Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi đề sinh lớp 9 năm học 2014 2015...

Tài liệu đề sinh lớp 9 năm học 2014 2015

.DOC
6
150
122

Mô tả:

UBND HUYÊÊN HÒA BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYÊÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC (Đề gồm 01 trang) LỚP: 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (5,0 điểm) 1.1. Nêu nội dung quy luật phân li của Menđen. 1.2. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen gồm những đặc điểm nào? 1.3. Ở bí, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tính trạng quả dài. Cho thụ phấn giữa cây có quả tròn thuần chủng với cây có quả dài, thu được F1. Tiếp tục cho F1 thụ phấn với nhau. a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2. b. Cho cây F1 thụ phấn với cây quả tròn F2 thì kết quả được tạo ra như thế nào về kiểu gen và kiểu hình. Câu 2: (5,0 điểm) 2.1. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân? 2.2. Bộ nhiễm sắc thể 2n được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác ở loài sinh sản hữu tính là nhờ quá trình nào? Giải thích? Câu 3: (5,0 điểm) 3.1. So sánh sự khác nhau cơ bản về cấu trúc, chức năng giữa ARN và Prôtêin 3.2. Nêu bản chất mối quan hệ của sơ đồ sau: Gen (1 đoạn ADN) mARN Prôtêin tính trạng 3.3. Một đoạn phân tử ADN có T = 1700 nuclêôtit, có G = 2T. a. Tìm số lượng các loại nuclêôtit. b. Tính chiều dài của đoạn ADN. c. Tính khối lượng của đoạn ADN. d. Khi đoạn ADN nhân đôi 5 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Câu 4: (5,0 điểm) 4.1 Nêu các đặc điểm của thể đa bội. 4.2 Phân biệt điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến? -----Hết----- UBND HUYÊÊN HÒA BÌNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYÊÊN NĂM HỌC: 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC LỚP: 9 Thời gian: 150 phút (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (5,0 điểm) 1.1. Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. (1,0 đ) 1.2. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. (0,5 đ) - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. (0,5 đ) 1.3. a. Sơ đồ lai từ P đến F2 Theo đề bài ta quy ước: Gen B: quả tròn, gen b quả dài (0,25 đ) Kiểu gen của P: Cây bí quả tròn thuần chủng có kiểu gen là BB Cây bí quả dài có kiểu gen là bb (0,25 đ) Sơ đồ lai: P: BB (quả tròn) x bb (quả dài) GP: B (0,25 đ) b F1: 100 % Bb (kiểu hình 100 % quả tròn) F1 x F1: Bb (quả tròn) x Bb (quả tròn) GF1: B, b (0,25 đ) (0,25 đ) B, b F2: 1BB : 2Bb : 1bb (0,25 đ) Kiểu hình: 3 quả tròn : 1 quả dài (75 % quả tròn : 25 % quả dài) (0,25 đ) b. Cho cây F1 thụ phấn với cây quả tròn F2 Cây bí F1 có kiểu gen: Bb Cây bí quả tròn F2 có hai kiểu gen :BB, Bb Trường hợp 1: P: Bb (quả tròn) GP: B, b x BB (quả tròn) B (0,25 đ) F1: 1BB : 1Bb (0,25 đ) 50 % BB : 50 % Bb (kiểu hình 100 % quả tròn) (0,25 đ) Trường hợp 2: P: Bb (quả tròn) x Bb (quả tròn) GP: B, b B, b F1: 1BB : 2Bb : 1bb 3 quả tròn : 1 quả dài (75 % quả tròn : 25 % quả dài) (0,25 đ) (0,25 đ) Câu 2: (5,0 điểm) 2.1 Những điểm giống nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân (mỗi ý đúng đạt 0,25đ). - Đều xảy ra các kì phân bào: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. - Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và tháo xoắn. - Đều có sự nhân đôi NST ở kì trung gian. - Đều là cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST của loài. * Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân. Nguyên phân Giảm phân Điểm - Xảy ra ở TB sinh dưỡng (2n). - Xảy ra ở TB sinh dục (2n), thời kì chín. 0,25đ - Xảy ra 1 lần phân bào. - Xảy ra 2 lần phân bào. 0,25đ - Không xảy ra sự tiếp hợp của - Có sự tiếp hợp của NST vào kì đầu (lần 0,25đ NST. phân bào I). - Ở kì giữa NST xếp thành 1 hàng - Ở kì giữa NST xếp thành 2 hàng ở mặt ở mặt phẳng xích đạo của thoi phẳng xích đạo của thoi phân bào (lần 0,25đ phân bào. phân bào I). - Có sự phân li đồng đều NST về - Có sự phân li độc lập của các NST kép 0,5đ 2 cực của TB. tương đồng về 2 cực TB. - Từ 1 TB mẹ (2n NST) tạo ra 2 - Từ 1 TB mẹ (2n NST) qua 2 lần phân 0,5đ TB con (2n NST). bào liên tiếp tạo ra 4 TB con (n NST). 2.2. Bộ nhiễm sắc thể 2n được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác ở loài sinh sản hữu tính là nhờ kết hợp các cơ chế giảm phân - nguyên phân - thụ tinh. (0,5đ) - Cơ chế giảm phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi NST, phân li đồng đều NST tạo ra các giao tử có bộ NST đơn bội n, mỗi NST trong đơn bội có nguồn gốc từ một cặp NST tương đồng. (0,5đ) - Cơ chế thụ tinh mà thực chất là cơ chế tổ hợp NST theo từng đôi của bộ NST trong giao tử đực và giao tử cái, phục hồi bộ NST lưỡng bội (2n) cho hợp tử, có tính đặc trưng ổn định. (0,5đ) - Cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi và phân li đồng đều của NST đã làm cho các thế hệ tế bào trong cơ thể được phát sinh từ hợp tử có bộ NST lưỡng bội được đặc trưng. (0,5đ) Câu 3: (5,0 điểm) 3.1. Sự khác nhau cơ bản về cấu trúc, chức năng giữa ARN và Prôtêin Cấu trúc ARN - Chuỗi xoắn đơn Prôtêin - Một hay nhiều chuỗi đơn. - 4 loại Nu: A, G, X, U - m ARN truyền đạt thông tin di truyền. - Có 20 loại Axit amin - Cấu trúc các bộ phận của tế bào. Chức - tARN vận chuyển Axit amin. năng - rARN tham gia cấu trúc ribôxôm. Điểm 0,5 - Enzim xúc tác quá trình trao đổi chất - Hoóc môn điều hòa quá trình trao đổi chất - Bảo vệ, vận chuyển, cung cấp năng lượng... 3.2. Bản chất mối quan hệ của sơ đồ Gen (1 đoạn ADN) mARN Prôtêin tính trạng Trình tự nuclêôtit trong mạch khuôn ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN. Qua đó quy định các axitamin trong phân tử Prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. (0,75 đ) 3.3. a. Số lượng các loại nuclêôtit Theo đề bài: T = 1700 G = 2T (0,25 đ) Theo NTBS: A = T và G = X  số lượng nuclêôtit loại A = T = 1700 Nu. G = X = 3400 Nu. (0,25 đ) b. Chiều dài của đoạn ADN: Tổng số nuclêôtit của đoạn ADN là: N = A + T + G + X = 1700 + 1700 + 3400 + 3400 = 10200 Nu. Vậy chiều dài của gen là: (0,5 đ) 0,75 L= N 10200 0 x 3,4 = x 3,4 = 17340 A 2 2 (0,5 đ) c. Khối lượng của đoạn ADN M = N X 300 = 10200 X 300 = 3060000 đvC (0,5 đ) d. Số lượng nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp khi gen tự nhân đôi 5 lần: A = T (25 – 1) x 1700 = 31 x 1700 = 52700 Nu. (0,5 đ) G = X (25 – 1) x 3400 = 31 x 3400 = 105400 Nu. (0,5 đ) Câu 4: (5,0 điểm) 4.1. Các đặc điểm của thể đa bội (mỗi ý đúng đạt 0,5đ). - Chỉ xuất hiện ở thực vật, không tìm thấy ở động vật. - Tế bào lớn vì tăng số lượng NST => do vậy các cơ quan, bộ phận của thể đa bội có kích thước lớn dễ nhận thấy bằng mắt thường. - Thể đa bội sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sống cao, năng suất và phẩm chất tốt. Do vậy người ta thường gây đột biến đa bội thể để tăng năng suất cây trồng. - Trong các dạng đa bội, thể đa bội chẵn tạo giao tử bình thường nên có thể sinh sản hữu tính. Thể đa bội lẻ vì rối loạn cơ chế phân li NST trong giảm phân nên không tạo giao tử được và nếu có thì giao tử có sức sống yếu, không tham gia thụ tinh nên chỉ có thể sinh sản vô tính. 4.2. Điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến (mỗi ý đúng đạt 0,25đ). Thường biến - Không di truyền. - Do môi trường thay đổi. - Biến đổi kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi kiểu gen. - Phát sinh trong đời sống cá thể, xảy ra đồng loạt, có đinh hướng. Đột biến - Di truyền. - Do các tác nhân gây đột biến. - Biến đổi kiểu gen dẫn đến biến đổi kiểu hình. - Thường xuất hiện ở thế hệ sau, xảy ra đột ngột, riêng lẻ và không định hướng. - Có lợi cho sinh vật, biến đổi để thích nghi với - Phần lớn có hại cho sinh vật,một số môi trường. ít đột biến có lợi. - Giúp sinh vật thích nghi môi trường sống, có ý - Có vai trò cung cấp nguồn nguyên nghĩa gián tiếp trong công tác chọn giống và liệu cho quá trình chọn giống và tiến tiến hóa. hóa. * Lưu ý: Học sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) -----Hết-----
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan