỷ do một số tác nhân sau: 10 cao huyết áp, hoá chất độc (như các chất tìm thấy trong khói thuốc) và mỡ máu cao. Những hoá chất như hydrocarbon thơm đa vòng là chất gây ung thư có trong thuốc lá cũng có tác dụng gây hình thành mảng xơ vữa. HTL là nguy cơ cao gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu. Khi phối hợp với các yếu tố nguy cơ này, HTL tạo ra những ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cộng 2 yếu tố nguy cơ riêng rẽ lại. Hậu quả của bệnh mạch vành gây ra là đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và đột tử. Phình động mạch chủ: Những người hút thuốc có nguy cơ cao phát triển các mảng xơ vữa động mạch ở động mạch chủ, động mạch chủ mang máu giàu oxy từ tim đi tới các bộ phận của cơ thể. Nếu động mạch chủ bị yếu đi do những mảng xơ vữa, tạo thành chỗ phình, và những thành mạch yếu và động mạch chủ có thể bị vỡ. Người hút thuốc có nguy cơ bị phình mạch cao hơn 8 lần so với người không hút thuốc. Bệnh cơ tim: Những người HTL có nguy cơ bị bệnh cơ tim cao hơn so với người không HTL. Khói thuốc gây bệnh bằng cách phá huỷ các động mạch nhỏ, hoặc có lẽ CO trong khói thuốc làm tổn thương trực tiếp cơ tim. Có thể HTL còn làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm virus dẫn đến bệnh viêm cơ tim. Bệnh mạch máu ngoại vi: Những người đang HTL có nguy cơ bị bệnh mạch máu ngoại vi cao gấp 16 lần so với người chưa hút bao giờ. ở những người đã cai thuốc thì nguy cơ này cao gấp 7 lần so nhóm chưa hút bao giờ. Khoảng 76% bệnh nhân bị mạch máu ngoại vi là do HTL . Bệnh máu ngoại vi thường gây đau, hạn chế vận động và có thể đe doạ tính mạng. Những bệnh nhân tiếp tục HTL khi đang điều trị bệnh này thì hiệu quả điều trị rất kém. 1.3.1.3 Bệnh ung thư Ung thư phổi: Cách đây gần 50 năm Doll và Hill đã chỉ ra rằng HTL gây ung thư phổi và tỉ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo số lượng thuốc hút. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người HTL tăng lên. . Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm, thời 11 gian hút. Người ta thấy rằng với bất kỳ lượng thuốc hút nào cũng gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. . Những người không hút mà kết hôn với người HTL , tỉ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% và tỉ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng. Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có HTL cao gấp 22 lần so với nam giới không HTL , còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. HTL thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2-1,5. Khi đồng thời HTL và có tiếp xúc với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Các loại ung thư khác: Những nguy cơ của các bệnh ung thư này sẽ tăng dần cùng với số lượng và thời gian HTL . Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người HTL lớn hơn 8 tới 10 lần người không HTL . HTL gây nên 80% trong tổng số ung thư thanh quản. Người HTL chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không HTL. HTL còn là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới HTL có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không HTL. Về lâu dài người HTL sẽ có nguy cơ ung thư mũi cao gấp hai lần hơn người không HTL. Ngoài ra, HTL còn gây ra các bệnh Ung thư ở các bộ phận cơ thể như thận và bàng quang, tuyến tụy, bộ phận sinh dục, hậu môn và trực tràng. 1.3.1.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản Nam giới HTL so với những người không HTL thì có nồng độ testosterone thấp và làm tăng nồng độ horrmon kích thích nang. HTL làm giảm số lượng tinh dịch, làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, giảm số lượng tinh trùng, giảm chất lượng của tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng gây vô sinh. Bên cạnh đó, HTL còn làm thay đổi hình dạng của tinh trùng. Điều này có thể liên quan đến tỉ lệ cao bị sảy thai, dị tật bẩm sinh. Những người HTL có nguy cơ bị liệt dương cao gấp 2 lần, do gây xơ vữa động mạch ở dương vật làm giảm tưới máu hoặc do co
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng