Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề sử số 16

.DOCX
4
344
130

Mô tả:

đề thi thử lịch sử
ĐỀ SỬ SỐ 16 Câu 1. Sự kiện đặt nền tảng mới cho quan hệ giũa Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới 2 là A. Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản. B. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản. C. kí kết Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật. D. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản. Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng cộng sản Đông Dương (2.1951) có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Nêu cao vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng và giai cấp công nhân B. Tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng C. Làm cho nhân dân thế giới hiểu về cách mạng Việt Nam D. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng và trương thành của Đảng ta, thúc đẩy kháng chiến tiến lên. Câu 3. Ý nào không phải là những hành động phá hoại Hiệp định Pari năm 1973 của Mĩ - chính quyên Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam ? A. Tiếp tục chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh. B. Tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ. C. Mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia. D. Mở các cuộc hành quân bình định - lấn chiếm vùng giải phóng, Câu 4. Sau khi thay thế Pháp ở miền Nam Việt Nam, Mĩ thực hiện âm mưu A. kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương B. đẩy lùi cuộc cách mạng dân tộc ở miền N, phá hoại miền Bắc. C. dựng nên một nhà nước tự trị ở miền Nam Việt Nam D. Chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Câu 5. Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ? A. Đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào các tầng lớp nhân dân. B. Chuẩn bị tiền đề cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám. C. Được xem như một cuộc tập dượt chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. D. Tổ chức được một đội quân chính trị quần chúng đông hàng triệu người. Câu 6. Theo nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam, phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là dựa vào A. quần chúng tố giác Mĩ-Diệm, thiết lập chính quyền nhân dân. B. lực lượng vũ trang tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. C. lực lượng chính trị là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang . D. quần chúng gây sức mạnh áp đảo với kẻ thù là Mĩ- Diệm. Câu 7. Nguyên nhân dẫn đến chính sách đối ngoại Mĩ đã bị thất bại nhiều nơi sau Chiến tranh thế giói thứ hai là A. Một mình Mĩ không thể thực hiện được chiến lược toàn cầu. B. Đồng minh của Mĩ là Nhật Bản, Tây Ảu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại. C. Xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai lên cao. D. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đổi ngoại cụ thể của Mĩ, sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Câu 8. Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, đưa cách mạng miền Nam chuyển từ A. thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. B. tiến công chiến lược sang tổng tiến công. C. đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. D. khởi nghĩa từng phần sang tổng khởi nghĩa. Câu 9. Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích A. Đàn áp phong trào cách mạng ở Tây Âu. B. Giúp đỡ các nước Tây Âu. C. Chuẩn bị cuộc chiến tranh thế giới mới. D. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Câu 10. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đều giống nhau? A. là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ của Mĩ. B. là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. C. là hình thức xâm lược thực dân kiểu cũ của Mĩ và các nước lớn. D. là hình thức xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ và các nước chư hầu. Câu 11. Ưu thế về quân sự trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam A. Thực hiện nhiều chiến thuật mới. B. Nhiều vũ khí hiện đại. C. Không quân, hải quân. D. Quân số đông, vũ khí hiện đại, hoả lực mạnh. Câu 12. Từ năm 2000, tình hình Liên bang Nga là A. K inh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị xã hội tương đối ổn định... B. Tăng cường thực hiện chạy đua vũ trang. C. Vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố. D. Kinh tế, chính trị, xã hội rối ren. Câu 13. Sau bầu cử Quốc hội (01 - 1946), ở các địa phương chúng ta đã làm gì để xây dựng chính quyền cách mạng ? A. Thành lập chính quyền cách mạng ở các địa phương. B. Thành lập tòa án nhân dân các cấp. C. Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, lập uỷ ban hành chính các cấp D. Thành lập quân đội ở các địa phương. Câu 14. Sau Tạm ước (14 - 9 - 1946), ở miền Bắc, Pháp khiêu khích tiến công quân ta ở A. Lạng Sơn - Thái Nguyên. B. Hải Phòng - Quảng Ninh. C. Hải Phòng và Lạng Sơn. D. Hà Nội - Bắc Ninh. Câu 15. Từ đầu những năm 90, Nhật Bản làm gì để tưong xứng vói vị thế siêu cường kinh tế ? A. Vai trò, vị trí ảnh hưởng của Nhật Bản ngày càng lớn trên trường quốc tế về chính trị. B. Tăng cường viện trợ đối với các nước khác. C. Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự. D. Vận động trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Câu 16. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 để lại những bài học kinh nghiệm A. về đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền. B. về xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị. C. về vận động quần chúng đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. D. về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Câu 17. Căn cứ vào đâu Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định chuyến hướng đấu tranh đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong thời kì 1939 - 1945? A. Pháp - Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực, cuối 1944 đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói. B.Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức. C.Phát xít Nhật vào miền Bắc Việt Nam, quân Pháp đầu hàng phát xít Nhật, Nhật - Pháp câu kết với nhau bóc lột nhân dân ta. D.Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc - phát xít Pháp - Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, vấn đề giải phóng các dân tộc Đông Dương trở nên bức thiết và quan trọng nhất. Câu 18. Nội dung nào không phải mục tiêu Hội nghị cấp cao ASEAN ỏ Bali (Inđônêxia) 1976? A. Xây dựng khu vực Đông Nam Á đối trọng với các tổ chức khác. B. Thiết lập một khu vực hoà bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á. C. Tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực. D. Xây dựng những mồi quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực. Câu 19. Trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"của Mĩ , quân dân miền Nam tiến công địch bằng cả 3 mũi giáp công là A. chính trị, quân sự và ngoại giao B. chính trị, văn hóa, quân sự. C. quân sự, kinh tế, ngoại giao D. chính trị, quân sự và binh vận. Câu 20. Tâm điểm đối đầu hai cực Xô- Mỹ ở châu Âu là A. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương B. Kế hoạch Mác san của Mỹ viện trợ cho Tây Âu C. Sự tồn tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau D. Tổ chức hiệp ước Vacsava Câu 21. Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước Hợp tác kinh tế Việt - Mĩ (1951) nhằm A. Từng bước can thiệp vào Đông Dương. B. Trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ. C. Trực tiếp viện trợ kinh tế cho Bảo Đại D. Gián tiếp viện trợ cho Bảo Đại về kinh tế. Câu 22. Ý nghĩa lịch sử của sự chuyến hướng đấu tranh trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là A. Đấu tranh hằng bạo lực cách mạng. B. Tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất. C. Khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. D. Nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 23. Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia, đã đập tan cuộc hành quân của A. 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn xâm lược Lào. B. 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn xâm lược Campuchia. C. cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mĩ. D. cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng. Câu 24. Chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh giống nhau ở chỗ A. Cả hai nước đều trở thành trụ cột trong "Trật tự thế giới hai cực". B. Người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN. C. Trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên họp quốc. D. Đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng. Câu 25. Thắng lợi đã giáng đòn nặng vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh " , buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược là A. trận thắng "Điện Biên Phủ trên không". B. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. C. Hội nghị cấp cao Việt Nam- Lào- Campuchia năm 1970. D. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. Câu 26. Vị trí kinh tế của Nhật Bản từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX trở đi là A. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới. B. Trở thành trung tâm hợp tác kinh tế, tài chính của thế giới. C. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. D. Đứng thứ hai thế giới tư bản chủ nghĩa. Câu 27. Sau chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào? A. Đối trọng với Mỹ B. Liên minh chặt chẽ với Mỹ C. Liên minh chặt chẽ với Nga D. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới Câu 28. Cùng với việc thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp còn thực hiện biện pháp nào để bóc lột nhân dân ta ? A. Bắt nhân dân ta đóng góp các lệ phí lao dịch. B. Tăng cường thu thuế. C. Phát hành công trái. D. Bắt dân ta đi phu, đi lính. Câu 29. Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giói là do A. Mĩ là thành viên Uý ban Thường trực Liên hợp quốc. B. Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. C. Có nền kinh tế giàu nhất thế giới D. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 30. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (06.03.1946) và Tạm ựớc (14.9.1946), thực dân Pháp đã A. Rút quân về nước, không tham chiến ở Việt Nam. B. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã kí kết. C. Đẩy mạnh việc chuấn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. D. Tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để giải quyết cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Câu 31. Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng là A. Khởi nghĩa Yên Bái ( 9 - 2 - 1930). B. Tập hợp nhân dân xây dựng nhà nước tư sản C. Tuyên truyền vận động nhân dân chống Pháp. D. Cuộc bãi công Ba Sơn (8 - 1925). Câu 32. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng A. Đấu tranh chính trị. B. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. C. Phương pháp bạo lực D. Đấu tranh ngoại giao Câu 33. Luận cưong Chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là A. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày. B. Đánh đuổi đế quốc Pháp và bọn tay sai giành độc lập dân tộc. C. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. D. Thực hiện đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Câu 34. Việc Mĩ kí vói Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (1950) đã chứng tỏ A. Mĩ chính thức xâm lược Đông Dương B. Mĩ hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương C. Mĩ đã bước đầu nhòm ngó Đông Dương. D. Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương Câu 35. Chiến thắng Biên giói thu - đông năm 1950 đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược ở Đông Dương như thế nào? A. Pháp giành lại thế chủ động về chiến lược ở Bắc Bộ. B. Quân đội ta đã giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng' chiến chống Pháp. C. Ta giành quyền chủ động về chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dưong. D. Pháp càng lún sâu vào thế bị động trên toàn chiến trường Đông Dương. Câu 36. Vai trò Ngân hàng Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam là A. Đầu tư vốn ra bên ngoài. B. Huy động số vốn của dân ta để phát triển kinh tế. C. Cung cấp vốn cho nhân dân. D. Nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương. Câu 37. Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đã đập tan cuộc hành quân A. xâm lược Campuchia 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn . B. phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mĩ. C. "Lam Sơn-719" của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. Tập kích đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng. Câu 38. Trong hơn 20 năm (1954 - 1975) xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta đã đạt được những thành tựu A. Xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. B. Chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. C. Bước vào giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Xây dựng được toàn bộ cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Câu 39. Thắng lợi mở đầu của quân dân ta chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là trận A. Ấp Bắc. B. Đồng Xoài. C. Bình Giã. D. Vạn Tường. Câu 40. Cuối năm 1974, đầu năm 1975, Quân giải phóng miền Nam mở các hoạt động quân sự ở A. Thành phố lớn ở miền Nam. B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. C. Tây Ninh và Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên và ven biến miền Trung.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan