Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đề cương ôn thi pháp luật môi trường...

Tài liệu đề cương ôn thi pháp luật môi trường

.DOCX
8
3647
123

Mô tả:

1. Phân biệt Luật môi trường và Luật bảo vệ môi trường? Nêu ý nghĩa của việc phân biệt giữa định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng và môi trường theo Luật bảo vệ mổi trường? TRẢ LỜI: Luật môt trường Luật bảo vệ môi trường Khái niêm: Luật môi trường (LMT) là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường. Khái niệm: Luật bảo vệ môi trường (LBVMT) là một lĩnh vực pháp luật gồm các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trước các hoạt động và tác động xấu đến môi trường. Đối tượng điều chỉnh: Đối tượng điều chỉnh của LMT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT. Đối tượng điều chỉnh: Điều 2. Nguyên tắc: Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành, phát triển bền vững, phòng ngừa, người gây ô nhiễm phải trả tiền môi trường là một thể thống nhất. Nguyên tắc: Điều 4. 2. Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam. TRẢ LỜI: - Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định nghĩa là: “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. - Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu; kinh tế-xã hội-môi trường. - Cơ sở xác lập nguyên tắc này được xác lập trên những cơ sở sau: Tầm quan trong của MT và phát triển Mối quan hệ tương tác giữa MT và phát triển. - Yêu cầu của nguyên tắc: Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 5 của tuyên bố Rio De Janeiro). Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất. 3. Hãy phân biệt nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng? Cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau này. TRẢ LỜI: Nguyên tắc phòng ngừa - Cơ sở xác lập: Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục. Có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa. - Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT (đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn). - Yêu cầu của nguyên tắc: Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT. Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro. Nguyên tắc thận trọng - Nguyên tắc thận trọng là nguyên tắc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính trong các điều kiện không chắc chắn. - Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người có thể lường trước được. Những rủi ro không thể chắc chắn hoặc không chắc chắn xảy ra (chưa được chứng minh về khoa học và thực tiễn). - Yêu cầu của nguyên tắc: Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro. VD: việc phải lựa chọn 1 trong 2 dự án công trình thuỷ điện Sơn La: Sơn La cao và Sơn La thấp => QH đ ã chọn Sơn La thấp vì Sơn La cao có nguy cơ gây vỡ đập => Đ ập thu ỷ điện Hoà Bình vỡ theo => Hà Nội sẽ bị chìm trong biển nước (hiệu ứng Domino). 4. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được xem và trường hợp nào không được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)? Giải thích tại sao?  Thuế bảo vệ môi trường.  Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.  Phạt vi phạm hành chính về môi trường.  Thuế tài nguyên.  Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.  Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.  Lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản. 5. Hãy so sánh tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường? TRẢ LỜI: Tiêu chuẩn môi trường - Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. - Nguyên tắc, phương thức áp dụng: được áp dụng trên cơ sở tự nguyện. Toàn bộ hay 1 phần tiêu chuẩn trở thành bắt buộc khi được viện dẫn trong quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường - Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. - Nguyên tắc, phương thức áp dụng: quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Được sử dụng cho đánh giá sự phù hợp. 6. So sánh hoạt động đánh giá môi trường chiến lược với hoạt động đánh giá tác động môi trường? 7. So sánh hoạt động đánh giá tác động môi trường với kế hoạch bảo vệ môi trường? 8. Hãy so sánh chế độ sở hữu, quản lý nhà nước của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 9. Giải thích nghĩa vụ cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS quốc gia theo nghị định thư MONTREAL 1987. Cho ví dụ. 10. Trình bày các nội dung chủ yếu của Luật Quốc tế về chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. 11.So sánh khái niệm “di sản văn hoá” theo Luật Di sản văn hoá và Công ước Heritage. 1. Luật môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường. 2. Luật môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 3. Mọi sự tác động của các chủ thể vào các yếu tố môi trường đều làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường. 4. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại dựa trên cơ sở đảm bảo cân đối, hài hoà giữa kinh tế-xã hội-môi trường. 5. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. 6. Quyền con người được sống trong một môi trường trong lành hiện nay chưa được ghi nhận trực tiếp trong Hiến pháp nước ta. 7. Nguồn của Luật môi trường chỉ bao gồm các văn bản pháp luật Việt Nam về môi trường. 8. Những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường. 9. Báo cáo môi trường quốc gia và báo cáo ĐTM đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập. 10. Mọi báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. 11. Mọi báo cáo ĐMC và ĐTM đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. 12. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định đồng thời là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM. 13. Pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải và phế liệu. 14. Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất thải nguy hại. 15. Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường. 16. Mọi tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường đều bắt buộc áp dụng. 17. Tiêu chuẩn môi trường luôn được các tổ chức áp dụng tự nguyện để bảo vệ môi trường. 18. Tiêu chuẩn môi trường do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và công bố. 19. Mọi quy chuẩn ký thuật môi trường do bộ TN & MT ban hành. 20. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải giống nhau ở tất cả các tỉnh thành. 21. Quy chuẩn ký thuật môi trường có giá trị bắt buộc trong phạm vi cả nước. 22. Mọi thông tin môi trường đều phải được công khai. 23. Tất cả các dự án do cơ quan nhà nước thực hiện đều phải đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). 24. ĐMC chỉ áp dụng đối với việc lập mới các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phụ lục I NĐ 18/2015/NĐ-CP. 25. ĐMC được thực hiện sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. 26. Mọi dự án đầu tư đều phải tiến hành ĐTM trước khi đi vào hoạt động. 27. Chủ dự án có thể tự lập báo cáo ĐTM. 28. Tất cả các báo cáo ĐTM đều có thể thẩm định thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan tổ chức có liên quan. 29. Mọi trường hợp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt đều phải lập lại báo cáo ĐTM. 30. Hoạt động ĐTM kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM. 31. Thực hiện báo cáo ĐTM là thực hiện ĐTM. 32. Kế hoạch bảo vệ môi trường chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư không phải lập báo cáo ĐTM. 33. Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất. 34. Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ô nhiễm môi trường. 35. bộ TN & MT là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường. 36. Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm. 37. Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải. 38. Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại tại bộ TN & MT . 39. Sở TN & MT là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 40. Một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại là phải có báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. 41. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động xử lý chất thải nguy hại đều phải có giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 42. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện đều bị cấm theo quy định của pháp luật môi trường. 43. Chỉ có tổ chức, cac nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì mới được nhập khẩu phế liệu. 44. Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường. 45. Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khắc phục sự cố. 46. Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. 47. Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng. 48. Chỉ có uỷ ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng. 49. Tổ chức kinh tế cũng được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng để sản xuất kinh doanh. 50. Chỉ có ban quản lý mới được nhà nước giao rừng phòng hộ. 51. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh. 52. Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng sẽ đợc bồi thường khi nhà nước thu hồi rừng. 53. Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB. 54. Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật. 55. Khi động vật rừng tấn công đe doạ tính mạng, tài sản của người dân thì họ có quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ. 56. Nguồn lợi thuỷ sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước địa diện chủ sở hữu. 57. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thuỷ sản gần bờ để đảm bảo hiệu quả kinh tế. 58. Mọi trường hợp đánh bắt thuỷ sản đều bắt buộc phải có giấy phép theo quy định của Luật thuỷ sản. 59. Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật tài nguyên nước. 60. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả thải. 61. Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. 62. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan