Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án...

Tài liệu đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án

.DOC
70
2000
91

Mô tả:

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 10 TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2016 – 2017 Thời gian 90 phút PHẦN I: ĐỌC- HIỂU ( 4 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên ? (0,5 điểm) Câu 2: Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ? (0,5 điểm) Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? (1,0 điểm) Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng (200 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về chủ quyền biển đảo Việt Nam? (2,0 điểm) PHẦN II: LÀM VĂN ( 6 điểm) Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 1 Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan. (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) ---------------- Hết --------------TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN TỔ NGỮ VĂN KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC: 2016 – 2017 Thời gian 90 phút Phần Câu I. 1 2 3 4 Nội dung Điểm ĐỌC - HIỂU 4,0 - Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát), ẩn dụ ( quên mình, máu xương, hồn dân tộc). - Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc trong công cuộc bảo vệ biển đảo thân yêu. - Học sinh viết đoạn văn ngắn trình bày theo suy nghĩ của mình theo các cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những ý sau: + Khẳng định chủ quyền biển đảo: Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. + Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc: Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: Dựng dàn khoan HD – 981, xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa, bắt ngư dân Việt Nam và tấn công tàu của Việt Nam trên chính vùng biển của Việt Nam, chính sách đường Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 2 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 lưỡi bò… + Suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi học sinh: Thể hiện rõ niềm tự hào dân tộc, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. + Phê phán những biểu hiện tiêu cực, lơ là mất cảnh giác trước vấn đề chủ quyền dân tộc, thiếu trách nhiệm với Tổ quốc với những hành động quá khích gây rối, nghe theo sự xúi giục của đối tượng xấu. II. LÀM VĂN 6.0 Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi rơi vào bi kịch tình yêu tan vỡ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 0.5 * Thân bài: - Nêu hoàn cảnh, xuất xứ đoạn trích: + Tình yêu của Kim -Kiều đang mặn nồng thì gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều quyết định bán mình chuộc cha. + Đêm trước ngày đi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Sau lời trao duyên, Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân. 1,0 - Kiều trao kỉ vật tình yêu: Những kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn... Những kỉ vật thiêng liêng gắn kết giữa Kim và Kiều. 1,0 - Tâm trạng của Kiều sau khi trao kỉ vật: Sự giằng xé giữa từ bỏ và níu kéo càng làm rõ hơn nỗi đau khi mất tình yêu. 1,0 - Sau khi trao kỉ vật tình yêu, Kiều tưởng tượng ra một tương lai xót xa: đó là cái chết, là một oan hồn, cầu xin người thân hãy hóa giải linh hồn đau khổ... → Tình yêu Thúy Kiều dành cho Kim Trọng mãnh liệt, đắm say, khi tình yêu không còn thì cũng coi như mình đã chết. 1,0 - Nghệ thuật của đoạn trích: Phân tích tâm lý tinh tế, kết hợp giữa độc thoại và đối thoại làm nổi bật tâm trạng của Thúy Kiều khi tình Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 3 1,0 yêu tan vỡ và những phẩm chất đáng quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Đoạn trích cũng cho thấy sức cảm thông lạ lùng của Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều. * Kết bài: Đánh giá những thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 0,5 * Lưu ý: Tùy vào bài làm của học sinh giáo viên linh động cho điểm. TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – KHỐI 10 Năm học 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 90 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm) Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “ Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm) Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm) Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 4 Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan. (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) ---------------- Hết --------------- Phầ n TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ II – KHỐI 10 NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : NGỮ VĂN Câu I. Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 4.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 2 Nội dung đoạn văn: - Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù. Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. + Điểm 1,0: Trả lời đúng, đầy đủ nội dung trên, hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lý. + Điểm 0,5: Trả lời được ½ nội dung trên. + Điểm 0,25: Trả lời chung chung chưa thật rõ ý. + Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 1.0 3 Học sinh trả lời trong các biện pháp tu từ sau: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa. - Tác dụng: + Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước. + Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn. + Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta. 1.0 + Điểm 1,0: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của các biện pháp đó. + Điểm 0,5: Trả lời đúng và nêu được hiệu quả biểu đạt 1 biện pháp tu từ Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 5 hoặc chỉ ra được 2 biện pháp tu từ nhưng không nêu được hiệu quả biểu đạt. + Điểm 0.25: Chỉ ra được một biện pháp tu từ. Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Lưu ý: - Nếu HS nêu đúng tên biện pháp tu từ nhưng chỉ ra sai thì không cho điểm. - HS có thể trả lời riêng tác dụng của từng biện pháp hoặc trả lời gộp tác dụng của 2 biện pháp đều cho điểm. 4 Có thể diễn đạt theo các cách khác nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. 1.5 Học sinh hướng vào những nội dung sau: - Phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta. - Cần học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. - Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực xâm lăng. Điểm 1,5: Nắm được đầy đủ nội dung cũng như kỹ năng viết đoạn văn nghị luận; Diễn đạt tốt, có sức thuyết phục. Điểm 1,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên song một số ý còn chưa đầy đủ hoặc cách trình bày, diễn đạt chưa thật rõ ràng, thuyết phục. Điểm 0,5: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên. Điểm 0: Không đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. II. LÀM VĂN 6.0 Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. 0.5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi rơi vào bi kịch tình yêu tan vỡ. 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 0.5 * Thân bài: - Nêu hoàn cảnh, xuất xứ đoạn trích: + Tình yêu của Kim-Kiều đang mặn nồng thì gia đình Kiều gặp tai biến. Kiều quyết định bán mình chuộc cha. + Đêm trước ngày đi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Sau lời trao duyên, Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân. 0.5 - Kiều trao kỉ vật tình yêu: Những kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn... Những kỉ vật thiêng liêng gắn kết giữa Kim và Kiều khi xa nhau. 0.75 - Tâm trạng của Kiều sau khi trao kỉ vật: Có sự giằng xé giữa từ bỏ và níu kéo càng làm rõ hơn nỗi đau khi mất tình yêu. Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 6 0.75 - Sau khi trao kỉ vật tình yêu, Kiều tưởng tượng ra một tương lai xót xa: đó là cái chết, là một oan hồn, cầu xin người thân hãy hóa giải linh hồn đau khổ... -> Tình yêu mãnh liệt, đắm say mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng, khi tình yêu không còn thì cũng coi như mình đã chết. 1.0 - Nghệ thuật của đoạn trích: Phân tích tâm lý tinh tế, kết hợp giữa độc thoại và đối thoại  Làm nổi bật tâm trạng của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ và những phẩm chất đáng quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Đoạn trích cũng cho thấy sức cảm thông lạ lùng của Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều. 0.5 * Kết bài: Đánh giá những thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 0.5 d. Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận vấn đề và thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đúng qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ …………. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: Ngữ văn; lớp 10 (THPT, GDTX) ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Một bầu trời Một mặt đất Một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […] Mẹ! Có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi Là cho - đi - không - đòi lại - bao giờ… (Trích“Ngày xưa có mẹ”- Thanh Nguyên) a. Xác định phong cách ngôn ngữ chủ yếu của văn bản. (0,25 điểm) b. Nêu tên và tác dụng của 02 biện pháp tu từ trong văn bản. (0,5 điểm) c. Anh / chị hiểu như thế nào về những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất. / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.” (0,25 điểm) d. Từ dòng cuối của đoạn thơ “Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi / Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ”, anh / chị hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 – 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về tình mẹ. (1,0 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: “[…] Đã từng có cuộc vận động quy mô cho một triệu chữ kí ủng hộ đội tuyển bóng đá nước ta, do một doanh nghiệp tài trợ và được đông đảo mọi người ủng hộ, thậm chí còn tổ chức những ngày “hội kí” rầm rộ. Có phải bạn cũng đã từng kí vào tấm băng-rôn ấy? Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 7 Vậy mà trang web ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam kia chỉ có số chữ kí 40 lần nhỏ hơn thế, mà trong đó một phần không nhỏ do công dân các nước khác tham gia. Trong khi, để kêu gọi sự quan tâm của thế giới tới các nạn nhân chất độc màu da cam, bạn chỉ cần dành ra hai phút thôi, với chỉ vài cái nhấp chuột thôi, giữa hàng giờ lướt trên internet mỗi ngày.” (Dựa vào bài “Chúng ta có vô cảm không?”, báo điện tử TintucVietnam.com, ngày 7 – 8 – 2004) Trình bày suy nghĩ của anh / chị sau khi đọc ngữ liệu trên. Trình bày bằng một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy kiểm tra). Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của bản thân về những câu thơ: “Lòng này gửi gió đông có tiện? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên. Non Yên dù chẳng tới miền, Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.” (Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, Ngữ văn 10, tập hai, NXB GD, Năm 2012, Tr.88) ------HẾT-----Họ và tên học sinh: Số báo danh: ………………………………………………. ………………. Chữ kí giám thị 1: ………………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ …………. HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: Ngữ văn; lớp 10 (THPT, GDTX) ĐÁP ÁN (Hướng dẫn chấm có 03 trang) CÂU 1 (2,0 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM a/ Văn bản chủ yếu sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 0,25 b/ Kể tên hai biện pháp tu từ trong các - So sánh: Mẹ - duy nhất / mãi mãi / ánh sáng. - Phép điệp từ, lặp từ: một, mẹ, có nghĩa là. - Ẩn dụ: Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim. - Phép liệt kê: bầu trời, mặt đất, vầng trăng,… Lưu ý: Học sinh nêu được hai trong số các biện pháp nghệ thuật trên. (0,5 điểm) 0,5 c/ Ý nghĩa những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất. / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.”: Khẳng định mẹ là duy nhất đối với mỗi người trên đời cũng như chỉ có một bầu trời, một mặt 0,25 Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 8 đất, một vầng trăng trong thế giới này mà thôi. d/ Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 10 câu trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẹ gợi ra từ các câu thơ “Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi / Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ” - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cầu nêu được một số ý cơ bản: + Tiếng gọi “mẹ!” sẽ mãi mãi sống cùng năm tháng với người con, sẽ không bao giờ tắt được trên thế gian khi tình cảm của con vẫn luôn dành cho mẹ với niềm kính trọng, yêu thương mãi mãi bất diệt với thời gian. + Mẹ hi sinh tất cả vì con, cho đi chứ không bao giờ cần nhận lại. Khẳng định: Tình mẹ bao giờ cũng cao cả, lớn lao, không gì đo đếm được. + Mỗi người con phải sống sao để xứng đáng với công lao trời bể ấy của mẹ và không phụ lòng đấng sinh thành. - Giám khảo cho điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết có kết cấu đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả; có thái độ chân thành, nghiêm túc khi bày tỏ ý kiến. 1,0 1. Yêu cầu về kĩ năng: Dựa vào đoạn trích đã cho, học sinh bằng lời văn của mình diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh, nhưng đảm bảo các yêu cầu sau: + Biết cách làm bài văn nghĩ luận xã hội (dạng đề mở). + Đảm bảo bài văn hoàn chỉnh, đúng yêu cầu đề (khoảng 01 trang giấy thi). + Bài văn chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Dẫn chứng phong phú, chính xác. 2 (3,0 điểm) 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lý lẽ và dẫn chứng hợp lí, có thái độ chân thành, nghiêm túc thể hiện vấn đề. Làm rõ các ý cơ bản sau: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự vô cảm của một số người trong xã hội; Sự thờ ơ, sự đắm chìm trong sở thích cá nhân mà quên đi sự khó khăn hoạn nạn của người khác;… 0,5 Lưu ý: Đây là dạng đề mở nên thí sinh có thể lựa chọn các vấn đề khác nhau để bàn luận nhưng cần gắn với văn bản đề bài đã cho. - Giải thích: Từ mẩu tin, giải thích vấn đề đã nêu ra ở mở bài (vô cảm, ích kỉ; chỉ quan tâm đến nhu cầu, sự đam mê cá nhân mà thiếu quan tâm đến những người xung quanh,…) - Bàn luận: + Thí sinh trình bày nhận định, đánh giá về ý nghĩa, tác dụng của vấn đề bằng cách lập luận và phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 9 đề. 2,0  Biểu hiện của vô cảm: Xuất hiện ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, đặc biệt là trong giới trẻ ngày nay. Đó là một căn bệnh lây lan nhanh, rộng khắp mọi nơi với những biểu hiện đáng sợ (vô cảm với bạn bè, gia đình, những người xung quanh khi gặp họ gặp khó khăn, hoạn nạn,…; không giúp việc gia đình, không quan tâm sức khỏa người thân; nỗi buồn của người khác,…)  Nguyên nhân: Thiếu sự giáo dục từ gia đình, thiếu ý thức và trách nhiệm, chạy theo lối sống thực dụng,… + Tác hại: Ảnh hưởng đến nhân cách; vai trò, ý nghĩa của gia đình trong đời sống của mỗi cá nhân sẽ bị giảm sút; tạo ra những công dân vô trách nhiệm, vô cảm;… + Phê phán lối sống đó và biện pháp khắc phục. - Rút ra bài học nhận thức và rèn luyện thái độ sống đúng đắn. (Tùy từng học sinh mà có một ý kiến khác nhau nhưng vẫn phải phù hợp với ý nghĩa mà câu chuyện muốn hướng đến) Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa. 3 (5,0 điểm) 0,5 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; diễn đạt lưu loát, văn có xúc cảm tự nhiên, sâu sắc; đảm bảo quy định về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức: a/ Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích. b/ Thân bài: Học sinh có nhiều hướng phân tích khác nhau, nhưng cần đáp ứng các ý sau đây: * Nỗi nhớ thương da diết người chồng ở phương xa: - Người chinh phụ nghĩ đến chồng mình đang xông pha nơi chiến trận ở phương xa, chợt nảy ra ý nghĩa: nhờ ngọn gió mùa xuân chuyển hộ tình cảm nhớ nhung của nàng tới chồng nơi biên ải xa xôi. - Nhưng khoảng cách giữa nàng và chồng nàng là một không gian quá xa xôi cách trở, cho nên nỗi thương nhớ lại càng chồng chất trong lòng. - Sự tương phản sâu sắc: trời thì quá xa, nỗi nhớ thương thì đau đáu, cho nên trời đâu có thấu. Các từ láy thăm thẳm, đau đáu diễn tả cám giác xót xa, cay đắng, ngầm ý oán trách. - Hai câu lục bát cuối đoạn trích không còn là nỗi buồn vì nhớ nhung nưa mà là nỗi đau đang dâng trào lên trong lòng người chinh phụ. Ý thơ được gửi vào trong cảnh. - Thiết tha ở đây có nghĩa là đau đớn, cảnh vật đã thấm đẫm cả Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án 0,5 4,0 - Trang 10 nỗi buồn của người chinh phụ. Câu thơ gợi đến câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. c/ Kết bài: Nêu cảm nghĩ và mở rộng vấn đề. 0,5 ------HẾT------ SỞ GD - ĐT ĐỒNG THÁP KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT CHUYÊN Năm học: 2014 - 2015 NGUYỄN QUANG DIÊU Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 Ngày: 12/05/2015 (Đề gồm có 01 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền ( nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần 1740- 1778, quê Bắc Ninh.” (Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3 : (1,0 điểm) Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng. - Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn. Câu 4: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. (Chinh phụ ngâm – bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) “ Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 11 Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ, vật này của chung.” (Trích Trao duyên, theo Sách Ngữ văn 10, tập hai - NXB Giáo dục) Cảm nhận của anh/ chị về tài sử dụng ngôn ngữ và tấm lòng của Nguyễn Du qua đoạn thơ trên. Từ vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về ý thức sử dụng tiếng nói dân tộc của lớp trẻ ngày nay. – HẾT – MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số Năng lực I. Đọc hiểu - Tác gia Nguyễn Du - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Phương thức biểu đạt - Nêu được nội dung - Biện pháp tu chính của đoạn văn. từ - sửa câu - Lỗi trong diễn đạt - Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ Số câu 3 2 1 3 (6 câu) Số điểm 1,5 1,0 0,5 3,0 - Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 12 Tỉ lệ II. Làm văn 15% 10% 5% - Đảm bảo bố cục bài văn - Hiểu được yêu cầu của đề: trình bày cảm nhận về tài sử dụng ngôn ngữ và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích Từ hiểu biết về đoạn trích Trao duyên và kĩ năng đọc hiểu thơ, trình bày cảm nhận về tài và tình Nguyễn Du theo yêu cầu của đề - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm 30% - Liên hệ thực tế, rút ra bài học từ vấn đề được nghị luận Số câu Số điểm 1 1,0 2,0 Tỉ lệ 2,0 2,0 7,0 50% 20% 70% Tổng chung Số câu 4 Số điểm 3,0 3,0 2,0 2,0 10,0 Tỉ lệ 30% 30% 20% 20% 100% KIỂM TRA HỌC KÌ II SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP Năm học: 2014 - 2015 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 NGUYỄN QUANG DIÊU HƯỚNG DẪN CHẤM (gồm 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 13 hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất. 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0, 50; lẻ 0, 75 làm tròn thành 1,0). ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM PHẦN ĐỌC HIỂU Câu Nội dung Điểm Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long …. quê Bắc Ninh.” 1,0 Ý Câu 1 Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh 0,5 Câu 2 Nội dung chính của văn bản: Đoạn trích viết về thân thế và quê quán nhà thơ Nguyễn Du. 0,5 Câu 3 Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng: “Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn”. 1,0 Ý1 - Câu sai về ngữ pháp (Hoặc: Lỗi trong câu là lỗi ngữ pháp) 0,5 Ý2 Có thể chọn một trong các phương án sau: 0,5 - Bỏ cụm từ: “đã làm cho”  Có được quyển sách hay, Nam càng say mê đọc sách hơn. Hoặc bỏ cụm từ “Có được”  Quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn. Câu 4 Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. 1,0 -Biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh: “Khắc giờ” như niên / “Mối sầu”...tựa “miền biển xa” 0,5 Ý 2 -Hiệu quả nghệ thuât: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì vĩ (như niên/ tựa ...biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển cả. 0,5 Ý1 PHẦN LÀM VĂN Câu 4 “ Cậy em, em có chịu lời... Duyên này thì giữ, vật này của chung.” Cảm nhận của anh/ chị về tài sử dụng ngôn ngữ và tấm lòng của Nguyễn Du qua đoạn thơ trên. Từ vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về ý thức sử dụng tiếng nói dân tộc của lớp trẻ ngày nay Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án 7,0 - Trang 14 Ý1 Nêu vấn đề 0,5 Ý2 - Giới thiệu khái quát: tác giả - tác phẩm 0,5 Ý3 * Về tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du 1,5 - Cách dùng từ ngữ tinh tế, sâu sắc, đắc địa của Nguyễn Du qua lời trao duyên của Kiều với Vân (cậy – chịu lời – chắp mối tơ thừa – của chung...) - Cách kết hợp ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học thật nhuần nhị, tự nhiên (keo loan/ tương tư/ quạt ước/ chén thề/lời nước non– chắp mối/ sóng gió bất kì/ xót tình máu mủ/ ngậm cười chín suối/ thơm lây/ …)  Tài năng của một bậc thầy sử dụng ngôn ngữ = thể hiện tinh tế tâm lí nhân vật đầy mâu thuẫn, phức tạp. Ý4 * Về tấm lòng của Nguyễn Du: 2,0 - Sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ đối với nỗi khổ và khát vọng hạnh phúc của con người qua miêu tả sâu sắc nỗi đau và bi kịch của nàng Kiều khi “trao duyên” cho em.  Cảm hứng nhân đạo – nhân văn sâu sắc. Ý5 Đánh giá 0,5 -Đoạn trích là minh chứng cho tài và tình của Nguyễn Du qua kiệt tác Truyện Kiều: + Nguyễn Du đã “hóa thạch” nỗi đau con người trong một cảnh ngộ đầy bi kịch bằng “con mắt nhìn thấu sáu cõi, bằng tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” ( Mộng Liên Đường chủ nhân) + Đoạn trích khẳng định một thi tài – Người đã đưa tiếng Việt lên đỉnh cao của ngôn ngữ văn học. Ý5 Từ vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ 2,0. về ý thức sử dụng tiếng nói dân tộc của lớp trẻ ngày nay. - Phải ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp qua việc chú ý nói và viết tiếng Việt sao cho đúng và hay. - Không nên lạm dụng tiếng nước ngoài theo kiểu “sính ngoại”, lai căng. - Cần trau dồi năng lực sử dụng tiếng Việt qua học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, học cách sử dụng ngôn ngữ của các nhà văn, nhà thơ. - Cần ý thức hơn khi sử dụng tiếng Việt trên mạng (facebook, Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 15 internet...) ; v.v... * Đây chỉ là những gợi ý cho đề theo hướng mở, HS có thể đề xuất những ý kiến khác miễn sao lập luận thuyết phục. Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà thuyết phục thì vẫn chấp nhận. -HẾT- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP NĂM HỌC 2014 - 2015 THCS QUANG TRUNG Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày kiểm tra:…/4/2015 ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 90 phút (Đề chỉ có một trang) (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi) ĐỀ BÀI: (Gồm 2 phần) Phần I: Đọc- Hiểu văn bản (6 điểm) Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây: Đoạn 1: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này Đoạn 2: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Câu 1: (0,5 điểm) Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy? Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 16 Câu 3: (0,5 điểm) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao? Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên. Câu 5: (3 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước. Phần II: Tạo lập văn bản ( 4 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Nói với con- Y Phương, 1980) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Phần I: Đọc hiểu văn bản: Câu 1: (0,5 điểm) Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?  Đoạn 1: Viếng lăng Bác- Viễn Phương (0,25đ)  Đoạn 2: Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải (0,25đ) Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?  Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân vào những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất một cách khiêm nhường, tự nguyện…(0,5đ)  Ý nghĩa sâu xa của các hình ảnh thơ được sáng tạo bằng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc… (HS có thể chọn 1 hoặc nhiều hình ảnh để nêu ngắn gọn cách hiểu, miễn đúng: (0,5đ) Câu 3: (0,5 điểm) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao? - Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản. - Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ. Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 17 Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên: (HS có thể chọn một từ cảm thán, cách ngăn với câu bằng dấu phẩy. Vị trí trước hoặc sau TP chính của câu) VD: - Chao ôi, các nhà thơ có ước mơ thật tuyệt vời! - Hai khổ thơ chứa đựng ước nguyện chân thành, tuyệt quá! - Ôi, thơ hay quá! - vv--Câu 5: (3 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước. HS có thể tạo một VB NLXH gồm 1 số ý cơ bản: - Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn được sống có ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước mơ từ việc học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng…) - Lý tưởng và lẽ sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc đời, và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để chung tay xây đắp quê hương…Niềm hạnh phúc khi sống có ích, góp phần làm đẹp cuộc đời từ những việc nhỏ ( Nêu biểu hiện, ý nghĩa…) - Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, không hoài bão, ước mơ hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội… - Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ VN (trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…) GV cân nhắc trong việc chấm phần tự luận ngắn. Có thể bài văn được chấm như sau : 0,5đ mở bài ; 0,5đ kết bài, còn đủ các ý chính, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, cho từ 1,52đ thân bài. Phần II: Tạo lập văn bản ( 4 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ… 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ đã học, kết hợp với các yếu tố biểu cảm, phân tích, tổng hợp nét đặc sắc về nghệt thuật và nội dung mà tác giả đã gửi gắm vào đoạn thơ...để hoàn thành bài viết hoàn chỉnh. - Bố cục bài làm chặt chẽ, cân đối. Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 18 - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, gợi cảm. - Không sai quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, miễn sao đáp ứng đúng yêu cầu nội dung và phương thức biểu đạt của đề bài. - Khi chấm, GV cần tôn trọng những bài viết có phát hiện mới mẻ, có tính sáng tạo, độc đáo của HS + GV cần đánh giá cả hai mặt: Nội dung và hình thức ( Kĩ năng diễn đạt, lời văn …) của từng bài. 3. Dàn bài: A/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, đoạn thơ trong tác phẩm nào? Nội dung cơ bản? Thời điểm sáng tác. Nhận xét những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật; Trích dẫn đoạn thơ cần phân tích… B/ Thân bài: Phân tích các ý cơ bản: + Niềm tự hào của người cha về mảnh đất quê hương với những phong tục tập quán và phẩm chất tốt đẹp thông qua các hình ảnh mộc mạc, gợi tả, đối lập, ẩn dụ, cách nói giàu hình ảnh đậm phong cách miền núi: “Thô sơ da thịt”- “Chẳng nhỏ bé”, “Đục đá kê cao quê hương”… + Lời khuyên con chân thành, tha thiết chứa chan kì vọng của người cha về bước đường trưởng thành của con, mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương…Với lời thơ giản dị, mộc mạc và những hình ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình: “Thô sơ da thịt”- “Không bao giờ nhỏ bé”, lời cha căn dặn và “Nói với con” vang lên như một mệnh lệnh, thực sự mở ra một chân trời ước mơ bay bổng cho thế hệ trẻ mọi thời đại (Hãy tiếp bước cha anh, thủy chung với quê hương, đất nước, không quay lưng, phản bội quê hương, trọn vẹn thủy chung, giàu ý chí để xây đắp quê hương…) C/ Kết bài: Tổng hợp các ý chính đã phân tích (đánh giá nét đặc sắc của nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ), nhận xét về cách viết của tác giả. Liên hệ nhẹ nhàng bài học cho bản thân (về việc giữ gìn truyền thống dân tộc, tiếp bước các thế hệ cha anh…) Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015-2016 Trường THPT Tam Quan Môn Ngữ văn 10 Thời gian làm bài 90 phút (không kể phát đề) Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 19 I- Trắc nghiệm (3 điểm): Chọn đáp án đúng rồi ghi ra giấy làm bài thi. 1-Chọn từ viết đúng trong các trường hợp sau: A-treo chuốt. B-chau chuốt. C- trau chuốc. D- trau chuốt. 2-Ngô Tử Văn được giới thiệu là một người “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Trong truyện, tính cách này không được thể hiện qua chi tiết nào dưới đây? A-Sự tức giận trước việc tác quái của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân. B-Thái độ khiếp sợ trước những lời đe dọa của bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác. C-Thái độ bất khuất cứng cỏi trước Diêm Vương đầy quyền lực. D-Sự gan dạ trước quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm. 3-Trong các câu văn dưới đây, câu văn sai là câu nào? A-Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn. B-Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn. C-Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn. D-Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà. 4-Phần Ghi nhớ bài Nguyễn Trãi (Ngữ văn 10, tập hai) có viết: “Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.” Hãy cho biết tại sao phần Ghi nhớ trên được xem là đoạn văn tóm tắt một văn bản thuyết minh? A-Vì người viết kể lại một cách chi tiết về Nguyễn Trãi. B-Vì người viết dùng lời văn của mình ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn về Nguyễn Trãi. C-Vì người viết làm dàn ý cho câu chuyện về Nguyễn Trãi. D- Vì người viết từ câu chuyện đã đọc sáng tạo nên câu chuyện mới về Nguyễn Trãi. 5- Chọn từ đúng cho chỗ trống sau: “Đèn có biết …. bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.” A- giường B- tường C- dường D- thường 6- “Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh, Đềề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 học kì 2 có đáp án - Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan