Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề khảo sát địa lí 8

.DOCX
5
296
96

Mô tả:

đề khao sát môn Địa Lí
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Địa lý Thời gian thi: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4 điểm): Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: a) Trình bày vị trí giới hạn vùng biển nước ta. Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta? b) Nêu ý nghĩa kinh tế, quốc phòng của các đảo và quần đảo nước ta? Câu 2. (3 điểm): Dựa vào Alát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: Cho biết nguồn gốc, thời gian hoạt động ở nước ta và hướng của loại gió mùa mùa đông ? Tính chất của loại gió này khi vào nước ta? Câu 3. (4 điểm): Cho bảng số liệu sau: Tổng diện tích Diện tích rừng tự Diện tích rừng Độ che Năm rừng (triệu ha) nhiên (triệu ha) trồng (triệu ha) phủ 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 a) Nhận xét sự biến động diện tích rừng nước ta. b) Chứng minh rằng muốn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước hết phải bảo vệ tài nguyên rừng? Câu 4 (5 điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a) Xác định sự phân bố khoáng sản của nước ta. Tại sao nói Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản? b) Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"? Câu 5 (4 điểm): Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0o) 16, 18, 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 4 2 Lượng 18, 23, 26,2 43,8 90,1 188,5 239,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 mưa 6 4 a) Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội. b) Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội. Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 8 Câu 1: *Trình bày vị trí giới hạn vùng biển nước ta.  Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á (0,5đ)  Biển Đông trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ana Độ Dương qua các eo biển hẹp (0,5đ)  Biển Đông có diện tích là 3.447000km2 với hai vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có độ sâu là <100m (0,5đ)  Biển thuộc lãnh thổ nước ta là 1.000000km2, chiều dài đường bờ biển là 3260km (0,5đ) * Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta Đảo xa bờ: (0,5đ)  Hoàng Sa (Huyện đảo Hoàng Sa- Đà Nẵng)  Trường Sa (Huyện đảo Trường Sa- Khánh Hòa) Đảo gần bờ: (0,5đ)  Đảo –QĐ Vịnh Bắc Bộ: Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng)  Đảo - QĐ ven bờ DH miền Trung: Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận)  Đảo và quần đảo vên bờ Nam Bộ: Côn Đảo (Bà Rịa –Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang) Câu 2: *Ý nghĩa Kinh tế -xã hội: (0,5đ) Phát triển các nghề truyền thống gắn với đánh bắt cá, tôm, mực... nuôi trồng thủy hải sản tôm sú, tôm hùm.... đặc sản bào ngư, ngọc trai, tổ yến...  Phát triển công nghiệp chế biến  Giao thông vận tải  Du lịch: Bái Tử Long, cát Bà Phú Quốc....  Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống... An ninh quốc phòng: (0,5đ)  Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa  Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước  Cho biết nguồn gốc, thời gian hoạt động ở nước ta và hướng của loại gió mùa mùa đông? Gió mùa mùa đông: (0,25đ)  Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta. (0,25đ)  Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam. (0,25đ)  Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau. (0,25đ) Tính chất của loại gió này khi vào nước ta?  Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. (0,5đ)  Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã nên nhường hẳn cho gió Tín phong. (0,5đ)  Nửa đầu mùa đông (tháng 12 – tháng 1) Khối không khí đi qua lục địa Trung hoa nên bị nóng lên và khô đi so với nơi xuất phát nhưng thổi vào Việt Nam vẫn lạnh và khô gây nên thời tiết kiểu lạnh khô (0,5đ)  Nửa sau mùa đông khối không khí tràn qua biển nam Trung Hoa được tăng cường độ ẩm, bớt lạnh gây nên kiểu thời tiết lạnh ẩm với mưa phùn đặc trưng ở vên biển và đồng bằng bắc bộ (0,5đ) Câu 3: Nhận xét sự biến động diện tích rừng nước ta. Từ năm 1943 đến năm 1983, nước ta mất đi 7,1 triệu ha rừng. TB mỗi năm nước ta mất đi 0,18 triệu ha rừng. (1,0đ) Giai đoạn này diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha. Độ che phủ của rừng giảm từ 43% còn 22%. (1,0đ) GĐ 1983- 2005: diện tích rừng nước ta tăng lên 5,5 triệu ha. TB mỗi năm nước ta tăng 0,25 triệu ha. Độ che phủ của rừng tăng từ 22% lên 38% Tại sao nói, muốn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước hết phải bảo vệ tài nguyên rừng?    Rừng là nhân tố giữ cân bằng sinh thái. (0,5đ) Bảo về rừng sẽ bảo vệ được tài nguyên đất, nước, khí hậu cũng như sinh vật (0,5đ)  Giữ nước ngầm. (0,5đ)  Điều hòa khí hậu và là nơi sinh sống của động vật. (0,5đ) Câu 4: * Xác định sự phân bố các khoáng sản ở nước ta:  Nước ta đã thăm dò và phát hiện được 5000 điểm quặng và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau thuộc các nhóm. (0,5đ) * Khoáng sản năng lượng (dẫn chứng át lát) (0,5đ) * Khoáng sản kim loại (dẫn chứng át lát) (0,5đ) * Khoáng sản phi kim loại (dẫn chứng át lát) (0,5đ) * Khoáng sản vật liệu xây dựng (dẫn chứng át lát) (0,5đ) * Nước ta có nhiều khoáng sản vì: Nước ta nằm ở nơi giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng lớn Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. (0,5đ)  Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp. (0,5đ) Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam.  * Đồi núi: Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp. (0,5đ)  Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%.  Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1% Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ (0,5đ) Nhiều dãy núi lan sát ra biển bị nhấn chìm thành các đảo, quần đảo... (0,5đ) * Đồng bằng: Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung. (0,5đ) Câu 5: Vẽ biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội: (3,0đ)  Lượng mưa: cột, nhiệt độ: đường  Tên biểu đồ, ghi chú  Chính xác, đảm bảo mĩ quan Nhận xét (1,0đ) Tháng có nhiệt độ cao nhất, tháng có nhiệt độ thấp nhất ( DC)  Tháng có lượng mưa cao nhất, tháng có lượng mưa thấp nhất (DC)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan