Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kiến trúc xây dựng Đề cương thực hiện công tác tư vấn giám sát...

Tài liệu Đề cương thực hiện công tác tư vấn giám sát

.DOC
196
82
59

Mô tả:

Đề cương thực hiện công tác tư vấn giám sát Đề cương tư vấn giám sát Đề cương TVGS
IV.2.1. ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT HỒ SƠ DỰ THẦU ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Dự án: Địa điểm: Chủ đầu tư: HỒ SƠ DỰ THẦU MỤC LỤC 1. CĂN CỨ LẬP ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT 1.1. Luật xây dựng và luật đấu thầu 1.2. Các nghị định của chính phủ 1.3. Các thông tư của bộ 1.4. Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 3. QUY ĐỊNH QUAN HỆ CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT VỚI CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN 3.1. Sơ đồ tổng thể mối quan hệ giữa các bên 3.2. Quy trình phối hợp giữa các bên 4. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN TƯ VẤN GIÁM SÁT 4.1. Mục tiêu 4.2. Phạm vi công việc TVGS 5. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC TVGS 5.1. Công tác chuẩn bị 5.2. Công tác giám sát thi công xây dựng (xem sơ đồ) 6. NHÂN SỰ CHỦ CHỐT THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT 7. DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH 8. QUY CHẾ LÀM VIỆC VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM NỘI BỘ TVGS 8.1. Quy chế làm việc, quyền hạn và trách nhiệm 8.2. Phân công ký kết văn bản 8.3. Chế độ báo cáo, kiểm tra và ghi chép 9. QUY ĐỊNH VỀ CUNG CẤP VÀ BÀN GIAO HỒ SƠ TÀI LIỆU 10. CHẾ ĐỘ BÀN GIAO TÀI LIỆU HỒ SƠ DỰ THẦU 1. CĂN CỨ LẬP ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT 1.1. Luật xây dựng và luật đấu thầu - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/06/2014. - Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013. 1.2. Các nghị định của chính phủ - Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/04/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. - Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. - Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. - Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. 1.3. Các thông tư của bộ - Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/02/2015 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn. - Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12/01/2015 của Bộ lao động thương binh và xã hội về Quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời giam sử dụng vốn nhà nước. - Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. - Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng: quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. HỒ SƠ DỰ THẦU 1.4. Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng STT Mã hiệu Tên tiêu chuẩn, quy chuẩn I Danh mục tiêu chuẩn thực hiện công tác TVGS thi công xây dựng 1 TCVN 4055 :2012 Tổ chức thi công 2 TCVN 4056:2012 Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng. Thuật ngữ - Định nghĩa 3 TCVN 4087:2012 Sử dụng máy xây dựng . Yêu cầu chung 4 TCVN 4252:2012 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công 5 TCVN 4473:2012 Máy xây dựng - Máy làm đất - Thuật ngữ và định nghĩa 6 TCVN 4517:1988 Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng. Quy phạm nhận và giao máy xây dựng trong sữa chữa lớn. Yêu cầu chung 7 TCVN 5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản 8 TCVN 5638:1991 Đánh giá chất lượng xây lắp. Nguyên tắc cơ bản 9 TCVN 5640:1991 Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản 10 TCVN 9259-1:2012 (ISO 3443-1:1979) Dung sai trong xây dựng công trình - Phần 1: Nguyên tắc cơ bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật 11 TCVN 9259-8:2012 (ISO 3443-8:1989) Dung sai trong xây dựng công trình – Phần 8: Giám định về kích thước và kiểm tra công tác thi công 12 TCVN 9261:2012 (ISO 1803:1997) Xây dựng công trình - Dung sai - Cách thể hiện độ chính xác kích thước – Nguyên tắc và thuật ngữ 13 TCVN 9262-1:2012 (ISO 7976-1:1989) Dung sai trong xây dựng công trình – Phương pháp đo kiểm công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình – Phần 1: Phương pháp và dụng cụ đo 14 TCVN 9262-2:2012 (ISO 7976-2:1989) Dung sai trong xây dựng công trình - Phương pháp đo kiểm công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình Phần 2: Vị trí các điểm đo II Công tác trắc địa 1 TCVN 9360:2012 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học 2 TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Yêu cầu chung 3 TCVN 9399:2012 Nhà và công trình xây dựng - Xác định chuyển dịch HỒ SƠ DỰ THẦU STT Mã hiệu Tên tiêu chuẩn, quy chuẩn ngang bằng phương pháp trắc địa 4 III TCVN 9401:2012 Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình Công tác đất, nền, móng 1 TCVN 4447:2012 Công tác đất. Thi công và nghiệm thu 2 TCVN 9355:2012 Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước 3 TCVN 9361:2012 Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu IV Bê tông cốt thép toàn khối 1 TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu. 2 TCVN 5718:1993 Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước. 3 TCVN 5724:1993 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu. 4 TCVN 5641:2012 Bể chứa bằng bê tông cốt thép - Thi công và nghiệm thu. 5 TCVN 8828:2011 Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên 6 TCVN 9334:2012 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy 7 TCVN 9335:2012 Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy 8 TCVN 9338:2012 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định thời gian đông kết 9 TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu 10 TCVN 9343:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì 11 TCVN 9344:2012 Kết cấu bê tông cốt thép - Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh 12 TCVN 9345:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng HỒ SƠ DỰ THẦU STT Mã hiệu Tên tiêu chuẩn, quy chuẩn ẩm 13 TCVN 9348:2012 Bê tông cốt thép - Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn 14 TCVN 9384:2012 Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng - Yêu cầu sử dụng. 15 TCVN 9391:2012 Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép Tiêu chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu 16 TCVN 9392:2012 Thép cốt bê tông - Hàn hồ quang 17 TCXDVN 239:2006 Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình V Kết cấu gạch đá, vữa xây dựng 1 TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu 2 TCVN 4459:1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng 3 TCXDVN 336:2005 Vữa dán gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử VI Hệ thống cấp thoát nước 1 TCVN 4519:1988 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu. 2 TCVN 5576:1991 Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật 3 TCVN 6250:1997 Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) dùng để cấp nước – Hướng dẫn thực hành lắp đặt. 4 TCXD 76:1979 Quy trình quản lý kỹ thuật trong vận hành các hệ thống cung cấp nước VII Hệ thống cấp điện, chiếu sáng, chống sét 1 TCVN 3624:1981 Các mối nối tiếp xúc điện. Quy tắc nghiệm thu và phương pháp thử 2 TCVN 7997:2009 Cáp điện lực đi ngầm trong đất. Phương pháp lắp đặt 3 TCVN 9208:2012 Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp 4 TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung 5 TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết HỒ SƠ DỰ THẦU STT Mã hiệu Tên tiêu chuẩn, quy chuẩn kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống VIII Danh mục tiêu chuẩn giám sát chất lượng vật liệu; thí nghiệm 1 TCVN 2683-1991 Đất xây dựng. Phương pháp lấy- bao gói và vận chuyển mẫu 2 TCVN 3201-1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn 3 TCVN 5747-1993 Đất xây dựng. Phân loại 4 TCVN 1651-2008 Thép cốt bê tông 5 TCVN 197-2002 Kim loại. Phương pháp thử kéo 6 TCVN 198-2003 Kim loại. Phương pháp thử uốn 7 TCVN 4314-2003 Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật 8 TCVN 6260-2009 Xi măng Pooclăng hỗn hợp. Yêu cầu kỹ thuật 9 TCVN 2682-1999 Xi măng Pooclăng. Yêu cầu kỹ thuật 10 TCVN 4029-1985 Xi măng. Yêu cầu chung về phương pháp thử cơ lý 11 TCVN 4031-1985 Xi măng. Phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và tính ổn định thể tích 12 TCVN 4032-1985 Xi măng. Phương pháp xác định độ bền uốn và nén 13 TCVN 6016-1995 Ximăng. Phương pháp thử. Xác định độ bền 14 TCVN 6017-1995 Ximăng. Phương pháp thử. Xác định thời gian đông kết và độ ổn định 15 TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật 16 TCVN 7570-2006 Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật 17 TCVN 75-72-2006 Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng. Hướng dẫn sử dụng 18 TCVN 337- 1986 Cát xây dựng. Phương pháp lấy mẫu XII Danh mục tiêu chuẩn ATLĐ 1 TCVN 2288:1978 Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất 2 TCVN 2292:1978 Công việc sơn. Yêu cầu chung về an toàn. 3 TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn. 4 TCVN 3147:1990 Quy phạm an toàn trong Công tác xếp dỡ- Yêu cầu chung 5 TCVN 3153:1979 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động- Các khái niệm cơ bản- Thuật ngữ và định nghĩa 6 TCVN 3254:1989 An toàn cháy. Yêu cầu chung HỒ SƠ DỰ THẦU STT Mã hiệu Tên tiêu chuẩn, quy chuẩn 7 TCVN 3255:1986 An toàn nổ. Yêu cầu chung. 8 TCVN 4431:1987 Lan can an toàn. Điều kiện kỹ thuật 9 TCVN 4879:1989 Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn 10 TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng 11 TCVN 5587:2008 Ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện 12 TCVN 8084:2009 Làm việc có điện. Găng tay bằng vật liệu cách điện 13 TCXD 66:1991 Vận hành khai thác hệ thống cấp thoát nước. Yêu cầu an toàn. 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM - Đầu tư: Là bỏ vốn để tạo nên 1 tài sản nào đó. - Dự án: Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định-ở đây là “…………”. - Dự án đầu tư xây dựng công trình: Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. - Quản lý dự án: là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự ván và điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói cách khác, QLDA là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của Dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. - Chủ đầu tư: là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo quy định. - Bên mời thầu: là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. - Nhà thầu: là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định. - Nhà thầu tư vấn: là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. - Nhà thầu cung cấp: là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa. - Nhà thầu xây dựng: là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp. HỒ SƠ DỰ THẦU HỒ SƠ DỰ THẦU 3. QUY ĐỊNH QUAN HỆ CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT VỚI CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN 3.1. Sơ đồ tổng thể mối quan hệ giữa các bên CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN CỦA CĐT CHỦ ĐẦU TƯ TƯ VẤN THIẾT KẾ BQLDA TƯ VẤN GIÁM SÁT NHÀ THẦU CHÍNH NHÀ THẦU PHỤ 3.2. Quy trình phối hợp giữa các bên - Quan hệ giữa TVGS và CĐT:  Bộ phận TVGS hiện trường (Đại diện là Đoàn TVGS) thực hiện chức năng độc lập, chủ động giám sát kỹ thuật theo yêu cầu của CĐT, thực hiện một cách khách quan theo các nội dung ghi trong Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ nghị định về quản lý chất lượng vào bảo trì công trình xây dựng;  Đoàn TVGS có trách nhiệm thường xuyên báo cáo cho CĐT trong công việc GSTC ngoài hiện trường.  Đoàn TVGS lập tiến độ chi tiết và nội dung việc GSTC phù hợp với tiến độ được duyệt để CĐT phê duyệt, đáp ứng các yêu cầu của dự án và giải quyết các tình huống đột xuất trên công trường.  Đoàn TVGS có trách nhiệm thay mặt CĐT theo dõi thực hiện giám sát thi công của Nhà thầu và kiến nghị với CĐT những bất hợp lý trong từng giai đoạn để CĐT nghiên cứu điều chỉnh bổ sung, làm rõ những vấn đề kỹ thuật cần thiết.  Có trách nhiệm báo cáo với CĐT mà không chịu sự phân công của bên thứ ba.  Đoàn TVGS sẽ thực hiện chế độ giao ban với CĐT như sau:a) Hàng tuần vào một ngày theo qui định, trước khi họp giao ban các bên tại hiện trường, TVGS HỒ SƠ DỰ THẦU sẽ chuẩn bị một báo cáo tuần nộp cho CĐT ; b)Hàng tháng TVGS sẽ nộp báo cáo tháng cho CĐT trước cuộc họp giao ban tháng do CĐT hoặc BQLDA tổ chức.  CĐT có thể yêu cầu trực tiếp với TVGS các yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ khi thấy cần thiết nhưng không vượt quá phạm vi công việc và trách nhiệm được duyệt của đề cương này. - Quan hệ giữa TVGS và các NTTC:  Đoàn TVGS đại diện cho CĐT thực hiện công tác giám sát do vậy các Nhà thầu phải tuân thủ chặt chẽ mọi quy định về chất lượng kỹ thuật, tiến độ, khối lượng, an toàn vệ sinh mội trường và các quy trình quản lý chất lượng công trình theo yêu cầu của CĐT và của đề cương này.  Nhà thầu có trách nhiệm nộp báo cáo hàng tuần, hàng tháng cho Đoàn TVGS và CĐT về tình hình thi công tại hiện trường (khối lượng, tiến độ chi tiết và các vướng mắc và phát sinh để kịp thời giải quyết), kế hoạch sẽ triển khai trong thời gian tới. - Quan hệ giữa TVGS và các bên liên quan khác:  Đoàn TVGS đại diện cho CĐT thực hiện công tác giám sát do vậy các Nhà thầu phải tuân thủ chặt chẽ mọi quy định về kỹ thuật, tiến độ và quản lý chất lượng công trình theo yêu cầu của CĐT và của đề cương này.  Với các bên hữu quan có liên quan, quan hệ của TVGS đều thông qua CĐT, được CĐT uỷ quyền làm việc thì mới thực hiện.  Với địa phương : Với các cán bộ thường xuyên lưu trú tại dự án TVGS đều khai báo tạm trú với chính quyền địa phương. 4. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN TƯ VẤN GIÁM SÁT 4.1. Mục tiêu - Đảm bảo công trình được xây dựng đạt yêu cầu chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và đúng với thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Đảm bảo Nhà thầu tuân thủ một cách chặt chẽ với các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm đã được ghi trong hợp đồng. - Tăng hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm một cách hợp lý trong xây lắp. 4.2. Phạm vi công việc TVGS: Tư vấn giám sát gói thầu: Chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng. Tư vấn giám sát bao gồm toàn bộ các nội dung tư vấn giám sát về mặt chất lượng, tiến độ, khối lượng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công của tất cả các công việc do nhà thầu xây lắp thực hiện. a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng, bao gồm: - Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng; HỒ SƠ DỰ THẦU - Giấy phép xây dựng đối với công trình; - Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ; - Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn; - Biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng. b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: b.1) Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu đưa vào công trường: - Kiểm tra nhân lực của Nhà thầu theo đúng hồ sơ đề xuất đã phê duyệt của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục công trình và Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Tất cả các trường hợp khác với hồ sơ đề xuất đều phải được Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư đồng ý bằn văn bản. - Thiết bị thi công của Nhà thầu phải có tên trong danh sách thiết bị đưa vào công trình theo hồ sơ đề xuất được duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ đề xuất đều phải được đồng ý bằng văn bản. b.2) Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công: - Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công phải được thể hiện trong hồ sơ đề xuất, nếu trong hồ sơ đề xuất không có hoặc thiếu, yêu cầu Nhà thầu cung cấp. - Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công không đúng như trong hồ sơ đề xuất thì yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng, nếu Nhà thầu có thay đổi thì phải có văn bản đề nghị và được Chủ đầu tư chấp thuận. b.3) Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình: Các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải có các tài liệu sau: Lý lịch máy, chứng nhận kiểm định an toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do cơ quan có thẩm quyền cấp. b.4) Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng công trình: - Nhà thầu thi công phải đệ trình phương án sử dụng các phòng thí nghiệm hợp chuẩn. - Các cơ sở sản xuất vật tư vật liệu dự định cung cấp cho công trình theo cam kết của Nhà thầu trong hồ sơ đề xuất phải có giấy phép, có các giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp. b.5) Biên bản kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng trên công trường có các nội dung sau: HỒ SƠ DỰ THẦU STT Nội dung kiểm tra Kết quả kiểm tra 1 Hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật chuyên môn có liên quan Đủ Không 2 Hệ thống đảm bảo chất lượng thi công xây dựng trên công trường Có Không 3 Chế độ quy định trách nhiệm về chất lượng thi công Có Không 4 Năng lực của cán bộ quản lý Phù hợp Không 5 Năng lực của cán bộ kỹ thuật thi công Phù hợp Không 6 Chứng chỉ tay nghề của các loại thợ chính Có Không 7 Năng lực của thầu phụ và chế độ quản lý đối với thầu phụ Phù hợp Không 8 Tính pháp lý của bản vẽ thi công Có Không 9 Bảng tổng tiến độ thi công Có Không 10 Biện pháp thi công Có Không 11 Biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường Có Không 12 Chế độ kiểm nghiệm chất lượng thi công Có Không 13 Phòng thí nghiệm hiện trường Chuẩn Không 14 Năng lực trang thiết bị phục vụ thi công Phù hợp Không 15 Điều kiện kho bãi cất giữ và quản lý vật liệu, thiết bị ở hiện trường Đạt Y/C Không 16 Chế độ lập và lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng xây dựng công trình Có Không 17 Các văn bản khác có liên quan c) Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình: - Trước khi đưa vật tư, vật liệu vào công trường: Nhà thầu thi công trình danh mục vật tư, vật liệu theo thiết kế đã được phê duyệt và Đoàn TVGS kiểm soát Nhà thầu đưa đúng những vật tư, vật liệu đó vào công trường. - Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất trước khi đưa vật tư thiết bị vào công trình, phiếu kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, của các tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình. HỒ SƠ DỰ THẦU - Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu thi công cung cấp, Đoàn TVGS sẽ kiến nghi với Chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình, bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do Chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát chỉ định. - Các kết quả kiểm tra, số lượng vật tư vật liệu đưa vào công trình từng thời điểm trong ngày được ghi trong nhật ký công trình, nghiệm thu theo mục 4.4.5 d) Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu (giám sát chất lượng) trong quá trình thi công: d.1) Kiểm tra biện pháp thi công thực tế của Nhà thầu thi công so với hồ sơ đề xuất hoặc biện pháp thi công đã được phê duyệt. - Đoàn tư vấn giám sát kiểm tra và xem xét tất cả các biện pháp thi công chi tiết trong biện pháp thi công do Nhà thầu lập và được phê duyệt. Các biện pháp thi công này Nhà thầu thi công phải tính toán, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và cấu kiện xây dựng trong quá trình thi công, phải tự chịu trách nhiệm về kết quả tính toán đó. - Đối với các biện pháp thi công được Chủ đầu tư chấp thuận là biện pháp đặc biệt thì phải có thiết kế riêng. Đoàn tư vấn giám sát có trách nhiệm giám sát thi công và xác nhận khối lượng đúng theo biện pháp được duyệt. d.2) Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình Nhà thầu thi công triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra phải được ghi nhật ký công trình hoặc biên bản kiểm tra theo quy định. - Việc giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống, được hiểu có nghĩa như sau: Theo đúng quy trình nghiệm thu, tiến độ thi công được duyệt, giám sát sẽ có mặt tại hiện trường để kiểm tra trong suốt quá trình thi công và nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu thi công. Việc kiểm tra nghiệm thu và ghi chép nhật ký công trình diễn ra theo một quy trình nhất định, tuần tự, không thay đổi trong suốt quá trình xây dựng công trình, được gọi là thường xuyên, liên tục, có hệ thống. e) Giám sát khối lượng: e.1. Khối lượng theo hồ sơ dự toán thiết kế (dự toán hồ sơ đề xuất): e.1.1. Khối lượng theo dự toán thiết kế: Dự toán thiết kế được phê duyệt. e.1.2. Khối lượng do thiết kế tính thừa, thiếu: Đối với khối lượng do thiết kế tính thừa hoặc thiếu, thì nguyên tắc xác nhận khối lượng như sau: - Khối lượng thiết kế tính thừa so với bản vẽ thi công thì xác nhận khối lượng thi công đúng theo thực tế thi công. - Khối lượng thiết kế tính thiếu thì xác nhận khối lượng thi công đúng theo dự toán thi công, phần khối lượng do tính thiếu được Nhà thầu thi công đề nghị lên Đoàn giám sát xác nhận riêng. Việc thanh toán khối lượng này sẽ do Chủ đầu tư quyết định. e.2. Khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế: HỒ SƠ DỰ THẦU e.2.1. Khối lượng phát sinh tăng: Với khối lượng phát sinh tăng phải có thiết kế bản vẽ thi công bổ sung đã phê duyệt, Đoàn giám sát xác nhận khối lượng phát sinh tăng trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công bổ sung được duyệt. e.2.2. Khối lượng phát sinh giảm: Cũng tương tự như khối lượng phát sinh tăng, khối lượng phát sinh giảm được xác nhận sau khi được thiết kế đồng ý và Chủ đầu tư phê duyệt. e.3. Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ thiết kế. e.3.1. Các sửa đổi do thiết kế: Các sửa đồi do thiết kế đối với công trình làm thay đổi khối lượng tính toán ban đầu được tính toán xác nhận theo nguyên tắc của phần khối lượng phát sinh tăng giảm nêu ở mục 2. e.3.2. Các sửa đổi do yêu cầu của Chủ đầu tư về chủng loại vật tư, vật liệu. Nguyên tắc tính toán xác nhận khối lượng này cũng như phần nêu ở mục 2. e.4. Khối lượng thi công khác. e.4.1. Khối lượng thi công lán trại, văn phòng công trường: Nhà thầu thi công bố trí lán trại văn phòng công trường và được Đoàn Tư vấn giám sát xác nhận để làm cơ sở thanh quyết toán theo quy định hiện hành. e.4.2. Khối lượng của biện pháp thi công đặc biệt: Biện pháp thi công đặc biệt là biện pháp khác với các biện pháp thông thường đã được tính đến trong định mức xây dựng cơ bản, do vậy để được coi là biện pháp thi công đặc biệt Nhà thầu thi công cần có thỏa thuận trước với Chủ đầu tư phần biện pháp này, và lập dự toán cho biện pháp đó, trình Chủ đầu tư xem xét phê duyệt. Đoàn giám sát chỉ xác nhận khối lượng khi có văn bản chính thức phê duyệt của Chủ đầu tư. e.4.3. Các khối lượng thuộc trực tiếp phí khác và phục vụ thi công trên công trường Đoàn giám sát không xác nhận khối lượng. e.5. Khối lượng hợp đồng trọn gói. Đoàn giám sát sẽ kiểm tra khối lượng công việc của nhà thầu thi công trong hợp đồng, các công việc hoàn thành đúng với công việc của hợp đồng thì Tư vấn giám sát sẽ xác nhận mà không cần xác nhận khối lượng chi tiết. e.6. Trách nhiệm giám sát khối lượng Đoàn giám sát sẽ kiểm tra bảng phân tích khối lượng do nhà thầu thi công lập, đạt yêu cầu trình Chủ đầu tư kiểm tra và duyệt khối lượng thanh quyết toán. f) Giám sát tiến độ: - Đoàn Giám sát theo dõi tiến độ thi công xây dựng, căn cứ tiến độ thi công chi tiết do Nhà thầu thi công lập và đã được phê duyệt. Trong trường hợp xét thấy tổng tiến độ của hạng mục dự án bị kéo dài thì Đoàn Tư vấn giám sát báo cáo với Chủ đầu tư xem xét quyết định. HỒ SƠ DỰ THẦU - Đoàn Tư vấn giám sát thường xuyên yêu cầu Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, thi công đảm bảo đúng tiến độ, định kỳ báo cáo với Chủ đầu tư về tiến độ thi công xây dựng công trình. - Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ với nhà thầu và chủ đầu tư. g) Giám sát an toàn lao động, PCCC và vệ sinh môi trường: Đoàn tư vấn giám sát sẽ căn cứ và Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng và các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành do nhà nước ban hành để giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện, đảm bảo công tác ATLĐ, PCCC và VSMT trong suốt quá trình thi công. -Trong bất kỳ tình huống nào, Nhà thầu thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình. -Đoàn giám sát thường xuyên yêu cầu, cảnh báo Nhà thầu thi công và báo cáo với Chủ đầu tư về những vấn đề có nguy cơ mất an toàn lao động trên công trường: + Bước 1: Kiểm tra biện pháp an toàn chung của Nhà thầu áp dụng cho toàn công trình. + Bước 2: Kiểm tra các tài liệu an toàn về máy móc thiết bị thi công tham gia xây dựng công trình, các tài liệu kiểm định chứng minh sự an toàn của các thiết bị. + Bước 3: Đối với Người lao động:  Kiểm tra tài liệu (số học an toàn) cho người lao động theo nghề phù hợp đối với tất cả công nhân tham gia xây dựng công trình.  Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trước khi khởi công và trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. + Bước 4: Kiểm tra hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cảnh báo an toàn lao động của nhà thầu trong phạm vi toàn công trường. -Trong bất kỳ tình huống nào, Nhà thầu thi công cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình. -Đoàn tư vấn giám sát thường xuyên yêu cầu và cảnh báo Nhà thầu, báo cáo với Chủ đầu tư về những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường trên công trường và khu vực xung quanh. Kiểm tra biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công bao gồm môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường. g.1/. Yêu cầu về công tác VSMT, PCCC, an toàn lao động: Nhà thầu thi công trình biện pháp VSMT, PCCC, an toàn lao động để tư vấn giám sát, chủ đầu tư phê duyệt trước khi triển khai. Căn cứ biện pháp thi công của nhà thầu thi công đã được phê duyệt, TVGS sẽ tổ chức giám sát công tác VSMT, PCCC, an toàn lao động của nhà thầu thi công đảm bảo đúng biện pháp được duyệt. g.1.1/. Các yêu cầu chung: -Không gây ô nhiễm giới hạn cho phép tới môi trường xung quanh: + Không để bụi bẩn bay xa, ổ nhiễm môi trường khu vực. HỒ SƠ DỰ THẦU + Không gây tiếng ồn quá lớn ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh. + Tuyệt đối không xả các yếu tố độc hại ra môi trường. + Không thải nước bẩn, rác thải, phế liệu đất cát ra khu vực dân cư xung quanh. - Không gây nguy hiểm cho dân cư xung quanh: -Không gây sụt lún, nứt đổ cho hệ thống kỹ thuật hạ tầng xung quanh. -Không gây cản trở giao thông trong phạm vi hoạt động địa phương. -Không gây sự cố cháy nổ. g.1.2/. Biện pháp thực hiện: -Nhà thầu thi công cần lập thiết kế tổng mặt bằng thi công trước khi thi công: -Hoàn thành hàng rào che chắn và làm biển báo công trường: + Có rào chắn cao xung quanh công trình và những nơi nguy hiểm. + Có biển báo công trường và những nơi nguy hiểm. + Có cổng ra vào và bố trí người gác 24/24h. -Đảm bảo vệ sinh môi trường: + Vệ sinh an toàn giao thông. + Có phương án vận chuyển cấu kiện vật liệu, phục vụ thi công vào ban đêm và ngoài giờ hành chính theo qui định của địa phương. + Các phương tiện vận chuyển vật liệu phế thải đề được che bạt tránh đổ rơi phế liệu ra đường. + Vệ sinh sạch sẽ các vật liệu rơi vãi, không để mất vệ sinh, bụi bẩn. + Chống bụi. + Yêu cầu đơn vị thi công bố trí 1 đội thu gom phế liệu dọn dẹp công trình trong suốt thời gian thi công. + Chống ồn và rung động quá mức. + Phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công. + Thực hiện các biện pháp an toàn sử dụng điện khi thi công. + Có các thiết bị chống cháy, nổ: Nước chữa cháy, bể cát, bình bọt cứu hỏa… -Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh: + Trong khi thi công có biện pháp bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thống này . + Nhà thầu thi công có trách nhiệm bảo vệ cây xanh thuộc hè phố trước công trình thi công. -Kết thúc thi công: Nhà thầu tiến hành dọn dẹp mặt bằng, chuyển hết phế thải, vật liệu thừa, dỡ bỏ công trình tạm, hoàn trả mặt bằng. g.2. Giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn lao động: g.2.1. Giám sát biện pháp an toàn về trang thiết bị, máy móc: -Những máy móc, thiết bị, đều phải được kiểm tra hoạt động trước khi đưa vào thi công và có bản nội qui quy trình sử dụng máy. Đoàn giám sát yêu cầu Nhà thầu thi công cử cán bộ công nhân có trình độ chuyên môn điều hành máy. Máy móc phải được neo giữ HỒ SƠ DỰ THẦU cẩn thận đề phòng mưa to, gió lớn và bão gây ra. Có thiết bị chống sét chung cho người và máy móc trong thời gian tổ chức thi công. -Trước khi tiến hành thi công phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn của xe máy thiết bị, giàn giáo và trang bị phòng hộ lao động đảm bảo an toàn mới tổ chức thi công. Khi thi công về ban đêm phải đảm bảo đủ ánh sáng. -Đối với máy đầm: Chỉ những người được giao nhiệm vụ mới vận hành máy đầm bê tông.Khi vẫn hành phải chú ý những điều sau đây: + Kiểm tra đường dây điện từ lưới điện đến máy đầm. + Đóng cầu giao xong mới được mở máy, thấy máy rung làm việc mới đưa chày vào bê tông. Không để phần chày ngập sâu quá trong bê tông quá ¾ chiều dày của chày, khi động cươ ngừng làm việc phải rút ngay đầu chày ra khỏi bê tông. + Không để vật nặng đè lên vòi đầm, bán kính cong của vòi đầm < 40cm và không được uốn cong nhiều đoạn. -Đối với xe vận tải chuyển vật liệu bán thành phẩm: -Công nhân điều khiển xe tải chuyên dùng phải tuân theo luật lệ giao thông hiện hành hết sức chú ý khi xe chạy trên đường cắt, xe kéo mooc phải đặc biệt lưu ý khi qua các nút giao thông phải quan sát kỹ trước, sau khi đi qua các nút giao thông. g.2.2. Giám sát biện pháp an toàn cho công nhân thi công: -Tất cả các công nhân kỹ thuật đều phải được kiểm tra sức khỏe, học tập huấn an toàn lao động và đăng kí cá nhân về thực hiện an toàn lao động trước khi làm việc. Công nhân phỉa kiểm tra tay nghề để phân công nhiệm vụ phù hợp với công việc. Những người chưa qua đào tạo sẽ không được vận hành máy móc thiết bị. -Không được dùng chất kích thích ( uống rượu, bia,..) trong giờ làm việc, làm việc trên cao, nơi mất an toàn phải có dây bảo hiểm. Công nhân làm việc trên giáo cao phải đeo dây an toàn, đội mũ cứng, không được dùng các loại dép không có quai hậu, đế trơn. Không được chạy nhảy, cười đùa trên giàn giáo, không được ngồi trên thành lan can. -Yêu cầu đơn vị thi công thực hiện tốt khẩu hiệu “An toàn là bạn, tai nạn là thù” và “An toàn là hạnh phúc của mọi người” -Đối với công nhân xây dựng không chuyên về điện phải phổ biến để có một số kiến thức cơ bản về công tác an toàn khi sử dụng điện. -Thợ vận hành máy thi công điện ở công trường phải được đào tạo và có kiểm tra không mắc các bệnh về tim, mạch, tai, mắt. -Trong quá trình thi công người sử dụng các loại máy móc cần được phổ biến đầy đủ các quy định về an toàn theo luật hiện hành cụ thể như sau: g.2.3. Giám sát biện pháp an toàn khi đổ và đầm bê tông.: Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật kiểm tra lắp đặt ván khuôn, cốt thép cũng như tình trạng của giàn giáo và sàn công tác. Kiểm tra xong phải có biên bản xác nhận. HỒ SƠ DỰ THẦU Khi thi công đổ bê tông ở những phần kết cấu có độ nghiêng từ 30o trở lên phải có dây neo buộc chắc chắn các thiết bị, công nhân phải có dây an toàn. Dùng đầm rung để đầm bê tông phải: -Nối đất vở đầm rung. Dùng dây bọc cách điện nối từ cầu giao đến động cơ điện. -Làm sạch đầm rung lau khô và cuốn dây dẫn khi ngừng làm việc. -Công nhân sử dụng máy phải được trang bị ủng cao cách điện. -Trên công trường phải bố trí tủ thuốc và cán bộ y tế để sơ cứu khi cần thiết. g.2.4. Biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy:  Phương án phòng cháy chữa cháy trong quá trình thi công: Để đảm bảo PCCC, Đoàn TVGS đưa ra một số biện pháp tổ chức thực hiện như sau: -Nhà thầu thi công thành lập ban chỉ huy PCCC do Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm. -Thành lập đội PCCC nghiệp vụ được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi công, lực lượng này tổ chức học tập huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về công tác PCCC. -Trước khi thi công, nhà thầu thi công đăng ký PCCC với đội cảnh sát PCCC địa phương để có thể ứng cứu kịp thời khi có cháy nổ xảy ra. -Bố trí bảng tiêu lệnh chữa cháy, bình và dụng cụ chữa cháy, được đặt tại những vị trí dễ xảy ra cháy nổ, đảm bảo dễ nhìn thấy dễ lấy. các phương tiện trên được hướng dẫn sử dụng cho toàn thể cán bộ công nhân viên tham gia thi công công trình. g.2.5. Biện pháp an toàn về điện: Ngoài việc đảm bảo an toàn cho các thiết bị dùng điện các đường điện dùng trong khu vực thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau: Cầu dao tổng phải đặt ở vị trí thuận lợi có biển báo, có ít nhất 1 cán bộ theo dõi riêng để phát hiện chập cháy đề ngắt mạch kịp thời. Các đường điện nối với thiết bị sử dụng phải dùng dây cáp cao su đi chon cột tạm hoặc chon ngầm.Phần dây chon ngầm qua đường xe chạy phải đặ trong ống kẽm chôn sâu 0,6m. Các đường điện chiếu sang phục vụ sản xuất, bảo vệ phải đi trong dây bọc và thường xuyên được kiểm tra để chống dò điện. trong quá trình hàn nối cốt thép cọc, dầm, sàn phải tưới nước coppha trước và sau khi hàn để chống cháy. g.2.6. Phòng ngừa tai nạn khi vận chuyển: -Khi cẩu chuyển theo phương ngang phải nâng cấu kiện lên cao hơn các vật khác tối thiểu 0,5m. -Khi chuyển những cấu kiện dài trên 6m, để giữ cho các cấu kiện khỏi quay có thế dùng dây chão hay cáp thép nhỏ để buộc giằng giữ điều chỉnh. Nếu trọng lượng của cấu kiện xấp xỉ bằng trọng tải ở tầm với tương ứng của máy trục và độ an toàn của thanh bằng cách cẩu nhấc thử trước lên độ cao thấp nếu thấy an toàn mới cho phép cẩu. -Khi chuyển cấm tuyệt đối người bám vào hoặc ngồi, đứng trên cấu kiện, cũng như cấm gá đặt bất cứ vật gì trên đố nếu không được buộc giữ chắc chắn. HỒ SƠ DỰ THẦU
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan