Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề tài cơ hội và thách thức khi việt nam tham gia tpp...

Tài liệu Đề tài cơ hội và thách thức khi việt nam tham gia tpp

.PDF
28
743
128

Mô tả:

Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, để phát triển hơn nữa việc hợp tác kinh tế quốc tế giữa các nước, ngoài những hiệp định đã ký kết với một số nước , Việt Nam vẫn tiếp tục tham gia vào những hiệp định mới với sự mở cửa hợp tác rộng hơn, trong đó phải kể đến là Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương(TPP) được coi như Hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới" đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao; có thể mang lại những cơ hội rất lớn cho Việt Nam kết nối với các nước thành viên khác trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và hiệu quả trong chuỗi cung ứng, hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ, được giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, cải thiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu…Phạm vi điều chỉnh của TPP rất rộng, một thoả thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do bao gồm trao đổi hàng hoá, các quy định về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền về vấn đề môi trường, lao động, chống tham nhũng... Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng cũng như cơ hội mà TPP có thể mang lại, Việt Nam cũng sẽ gặp phải những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng và đúng hướng. 1 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) 1.1 Giới thiệu về TPP 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - Hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore , Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). - Đây là Hiệp định mang tính "mở". Tuy không phải là chương trình hợp tác trong khuôn khổ APEC nhưng các thành viên APEC đều có thể gia nhập nếu quan tâm. Xinh-ga-po đã nhiều lần thể hiện mong muốn mở rộng TPP và sử dụng TPP như một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng về Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á-Thái Bình Dương của APEC (FTAAP). 1.1.2 Tổng quan về quá trình đàm phán TPP - Nền tảng của TPP là Hiệp định Đối tác Kính tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương được ký kết năm 2005, còn gọi là “Hiệp định P-4”. - Năm 2007: Hoa Kỳ bắt đầu tiếp cận và tham gia thảo luận với các nước P-4. - Năm 2008: Hoa Kỳ tham dự các cuộc đàm phán của P-4 về các dịch vụ tài chính và đầu tư - Tháng 9/2008: Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, bà Schwab thông báo dự định của nước này sẽ tham gia đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do toàn diện với nhóm P-4 - Tháng 11/2008: Hoa Kỳ, Australia, Peru và Việt Nam thông báo sẽ cùng đàm phán với các quốc gia P-4 nhằm đi đến ký kết một Hiệp định Thương mại “thế hệ tiếp theo”. - Năm 2009: Việc khởi động các đàm phán TPP bị trì hoãn. - Tháng 12/2009: Đại diện Thương mại Hoa Kỳ thông báo lên Quốc hội về ý định tham gia vào đàm phán TPP. 2 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp - Tháng 3/2010: Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại Australia (Các bên tham gia: Australia, Chi Lê, Peru, Singapore, Việt Nam, Hoa Kỳ, Brunay và New Zealand). - Tháng 6/2010: Vòng đàm phán thứ hai diễn ra tại Hoa Kỳ. - Tháng 10/2010: Vòng đàm phán thứ ba diễn ra tại Brunei (có thêm Malaysia tham dự). - Tháng 12/2010: Vòng đàm phán thứ tư dự kiến tổ chức tại New Zealand. - Năm 2011: Năm vòng đám phán đã được lên kế hoạch. - Tháng 10/2012 Canada tham gia và mới đây nhất, Nhật Bản tham gia đàm phán vào tháng 3/2013. - Phiên đàm phán gần nhất diễn ra vào ngày 01 đến ngày 10 tháng 09 năm 2014. - Dự kiến Phiên đàm phán cuối cùng cùng kết thúc vào giữa năm 2015. Như vậy, đến thời điểm này, TPP gồm 12 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam và đã trãi qua 19 vòng đàm phán. Hiện 12 nước thành viên TPP vẫn đang tiếp tục bàn thảo nhằm đạt sự thống nhất rộng rãi vào tháng 10 và dự kiến là kết thúc vào cuối năm nay theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama. 1.2 Những hoạt động chính của TPP - Đàm phán Hiệp định TPP có phạm vi rộng hơn nhiều. Nếu như WTO chỉ đàm phán về thị trường hàng hoá, dịch vụ, một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thì trong đàm phán TPP, bên cạnh các vấn đề trên, các vòng đàm phán còn đề cập cả vấn đề mua sắm chính phủ, vấn đề lao động, môi trường, vấn đề doanh nghiệp nhà nước,... - Theo thỏa thuận, các bên tham gia TPP sẽ tiếp tục đàm phán và ký 2 văn kiện quan trọng về đầu tư và dịch vụ tài chính, chậm nhất là sau 2 năm kể từ khi TPP chính thức có hiệu lực (tức là từ tháng 3 năm 2008). - Điểm nổi bật nhất của TPP là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa. Thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực. 3 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp - Về dịch vụ, TPP thực hiện tự do hóa mạnh theo phương thức chọn-bỏ. Theo đó, tất cả các ngành dịch vụ đều được mở, trừ những ngành nằm trong danh mục loại trừ. Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 và cắt giảm về 0% tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề Sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền…  Các vấn đề được đàm phán trong TPP Bảng 1: Tóm tắt các lĩnh vực và định hướng đàm phán tương ứng theo Bản khung sơ bộ đàm phán TPP tháng 11/2011 STT Lĩnh vực Định hướng đàm phán 1 Cạnh tranh Tạo lập và duy trì pháp luật và các cơ quan cạnh tranh, đảm bảo công bằng trong thủ tục thực thi luật cạnh tranh, minh bạch, bảo vệ người tiêu biểu và quyền hành động của khu vực tư nhân. 2 Hợp tác và Xây Cơ chế hợp tác và hỗ trợ xây dựng mang tính thiết chế: dựng năng lực 3 Linh hoạt - Theo cơ chế “Yêu cầu – Đáp ứng” Dịch vụ xuyên biên Các nguyên tắc chính điều chỉnh lĩnh vực này: giới 4 - Hải quan - Công bằng - Mở - Minh bạch - Thủ tục hải quan có thể dự đoán trước, minh bạch, nhanh chóng và thuận lợi cho hoạt động thương mại(hướng tới việc liên kết các doanh nghiệp TPP trong chuỗi cung cấp và sản xuất khu vực); 5 Thương mại điện tử - Hợp tác hải quan - Hướng tới các vấn đề về thuế quan trong môi trường số, chứng thực giao dịch điện tử và bảo vệ người tiêu 4ien 6 Môi trường - Hướng tới nền kinh tế “số” - Thương mại và môi trường cần phát triển tương hỗ 4 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp - Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường và cơ chế giám sát việc thực thi cũng như hợp tác hỗ trợ 7 Dịch vụ tài chính - Minh bạch, không phân biệt đối xử; - Đối xử công bằng đối với các dịch vụ tài chính mới - Bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp - Đảm bảo chủ quyền của các nước, đặc biệt trong trường hợp có khủng hoảng tài chính 8 9 Mua sắm chính phủ Sở hữu trí tuệ Những nguyên tắc cơ bản của thủ tục đấu thầu công - Công bằng - Minh bạch - Không phân biệt đối xử - Dựa trên và phát triển từ TRIPS - Phản ánh các cam kết đã nêu trong Tuyên bố Doha về TRIPS và Y tế cộng đồng (Ghi nhận sự cần thiết của việc áp dụng linh hoạt các quy định của TRIPS trong vấn đề quyền tiếp cận thuốc của cộng đồng; nhưng chưa có cơ chế cụ thể cho việc này) 10 Đầu tư Phạm vi vấn đề đàm phán: - Không phân biệt đối xử - Chuẩn đối xử tối thiểu - Quy tắc về tịch thu tài sản - Các quy định cấm các yêu cầu cụ thể về hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư - Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước – Nhà đầu tư nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch - Quyền của nước nhận đầu tư trong việc bảo vệ lợi ích công cộng 11 Lao động Phạm vi đàm phán: - Bảo vệ các quyền của người lao động Cơ chế đảm bảo hợp tácphối hợp và đối thoại về các vấn đề lao động 12 Các vấn đề pháp lý Các nguyên tắc đảm bảo thực thi Hiệp định: - Quy tắc giải quyết tranh chấp; - Các ngoại lệ về vấn đề minh bạch trong quá trình ban hành 5 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp pháp luật nội địa Thương mại hàng Phạm vi đàm phán 13 hóa -Lộ trình cắt bỏ thuế quan của tất cả các dòng thuế (khoảng 11.000 dòng) - Quy tắc xuất xứ - TBT, SPS và Phòng vệ thương mại: Dựa trên nền của WTO (phát triển theo hướng minh bạch hơn và hợp tác hơn) - Dệt may: Một loạt các quy định liên quan, bao gồm cơ chế hợp tác hải quan, thủ tục thực thi, quy tắc xuất xứ, cơ chế đàm phán đặc biệt Thương mại dịch vụ 14 Các nguyên tắc cơ bản: - Mở cửa tất cả các ngành hàng dịch vụ (không đề cập đến cấp độ phân ngành) - Phương pháp đàm phán: Chọn bỏ + Cho phép đàm phán các ngoại lệ trong một số lĩnh vực 1.3 Mục tiêu nguyên tắc của TPP. - Hiệp định TPP lấy việc phát triển của nội khối của từng thành viên trên cơ sở mở rộng quan hệ của các nước thành viên trong khối, nâng cao sức cạnh trạnh, minh bạch chính sách của các nước thành viên. - Nguyên tắc của hiệp định TPP “vì sự đảm bảo lợi ích cua doanh nghiệp vừa và nhỏ” hướng tới một số hội tụ về phương pháp luận. 1.4 Tầm quan trọng của TPP Bảng 2 : Một số chỉ tiêu chủ yếu về TPP Tên nước/Số liệu 1. Mỹ 2. Nhật Bản 3. Canada 4. Singapore 5. Mexico 6. Australia 7. Malaysia 8. Chile 9. Peru Diện tích (1.000 km2) 9.512,1 377,5 11.633,3 0,7 1.967,8 7.333,3 329,5 756,5 1.308,7 Dân số GDP 2011 XK (tỷ 2012 (triệu (nghìn tỷ USD) người) USD) 313,9 127,6 34,9 5,3 116,1 22 20,9 17,4 30,1 14.991 5.867 1.736 240 1.153 1.379 288 249 177 2.094 893 541 501 365 294 264 93 51 NK(tỷ USD) 2.662 947 562 432 381 273 218 86 44 6 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp 10.Newzealand 11. Brunei 12.Việt Nam - Cộng 275 5,6 331,3 (8) 33.831,3 4,4 0,4 88,8 (4) 781,8 160 16 133 (11) 26.389 48 12 115 (8) 5.271 46 3 114 5.768 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê ) - TPP được đánh giá như một hiệp định quan trọng, xét trên tầm vóc và ảnh hưởng của nó. Khác với các hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Thương mại song phương (BTA), Hiệp định Thương mại tự do khu vực ASEAN (AFTA) hay cam kết WTO, ảnh hưởng của TPP rộng hơn cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đặc biệt là đầu tư và sở hữu trí tuệ. - Bên cạnh đó còn các đàm phán phi thương mại như mua sắm chính phủ, môi trường lao động ,… Do vậy ảnh hưởng của việc ký kết hiệp định này đến môi trường kinh doanh và môi trường lao động ở các quốc gia tham gia là rất lớn. - So với toàn thế giới, hiện các thành viên tham gia đàm phán TPP chiếm 24,9 % về diện tích; 11,1% về dân số(hơn 790 triệu dân) ; chiếm 37,7% về GDP; chiếm 1/3 thương mại toàn cầu; chiếm khoảng 19,3% về xuất khẩu, khoảng 21,1% về nhập khẩu. - Trong 12 thành viên TPP, Việt Nam đứng thứ 8 về diện tích, thứ 4 về dân số, thứ 11 về GDP, thứ 8 về xuất khẩu, thứ 8 về nhập khẩu. Trong 12 nước, có 4 nước nhập siêu, lớn nhất là Mỹ; có 8 nước xuất siêu, trong đó có Việt Nam. - Việt Nam chiếm 0,5% về GDP, chiếm 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm gần 2% tổng kim ngạch nhập khẩu của TPP. - Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào TPP năm 2010 chiếm 43,3%, năm 2013 chiếm 39%. Nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 từ TPP chiếm 22,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. - Xuất khẩu của Việt Nam vào TPP chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước thành viên TPP. Điều đó chứng tỏ TPP là thị trường tiềm năng của Việt Nam. 7 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp - Miễn 100% thuế xuất/nhập khẩu trong 12 thị trường (USA, Japan,Canada, Australia, Vietnam, Singapore, Malaysia, Brunei, New Zeland, Chile, Mexio, Peru) vào năm 2015. - Mở cửa mậu dịch tự do, mua bán hàng hóa với thuế suất bằng không (0%). 8 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp PHẦN 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THAM GIA VÀO TPP 2.1 Giới thiệu về quá trình đàm phán TPP của VN Từ năm 2006, qua nhiều kênh, Singapore đã rất tích cực mời Việt Nam tham gia TPP. Trước những cân nhắc cả về khía cạnh kinh tế và chính trị, Việt Nam chưa nhận lời mời này của Singapore. Tuy nhiên, với việc Mỹ quyết định tham gia TPP, và trước khi tuyên bố tham gia TPP, Mỹ đã mời Việt Nam cùng tham gia Hiệp định này, Việt Nam đã cân nhắc lại việc tham gia hay không tham gia TPP. Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. 2.2 Cơ hội - Cơ hội để chúng ta hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường. Qua đó, bảo đảm việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Thể chế là yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển nhanh và bền vững chứ không phải là các lợi thế tự nhiên (tài nguyên, vị trí địa lý..). Thể chế tạo ra lợi thế so sánh động và đây chính là lợi ích dài hạn khi tham gia TPP. - Việt Nam sẽ có cơ hội để gia tăng thu nhập quốc dân .Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO - HCM thì khi tham gia vào TPP thu nhập quốc dân của Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng, ước đạt 235 tỉ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như khả năng hiện đại hóa và nâng cấp các lĩnh vực. - Bên cạnh đó, các quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam với các thành viên TPP có thể cải thiện nhanh chóng, vừa mở rộng, vừa đi vào chiều sâu, tạo thêm nguồn lực cho Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới. 9 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp Biểu 1: Tỷ trọng GDP toàn khối TPP - Khi Việt Nam trở thành thành viên trong Hiệp định TPP, sẽ tác động đến khả năng thương mại của Việt Nam đối với các hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và các đối tác khác trong TPP. Hiện nay thì các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các đối tác trong TPP tương đối ít. Bảng 3: Các hiệp định thương mại song phương được ký kết giữa các nước thành viên TPP 10 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp Bảng 4: Một số chỉ số cơ bản của các nước thành viên TPP - Việt Nam tham gia Hiệp định TPP có thể giúp thúc đẩy đầu tư của các nước TPP vào Việt Nam, Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn như phát triển các ngành công nghệ cao, nâng cao trình độ của các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, y tế tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị kinh tế khu vực toàn cầu. - Ví dụ minh họa Biểu 2: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất đến 30/04/2014 so với cùng kỳ năm 2013 Nguồn: Tổng cục Hải quan 11 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp Nhận xét: Số liệu thống kê hải quan cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt gần 4,58 tỷ USD, tăng 26,6% tương ứng tăng 963 triệu USD so với kỳ trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2014 của nhóm các doanh nghiệp này lên hơn 28,94 tỷ USD, tăng 23,0% tương ứng tăng gần hơn 5,41 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và chiếm 62,2% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Bảng 5: 10 đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2013(Nguồn: Tổng cục hải quan) Số Vốn đăng ký cấp lượt mới và tăng thêm Số dự án cấp dự (triệu USD) TT Đối tác Tăng/giảm mới án tăng 2013 2012 vốn 1 Nhật Bản (1) 2 Singapore(2) 3 Hàn Quốc (3) 291 105 366 4 Trung Quốc (9) 89 5 Liên bang Nga (30) 11 6 Hồng Kông (6) 57 7 Đài Loan(7) 8 Thái Lan (12) 9 Hà Lan (16) 10 Cayman Islands (55) 66 39 16 3 125 5.747,82 5.137,91 11,87% 34 4.376,86 1.727,51 153,36% 122 4.293,56 1.178,08 264,45% 11 2.304,14 344,86 568,14% 1 1.021,83 55,22 1750,58% 19 701,98 657,63 6,74% 52 595,50 453,05 31,44% 14 405,74 177,29 128,85% 10 393,95 92,72 324,86% 1 358,68 4,16 8522,07% 12 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp ( Nguồn: Thống kê Hải Quan )  Cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu - Hiệp định TPP sẽ giúp hàng xuất khẩu Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Úc… Những thị trường mà các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Đồng thời sẽ có thêm nhiều mặt hàng có khả năng mở rộng thị trường hơn, gia tăng xuất khẩu do thuế suất có thể giảm về 0%-5% đối với những hàng hóa thuộc các nước trong TPP. - Các nhóm hàng này sẽ có cơ hội mở rộng xuất khẩu sang các nước tham gia TPP, đặc biệt là tại Mỹ (thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới) và Nhật Bản (thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 thế giới). - Dệt may hiện là ngành xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch năm 2012 đạt trên 15 tỷ USD (chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm 50% và sang Nhật Bản chiếm 10%. Hiệp định TPP được ký sẽ giúp ngành dệt may tiếp cận thị trường Mỹ với mức thuế suất 0% so với mức thuế trên 7% hiện nay. Như vậy, mức kim ngạch sang thị trường này sẽ không dừng lại ở mức 7,5 tỷ USD năm 2012. 13 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp Bảng 6 : Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2012 - Da giày hiện là ngành xuất khẩu lớn thứ 5 với kim ngạch năm 2012 đạt 7,2 tỷ USD (chiếm 6,3% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm 31%, sang Nhật Bản chiếm 5%. Hiệp định TPP sẽ giúp ngành da giày tiếp cận thị trường Mỹ với mức thuế suất 0% thay vì trên 12% hiện nay. Như vậy, mức kim ngạch sang thị trường này sẽ không dừng lại ở mức 2,24 tỷ USD năm 2012. - Thủy sản (chủ yếu cá tra, cá ba sa, tôm) hiện là ngành xuất khẩu lớn thứ 6 với kim ngạch năm 2012 đạt gần 6,2 tỷ USD (5,4% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm 17%, sang Nhật Bản 12%. Nếu Hiệp định TPP được ký, thuế của Mỹ áp cho thủy sản Việt Nam sẽ chỉ còn từ 0% tới 6%. - Đồ gỗ là ngành xuất khẩu lớn thứ 8 với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 là trên 4,6 tỷ USD (chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu). Với Hiệp định TPP, thuế của Mỹ áp cho đồ gỗ Việt Nam sẽ là 0%, tạo điều kiện cho Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ. 14 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp - Ví dụ: Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam nếu sau khi TPP được ký kết thì khả năng tăng tỷ trọng xuất khẩu của hàng Việt Nam và Nhật Bản. Bảng 7: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn năm 2009-2013 ( Nguồn Tổng cục Hải Quan) - Hàng dệt may là mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cũng tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng tương đối cao so với các hàng hóa khác. Biểu 3: Tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2013. ( Nguồn Tổng cục Hải Quan) - Thu hút đầu tư FDI tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu . - Đồng thời, tham gia TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội được tham vấn giữa chính phủ với chính phủ các nước đối tác về các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ 15 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp cấp. Việt Nam cũng có thể có được cam kết của các thành viên không sử dụng hoặc hạn chế các biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp. Ngoài ra, Việt Nam có thể có cơ hội sử dụng các cam kết của TPP về hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ để tránh các tranh chấp. Ðây chính là lợi thế để DN Việt Nam tăng xuất khẩu vào Mỹ và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với doanh nghiệp một số nước như Trung Quốc, Bangladesh..., không phải là thành viên của TPP. - TPP sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và được mua nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước TPP với chi phí thấp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước. - Các doanh nghiệp cũng có cơ hội được tham gia đấu thầu minh bạch, công khai khi mở cửa thị trường mua sắm công; đồng thời, tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao động; được hưởng những tác động tích cực từ việc cải cách và thay đổi thể chế nhằm tuân thủ những cam kết chung của TPP; nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội, điều kiện, sự hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược tái cấu trúc và phát triển, nâng cao vị thế trên trường quốc tế... - TPP sẽ là một cơ hội lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong quá trình xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình. Quan trọng hơn tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới phương pháp kinh doanh, trình độ quản lý, có nhiều cơ hội tiếp cận công khoa học kỹ thuật, nghệ sản xuất tiên tiến từ đó nâng cao năng suất lao động và hạ thấp chi phí sản xuất để từ đó có nhiều khả năng cạnh tranh hơn. 2.3 Thách thức và giải pháp của Doanh Nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP  Thách thức nhất: Thách thức lớn và dễ thấy nhất là sức ép cạnh tranh. Thách thức sức ép cạnh tranh xuất phát từ 3 động thái, đó là việc giảm thuế nhập khẩu về 0%; mở cửa thị trường dịch vụ đầu tư và mua sắm chính phủ trong khuôn khổ TPP. - Sức ép cạnh tranh do giảm thuế nhập khẩu về 0%, chủ yếu đến từ các nước mà Việt Nam hiện chưa có quan hệ FTA, gồm Mỹ, Canada, Mexico và Peru; còn 7 nước mà 16 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp Việt Nam đã có quan hệ FTA như Brunei, Malaysia, Singapore, Australia, Chile, New Zealand, Nhật Bản, thì trong tương lai gần, dù Việt Nam có tham gia hay không tham gia TPP, thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa của những nước này vẫn được hạ về 0%. Ngay cả đối với 4 nước mà Việt Nam chưa có quan hệ FTA, thì hoặc là có cơ cấu xuất nhập khẩu mang tính bổ sung hơn là cạnh tranh với cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam (như Mỹ, Canada), hoặc là không có triển vọng nhâm nhập thị trường Việt Nam với mức độ lớn để gây ra sức ép cạnh tranh (như Peru, Mexico). - Nếu phân tích sâu cơ cấu xuất khẩu của các ngành công nghiệp, có thể thấy mức độ cạnh tranh cụ thể như sau:  Những ngành sản xuất của Việt Nam thực sự gặp khó khăn sẽ là ô tô, thịt lợn, thịt bò và đường; sau đó là thực phẩm chế biến, rượu và hoá phẩm tiêu dùng;  Những mặt hàng được bảo hộ cao như muối, lá thuốc lá, trứng gia cầm, thép, giấy…, do các nước TPP hoặc là không xuất khẩu hoặc là xuất khẩu hướng đến phân khúc thị trường khác so với sản xuất trong nước;  Riêng với xăng dầu, tác động được xét chủ yếu là Việt Nam sẽ mất đi một trong những công cụ điều hành giá quan trọng.  Trong việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ, sau 7 năm thực hiện cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì độ mở của lĩnh vực này đã khá hơn, nhưng sức ép cạnh tranh từ 3 ngành chính là ngân hàng, thương mại bán lẻ và một phần từ viễn thông giá trị gia tăng.  Trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, sức ép cạnh tranh tuy có nhưng sẽ tăng lên dần. ► Giải pháp -  Đối với doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của mỗi DN là yếu tố quyết định trong TPP. Do đó, để tồn tại được, điều tối quan trọng với các doanh nghiệp Việt Nam là phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đào tạo nhân viên giỏi, đưa một số thành viên ưu tú sang các nước phát triển học hỏi sau đó về chỉ dẫn lại cho các thành viên còn lại của doanh nghiệp, Đồng thời nâng cao vai trò của các cấp lãnh đạo. Thường xuyên đổi mới cách thức lãnh đạo theo hướng tích cực. Để có thể đủ sức cạnh tranh với các Doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường trong nước 17 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp cũng như trên thị trường của nước đối tác. Cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan về hiệp định thông qua việc tích cực tham gia hơn nữa vào quá trình tham vấn với Đoàn đàm phán thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các nhà đàm phán, các học giả để có thể nắm bắt thông tin về Hiệp định, về các cam kết cụ thể trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình, từ đó có những biện pháp tận dụng các cơ hội do Hiệp định TPP mang lại. - Doanh nghiệp Việt Nam phải bắt đầu bằng việc xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên việc phân tích và đánh giá đúng những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, vị thế của doanh nghiệp hiện tại và đích cần đạt tới…thay vì đối đầu trực tiếp trên các thị trường lớn thì có thể chuyển sang các thị trường ngách, thị trường nhỏ với chiến lược "đại dương xanh" khai phá mảng thị trường có thể nhỏ hẹp nhưng mới và ít đối thủ cạnh tranh hơn. - Các doanh nghiệp cần tạo cho mình một thương hiệu cũng như khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tập trung đầu tư kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống phân phối linh hoạt, giá cả phù hợp. Nếu doanh nghiệp trong nước không đủ mạnh thì có thể liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ quản lý, qua đó xây dựng được thương hiệu của mình. -  Kiến nghị với nhà nước: Chính phủ tạo điều kiện để doanh nghiệp có sự chuẩn bị để thích ứng với môi trường TPP, đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cần triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tác động của Hiệp định TPP đối với các lĩnh vực hàng hóa, đầu tư, dịch vụ v.v… để có cơ sở xây dựng và điều chỉnh chính sách dài hạn. Ta cũng cần xây dựng chính sách phát triển các ngành công nghiệp mà Việt Nam dự kiến sẽ có tiềm năng và lợi thế trong khối TPP… và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng trong khu vực. Đồng thời, việc xây dựng các chính sách thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành của nền kinh tế thông qua nâng cấp năng lực, công nghệ, hợp tác dài hạn với các đối tác mạnh trong lĩnh vực tương ứng, đa dạng hóa đổi mới sản phẩm cũng là một nhiệm vụ cần thiết. 18 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp - Nhà nước, các tổ chức hỗ trợ thương mại tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu kỹ thị trường các nước để có chính sách đúng đắn nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các nước thành viên. - Nhà nước đảm bảo được một môi trường kinh doanh và cạnh tranh công bằng, lành mạnh để người làm ăn chân chính không bị... đánh bật, gặp rủi ro cao vì “thua” hàng giả, hàng nhái, hàng không xuất xứ, thậm chí hàng độc hại vẫn hoành hành, tràn lan. Vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có định hướng rõ hơn để tăng sức cạnh tranh cho thị trường nội địa, đưa hàng Việt về nông thôn  Thách thức hai - Theo quy tắc Xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các thành viên TPP muốn được hưởng thuế suất như trên, thì phải có nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên TPP. Việc sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước nằm ngoài TPP (từ Trung Quốc, Hàn Quốc, một số nước trong khu vực ASEAN). Đây là điểm cần quan tâm, nhất là đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nếu không khu vực kinh tế trong nước sẽ không tận dụng được cơ hội, thậm chí có thể bị giảm thị phần, như mấy năm qua (tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã giảm từ 42,1% năm 2006 xuống còn 33,8% trong 9 tháng 2013. - Nguyên nhân sâu xa từ thực trạng này chính là do VN chưa xây dựng được công nghiệp hỗ trợ cho ngành da giày và dệt may, hầu hết các phụ kiện đều phải nhập khẩu họ rơi vào tình thế sản xuất các linh kiện thụ động phải chờ sự chấp thuận của hãng lớn mặc dù bản thân họ rất linh hoạt. Hơn nữa, ở Việt Nam công nghiệp phụ trợ còn hết sức đơn giản, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp và có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của Bảng 8 : Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013 19 Các hoạt động của TPP Cơ hội Thách thức cho Việt Nam và Giải pháp Xuất khẩu Thị trường Trị giá (Tỷ USD) Châu Á Nhập khẩu So với 2012 (%) Trị giá (Tỷ USD) Xuất nhập khẩu So với 2012 (%) Trị giá So với (Tỷ USD) 2012 (%) 68,57 11,5 108,20 17,8 176,77 15,3 - ASEAN 18,47 4,4 21,64 2,7 40,10 3,5 - Trung Quốc 13,26 7,0 36,95 28,4 50,21 22,0 - Nhật Bản 13,65 4,5 11,61 0,1 25,26 2,4 - Hàn Quốc 6,63 18,8 20,70 33,2 27,33 29,4 28,85 22,4 8,98 10,6 37,84 19,4 23,87 21,4 5,23 8,4 29,10 18,8 28,11 19,2 11,43 7,9 39,55 15,7 24,33 19,8 9,45 7,5 33,78 16,1 Châu Phi 2,87 16,0 1,42 37,7 4,29 22,4 Châu Đại Dương 3,73 9,9 2,09 -5,3 5,82 3,9 Châu Mỹ - Hoa Kỳ Châu Âu - EU (27) Nguồn: Tổng cục Hải quan - Biểu đồ trên cho thấy Việt Nam nhập chủ yếu các nguyên liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc là các nước ngoài khối. - Cụ thể hơn là kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2005-2013 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan