Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL đề ôn thi thpt quốc gia 2019...

Tài liệu đề ôn thi thpt quốc gia 2019

.DOC
7
4625
119

Mô tả:

đề thi và tình huống
30 đềề và 300 tình huốống ốn thi thpt Quốốc gia 2019 ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2018-2019 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Đề 1 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây không áp dụng khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động? A. Ủy quyền. B. Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Tự nguyện. Câu 2: Giám đốc công ty S quyết định cho chị T sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục mà pháp luật quy định"không được sử dụng lao động nữ" trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám đốc công ty S đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây? A. Quyền ưu tiên lao động nữ. B. Quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ. C. Quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. D. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 3: Yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất của cải vật chất là A. công cụ lao động. B. sức lao động. C. đối tượng lao động. D. tư liệu lao động. Câu 4: Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong một cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giết nên anh T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết kế. Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi trên. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh K, ông N và chị S. B. Anh K và ông N. C. Anh K, chị S, ông N và anh T. D. Anh K và chị S. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Đe dọa giết người. B. Khống chế tội phạm. C. Theo dõi nạn nhân. D. Bắt cóc con tin. Câu 6: Trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động khoa học, công nghệ ? A. Tham gia các hội khuyến học ở các cấp xã, huyện, tỉnh B. Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu đề tài xử lí rác thải. C. Khuyến khích tổ chức các ngày lễ hội truyền thống. D. Mở rộng mạng lưới thư viện các trường học. Câu 7: Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện của nhà anh H và T khách lại rất đông nên anh K đã thuê N và M ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Trong trường hợp này ai đã vi phạm pháp luật cạnh tranh lành mạnh? A. K, N và M B. K, H và M C. K, H và M D. H, K, T và M Câu 8: Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải A. thực hiện việc tranh tụng. B. có người thân bảo lãnh. C. hủy bỏ đơn tố cáo. D. chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 9: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật A. bảo vệ. B. điều phối. C. bảo mật. D. điều tiết. Câu 10: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không được thể hiện ở việc A. thúc đẩy xu hướng độc quyền. B. phòng, chống tệ nạn xã hội. [email protected] Page 1 30 đềề và 300 tình huốống ốn thi thpt Quốốc gia 2019 C. kiềm chế gia tăng dân số. D. chăm sóc sức khỏe nhân dân. Câu 11: “Mọi nguời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình”. Điều này thể hiện: A. Quyền bình đẳng trong lao động. B. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. D. Quyền bình đăng trong lao động giũa lao động nam và lao động nữ Câu 12: Vì con trai là anh C kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị D vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh C sống chung như vợ chồng với chị D là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bà G, anh C, bà T và chị H. B. Bà G, chị D và anh C. C. Bà G, anh C và chị H. D. Bà G, anh C, chị H và chị D. Câu 13: Luận điểm nào sau đây không đúng khi nói về quyền bình đẳng tôn giáo? A. Người đã theo một tín ngưỡng tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác. B. Người theo tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. C. Công dân có quyền không theo bất cứ một tôn giáo nào. D. Người theo tín ngưỡng tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng tôn giáo đó. Câu 14: Bạn Minh thắc mắc, tại sao Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn Minh? A. Tính quy phạm phổ biến B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức C. Tính quyền lực D. Tính bắt buộc chung Câu 15: Trong các quy tắc sau, quy tắc nào là quy phạm pháp luật? A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ người hoạn nạn. B. Người tham gia giao thông đến giao lộ gặp đèn đỏ phải dừng lại. C. Mọi người đến nơi tôn nghiêm phải biết giữ trật tự. D. Học sinh đến trường phải tuân thủ nội quy nhà trường. Câu 16: Công dân biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi A. địa phương. B. cơ sở. C. khu vực. D. cả nước. Câu 17: X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Hình sự. D. Dân sự. Câu 18: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu giúp cụ K là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh B và anh C cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh B và anh C không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp? A. Anh B và anh C. B. Chị A, cụ K và anh C. C. Chị A và cụ K. D. Chị A, anh B và anh C. Câu 19: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị M và chị Q đã bàn bạc và thống nhất lựa chọn danh sách đại biểu giống nhau. Sau đó, mỗi người tự bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu. Chị M và chị Q vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng. B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Phổ thông. Câu 20: Khi yêu cầu vợ mình phải sinh được con trai để nối dõi tông đường, người chồng đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. tài sản. B. thân nhân. C. nhân thân. D. tình cảm. Câu 21: Anh D là trưởng đoàn thanh tra liên ngành lập biên bản xử phạt và tịch thu toàn bộ số mỹ phẩm giả mà cơ sở T đã sản xuất. Anh D đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Phổ biến pháp luật. [email protected] Page 2 30 đềề và 300 tình huốống ốn thi thpt Quốốc gia 2019 Câu 22: Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng của ông A và ông B. Nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B theo yêu cầu của ông A rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Phát hiện anh V được chị N chia tiền để làm việc này, ông B tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm khiến uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông A, anh V, chị N và ông B. B. Chị N, anh V và ông B. C. Ông A, chị N và ông B. D. Ông A, anh V và chị N. Câu 23: Nhà nước cần làm gì để thực hiện chính sách giải quyết việc làm? A. Tìm việc làm cho tất cả mọi người đến tuổi lao động B. Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế C. Tạo ra nhiều việc làm bằng lao động chân tay. D. Tập trung giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn. Câu 24: Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình? A. Có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. B. Thường xuyên đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định. C. Tạo điều kiện để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. D. Xử lý công bằng, nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Câu 25: Thấy vợ mình là chị M bị ông T Giám đốc sở X ra quyết định điều chuyển công tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N chồng chị đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông T sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông T điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh H cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông T từ chối đưa tiền nên anh H đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông T không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo? A. Anh H và anh K. B. Ông T, anh H, anh K và anh N. C. Ông T, anh H và anh K. D. Ông T và anh H. Câu 26: Việc nhà nước quy định một tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan nhà nước ở trung ương hay địa phương là đảm bảo quyền bình đẳng các dân tộc trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Giáo dục. Câu 27: Công ty TNHH X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Y sau khi chị sinh con. Chị Y đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị X và giám đốc đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. Câu 28: Nhà nước áp dụng các biện pháp cho người có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh là thực hiện nội dung nào dưới đây của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội? A. Xóa đói, giảm nghèo. B. San bằng thu nhập. C. Triệt tiêu cạnh tranh. D. Duy trì lạm phát. Câu 29: Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Bà S và ông K. B. Anh H, bà S và ông K. C. Anh H, bà S và chị M. D. Anh H và ông K. Câu 30: Theo quy định của pháp luật, công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật A. thư tín, điện tín. B. di sản quốc gia. C. thông tư liên ngành. D. an sinh xã hội. Câu 31: Chị D quyết định xây nhà sớm hơn dự định khi nhận thấy giá các loại vật liệu xây dựng trên thị trường đang giảm mạnh. Chị D đã vận dụng mối quan hệ cung - cầu ở nội dung nào dưới đây? A. Giá cả bài trừ cung - cầu. B. Cung - cầu triệt tiêu giá cả. [email protected] Page 3 30 đềề và 300 tình huốống ốn thi thpt Quốốc gia 2019 C. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu. D. Cung - cầu độc lập với giá cả. Câu 32: Luật giao thông đường bộ quy định: "Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường…là quy tắc mà người tham gia giao thông đường bộ đều tuân theo”. Nội dung trên thể hiện đặc trưng nào của pháp luâ ̣t? A. Tính thống nhất. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ và một hình thức. Câu 33: Biết tin anh A chồng mình đang bị anh K là cán bộ lâm nghiệp bắt giam tại một hạt kiểm lâm về tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên ba ngày sau chị P mới đến thăm chồng. Chứng kiến cảnh anh K đánh đập chồng, chị P đã xúc phạm anh K nên bị đồng nghiệp của anh K là anh M giam vào nhà kho. Hai ngày sau, khi đi công tác về, ông Q là Hạt trưởng hạt kiểm lâm mới biết chuyện và báo cho cơ quan công an thì chị P mới được thả. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh K, anh M và ông Q. B. Anh K và anh M. C. Anh K, anh M và anh A. D. Anh M và ông Q. Câu 34: Lí do nào sau đây khiến pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung? A. Pháp luật được tổ chức thực hiện và bảo vệ bởi một hệ thống cơ quan nhà nước. B. Pháp luật là những quy tắc xử sự được phổ biến rộng khắp cả nước. C. Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước. D. Pháp luật do nhà nước ban hành trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân dân. Câu 35: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền khiếu nại khi nhận được A. phiếu thăm dò ý kiến cá nhân. B. kế hoạch giao kết hợp đồng lao động. C. quyết định buộc thôi việc không rõ lí do. D. thông báo tuyển dụng nhân sự. Câu 36: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc: A. Các bên cùng có lợi B. Bình đẳng C. Đoàn kết giữa các dân tộc D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số Câu 37: Ông H làm giám đốc doanh nghiệp điện tử, vừa qua ông nghe nói điện thoại smartphone của hãng S đang bị lỗi sản phẩm, ông ngừng ngay nhập các sản phẩm của hãng S.Ông đã thực hiện chức năngcơ bản nào của thị trường? A. Chức năng thực hiện B. Chức năng thông tin. C. Chức năng hạn chế sản xuất. D. Chức năng điều tiết, kích thích Câu 38: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân? A. Được chăm sóc sức khỏe ban đầu. B. Chủ động chuyển nhượng bản quyền. C. Tham gia các hoạt động văn hóa. D. Khuyến khích để phát triển tài năng. Câu 39: Việc ông M không cho bà K phát biểu ý kiến cá nhân trong cuộc họp tổ dân phố là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quản trị truyền thông. B. Tự chủ phán quyết. C. Tự do ngôn luận. D. Quản lí nhân sự. Câu 40: K đang bán hãng bia X tại tỉnh Y nhưng thị trường tỉnh Y lại ưa chuộng hãng bia Z nên cửa hàng của K bán được rất ít bia X. Để phù hợp với quy luật giá trị và để việc kinh doanh có lãi (bỏ qua yếu tố độc quyền) nếu là K, em sẽ A. giữ nguyên bia X dù bán không chạy hàng. B. chuyển từ bia X sang bia Z để bán. C. bỏ bán bia để chuyển sang mặt hàng khác. D. giảm bớt lượng bia X, tăng thêm lượng bia Z. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- [email protected] Page 4 30 đềề và 300 tình huốống ốn thi thpt Quốốc gia 2019 300 TÌNH HUỐNG ÔN THI THPT QUỐC GIA 2019 Câu 1: H hỏi các bạn của mình; giả sử các bạn có anh trai đang đi làm mà bị xa thải không đúng pháp luật các bạn sẽ làm gì? M nói mình sẽ làm đơn khiếu nại lên giám đốc công ty. Y nghe thế liền hỏi bạn dựa vào đâu mà đòi đi khiếu lại? theo tớ pháp luật cho phép công dân tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm nên anh bạn H đi tìm việc khác là xong. M chưa kịp trả lời Y thì K đứng cạnh lên tiếng rằng dựa vào pháp luật. Trong tình huống này những bạn nào đã dựa trên vai trò của pháp luật để bảo vệ quyền của công dân? A. M và Y. B. Y và H. C. M và K. K và Y. Câu 2: Bức tường nhà chị K bị hư hỏng nặng do anh Đ (hàng xóm) xây nhà mới. Sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh Đ đã cho xây dựng mới lại bức tường nhà chị K. trong trường hợp này pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình. D. bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân Câu 3: Nguyễn Thị B đã lừa bán hai phụ nữ và một trẻ em qua biên giới Trung Quốc. Trong trường hợp này Nguyến Thị B đã vi phạm? A. hành chính. B. Hình sự. C. dân sự D. kỉ luật. Câu 4: Công ty TNHH X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Y sau khi chị sinh con. Chị Y đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị X và giám đốc đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. Câu 5: S (19 tuổi) và Q (17 tuổi) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét điều kiện của từng người thì mức xử phạt với S là chung thân, với Q là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án sử dụng làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó? A. Hành vi của người phạm tội. B. Mức độ vi phạm của người phạm tội. C. Mức độ thương tật của người bị hại. D. Độ tuổi của người phạm tội. Câu 6: Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình cờ biết được nơi ở của M, H rủ T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận nên T không đến địa điểm đã hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh M gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. H và M. B. H, T và M. C. H và T. D. T và M. Câu 7: Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp trên, vợ chồng anh X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng. B. Trực tiếp. C. Phổ thông. D. Bỏ phiếu kín. Câu 8: X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 9: Trên đường mang thực phẩm bẩn đi tiêu thụ A đã bị quản lý thị trường giữ lại, lập biên bản xử lí. Thấy vậy X nói quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quy phạm phổ biến, B đứng cạnh X cho rằng quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật, Y nghe được liền nói đó là tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. Trong tình huống này quan điểm của ai đúng? A. B và Y. B. Chỉ B đúng. C. X và B D. X và Y. Câu 10: Anh K báo cho cơ quan chức năng biết về việc hàng xóm tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. Việc làm của anh K thực hiện hình thức pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật. Câu 11: Một lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư trụ trì ra đón và xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa, Bác không đồng ý và lặng lẽ làm như các vị khách khác. Lúc đi về, xe đến ngã tư thì gặp đèn đỏ, sợ phải dừng lâu, đồng chí bảo vệ định đề nghị anh cảnh sát giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi nhưng Bác [email protected] Page 5 30 đềề và 300 tình huốống ốn thi thpt Quốốc gia 2019 ngăn lại và nói: Không được bắt Pháp luật dành quyền ưu tiên cho mình. (Bài đọc thêm- SGK- GDCD 12 trang 30). Theo em, việc làm của Bác thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về nghĩa vụ. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Bình đẳng về quyền. D. Bình đẳng trong các quan hệ xã hội Câu 12: Trong giờ GDCD ở lớp 12C, một nhóm HS được giao thảo luận về: Nhà nước làm gì để quản lí xã hội bằng pháp luật? Các bạn tranh luận rất sôi nổi. - Hoàng nói: Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật thì trước hết nhà nước phải ban hành pháp luật. - Hưng cho rằng: Pháp luật do nhà nước ban hành nên đương nhiên nó sẽ được thực hiện trong xã hội đâu cần phải làm gì nữa. - Hoài nói: Nhà nước muốn quản lí xã hội bằng pháp luật thì phải tổ chức để nhân dân thực hiện. - Hoa có ý kiến: Kiểm tra giám sát kĩ việc thực hiện pháp luật sẽ giúp nhà nước quản lí xã hội hiệu quả. Theo em các bạn nào nói đúng? A. Hoàng, Hưng, Hoa. B. Hưng, Hoài, Hoa. C. Hoa, Hoàng, Hưng D. Hoàng, Hoa, Hoài. Câu 13: Chị Minh đang mang thai ở tháng thứ 8 và là nhân viên công ty X. Do phải giao sản phẩm gấp cho khách hàng, giám đốc công ty X quy định tất cả nhân viên phải làm thêm 2 giờ mỗi ngày. Chị Minh làm đơn xin được miễn không phải làm thêm giờ nhưng giám đốc không đồng ý, buộc chị phải làm thêm như các nhân viên khác. Chị Minh đã khiếu nại quyết định của giám đốc vì căn cứ vào Điều 115 bộ luật lao động, việc giám đốc buộc chị phải làm thêm giờ là không đúng pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền đã xem xét và giải quyết cho chị. Theo em trong trường hợp này pháp luật đang thể hiện vai trò nào? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Kiểm soát hoạt động của mọi cá nhân. C. Kiểm soát hoạt động của các cá nhân, tổ chức. D. Điều chỉnh các quan hệ xã hội. Câu 14: Cửa hàng sản xuất bánh kẹo của anh K bị cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vì sử dụng nguyên liệu không đảm bảo. Việc làm của cơ quan nhà nước đã thể hiện đặc nào dưới đây của pháp luật? A. Tính phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm. D. Tính bắt buộc. Cây 15: Do xích mích, nhóm học sinh nữ (17 tuổi) đã dùng giày cao gót đánh vào mặt, tát, xỉ nhục, bắt bạn nữ quỳ gối, quay clip và tung lên mạng xã hội... vào một bạn nữ khác. Khiến bạn nữ phải nhập viện và bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý. Theo em, nhóm học sinh ấy sẽ bị xử lý như thế nào khi đứng trước pháp luật? A. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường và xin lỗi bạn nữ sinh kia. B. Phạt tiền. C.Chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. D.Nhắc nhở, răn đe trước trường, lớp. Câu 16: Khi đi công tác tại Malaixia, T đã dấu mang theo 80.000 USD, khi làm thủ tục T đã bị hải quan tại Sân bay Tân Sơn nhất phát hiện. T bị khởi tố tội danh “ Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Hành vi của T vi phạm pháp luật A.hành chính B.dân sự C.kỷ luật D.hình sự Cãu 17: Bạn Hương lên Hà Nội học và có thuê nhà của bà Lâm. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Hương đã chậm tiền nhà của bà Lâm 1 tuần nay Bà Lâm bực mình đuổi Hương ra khỏi phòng trọ, nhưng do Hương không biết đi đâu về đâu nên cứ ở lì trong phòng trọ. Tức thì bà Lâm khóa trái cửa lại nhốt không cho Hương ra. Bà Lâm đã vi phạm quyền gì? A. Không vi phạm quyền gì cả vì đây là nhà của bà Lâm. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân. Câu 18: Hai thanh niên đang đuổi theo một tên trộm xe máy nhưng bỗng nhiên mất dấu. Thấy một người nói: chắc tên trộm chạy vào nhà bà Lan. Hai thanh niên đến nhà bà Lan và đòi xông vào nhà tìm. Bà Lan nói không nhìn thấy ai chạy vào nhà và không cho phép hai thanh niên vào nhà. Nhưng hai thanh niên kia vẫn khẳng định và xông vào nhà lục soát. Hai thanh niên đã vi phạm quyền gì? A.Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân. B. Không vi phạm quyển gì vì có người chắc như vậy. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 19: Trong buổi họp lớp giữa năm học, cả lớp đang rất say sưa phát biểu ý kiến của mình về các giáo viên trong lớp. Hằng được mời đưa ra ý kiến nhưng bạn lại rất ngại và không dám phát biểu vì sợ. [email protected] Page 6 30 đềề và 300 tình huốống ốn thi thpt Quốốc gia 2019 Hằng nghĩ là học sinh thì không được phép đưa ra những ý kiến nhận xét về giáo viên nên không dám phát biểu. Hằng đã vi phạm quyển gì? A. Hằng đã vi phạm quyền tự do ngôn luận. B. Hằng đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể. C. Hằng đã vi phạm quyền đảm bảo thư tín. D. Hằng không vi phạm quyền gì cả. Câu 20: Từ khi vào năm học lớp 12, An có người yêu và bắt đầu ít tâm sự với bố mẹ và cô thường nhắn tin điện thoại cho người yêu. Mẹ An cảm thấy lo lắng khi An lúc vui lúc buồn mà lại hay thẩn thơ. Nên mẹ An đã lén xem trộm điện thoại của An. Một thời gian sau An phát hiện và nói là mẹ không được phép xem trộm điện thoại của con như vậy nữa. Mẹ An thì cho rằng điều đó không có gì là sai, mẹ An chỉ muốn hiểu An hơn và lo lắng cho con mà thôi chứ mẹ không có ý gì xấu. Theo bạn, mẹ An có vi phạm quyền gì không? A. Không vi phạm quyền gì. B.Vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín. C. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân. D. Quyền tự do ngôn luận của công dân. [email protected] Page 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan