Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Đề cương ôn thi HK 1 môn Ngữ văn12 ...

Tài liệu Đề cương ôn thi HK 1 môn Ngữ văn12

.DOC
41
519
87

Mô tả:

Đề cương ôn thi HK 1 môn Ngữ văn12 Để giúp cho học sinh có thêm tư liệu ôn tập kiến thức trước kì kiểm tra học kỳ sắp diễn ra. Mời các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo Đề cương ôn thi HK1 môn Ngữ văn năm học 2011-2012 dưới đây để nắm kiến thức về đặc điểm văn học VN từ CMT8 1945-1975, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đặc điểm văn Việt Nam học,...
Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN-NĂM HỌC 2011-2012 CHUYÊN ĐỀ 1: TÁI HIỆN KIẾN THỨC CƠ BẢN (câu 2điểm) Câu 1: Nêu các đặc điểm văn học VN từ CMT8 1945-1975.Thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn? Gợi ý: +VHVN 45-75 có 3 đặc điểm : -Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng CM hoá,gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. -Nền văn học hướng về đại chúng. -Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. +Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn -Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:VH đề cập đến những vấn đềcó ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc.Nhân vật chính là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách,phẩm chất và ý chí của dân tộc,tiêu biểu là cho lí tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân.Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca,trang trọng và đẹp một cách tráng lệ,hào hùng. -Cảm hứng lãng mạn.:là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng.Cảm hứng lãngạn trong văn học giai đoạn này chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới,ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.) Câu 2:Đặc điểm văn Việt Nam học giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX. Gợi ý: -Từ 1975 và nhất là từ 1986,văn học Việt Nam từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới.Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài,chủ đề;phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật;cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy. -Văn học đổi mới cách nhìn nhận,cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, khám phá con người trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp,thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống,kể cả đời sống tâm linh. -Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong,quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường. -Tuy nhiên,bên cạnh những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng cũng nảy sinh những biểu hiện quá đà,thiếu lành mạnh. Năm học 2011-2012 1 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung Câu 3:Phong cách nghệ thuật HCM? Gợi ý: Phong cách nghệ thuật HCM vô cùng độc đáo và đa dạng.Nhìn chung, ở mỗi thể loại văn học,từ văn chính luận,truyện,kí đến thơ ca,HCM đều tạo được nh ững nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. -Văn chính luận:thường ngắn gọn,tư duy sắc sảo,lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng đầy sức thuyết phục,giàu tính luận chiến và đa d ạng về bút pháp.Các tp tiêu biểu:Tuyên ngôn độc lập,lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,bản án chế độ thực dân -Truyện và kí :nhìn chung rất hiện đại,thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ,nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hóm hỉnh,hài hước của phương Tây.Các tp tiêu biểu:Vi hành,những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ,lời than vãn của bà Trưng Trắc. -Thơ ca: Đây là lĩnh vực nổi bật ,thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật HCM.Những bài thơ tuyên truyền cách mạng thường giản dị,mộc mạc,dễ nhớ,dễ thuộc,có sức tác động trực tiếp đến người đọc,người nghe. Đa số những bài thơ nghệ thuật của Người có sự kết hợp chặt chẽ giữa bút pháp cổ điển và hiện đại,ngôn ngữ hàm súc,thâm thuý,hài hoà giữa tính trữ tình và tính chiến đấu.Tiêu biểu tập “nhật kí trong tù”. Câu 4:Giá trị lịch sử,giá trị văn học của "Tuyên ngôn độc lập? Gợi ý: -Giá trị lịch sử : +TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn:là lời tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân,phong kiến,là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới,là mốc son mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên toàn nước ta. +Văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn để công bố với toàn thế giới, đặc biệt là những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm một lần nữa nô dịch nước ta.Cũng vào thời gian đó,nhà cầm quyền Pháp tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa của Pháp,bị quân Nhật xâm chiếm,nay Nhật đã đầu hàng.vậy Đông Dương đương nhiên thuộc quyền “bảo hộ” của Pháp.Bản Tuyên ngôn độc lập đã cương quyết bác bỏ luận điệu này. -Gía trị văn học: - Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm chính luận đặc sắc.Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm đư ợc thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác đáng, ng ôn ngữ hùng hồn, đ ầy cảm xúc -Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn tâm huyết của HCM,hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của dân tộc ta. Câu 5: Trong bản “Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003”, Tổng thư ký Liên hợp quốc Cô-phi An-nan đã kêu gọi mọi người có thái độ như thế nào trong cuộc chiến chống HIV/AIDS? *Gợi ý: -Trong bản “Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003”, Tổng thư ký Liên hợp quốc Cô-phi An-nan đã kêu gọi các quốc gia và tổ chức “phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hang đầu của chương Năm học 2011-2012 2 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế”; phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong hành động. Với mọi người, ông kêu gọi: - Công khai lên tiếng về AIDS, đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu. - Không vội vàng phán xét đồng loại của mình. - Không kì thị và phân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS. - Không ảo tưởng về sự bảo về bằng cách dựng lên hàng rào ngăn cách với người bị nhiễm HIV. - Sát cánh cùng nhau trong cuộc chiến chống HIV. Câu 6:Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và nhận xét ngắn gọn về giá trị nghệ thuật bài thơ? * Gợi ý: - Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, hoạt động từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thanh Hoá. Thành phần của đoàn quân đa số là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên.Họ yêu nước và có một tâm hồn hào hoa,lãng mạn. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Việt Nam. Quang Dũng chính là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến. - Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị mới. Vào một đêm tại Phù Lưu Chanh, nhớ đống đội cũ, Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến. Bài thơ có tên gọi ban đầu: Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tây Tiến. (in trongtập "Mây đầu ô")). - Giá trị nghệ thuật ; Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Câu 7: Nêu ý nghĩa của bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của tác giả Phạm Văn Đồng? Gợi ý: Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước, với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.Bài viết của ông vì thế đã có tác dụng định hướng cho người đọc trong việc tiếp cận cái hay ,cái đẹp trong văn thơ NĐC,khẳng định vị trí của ông trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Câu 8:Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? Gợi ý: -Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, quan tâm thể hiện những vấn đề lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của cách mạng và con người cách mạng. - Thơ Tố Hữu tràn đầy cảm hứng lãng mạn luôn hướng người đọc tới một chân trời tươi sáng. Năm học 2011-2012 3 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung - Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào ,tha thiết, giọng của tình thương mến. Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng đã được thể hiện như những vấn đề của tình cảm muôn đời. - Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc không chỉ trong nội dung mà còn trong nghệ thuật biểu hiện: các thể thơ và thi liệu truyền thống được sư dụng nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, vần điệu phong phú, nhạc tính dồi dào. Câu 9:Giới thiệu đôi nét về đoạn trích “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân? -Hoàn cảnh sáng tác : - Tùy bút “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, gồm 15 tùy bút. Đây là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc vào năm 1958. - Xuất xứ: Trích từ tùy bút “Sông Đà” (1960) -Nội dung: + Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua hình ảnh của Sông Đà hung bạo- trữ tình. + Vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc qua hình ảnh của những người lái đò trên sông. - Chủ đề: Tác phẩm thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc của nhà văn. Câu 10:Thế nào là qúa trình văn học?Nêu các quy luật vận động của quá trình văn học? a.Qúa trình văn học: là sự hình thành, tồn tại, thay đổi, biến chuyển của toàn bộ đời sống VH .( Tác giả, tác phẩm, trào lưu, khuynh hướng, các tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, xuất bản, phát hành, tiếp nhận VH b.Quy luật vận động của QTVH - Quy luật văn học gắn với đời sống: (Thời đại nào thì văn học ấy,những biến động của lịch sử xã hội thường tạo nên những chuyển biến trong lịch sử phát triển của văn học.) - Quy luật kế thừa và cách tân: - Quy luật bảo lưa và tiếp biến. CHUYÊN ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Đề 1: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. * Gợi ý: I. Mở bài:Thời gian là tài sản vô giá của con người.Mỗi phút giây,mỗi ngày đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người.Vì vậy,có ý kiến cho rằng:"Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên." Năm học 2011-2012 4 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung II. Thân bài: 1. Giải thích ý kiến - Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người. - Thực chất, ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quí giá; đừng để lãng phí thời gian. 2. Bình luận: -Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc - Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội: học tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn. - Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn. - Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày. III.Kết bài: Bài học nhận thức và hành động : - Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quí trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí. - Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày trong cuộc sống. Đề 2: Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau : “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quí giá khác nữa”. (Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90) I.MB:Giới thiệu vai trò của niềm tin và dẫn dắt câu nói. II. Thân bài: 1. Giải thích: Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân. Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin. 2. Bình luận: - Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu. Năm học 2011-2012 5 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung - Khi mất tự tin: + Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan... + Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống. - Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân. - Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin. Niềm tin vào bản thân : là niềm tin cần thiết nhất trong tất cả các niềm tin, bởi nền tảng của thành công thật sự là bền vững là chỉ có thể dựa vào chính mình chứ không phải vào cái gì khác.Đánh mất niềm tin vào bản thân là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quí giá nhất như cơ hội, hạnh phúc, tình yêu … thất vọng. Con người tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh của mình tất yếu sẽ biết đón nhận và vượt qua khó khăn để đến bờ thành công và hạnh phúc. III. Kết bài: Con người tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh của mình tất yếu sẽ biết đón nhận và vượt qua khó khăn để đến bờ thành công và hạnh phúc. Đề 3: "Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích." Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. I. MỞ BÀI Cuộc sống không phải lúc nào cũng sống cho ta mà nhiều khi phải biết sống vì người khác.Nhận định:"Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích" đã thể hiện rõ vấn đề trên. II. THÂN BÀI - Giải thích : + Người nổi tiếng : là người có tiếng tăm được nhiều người biết đến. + Người có ích : là người có cuộc sống có ích, có ý nghĩa, cũng cần thiết và có giá trị đối với người khác, gia đình, xã hội. + Ý kiến là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của con người : hãy sống với một mục đích sống chân chính đừng cố gắng theo đuổi tiếng tăm, danh vọng mà hãy quan tâm đến giá trị của cuộc sống, nhất là với mọi người. - Bình luận: : + Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng : × Tiếng tăm, danh vọng : thường không phải là mục đích cao đẹp nhất của cuộc sống. Năm học 2011-2012 6 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung × Danh vọng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạo đức và đẩy con người ta vào tội lỗi. × Để cố trở thành người nổi tiếng có những người đã đi vào những con đường bất chính, sử dụng những phương cách xấu xa. Do đó, nổi tiếng như thế chỉ là vô nghĩa. + Trước hết, hãy là người có ích : × Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộc sống. × Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trị cuộc sống. × Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của họ là cần thiết, có giá trị, có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội. Ngay cả trong quan niệm của người xưa về “chí nam nhi”, chữ “danh” (Phải có danh gì với núi sông) luôn gắn với thực chất của hành động (Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ). + Nổi tiếng cũng có mặt tốt, có tác dụng tốt. Tiếng nói của người nổi tiếng thường có tác động nhiều hơn, lớn hơn đối với người khác, xã hội. + Nhưng đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người nổi tiếng bằng mọi cách vì điều đó mang lại nhiều tác hại. Hãy để cho tiếng tăm được đến một cách tự nhiên bằng hành động có thực chất: hữu xạ tự nhiên hương. + Làm sao để là người có ích : × Hãy sống có lý tưởng; × Hãy sống có đạo đức, có trách nhiệm; × Hãy sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng; + Ý kiến này là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thực trong cuộc sống con người. Giải quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổi tiếng và có ích, của danh và thực, người ta sẽ dễ có cuộc sống bình an, hạnh phúc, chân chính. III. KẾT BÀI: Đây là một ý kiến có giá trị đúng đắn. Đồng thời nó cũng là một lời khuyên rất có tính thời sự, nhất là trước hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nay đang có xu hướng tìm sự nổi tiếng bằng mọi giá. Đề 4: Bàn về giá trị của việc đọc sách, Gor- ki nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách ra khỏi con thú để lên tới gần con người”. Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) quan điểm của anh/ chị về ý kiến trên. *Gợi ý: Mở bài: - Đọc sách mang lại những giá trị tốt đẹp - Dẫn câu nói của Gor-ki Thân bài: 1. Giải thích ý kiến Năm học 2011-2012 7 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung - Nội dung trực tiếp: sách giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống xứng đáng với danh hiệu con người. - Thực chất: khẳng định giá trị của sách và việc đọc sách 2. Bàn luận về giá trị của sách và việc đọc sách: - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người + Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại + Sách là kết quả của lao động trí tuệ + Sách có sức mạnh vượt không gian và thời gian - Tác dụng của sách và việc đọc sách: + Sách đưa người đọc đến những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh về vũ trụ bao la, những đất nước và những dân tộc xã xôi. + Sách giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng, giúp con người vươn lên sống xứng đáng với danh hiệu Con người – biết yêu cái Đẹp và lẽ phải. + Những vĩ nhân của nhân loại đều vươn lên ánh sang văn hoá bằng con đường đọc sách – tự học qua sách + Đọc sách là một cách giải trí lành mạnh và bổ ích - Phê phán hiện tượng lười đọc sách và thiếu lựa chọn 3. Bài học nhận thức và hành động: - Đọc sách mang lại lợi ích nên phải biết chọn sách để đọc, biết học hỏi và làm theo những điều tốt đẹp trong sách. - Sách rất quan trọng nhưng chỉ học trong sách vở thì chưa đủ mà phải biết học cả trong thực tế cuộc sống Kết bài: - Mỗi người cần rèn luyện cho mình niềm đam mê đọc sách Đề 5: Anh, Chị hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích: Nhật ký Đặng Thùy Trâm) *Gợi ý: Mở bài: - Cuộc sống không phải là một con đường bằng phẳng mà nó luôn tồn tại những khó khăn, thử thách .Điều quan trọng là thái độ của chúng ta đối với những khó khăn đó. - Trích dẫn câu nói của Đặng Thùy Trâm. Thân bài: 1. Giải thích: - Giông tố xét về nghĩa gốc là những hiện tượng tự nhiên dữ dội,ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và sản xuất.. - Nghĩa chuyển là những gian nan, thử thách trong cuộc sống nhưng con người không được cúi đầu, khuất phục. 3. Bàn bạc, khẳng định, mở rộng vấn đề: - Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Gian nan thử thách chính là môi trường tôi luyện con người - Sống có nghị lực và bản lĩnh, con người sẽ dễ dàng vượt qua gian nan thử thách. Năm học 2011-2012 8 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung - Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. - Suy nghĩ về bản thân: Trong học tập, trong cuộc sống, bản thân phải luôn có ý thức vượt khó, vươn lên. Cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần thất bại hay vấp ngã càng phải dũng cảm đứng dậy, không được chán nản hay bi quan, buông xuôi. - Cuộc sống chiến đấu lao động của con người Việt Nam. - Những tấm gương vượt qua nghịch cảnh trong đời thường. Kết bài: - Nhận định về ý kiến của Đặng Thuỳ Trâm - Cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần thất bại hay vấp ngã càng phải dũng cảm đứng dậy, không được chán nản hay bi quan, buông xuôi. Đề 6: Suy nghĩ của anh/chị về lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên hiện nay.(Bài viết không quá 400 từ) Gợi ý: MB -Thanh niên ở thời đại nào cũng là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.Tuy nhiên,trong cuộc sống hiện đại ngày nay,không ít thanh niên đang có lối sống buông thả,hưởng thụ,không cần biết đến ngày mai như thế nào. TB - Đã qua rồi thời của những thế hệ thanh niên nối tiếp nhau lên đường ra trận, để rồi sự hi sinh của họ được đền đáp bằng nền độc lập tự do của đất nước.Ngày nay,cs đang ngày một hiện đại,chất lượng sống ngày một nâng cao, đất nước đạt nhiều thành tựu nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít thử thách. Đa số thanh niên đều ý thức được vai trò của mình,ra sức học tập vì ngày mai lập nghiệp. - Thế nhưng, không ít thanh niên đang rơi vào lối sống sai lầm:thích hưởng thụ,sống lêu lổng,buông thả để rồi dẫn tới con đường tội phạm.Không khó để tìm thấy một em học sinh còn nhỏ tuổi đã hút thuốc,uống cà phê,xài điện thoại hoặc nghiện internet.Lớn hơn một chút thì nhậu nhẹt,suốt ngày chăm lo sắc đẹp hay nhảy nhót quay cuồng ở vũ trường.Một bộ phận thanh niên sống không mục đích,không lí tưởng,sống hưởng thụ và không nghĩ tới người khác... - Điều đáng buồn là bộ phận thanh niên này đang ngày một gia tăng.Phần lớn những người nghiện hút,vi phạm luật giao thông,vi phạm pháp luật đều là thanh niên học sinh.Lẽ ra,họ phải ngồi trên ghế nhà trường để học tập hoặc lao động trong các nhà máy thì họ lại tụ tập quán xá,vũ trường,thậm chí ngồi tù.Khi họ thức tỉnh thì mọi cái đã muộn.Nỗi đau không chỉ riêng họ mà cả gia đình và xã hội. -Lối sống đó cần phải lên án.Những thanh niên như thế cần sớm thức tỉnh trước khi quá muộn. -Chúng ta là những học sinh, điều quan trọng nhất là học tập và rèn luyện để có tương lai tốt đẹp và cống hiến cho xã hội.Bên cạnh đó,chúng ta cũng cần “nối vòng tay lớn” để giúp những thanh niên lầm đường lạc lối sớm trở về với cuộc sống đời thường. Đề 7:Có ý kiến có rằng:Việc học cũng như con thuyền trên dòng nước ngược,nếu không tiền ắt phải lùi. Trình bày quan điểm của anh chị về ý kiến trên(bài viết không quá 400 từ). Năm học 2011-2012 9 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung MB:Học thức là kho báu lớn nhất của con người.Nhưng việc học tập để có được kho báu ấy thì hoàn toàn không đơn giản.Vì vậy,có ý khiến cho rắng:" Việc học cũng như con thuyền trên dòng nước ngược,nếu không tiền ắt phải lùi." TB: 1.Giai thích ý kiến: -Đây là hình ảnh so sánh. +Về nghĩa đen:dòng nước ngược là dòng nước chảy ngược lại với chiều tiến của con thuyền,vì vậy đó là trở ngại đối với người chèo thuyền,đòi hỏi phải vận dụng công sức và sự khôn khéo để vượt qua.Nếu không sẽ trôi theo dòng nước. +Nghĩa bóng:Đối với việc học,đó là những vất vả,chông gai,thách thức trên con đường chiếm lĩnh tri thức.Phải luôn vượt qua khó khăn để có những kết quả tốt. 2.Bình luận: -Việc học có muôn vàn khó khăn thử thách.Tri thức thì vô biên mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. -Trên con đường đó,để có thể có được tri thức chỉ có một con đường:cố gắng phấn đấu bước qua những khó khăn trở ngại,không được dừng bước,không được dừng lại nghỉ ngơi hưởng thụ chút ít rồi đi tiếp,cũng không được lùi bước.Nếu dừng lại thì sẽ bị dòng kiến thức bỏ lại phía sau,cũng như con thuyền nhất định phải tiến nếu không dòng nước ngược sẽ cuốn trôi. -Việc học khó khăn nhưng khi vượt qua được nó sẽ là những tháng ngày êm đẹp,ngọt ngào.Đó là khi con thuyền vượt qua dòng nước chảy ngược để tới dòng nước phẳng lặng,êm trôi. -Điều đáng buồn là nhiều người vẫn không hiểu qui luật đó,nhất là nhiều bạn trẻ hiện nay. 3.Chứng minh:hs lấy ví dụ chứng minh,một người miệt mài đèn sách,không quản khó khăn,nỗ lực hết mình để vượt qua những chông gai thử thách,cuối cùng có kết quả tốt,Ngược lại,người khác chùn bước trước khó khăn,vừa học vừa chơi...kết quả là không thể chiếm lĩnh được tri thức,càng ngày càng bị lùi bước và sẽ không có thành công. KB: -Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề. -Rút ra bài học kinh nghiệm:cần phải nỗ lực trước mọi khó khăn của con đường học vấn để ngày sau có những kết quả tốt. Đề 8: Trình bày quan điểm của anh (chị) về nhận định sau: Tình thương là hạnh phúc của con người. Bài viết không qúa 400 từ. 1. Mở bài: Dân tộc có truyền thống tương thân tương ái.Vì vậy.tình người trở thành vẻ đẹp của con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.Tình thương trở thành phẩm chất cũng như lẽ sống của mỗi người.Có ý kiến cho rằng:" Tình thương là hạnh phúc của con người". 2. Thân bài: a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người. -Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt) Năm học 2011-2012 10 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung -Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt) b.Bình luận: -Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người? + Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. + Như vậy tình thương mang lại cảm giác sung sướng,thoải mái,thỏa mãn mọi ý nguyện,làm cuộc sống trở nên ấm cúng,đẹp đẽ. - Trong phạm vi gia đình: + Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình. + Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ. + Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc. + Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình. - Trong phạm vi xã hội: + Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa. + Tình thương là truyền thống đạo lí: "Thương người như thể thương thân"; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc. + Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại. -Cuộc sống không có tình thương là một cuộc sống bất hạnh và đáng ghê sợ. -Được người thương yêu là hạnh phúc nhưng cũng phải biết thương người để hài hòa giữa cái chung và cái riêng,giữa ca nhân và tập thể,giữa nhận và cho. -Phê phán lối sống vô cảm,không có tình thương,ích kỉ,chỉ lo cho bản thân mình... c/Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người: + Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình. + Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình. d. Liên hệ bản thân: Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương. 3. Kết bài: - Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới. - Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng… Năm học 2011-2012 11 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung Đề 9: Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: Sống là không chờ đợi GỢI Ý: A/ Mở bài : Một cuộc sống với thực tại và sống không chờ đợi đang là một phương pháp sống đầy tích cực và chủ động của mỗi người mà đặc biệt của thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại và văn minh. B/ Thân bài : 1/ Giải thích: Vậy,thế nào là sống không chờ đợi? - Là sống không thụ động, không dậm chân tại chỗ, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, không dựa dẫm, trông chờ vào người khác.. - Không ảo tưởng và đắm mình vào quá khứ, sống với hiện tại trước mắt và không ỉ lại… à Đó là bản chất của cuộc sống hiện đại. 2/ Phân tích- chứng minh,bình luận: Thực trạng về lối sống của thế hệ trẻ hiện nay: thể hiện ở hai xu hướng a. Thực trạng: - Năng động, cầu tiến , có trách nhiệm …à tích cực - Sống vội, sống gấp, sống thực dụng , sống ươn hèn, ỉ lại…à tiêu cực. b. Nguyên nhân: - Phụ thuộc vào trình độ nhận thức và ý thức của từng người. - Do giáo dục của gia đình. - Do tác động của xã hội. c.Hậu quả của lối sống ươn hèn, ỉ lại: - Sống không mơ ước à dễ trì trệ , lạc hậu, tự đánh mất tương lai và thậm chí rơi vào bi kịch. 3/ Bài học nhận thức - Biết không ngừng phấn đấu học tập và làm việc để xây dựng tương lai vững chắc. - Biết sống năng động, sáng tạo và tận dụng thời gian một cách có ích. - Không thỏa mãn những gì đã có và không sống trong tưởng tượng. C/ Kết bài : - Sống không chờ đợi là một lối sống tích cực cần được phát huy. - Tùy vào hòan cảnh, điều kiện để tự xây dựng cho mình một quan điểm, một lối sống tích cực cho phù hợp với bản thân. - Phải biết kiên trì và nhẫn nại để đi đến thành công Đề 10: Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận (Euripides) Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên? GỢI Ý: A. Mở bài: - Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận. - Trích dẫn câu nói B. Thân bài 1/ Giải thích ý nghĩa của câu nói:“Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?” - Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?” Năm học 2011-2012 12 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung - Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người. 2/ Bình luận: - Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống). - Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. - Bàn luận mở rộng vấn đề: Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của XH. 3. Bài học nhận thức: Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, XH: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong GD mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng…. C.Kết bài: - Khắng định lại ý nghĩa của câu nói. CHUYÊN ĐỀ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (câu 5 điểm) Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến qua đoạn thơ sau: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thăm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” (Trích “Việt Bắc”- Tố Hữu) Gợi ý: A. Mở bài: - giới thiệu tác giả, tác phẩm - Vị trí và nội dung chủ yếu của đoạn trích B. Thân bài. - Bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương: Năm học 2011-2012 13 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung + không gian rộng lớn “những đường VB” + thời gian dài đằng đẵng “đêm đêm” + khí thế sôi sục “như là đất rung”. - Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận vừa hào hùng vừa lãng mạn. + Hào hùng: từ láy “điệp điệp trung trùng”: bước đi của đoàn quân đông đảo. mạnh mẽ như những đợt sóng. + Lãng mạn: “ánh sao đầu súng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ lí tưởng của Đảng dẫn đường chỉ lối cho các chiến sĩ. - Hình ảnh những đoàn dân công phục vụ chiến đấu với ý chí phi thường, sức mạnh to lớn: “đỏ đuốc”, “bước chân nát đá” -Niềm lạc quan tin tưởng vững chắc “trường lì kháng chiến nhất định thắng lợi”: đối lập bóng tối và ánh sáng “nghìn đêm thăm thẳm” (những đêm trời nô lệ) >< “đèn pha bật sáng” (tự do, tương lai tươi sáng) - Nghệ thuật: + Sử dụng từ láy + Nghệ thuật đối lập (ánh sáng- bóng tối) C. Kết bài: - Đánh giá chung về giá trị của đoạn thơ so với toàn bài - Đoạn thơ đã tái hiện khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến. Câu 2: Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về mình có nhớ ta ? Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Trích "Việt Bắc"-Tố Hữu-SGK ngữ văn 12 tập 1) Gợi ý:: A.Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm - Giới thiệu vị trí và ý nghĩa khái quát của đoạn trích + Đoạn thơ là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm: thể hiện một cách tập trung vẻ đẹp, giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. + Đoạn thơ không chỉ thể hiện nỗi nhớ tha thiết bồi hồi giữa kẻ ở người đi, giữa người cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc mà còn tạo nên bộ tứ bình độc đáo của thiên nhiên vùng rừng núi chiến khu. B. Thân bài: * Ý nghĩa của 2 câu thơ mở đoạn - Nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm. Đây là nỗi nhớ của người về hướng tới “những hoa cùng người”- hướng tới thiên nhiên và con người Việt Bắc. - Hai câu thơ mang giai điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng (cặp từ “ta”, “mình”) là cảm hứng chủ đạo tạo nên các cung bậc nhớ cụ thể và cảnh vật cụ thể hữu tình của cảnh và người ở 8 câu thơ sau. * Vẻ đẹp của bức tranh tứ bình qua 8 câu thơ tiếp theo - Mùa đông: + Màu xanh bất tận của rừng già + màu đỏ tươi của hoa chuối (ấm áp, xua tan sự u tối, lạnh lẽo của núi rừng mùa đông)=> nghệ thuật phối màu tài tình + Con người: trong tư thế vững chãi, làm chủ núi rừng - Mùa xuân: màu trắng tinh khiết của hoa mơ làm sáng bừng, đầy sức sống cho núi rừng. Năm học 2011-2012 14 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung + Con người: cần cù, tỉ mỉ, khéo léo (chú ý cụm từ chuốt từng sợi giang) - Mùa hè: + Không chỉ có màu sắc (màu vàng của rừng phách) mà còn có cả âm thanh của tiếng ve. Tiếng ve kéo theo sự chuyển động của thời gian (chú ý từ đổ- được xem là nhãn tự)-> đất trời nhuốm màu vàng. + Con người: không đơn độc mà gắn bó với thiên nhiên, duyên dáng, chịu thương chịu khó. - Mùa thu: + Khung cảnh lãng mạn của ánh trăng, hòa bình-> dịu êm, bình yên. + Con người: tình tứ, thủy chung và son sắt với cách mạng => bức tranh thiên nhiên đẹp có đầy đủ màu sắc, âm thanh, ánh sáng, đường nét., có sự gắn bó, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. * Nghệ thuật: - Thể thơ lục bát - Điệp từ nhớ - Sử dụng hình thức đối đáp giao duyên 3. Kết bài: - Giá trị của đoạn thơ so với toàn bài. - Nét đặc sắc của đoạn thơ còn được bộc lộ ở hình thức đối thoại của nhân vật trữ tình, cách thể hiện ấy kết hợp với giọng thơ ngọt ngào mang dấu ấn của sự hồi tưởng, suy tư đã làm nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp của phong cách Tố Hữu. Câu 3: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng góp cho Đât Nước những núi vọng Phu Că ̣p vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái Gót ngựa của Thàng Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương. Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh th̉m. Những người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên. Những người dân nào đã góp nên Ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm. Và ở đâu trên khắp ruô ̣ng đồng gò bãi Ch̉ng mang mô ̣t dáng hình, mô ̣t ao ước, môt lối sống ông cha. Ôi, Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta… (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12 cơ bản, tập I, tr. 120) * Gợi ý: I. Mở bài: (tham khảo đề 1) II. Thân bài: + Tác giả đã có những phát hiê ̣n có chiều sâu về đại lí, lịch sử văn hoá về những địa danh trên khắp đất nước. Muôn vàng vẻ đẹp, theo tác giả, đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh. Năm học 2011-2012 15 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung Những người vợ…núi sông ta + Những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút non Nghiên không chỉ là tă ̣ng vâ ̣t của tạo hoá, mà được soi chiếu qua tâm hồ, qua số phận và cảnh ngộ của nhân dân. Những người vợ nhớ chồng góp cho Đât Nước những núi vọng Phu Că ̣p vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái + Trong quá trình vâ ̣n đô ̣ng tạo sơn, có những núi đá được hình thành mang mô ̣t vẻ đẹp riêng. Qua trí tưởng tượng, qua tâm hồn, qua cuô ̣c chiến tranh li tán, Nhân Dân đă ̣t tên cho dáng núi Vọng Phu (ngóng chồng); không có tình yêu thủy chung vợ chồng và tí ngưỡng phồn thực sẽ không có Hòn Trống Mái. Tình yêu đôi lứa, vợ chồng “góp cho”, “góp nênŠ Đất nước. + Trong những kì quan thiên nhiên, lịch sử dựng nước và giữ nước còn lưu lại vết tích: Gót ngựa của Thàng Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương. Nếu không có Vua Hùng dựng nước sẽ không có truyền thuyết về “chín mươi chín con voi” chầu phục quanh đỉnh núi Phong Châu. Tương truyền rằng, khi vua đóng đo ở Phong châu, có đến 100 con voi chầu phục quanh đỉnh núi. Sáng hôm sau, khi đăng đàn tế lễ, mô ̣t con voi đứng dâ ̣y quay đầu về hướng bắc. Vua tức giâ ̣n rút gươm chém bay đầu, chỉ còn lại 99 con. Ơ đây, do cách nói ước lê ̣ và vần điê ̣u thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã viết “99 con voi góp mình dựng đất tổ hùng Vương”. Bên cạnh đó, gót chân ngựa sắt của Tháng gióng chống giă ̣c Ân năm xưa cũng “đi qua còn trăm ao đầm để lại”. Cảnh tượng đó thâ ̣t kì vĩ. Hóa ra, mỗi ao hồ, đầm phá đều mang trên mình cả quá khứ oai hùng của dân tô ̣c. + Đất Nước còn được nhìn theo chiều rô ̣ng lớn của không gian lãnh thổ. Đất Nước ta không chỉ có “biển khơi”, “núi bạc”, có sông Hồng “đỏ nă ̣ng phù sa”, có sông Đà “đô ̣c bắc lưu”, có sông Hương ‘trương Giang như kiếm lấp thanh thiên” (Sông dài như kiếm dựng trời xanh), và còn có con sông Cửu Long bao đời thể hiê ̣n mô ̣t sức mạnh hùng tráng vươn mình ra biển cả: Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh th̉m. Bao đời nay, con rồng ấy vẫn “nằm im” , tạo nên bao dáng vẻ phù sa cho Nam Bô ̣. + Không chỉ vâ ̣y, truyền thống hiếu học đã khoác lên cho thiên nhiên những dáng hình đô ̣c đáo: Những người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên. + Hạ Long trở nên lung linh, huyền thoại là nhờ những cái tên; “con cóc”, ‘con gà” + Nhân Dân chính là người đă ̣t nên tên đất, tên làng Những người dân nào đã góp nên Ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm. + Điều đă ̣c sắc là ở đây cái nhìn của nhà thơ đã thấm sâu ý thức về nhân dân, về con người bình thường đã góp mình tạo dựng đất nước Và ở ……………………………………sông ta. Chính nhân dân là người tạo dựng nên đất nước này, đã đặt tên và ghi dấu cuộc đời mình lên trên đó. Năm học 2011-2012 16 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung III. Kết bài: - Đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước là cách nhìn, cách cảm thụ đầy mới mẻ trong sự kết tinh và hội tụ của nó trên nhiều bình diện; lịch sử- địa lí- văn hoá và cuộc sống đời thường. Khi nói về Đất Nước, Nguyễn Khao Điềm không ngợi ca các triều đại, cũng không nói đến những vị anh hùng. Nhà thơ chỉ tập trung đến những con người vô danh, bình thường, giản dị. Mỗi kì quan thiên nhiên trên khắp đất nước đều găn với tâm hồn, số phâ ̣n, tính cách Nhân Dân . - Giọng thơ trữ tình- chính luận sâu lắng, thiết tha nhờ tác giả sử dụng nhuần nhuyễn chất liệu văn hoá dân gian vào câu thơ hiện đại. Đồng thời, đoạn thơ còn thể hiện vốn tri thức phong phú của nhà thơ về Đất nước. Câu 4: “Tuyên ngôn độc lập” vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là áng văn chan chứa những tình cảm lớn." Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều trên. *Gợi ý: Mở bài: - Hồ Chí Minh là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ nhà văn tài ba. - Tuyên ngôn độc lập vừa là áng văn chính luận mẫu mực vừa là áng văn chan chứa những tình cảm lớn. Thân bài: ● Tuyên ngôn độc lập là áng văn đánh dấu sự ra đời của nước việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2/9/1945 người thay mặt chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng vạn đồng bào. ● TNĐL là áng văn chính luận mẫu mực: -Tuyên ngôn độc lập đã đưa ra những lí lẽ sắc sảo, luận điểm chặt chẽ, những dẫn chứng chính xác và đanh thép không thể chối cãi được. - Tác phẩm có hệ thống lập luận chặt chẽ và khoa học. Hệ thống lập luận trong Tuyên ngôn độc lập thể hiện khả năng tư duy sắc sảo, nhạy bén đầy trí tuệ. + Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập tác giả trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp khiến cho kẻ thù không thể bác bỏ được quyền độc lập của ta. Người đã dùng nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” lấy chính luận điệu cũa kẻ thù mà bác bỏ kẻ thù. + Người đã dùng những bằng chừng xác thực và đanh thép vạch trần bộ mặt” khai hóa” và “bảo hộ” của thực dân Pháp, vạch trần sự hèn hạ của thực dân Pháp khi chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. + Người khẳng định xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước chúng ta, xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại ngàn năm , nhân dân ta có quyền làm chủ đất nước mình có quyền hưởng tự do, độc lập và sẽ đem tất cả tính mạng và tài sản để bảo vệ độc lập. - Ngôn ngữ dễ hiểu, chặt chẽ, hàm súc tác động mạnh mẽ đến người nghe. ● Tuyên ngôn độc lập còn là áng văn chan chứa những tình cảm lớn vì: - Nó thể hiện tình cảm thiết tha, đau xót, căm giận của tác giả trước những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra đối với đồng bào ta. - Tuyên ngôn độc lập còn thể hiện niềm tự hào khi tuyên bố với thế giới nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”. Kết bài: - Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá Câu 5: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tây tiến” của Quang Dũng (Sách văn 12-cơ bản tập 1,NXB GD 2008). Năm học 2011-2012 17 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuốngS Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn giải dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” *GỢI Ý : -MB: Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của QD và cũng là thành phần không thể thiếu trong bức tranh bằng thơ về người lính kháng chiến chống Pháp. Được viết năm 1948 khi QD vừa rời xa đơn vị Tây Tiến một thời gian,bài thơ dạt dào những cảm tưởng xúc động,chân tình một thời chinh chiến đầy gian lao khổ ải nhưng vô cùng anh dũng.Nét độc đáo nất của bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng khi viết về người lính Tây Tiến. Điều đó được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu của bài thơ. -TB: + Mở đầu đoạn thơ cũng là mở đầu bài thơ,QD gợi cảm xúc chung bằng nỗi nhớ.Nhà thơ không sao tránh khỏi những xúc động,bồi hồi như thốt lên,kêu lên để tưởng nhớ những kỉ niệm sâu sắc đã đi qua trong cuộc đời: “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Nhà thơ gọi tên những gì quen thuộc,thân thiết nhất: đó là dòng sông Mã như tượng trưng cho tính chất thất thường,lúc hiền hoà,lúc dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc; đó là đông đội Tây tiến gồm đa số là thanh niên Hà Nội hào hoa lãng mạn,anh dũng kiên cường.Chính QD đã cùng đoàn quân ấy trải qua bao tháng ngày đầy gian khổ,hi sinh nhưng cũng thắm thiết tình đồng đội,nghĩa đồng bào.Bởi vậy,câu thơ thứ 2 điệp lại 2 lần từ “nhớ” như để nhấn mạnh,khắc sâu nỗi nhớ khôn nguôi.QD còn rất tài hoa khi dùng 2 chữ “chơi vơi” để gợi cảm giác mờ ảo,xa xôi của sự hồi tưởng cũng như tính chất bay bổng,lãng mạn của trí tưởng tượng. + Nếu ở 2 câu đầu nỗi nhớ có phần mờ ảo,xa xôi thì đến 2 câu sau nỗi nhớ đã khá định hình.Kỉ niệm về đoàn binh TT trở về ngập tràn trong tâm tưởng của nhà thơ. “ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi” Năm học 2011-2012 18 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung Ơ đây,tên những bản làng quen thuộc như Sài Khao,Mường Lát in đậm trong trí nhớ của QD cùng với những hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn.Hình ảnh đoàn quân im lìm,gan góc,dãi dầu đi trong sương sớm gợi bao sự gian lao vất vả.Vậy mà các anh vẫn cảm nhận được tất cả những vẻ đẹp của núi rừng.Đó là tâm hồn tinh tế,hào hoa của những chàng trai thủ đô một thời vì nước quên thân. +Với ngòi bút lãng mạn,QD đã miêu tả thiên nhiên Tây Bắc vừa bao la hùng vĩ vừa hiểm trở,dữ dội như thử thách ý chí,nghị lực của con người. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Trong hồi tưởng của QD có lẽ đấy là những chặng đường hành quân đầy kỉ niệm nhưng hết sức gian truân.Có những con đường lên cao,lên cao rồi gập ghềnh,khúc khuỷu,mờ mịt xa vời.Cái khó khăn,trắc trở cũng như cái vất vả nặng nhọc của người chiến sĩ được diễn đạt qua hàng loạt những thanh trắc xuất hiện trong một câu thơ:” Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Cũng có những chặng đường ẩn hiện trong mây,người chiến sĩ như bước trên những cồn mây với cảm giác mũi súng chạm t ới trời” Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.Hình ảnh nhân hoá có phần cường điệu “súng ngửi trời” là cách nói đùa vui tinh nghịch cho thấy dù gian khổ vất vả đến đâu cũng không làm mất đi tính cách lạc quan yêu đời của người chiến sĩ. Lại có những chặng đường như gấp khúc giữa chiều cao và chiều sâu,hai bên dốc núi gần như dựng đứng:” Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống”.Người chiến sĩ vượt qua con đường ấy phải là người bình tĩnh ,tự chủ ,có nghị lực kiên cường.Chúng ta như nhìn thấy sự vất vả trên khuôn mặt,hơi thở dồn dập trong lông ngực của các anh.Vậy mà,câu thơ tiếp lại toàn thanh bằng như một nốt nhạc du dương:” Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.Dường như đấy là cảm giác nhẹ nhõm của người chiến sĩ khi tạm dừng chân trên đỉnh dốc,cũng là dây phút mơ màng khi họ phóng tầm mắt ra xa để thấy những mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mênh mông như biển khơi. +Sự kết hợp những thanh bằng trắc và sự đan xen những hình ảnh vừa gân guốc vừa mềm mại đã tạo ra tính nhạc cho đoạn thơ. Đó cũng là nét bút tài hoa của QD.Bởi vậy mà có ý kiến cho rằng” đọc thơ QD như ngậm âm nhạc trong miệng” là vì vậy. +Cũng trên con đường hành quân không thể thiếu tình đồng đội,nghĩa đồng bào. “ Anh bạn giải dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chi ều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Có thể thấy QD không dấu diếm bao nỗi gian khổ,vất vả,hi sinh của cuộc đời chiến binh.Do đó, có thể hiểu 2câu đầu nói về cái chết trên đường hàng quân nhưng cũng có thể hiểu đấy là trạng thái nghỉ ngơi của người chiến sĩ tạm dừng chân trên đỉnh dốc.Câu thơ thấm đượm bao tình cảm của nhà thơ đối với đồng đội cẩu mình bởi hơn ai hết QD hiểu rằng đằng sau vẻ “bỏ quên đời” rất nhẹ nhàng ấy lạ cả một sự hi sinh cao đẹp của người lính Tây Tiến. Năm học 2011-2012 19 Đề cương ôn thi học kì 1-Tổ Ngữ văn – Trường THPT Quang Trung +Người lính Tây tiến ra đi như không có chuyện gì xảy ra. Để rồi thiên nhiên Tây Bắc vẫn tiếp tục những điêu nhạc rùng rợn” “ Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” +Thế nhưng,cái đọng lại trong tâm trí của tác giả lại là một hình ảnh rất đỗi nên thơ:” Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Câu thơ chất chứa bao nhiêu tình cảm cao đẹp của tình quân dân.Hình ảnh “cơm lên khói” đủ sức xua tan cái khắc nghiệt của rừng thiêng nước độc bởi đó là sự sống,là mái ấm gia đình,là yêu thương,là trìu mến.QD mang theo trong nỗi nhớ của mình cả mùi thơm nếp xôi,cả hơi nóng của vắt xôi mà cô gái Tây Bắc trao vội giữa đường hành quân.Thật cảm động và thật cao đẹp bi ết bao. Đằng sau vẻ đẹp của câu thơ là vẻ đẹp của người lính TT lãng mạn hào hao,luôn quên những nhọc nhằn để hướng tới những vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống. -KL: Đoạn thơ mở đầu bằng hoài niệm và kết thúc bằng hoài niệm.Qua đoạn thơ,khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện ra với vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng,diễm lệ.Nhưng nổi bật trong khung cảnh thiên nhiên đó vẫn là hình ảnh con người chiến sĩ Tây Tiến với nghị lực phi thường,với tình đồng đội,tình quân dân ấm áp,với tâm hồn lãng mạn,hào hoa của thanh niên thủ đô đi kháng chiến. Điều đó giúp chúng ta hiểu vì sao hình ảnh người lính Tây Tiến trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thời đại,của dân tộc. Câu 6: Phân tích cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế của bản “Tuyên ngôn độc lập” của HCM. (Sách ngữ văn 12-tập 1 NXBGD 2008) MB:Trong lịch sử dân tộc,có những áng văn hùng tráng còn mãi với muôn đời. “Tuyên ngôn độc lập” của HCM cũng là một áng văn như thế.Ngoài giá tri lịch sử,tp còn trở thành một điển hình cho thể loại văn chính luận.Trong đó phải kể đến tính trí tuệ,sự khéo léo khi phân tích cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế của bản “Tuyên ngôn độc lập”. TB: + Cơ sở pháp lí: -Trong tranh luận, để bác bỏ luận điểm của một đối thủ nào đó không có gì đích đáng hơn là dùng lí lẽ của chính đối tượng ấy.Người ta gọi đây là kiểu lập luận “lấy gậy ông đập lưng ông”.Mở đầu bản tuyên ngôn,Bác đã nhắc tới 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Pháp và Mĩ-hai bản tuyên ngôn của thế kỉ XVIII, đánh dấu buổi bình minh của cách mạng Tư sản và nêu thành những nguyên tắc pháp lí của những quyến sống cơ bản của con người. Đó là bản tuyên ngôn 1776 của nước Mĩ:”Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạn được…mưa cầu hạnh phúc.”.Tiếp đó là bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791:”Người ta sinh tự do và bình đẳng về quyền lợi,và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Sau khi dẫn ra 2 bản tuyên ngôn,Bác khẳng định:” Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được.” -Như vậy,Bác đã có cơ sở pháp lí vững chắc cho lập luận của mình sau này.Bác đã ngấm ngầm vạch rõ sự sai trái trong việc xâm lược nước ta của đế quốc Mĩ và thực dân Pháp. Năm học 2011-2012 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan