Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Phật đề tài bài cuối khóa phân tích thi thiên 84...

Tài liệu đề tài bài cuối khóa phân tích thi thiên 84

.DOC
10
444
68

Mô tả:

đề tài bài cuối khóa phân tích thi thiên 84
PHÂN TÍCH THI THIÊN 84 Trong tất cả các thể loại văn của Kinh Thánh, Thi thiên có lẽ là thể văn chứa đựng nhiều xúc cảm của con người nhất cho nên dễ đụng đến tấm lòng của con người hơn những thể văn còn lại. Nói như vậy không có nghĩa là Thi thiên quan trọng hơn các sách khác của Kinh Thánh. Trong số 150 Thánh Thi tất cả, chúng lại được phân ra thành năm thể loại chính khác nhau tùy theo đặc tính thể loại, như: Thi thiên ca ngợi; Thi thiên khôn ngoan; Thi thiên ca thương; Thi thiên Hoàng gia; và Thi thiên về núi Si-ôn. Thi thiên 84 là một trong số ít, chỉ gồm có trong 6 bài ca thuộc thể loại Thi thiên Si-ôn. Sở dĩ nhận biết được nó là Thi thiên Si-ôn vì nó nói về núi thánh, chỗ ở của Đức Chúa Trời hằng sống, nơi mà tác giả “mong ước đến nnỗi hao mòn về hành lang của của Đức Giê-hô-va”. Trong bài viết này, người viết sẽ thực hiện phần phân tích cùng với lời giải thích Thi thiên 84 để tìm biết ý nghĩa và sứ điệp của nó. Dưới đây là phần nội dung của bài viết này. Thi thiên 84 có đề tài là: Lòng mong ước được ra mắt Chúa hòng thỏa nguyện của người hành hương khi đến thờ phượng Chúa tại Si-ôn. Xướng ngôn viên ở đây nói trong ngôi thứ nhất số ít. Có lẽ câu 2 cho biết manh mối về lí lịch của trước giả, qua câu : “Linh hồn tôi mong ước đỗi nỗi hao mòn về hành lang của Đức Giêhô-va…”. Có thể lắm ông cũng là trước giả của Thi thiên 42 và 43. Nếu đúng như vậy, ông là một thành viên trong gia đình Cô-rê bi trôi lạc xa cách đền thờ, lòng đang khao khát hướng về đền thánh của Chúa. Thính giả chính là Đức Chúa Trời. Đây là một bài ca, lời cầu nguyện của một người Y-sơ-ra-ên nói lên nỗi lòng yêu mến của mình với Chúa. Thi thiên này được chia làm 3 phần chính như sau: 1 1. Câu 1-4: Động cơ yêu thích đền thờ của Chúa (Si-ôn) 1-2 Vì Si-ôn là nơi cư trú đẹp đẽ của Đức Chúa Trời hằng sống 3-4 Đó là nơi sống bình tịnh, yên ổn mãi mãi 2. Câu 5-7: Người hành hương trong hành trình trở về núi thánh 3. Câu 8-12: Sự thỏa nguyện khi được ở trong nhà Chúa để: 8-9 Cầu nguyện trong đó có lời cầu nguyện cho vua 10-12 Nghỉ ngơi trong nhà Chúa Đặc tính văn chương của Thi thiên 84 Chữ chía khoá: - Chữ khó hiểu hay có ý lờ mờ và cần tìm hiểu thêm: “trũng khóc lóc” (Ba-ca): theo từ điển Thánh Kinh mới, Ba-ca là một địa điểm gần thành Giêru-sa-lem. G.R. Driver cho rằng trũng này sở dĩ được gọi như vậy vì nó chứa đầy mồ mả. Ngoài ra một số bản dịch gọi là “trũng cây dâu”, “trũng khát nước”- một nơi vô cùng khô hạn. “ Mưa sớm”: có thể có 2 nghĩa: i Theo nghĩa đen, có thể nói đến những con mưa thu vào khoảng tháng 10 theo lịch Dothái (theo Phong tục xứ thánh). Giêrêmi 5: 24 gọi mưa sớm là “mưa đầu mùa”. ii Tuy nhiên, chữ “mưa” có lẽ còn có nghĩa bóng khi nói đến cơn mưa phước lành của Chúa. Ê-xê-chi-ên 34: 26 đã đề cập đến "cơn mưa của phước lành" . “Đức Giêhôva vạn quân”: chữ vạn quân ở đây có thể là nói đến quân đội của Chúa bao gồm hàng triệu triệu thiên binh. Xem thêm trong I Samuên 17:45, lúc chàng thiếu nên Đa-vít đã nhân danh Đức Giêhôva vạn binh (vạn quân) đối đầu và đã chiến thắng tên khổng lồ Gô-li-át. Vậy thì, chữ Đức Giê-hô-va vạn quân có nghĩa Ngài là Chúa tể của các thiên binh. 2 “Đức Chúa Trời của Gia-cốp”: tác giả cố ý muốn đề cập đến Gia-cốp- một trong những thánh tổ đầu tiên của dân Dothái, người đã được Chúa đổi tên thành Y-sơ-ra-ên. Trong Xuất-ê-díp-tôký 3:6 đã chép “Ta là Đức Chúa trời của tổ phụ ngươi, … Đức Chúa Trời của Gia-cốp”. “đấng chịu xức dầu của Chúa”: đấng chịu xức dầu ở đây là ai? Cựu Ước, có nói đến 3 chức vị khác nhau được xức dầu: vua, thầy tế lễ, và tiên tri. i Người chịu xức dầu ở đây có lẽ nói về một vị vua của Y-sơ-ra-ên ii Cũng rất có thể bao gồm cả vị Vua lý tưởng trong tương lai- Đấng Mê-si mà người Dothái thời đó vẫn luôn mong đợi (?). “Hành Lang” : đây là phần bên ngoài của đền tạm, sau này đền tạm được thay thế bằng đền thờ Giê-ru-sa-lem. Phần hành lang này, bao quanh Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh, được bao bọc bởi hàng rào bằng màn chắn. Nó gồm có bàn thờ bằng đồng và chậu nước bằng đồng, những nơi làm nghi lễ tẩy sạch bởi huyết và nước. Tại đây thầy tế lễ Lêvi dâng của lễ mỗi ngày và nghi lễ tẩy sạch cho chính họ và cho dân sự Xuất 27:1-19; 30:17-21). Trong Thi 100: 4, trước giả của Thi thiên này đã kêu gọi mọi người “hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài”. “Trại kẻ dữ”: đây có lẽ có ý nói đến hoàng cung hay lâu đài của tội ác. - Chữ được lập đi lập lại để nhấn mạnh một ý tưởng: Si-ôn (2lần)  Si-ôn là núi thánh, nơi có đền thờ của Chúa tọa lạc- một nơi trên đất Chúa chọn để cư trú ở giữa Y-sơ-ra-ên. Dân sự hành hương về đây trong những kỳ lễ lớn để cảm tạ, thờ phượng Ngài. Phước (4 lần)  Từ này nói đến những phước lành hoặc là sự may mắn. Người nào (2 lần)  Ở đây nói về những người hành hương có lòng khao khát Chúa, có lẽ bao gồm cả chính trước giả trong đó. 3 Đức Giêhôva (7 lần) / Đức Chúa Trời (8 lần) / Chúa (3lần)  Danh xưng của Chúa được nhắc đến rất nhiều lần trong suốt bài thơ, nhấn mạnh về chính Chúa là Đấng mà người tin kính Ngài mong ước muốn được chiêm ngưỡng, diện kiến. Cái khiên (2 lần)  Nhấn mạnh đến sự che chở, bảo vệ của Chúa cho người yêu mến Ngài. Nghe/ lắng nghe (2 lần)  Sự chú ý của Chúa đối với những vấn đề được người cầu nguyện nêu lên. Hành lang (2 lần)  Những người kính sợ Chúa bước vào nơi đây để ca ngợi, thờ phượng Ngài. - Chữ được dùng với chữ khác đồng nghĩa (từ đi đôi) để nói đến những khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề: “Linh hồn” và “lòng và thịt”  Trọn cả con người, bao gồm phần thiêng liêng nhất bên trong và phần thể xác bên ngoài. “Đức Giê-hô-va vạn quân” và “Vua”  Đấng cai trị trên các loài vật sống và con người(?) “Một nơi ở” và “một ổ đặng đẻ con”  Vị trí an toàn để sinh tồn Từ song song “Mong ước”// “kêu la” (c. 2)  Càng cụ thể hơn, gia tăng trong sự khao khát trông mong Chúa. “Người nào” // “họ”  Từ những cá nhân đơn lẻ mở rộng cho đến số đông người. “Trong nhà Đức Chúa Trời”// “trong trại kẻ dữ”  Một sự tương phản; nhấn mạnh đến sự phước hạnh, thánh khiết ở trong nhà Chúa hơn là trong trại (hoàng cung) của tội lỗi. Tượng hình, so sánh, phóng đại “Con chim sẻ đã tìm được một nơi ở, và chim én tìm được một ổ đặng đẻ con nó, tức là bàn thờ của Chúa” (c.3)  Nơi của Chúa cư trú (bàn thờ của Chúa)chính là nơi lý tưởng nhất. Tại đây 4 có sự đẹp đẽ, an toàn tuyệt đối. “Những con chim nhỏ bé tìm được nơi an ninh để sống nói lên ý nghĩa rằng nơi Chúa ngự là nơi trú ẩn bất diệt đối với con dân của Ngài. “Họ làm trũng ấy trở nên nơi có mạch; mưa sớm cũng phủ phước cho nó” (c. 6)  Những người có sức lực của Chúa, luôn một lòng hướng về núi thánh Si-ôn của Ngài, thì cho dù phải đối diện với biết bao nghịch cảnh trên đường, họ cũng sẽ quyết tâm chinh phục; biến bất hạnh thành phước hạnh nơi mình đã trải qua; phước hạnh của Chúa cũng tràn ngập nơi ấy. “Đức Chúa Trời là mặt trời và là cái khiên” (c. 11)  Là mặt trời, Chúa là Đấng soi sáng, dẫn đắt đời sống của người kính mến Ngài (Thi thiên 27:1). Khải huyền 22: 5 cho biết Chúa là nguồn sáng thiên thượng chiếu sáng trên những kẻ kính mến Ngài; là cái khiên- khí cụ bảo vệ cho sự an toàn của người lính trước những mũi tên và ngọn giáo, Chúa là Đấng chở che, bảo vệ cho bất cứ người nào tin cậy Ngài trước những mối hiểm nguy. Động từ Cả Đức Chúa Trời và con người đều có những hành động được biểu lộ trong Thi thiên này. Con người là chủ từ của những từ: mong ước, kêu la, ngợi khen, ở trong, hướng về, làm, đi/ đi tới, ra mắt, giữ cửa, nhờ cậy  Đây là những hành động nói lên lòng mong mỏi được đến nơi ngự thánh của Chúa để diện kiến Chúa trong nhà Ngài. Chúa là chủ từ của những từ: nghe, xem xét, đoái đến, ban, chẳng từ chối  Đây là những động từ có hàm ý rằng khi người tin kính có lòng mong ước cầu khẩn trong nhà Chúa, Ngài sẽ đoái xem và sẵn sàng ban những điều tốt lành đáp ứng nhu cầu cho bất cứ người nào tin cậy và sống ngay thẳng trước mặt Ngài. - diễn tiến: từ chỗ “ mong ước” , “lòng hướng về” đến “đi tới … ra mắt Đức Chúa trời”  Từ ý tưởng dẫn đến hành động. Hai điều này luôn đi chung với nhau 5 Phối hợp các sự kiện đã quan sát Chủ đề của Thi thiên 84 này là: Người hành hương đối với nơi ngự thánh của Chúa Ý chính của Thi thiên này là người hành hương trông mong được gặp Chúa trong nơi ngự thánh, tức là đền thờ của Ngài; diện kiến Chúa; an nghỉ, thỏa nguyện trong nhà Ngài. Bên cạnh đó, Đức Chúa Trời và đền thờ của Ngài cùng phước lành trong nhà Chúa cũng là điều được nhấn mạnh trong bài thơ này. Người hành hương (tác giả) khát khao nhà Chúa vì nơi Chúa ngự đẹp đẽ đáng yêu là dường nào (c.1). Không chỉ đẹp đẽ mà nơi còn có sự an ninh tuyệt đối mà không tìm được ở bất cứ nơi đâu (c.3). Đó chính là phước hạnh mà những người hành hương, trong đó có chính trước giả có thể nhận biết điều đó khi đã từng trải nghiệm sự ngọt ngào, vui thỏa tại nơi ấy cất tiếng ca ngợi Chúa mãi mãi (c.4). Và đó là điều khiến cho những người hành hương mặc lấy sức mạnh của Chúa lòng luôn hướng về đền thờ, quyết chí vượt qua nghịch cảnh (c.6) hầu ra mắt Ngài tại Si-ôn (c.7). Ở trong nhà Chúa và chính Chúa, người tin kính được thỏa nguyện tương giao với chúa (c.8), tìm ở được sự nghỉ ngơi (c.10), được che chở và được dẫn dắt, và nhận được những phước hạnh quý báu mà chỉ có người tin cậy Chúa mới có được(c.11). Trong thế giới ngày nay, hầu như con người vẫn luôn theo đuổi những điều chỉ có giá trị tạm thời thuộc về trần gian, như danh, lợi, quyền trước mắt mà không biết rằng những điều đó chẳng tồn tại bền lâu, cũng chẳng làm cho con người thỏa mãn cơn đói khát và sự an nghỉ thuộc linh. Thực tế là những gì thuộc về đời này nó sẽ sớm phai tàn vì nó không phải là những thứ có giá trị vĩnh cửu. Vậy thì điều gì có giá trị và vĩnh cửu khiến cho con người được thỏa nguyện để mà theo đuổi, kiếm tìm? Câu trả lời chắc chắn là chính Chúa và vương quốc của 6 Ngài mới là điều mà con người phải khao khát hướng tới để bước vào nhận lãnh những phước hạnh trường tồn. Chỉ có Chúa và nơi ngự thánh của Ngài mới là lý tưởng, là đích đến cho cuộc đời của mỗi con người. Nơi Ngài, người tin cậy Chúa mới thực sự tìm thấy sự vui vẻ, bình tịnh, an ổn. Bởi Chúa là nguồn sáng, nguồn sự sống, và là Đấng bảo vệ khỏi mọi mối nguy hiểm cho những người yêu mến Ngài. Trong cuộc hành trình đến nơi vinh hiển của Chúa, không tránh khỏi những thử thách ngăn trở, nhưng người lấy Chúa làm nguồn sức sẽ chiến thắng mọi trở Ngại, biến bất hạnh thành phước hạnh nơi mình đã trải qua. Cối cùng người yêu Chúa sẽ đến được nơi ngự thánh để diện kiến, thờ phượng, hầu chuyện Ngài trong nơi an nghỉ vinh hiển đời đời. Được nghỉ ngơi trong Chúa là niềm hạnh phước quá đỗi lớn lao không tả xiết của mỗi con người. Người có đức tin sẽ nhận được mọi hạnh phước trong nơi an nghỉ mà Chúa sẵn lòng ban cho dư dật. Thật là “Phước cho người nào nhờ cậy nơi Ngài”. II/ Phần lời giải Câu 1-4: Trong hai câu đầu tiên của phần này, trước giả của bài thơ nói lên lòng yêu mến đối với nơi cư trú đáng yêu của Chúa. Một sự mong ước được gần gũi ngọt ngào với Đức Chúa Trời trong đền thờ của Ngài. Động cơ cho sự yêu mến chính là Đức Chúa Trời và Si-ôn là nhà Ngài. Si-ôn được yêu mến là vì đó là nơi Chúa đã chọn làm nơi thánh để Ngài an nghỉ (cư trú) đời đời (c.1). “Linh hồn tôi mong ước … “Lòng và thịt kêu la” nói lên mức độ gia tăng trong sự khao khát. Trọn cả con người, bao gồm hồn linh và thân xác bị cuốn hút vào niềm khát khao mong ước về nơi ngự thánh của Chúa và chính Ngài. Si-ôn là nơi duy nhất bảo đảm cho sự an toàn (c. 3). Câu 3 mang tính tượng hình nói lên ý nghĩa của đẹp đẽ, an toàn nơi nhà (bàn thờ)của Chúa. Sự an ninh bất diệt này được minh họa thất ấn tượng qua hình ảnh của loài 7 chim bé nhỏ đã tìm được chỗ an toàn để sinh sống. Loài chim nhỏ có thể tìm được nơi an ổn trong khi chính bản thân ông lại đang ở một nơi rất xa nơi hoàng cung hạnh phước ấy của Vua mình. Có lẽ đó là điều khiến ông cảm thấy hao mòn khi nghĩ về nó, như đã đề cập ở trên (c.2). Thật hạnh phước cho bất cứ người khi được ở trong nơi an ninh, vinh hiển, tức là nhà của Chúa (c.4). Những con người đó rất hạnh phúc cất tiếng ca ngợi Thiên Chúa của họ mãi mãi vì có thể nếm trải được sự an bình, ngọt ngào hạnh phước ở trong nhà của Chúa. Câu 5-7: phần này trước giả đưa ra hình ảnh những người lữ khách (bao gồm cả chính ông) trên hành trình trở về viếng đền thờ. Trước khi đến được núi thánh, những con người đó phải đối diện với thử thách thực sự khi phải băng qua đồng hoang đầy chết chóc, phải vượt qua ngay cả thung lũng tử thần (khóc than). Nhờ lấy Chúa làm nguồn lực, lòng luôn khao khát hướng về nơi thánh, cho dù phải đối diện với khó khăn, họ vẫn chiến thắng nghịch cảnh: họ “làm” (biến) cho những khô hạn, chết chóc thành nơi có sự sống tuôn tràn; và rồi những cơn “mưa sớm” của Chúa sẽ giáng xuống và làm cho nơi đó đầy phước hạnh (c.6). Có điều lạ là dù phải vượt qua hàng trăm dặm đường đầy khó nhọc, nhưng càng bước tới sức lực của họ càng gia tăng. Kết quả của cuộc hành trình là “Ai nấy đều ra mắt Chúa tại Si-ôn” (c.7). Thực sự là, không có thử thách nào ngăn nổi bước chân của những con người khao khát Chúa. Câu 8-12: những câu cuối trong bài Thi ca này nói đến việc nghỉ ngơi khi được diện kiến Chúa trong chốn hạnh phước của Ngài. Câu 8-9 là lời kêu xin Chúa lắng nghe những “tâm sự” của người đến diện kiến trước thánh nhan của Ngài. Trong lời cầu nguyện có cầu nguyện cho vua - “đấng chịu xức dầu của Chúa”. Vị vua này là vua có thể chính là Đấng Me-si. Câu 10 có chữ “vì” đặt ở đầu câu, có thể là để giải thích lời cầu nguyện câu 9. Niềm hạnh phước lớn lao cho người thỏa nguyện: “vì một ngày trong hành lang Chúa đáng hơn ngàn ngày khác”. Trong câu 11 cũng có chữ “vì”, có lẽ cũng để làm sáng tỏ thêm ý tưởng nào đó trong câu trước. Ở 8 đây, Chúa được ví là mặt trời (nguồn sáng), nói lên rằng Chúa là Đấng soi sáng dẫn dắt những người có lòng khao khát Ngài đến chốn hạnh phước. Chúa cũng là cái khiên, Đấng che chở, bảo vệ trước bất cứ mối de dọa nào. Bởi ân điển, Chúa sẽ ban cho những ơn phước thiêng liêng cùng với vinh hiển. Nhưng sự ban cho này kèm theo điều kiện: “cho ai ăn ở ngay thẳng”. Nhưng không phải chỉ nhờ vào sự cố gắng của họ mà còn là nhờ vào sự nhờ cậy Chúa. Chữ phước trong câu 4,5 lại được nhắc đến ở đây, nói đến phước hạnh cho những người có lòng tin cậy Chúa (c.12). III/ So sánh với những lời giải thích khác Phần phân tích này sẽ so sánh với lời giải thích của nhóm tác giả của cuốn sách Giải nghĩa Kinh Thánh - ấn bản thế kỷ 21, để có cơ hội nhận diện các lý do đã gây nên sự khác biệt giữa bài phân tích này với những người đó hiểu trong cùng một Thi thiên 84. Có 3 điều tôi thấy mình cần học hỏi và chỉnh sửa so với những nhà giải nghĩa chuyên nghiệp: - Thứ nhất: Trong sự phân chia bố cục, có sự hơi khác biệt phần 2 và 3 giữ tôi với nhóm tác giả của cuốn giải nghĩa: các tác giả giới hạn phần 2 từ câu 5- 8, và phần 3 từ câu 9-12, trong khi tôi lại đưa câu 8 xuống phân đoạn 3. Sau khi xem xét lại bố cục, tôi thấy rằng mình đã bỏ sót một yếu tố quan trọng trong phần 2, đó là yếu tố “cầu nguyện” nằm trong câu 8. Câu 8 đưa lên phần 2 như các tác giả là hợp lý hơn bởi vì: được ra mắt trong sự hiện diện của chúa (c.7), và hầu chuyện với Ngài (c.8) phải đi với nhau. Vậy thì, bố cục 3 phần chính sẽ là: (1) Câu 1-4; (2) câu 5-8; và (3) câu 9-12. - Thứ hai: Dù biết rằng cầu 3 và 4 có ý liên hệ mật thiết với nhau, nhưng trong hai câu này, tôi chưa làm sáng tỏ được “ý tưởng về sự an toàn cho những con chim làm tổ trên và quanh nhà của Đức Chúa Trời dẫn tới ý tưởng về sự an toàn cho những người ở trong nhà của Đức Chúa Trời” như nhóm tác giả đã trình bày. Có lẽ điều gì đó trong nguyên văn Hê-bơ-rơ tôi không thể 9 thấy rõ ràng trong bản dịch. Hoặc cũng có thể vì tôi không đủ tài liệu về văn chương của vùng Cận đông cổ. - Thứ ba: Trong câu 9- 11, nhóm tác giả cho rằng vị vua (người được xức dầu của Chúa) là người bảo đảm cho phước hạnh thuộc linh. Câu 9 họ không giải nghĩa nhiều mà hướng ngay về Tân Ước để ứng dụng cho chính Chúa Jesus trong vai trò là thầy tế lễ và vua, là Đấng bảo đảm đời đời cho con dân Ngài được an toàn, được tiếp nhận, và được phước. Trong khi đó tôi chưa dám khẳng định chắc chắn vì chữ “đấng chịu xức dầu của Chúa” được viết thường chứ không được viết in hoa, và thực sự tôi cũng chưa hiểu được chính xác ý của tác giả muốn nói đến. Như vậy, Thi thiên 84 là bài ca ngợi Si-ôn. Sứ điệp của thi thiên 84 không còn giới hạn trong phạm vi của người Dothái mà nó vượt ra ngoài không gian và thời gian để đến với mọi người ở mọi nơi, trong mọi thời đại. Nó là tiếng nói đức tin của những người yêu kính Chúa từ xưa đến nay. Đức Chúa Trời không hề thay đổi; bản chất và nhu cầu của con người cũng không thay đổi nên những gì được viết ra có giá trị vĩnh cửu sẽ đáp ứng nhu cầu thuộc linh của mọi tín nhân của Chúa. Ngày nay, mỗi khi đọc Thi thiên này, con dân của Chúa phải lấy đức tin nhận sứ điệp cho chính mình vì lời của Chúa là lời sống và linh động sẽ dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị mỗi đời sống cá nhân tín hữu. Lời đó cũng là thứ lương thực làm thỏa mãn cơn đói thuộc linh, soi sáng, chỉ cho mọi con dân Chúa để họ luôn đi trong lẽ thật của Ngài, để họ làm người hành hương. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan