Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng đề cương ôn tập môn các giải pháp kĩ thuật xây dựng bền vững có đáp án...

Tài liệu đề cương ôn tập môn các giải pháp kĩ thuật xây dựng bền vững có đáp án

.PDF
20
1306
97

Mô tả:

đề cương ôn tập môn các giải pháp kĩ thuật xây dựng bền vững có đáp án
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Môn Học: Các Giải Pháp Kỹ Thuật Xây Dựng Bền Vững Dùng Cho Lớp XDDD & CN K49 Câu 1: Thế nào là “phát triển bền vững”? Phân tích những khó khăn trong quá trình thực hiện các yêu cầu về phát triển bền vững? Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của Nghị định thư KYOTO và các cơ chế KYOTO? Câu 3: Các nguồn tài nguyên mà con người khai thác. Phân tích tác động môi trường của việc sử dụng các nguồn tài nguyên trong xây dựng? Câu 4: Nội dung đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án xây dựng? Câu 5: Phương pháp đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng? Câu 6: Thế nào là công trình xanh? Tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh? Câu 7: Phân tích các yếu tố của kiến trúc nhà ở bền vững? Câu 8: Phân tích nguyên nhân và đề xuất một giải pháp giảm thiểu ách tắc giao thông cho các thành phố lớn ở Việt Nam? Câu 9: Phân tích nguyên nhân và đề xuất một giải pháp giảm thiểu tình trạng ngập úng thường xuyên ở Thành phố Hồ Chí Minh? Câu 10: Khái niệm và nội dung của “kiến trúc công trình bền vững”? Câu 11: Trình bày về một giải pháp kỹ thuật bền vững về vật liệu? Câu 12: Phân tích ý nghĩa của việc sử dụng vật liệu từ chất thải? Cho ví dụ? Câu 13: Thế nào là công trình xây dựng có “tổng năng lượng bằng không”? Lấy một ví dụ minh họa về một mô hình ngôi nhà đáp ứng “tổng năng lượng bằng không”? Câu 14: Trình bày về một “vật liệu xây dựng xanh” mà anh/chị quan tâm? Phần Gợi Ý Làm Bài: Câu 1: Thế nào là “phát triển bền vững”? Phân tích những khó khăn trong quá trình thực hiện các yêu cầu về phát triển bền vững? Trả lời Khái niệm “phát triển bền vững”: Khái niệm sự bền vững được nêu ra lần đầu tiên bởi Thủ tướng Nauy, Ngài Gro Harlem Brundtland, trong Ủy ban toàn cầu vì sự phát triển bền vững năm 1986, trong đó định nghĩa sự phát triển bền vững là “sự phát triển để đáp ứng được những những nhu cầu hiện tại của con người mà không làm hại đến khả năng thỏa mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Brundtland cho rằng việc phát triển bền vững phải là một ưu tiên quốc tế để phân phối lại các nguồn tài nguyên về tài chính, khoa học và kỹ thuật trên quy mô toàn cầu. Yêu cầu của phát triển bền vững là: “Đáp ứng nhu câu hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới nhu cầu mai sau” nghĩa là: + Sử dụng ở mức tối thiểu, tránh lãng phí các dạng tài nguyên không tái tạo. + Giảm giác thải bằng cách tái chế, tái sử dụng và giảm sử dụng. + Sử dụng bền vững những dạng tài nguyên tái tạo. - Bền vững về kinh tế: kế hợp hài hào giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ. - Bền vững về xã hội: phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội. - Bền vững về tài nguyên và môi trường: sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo trong phạm vi chịu tải của chúng. Môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội nhìn chung không bị con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Những khó khăn trong quá trình thực hiện các yêu cầu về phát triển bền vững: - Dự án Phát Triển Bền Vững gặp nhiều cản trở bắt nguồn từ hình thức và tính chất của tiến trình toàn cầu hóa dập khuôn theo học thuyết kinh tế tân tự do thuận lợi cho khu vực tư nhân, các công ty xuyên quốc gia và các nước giàu. Khuynh hướng tự do hóa thương mại ảnh hưởng bất lợi lên công cuộc bảo vệ môi trường-môi sinh, không cắt giảm phân cực giàu nghèo mà trái lại dành lợi thế cho các nước đã phát triển. - Xóa đói giảm nghèo là một mục tiêu trọng yếu của dự án Phát Triển Bền Vững nhưng các nước chậm tiến không thoát được khỏi vòng luẩn quẩn vì một mặt vay nợ chồng chất, mặt khác thiếu đủ mọi phương tiện vật chất, kỹ thuật, tài chính, nhân lực, tri thức, v.v. để giúp kinh tế-xã hội có những bước tiến tối thiểu. - Vấn đề quản lý và điều phối tiến trình toàn cầu hóa để tạo thuận lợi cho Phát Triển Bền Vững : Cơ quan nào, tổ chức nào có thể giữ vai trò này ? Yêu cầu thành lập các định chế có trách nhiệm và năng lực quản lý các chương trình hành động đã được đặt ra nhưng chưa có giải đáp. - Một thử thách khác là công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các nước chậm tiến hầu như hoàn toàn thuộc trọng trách của nhà nước, không nằm trong phạm vi hoặc không nhận được sự đóng góp của khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Cơ chế thi trường và đầu tư nội địa hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài không có hiệu lực trong việc cung cấp phương tiện và thỏa mãn yêu cầu về giáo dục, vệ sinh, y tế, an ninh lương thực, nước sạch, bảo vệ thiên nhiên, v.v. - Do thiếu các định chế và cơ chế để quản lý dự án Phát Triển Bền Vững, các định đề và điều kiện của Phát Triển Bền Vững không được thỏa mãn như cần thiết. Các quốc gia diễn nghĩa khác nhau định hướng và chương trình hành động, gây nhiều bất đồng ý kiến và tranh cãi song phương hoặc đa phương. Việc giải quyết các bất đồng này rất phức tạp, dựa trên hàng trăm công ước và tuyên ngôn quốc tế và đòi hỏi nhiều thời gian và rất tốn kém. - Công tác thực hiện Phát Triển Bền Vững không hội đủ các điều kiện thuận lợi nhất. Cụ thể là thiếu cơ quan xét sử, thiếu cơ chế có tính ràng buộc, thiếu mạch lạc thống nhất giữa quy chế Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và các công ước và tuyên ngôn quốc tế. Tình trạng này kéo dài thúc giục phải giải quyết tới mức trong nhiều trường hợp chính các công ty xuyên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đứng ra khởi xướng tìm đồng thuận và giải pháp, tuy với những lý do khác nhau. - Phát triển bền vững là một dự án đầy tham vọng, vô cùng tốn kém và là đề tài tranh cãi giữa các nước giầu và các nước nghèo. Các nước chậm tiến có thu nhập thấp có ưu tiên là thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu của người dân và xem. Các điều kiện cho vay và tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới và Qũy Tiền Tệ Quốc Tế cùng với số lượng viện trợ phát triển chính thức thiếu hụt so với yêu cầu Phát Triển Bền Vững đã khiến các nước nghèo không thể theo con đường này được. Tại các nước này Chương Trình Nghị Sự tiến hành rất khó khăn và chậm. - Nói chung, Phát Triển Bền Vững thiếu hụt rất nhiều phương tiện tài chính. Hiện nay có ba cách giúp các nước c hậm tiến có các nguồn tài chính cần thiết là : viện trợ phát triển chính thức, các nguồn tài chính đa phương (Qũy Môi Trường Toàn Cầu/Fonds pour l’environnement mondial/Global Environment Facility) và cách thứ ba là giảm nợ cho các nước mắc nợ nhiều. Ngoài ra có vài phương pháp gây qũy để hỗ trợ chương trình Phát Triển Bền Vững của các nước chậm tiến đang được thảo luận là tài trợ qua hệ thống hợp tác quốc tế, thành lập qũy đặc biệt, thu thế đặc biệt, v.v. Trong số các thử thách và khó khăn mà dự án Phát Triển Bền Vững phải đối phó, quan trọng nhất là tình trạng đói nghèo tại các nước chậm tiến và tiến trình toàn cầu hóa. - Phát triển bền vững và đói nghèo trên thế giới: + Tình trạng đói nghèo trên thế giới là một vấn đề lớn vì không thể có Phát Triển Bền Vững nếu trong hơn 6 tỷ người trên thế giới có 2,6 tỷ người sống với dưới 2 mỹ kim/ngày, 1,2 tỷ người sống với dưới 1 mỹ kim/ngày, 800 triệu người bị suy dinh dưỡng và 800 triệu người không biết đọc không biết viết. Mục tiêu đầu tiên của PTBV là thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về ăn mặc, vệ sinh, sức khỏe, nhà ở, nước sạch, giáo dục, v.v.. Ngoài ra tình trạng đói nghèo liên hệ chặt chẽ với sự cân bằng của hệ sinh thái và với chất lượng của môi trường-môi sinh. Tại các nước giầu, nói chung, thành phần xã hội có thu nhập thấp thường có nhận thức kém về bảo vệ môi trường-môi sinh và có cuộc sống gây ô nhiễm nhiều hơn tầng lớp có nếp sống cao. Còn tại các nước chậm tiến, vì phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu và vì thiếu phương tiện tài chính, kỹ thuật, vật chất và tri thức cho nên không có khả năng bảo vệ môi trường-môi sinh. Không những thế, tại các nước này, hệ sinh thái bị hư hại, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cuối cùng phát triển kinh tế-xã hội thu hẹp thành tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng, rồi hầu như hoàn toàn mất tính bền vững, không còn có tầm xa. Tình trạng đói nghèo ảnh hưởng bất lợi lên môi trường-môi sinh tới mức khiến cựu thủ tướng Indira Gandhi đã tuyên bố rằng “đói nghèo là thủ phạm gây ô nhiễm đáng sợ nhất”. + Các quốc gia giầu đã thỏa thuận năm 1992 tại Rio de Janeiro sẽ dành 0,7% tổng sản lượng quốc gia để viện trợ phát triển cho các nước chậm tiến trong công cuộc xóa đói giảm nghèo nói riêng, phát triển bền vững nói chung. Tuy nhiên, chỉ có bốn quốc gia đạt được tỷ lệ đã được chấp thuận. Nói chung, viện trợ phát triển chính thức của các nước đã phát triển chỉ lên tới khoảng 0,25% tổng sản l ượng quốc gia và có khuynh hướng giảm sút. + Trong những năm vừa qua, số người nghèo trên thế giới giảm chậm và chênh lệch giầu nghèo gia tăng. Tiến trình toàn cầu hóa không giúp làm cắt giảm mức độ đói nghèo. Tình trạng nghiêm trọng đã buộc Ngân Hàng Thế Giới và Qũy Tiền Tệ Quốc Tế đưa ra chiến lược xóa đói giảm nghèo và chương trình giảm nợ cho các nước vay nợ nhiều nhất và không có khả năng thi hành nghĩa vụ hoàn nợ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ nhóm họp tại New York (tháng 9 năm 2000) các nước hội viên Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã thỏa thuận đặt mục tiêu là giảm một nửa tỷ lệ số người đói nghèo trên thế giới vào năm 2015. Dựa trên những bước tiến của dự án Phát Triển Bền Vững trên thế giới trong ba năm vừa qua thì không có nhiều triển vọng mục tiêu vô cùng căn bản này sẽ được thực hiện. - Phát triển bền vững và tiến trình toàn cầu hóa: + Mặc dù tiến trình toàn cầu hóa đã có những chuyển đổi tích cực song nó vẫn còn dựa trên học thuyết kinh tế tân tự do và nguyên tắc thị trường tự điều hòa. Hình thức của tiến trình toàn cầu hóa hiện nay còn thiếu công bằng. Các quan hệ quốc tế về kinh tế, thương mại, tài chính mà tiến trình toàn cầu hóa đã đưa tới một trình độ phát triển rất cao hoàn toàn thiếu tính bình đẳng. Trong những điều kiện như vậy các quốc gia chậm tiến có thu nhập thấp rất khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo để thực sự bước vào con đường Phát Triển Bền Vững. + Tiến trình toàn cầu hóa đã đem lại nhiều lợi ích cho thế giới. Tuy nhiên sự phân chia những lợi ích này thiếu công bằng vô cùng và được thực hiện trong hoàn cảnh những quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế không bình đẳng. Do đó, bên cạnh những lợi ích và tiến bộ, tiến trình toàn cầu hóa cũng gây ra nhiều điều không thuận lợi cho sự Phát Triển Bền Vững nói chung, cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước chậm tiến nói riêng, chủ yếu là : Sự tập trung của cải giầu có và quyền lực kinh tế vào một số giới hạn quốc gia, công ty xuyên quốc gia, thành phần xã hội, tổ chức, cơ quan, v.v. Môi trường-môi sinh bị ô nhiễm nghiêm trọng, dự trữ tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, hệ sinh thái bị mất cân bằng. Hố cách biệt giầu nghèo trên thế giới sâu hơn, quan hệ quốc tế căng thẳng, tranh chấp giữa các quốc gia gay go, an ninh thế giới bị đe dọa. Tình trạng đói nghèo trên thế giới không được cải thiện. Các nước chậm tiến bị kìm giữ trong thế phụ thuộc các nước giầu, bị vay nợ đè nặng không có cách tiến lên. Tiến trình toàn cầu hóa hoàn toàn do các công ty xuyên quốc gia và các nước giầu hướng dẫn để giành giữ phần lợi riêng và theo những giá trị nghịch với các định đề và điều kiện của Phát Triển Bền Vững. Trong tình trạng hiện nay, tiến trình toàn cầu hóa gây khó khăn cho sự Phát Triển Bền Vững về hai phương diện chính là kinh tế và môi trường-môi sinh. Tiến trình toàn cầu hóa về mặt kinh tế và về mặt môi trường-môi sinh có những quan hệ ảnh hưởng hỗ tương. Những thử thách kinh tế mà tiến trình toàn cầu hóa đặt ra cho sự Phát Triển Bền Vững kéo theo những thử thách về phương diện môi trường-môi sinh. Ngược lại, những thử thách về hai phương diện môi trường-môi sinh và kinh tế mà sự Phát Triển Bền Vững phải đối phó xẩy ra cũng như vậy. Tiến trình toàn cầu hóa theo nguyên tắc thị trường tự điều hòa là điều bất lợi cho Phát Triển Bền Vững. Tiến trình toàn cầu hóa và Phát Triển Bền Vững có những liên hệ mật thiết nhưng theo hai hướng đi rất khác nhau và đặt ra những mục tiêu có khi đối nghịch nhau. Cả hai đều không có tổ chức hay cơ quan quốc tế quản lý và điều hợp, không theo những quy tắc có tính cách ràng buộc hay bắt buộc phải tuân theo. Vấn đề này là một thử thách rất lớn cho thế giới bước vào thiên niên kỷ mới. Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của Nghị định thư KYOTO và các cơ chế KYOTO? Trả lời: Nghị định thư Kyoto: - Nghị định thư Kyoto là thoả thuận quốc tế liên quan tới Hiệp định khung của Liên Hợp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu (UNFCCC). Nội dung chính của Nghị định thư Kyoto là thiết lập mức giảm khí nhà kính (GHG) bắt buộc đối với 37 nước công nghiệp và cộng đồng chung Châu Âu. Mức giảm bắt buộc này là trung bình 5% của mức phát thải năm 1990 trong giai đoạn 5 năm từ 2008 tới 2012. - Khác biệt cơ bản giữa Nghị định thư và Hiệp định là trong khi giảm phát thải khí nhà kính (GHG) đối với các nước công nghiệp là sự khuyến khích trong Hiệp định, thì trong Nghị định thư đó là điều bắt buộc. - Nhận thấy các nước phát triển là nhóm nước có mức thải khí nhà kính chủ yếu vào khí quyển sau hơn 150 năm sản xuất công nghiệp, Nghị định thư đặt nhiều trách nhiệm hơn lên các nước phát triển theo tiêu chí "trách nhiệm chung nhưng mức độ khác nhau." - Nghị định thư Kyoto được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 2 năm 2005. Tới nay 180 quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước này. Các nguyên tắc cụ thể để thực hiện Nghị định thư được thông qua tại Hội nghị các bên COP 7 tại Marrakesh năm 2001, và được gọi là "Hiệp ước Marrakesh." Các cơ chế Kyoto: - Theo Hiệp ước, các quốc gia phải đạt được mục tiêu của mình trước tiên là ở phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, Nghị định thư Kyoto cũng đưa ra những phương thức nhằm hỗ trợ các nước này trong việc thực hiện mục tiêu bắt buộc thông qua ba cơ chế thị trường. - Ba cơ chế Kyoto, gồm: + Thương mại phát thải - thường được biết đến với tên "thị trường carbon"; + Cơ chế phát triển sạch (CDM); + Đồng thực hiện (JI). Các cơ chế này khuyến khích đầu tư “xanh” và giúp các nước tham gia thực hiện được trách nhiệm của mình với chi phí hiệu quả nhất. - Cơ chế phát triển sạch (CDM - Clean Development Mechanism) là cơ chế hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto (Nhật Bản) tháng 12 năm 1997, Nghị định thư đã thiết lập một khuôn khổ pháp lý mang tính toàn cầu cho các bước khởi đầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính đưa ra các mục tiêu giảm phát thải chính và thời gian thực hiện cho các nước phát triển, theo đó các nước phát triển (các nước công nghiệp) hỗ trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các dự án thân thiện với môi trường, nhằm phát triển bền vững. - Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một phương thức mềm dẻo tạo thuận lợi cho việc thực thi Nghị định thư Kyoto, cho phép nhóm nước phát triển buộc phải giảm mức thải khí nhà kính (nhóm nước Annex 1) đầu tư các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển với mức chi phí rẻ hơn so với thực hiện tại chính nước đó. - Yếu tố cơ bản của một dự án CDM carbon được công nhận là phải có mức giảm phát thải theo hoạch định. Mức giảm phát thải này sẽ không xảy ra nếu không có sự thúc đẩy phụ thêm từ các chứng chỉ giảm phát thải, một khái niệm được biết đến như là "sự cộng thêm". - CDM giúp giảm phát thải khí nhà kính (GHG) trên toàn cầu với chi phí thấp hơn nhiều bằng cách đầu tư vào các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển có mức chi phí thấp hơn tại các nước phát triển. CDM được đặt dưới sự giám sát của Ban chỉ đạo cơ chế phát triển sạch (CDM EB) dựa trên hướng dẫn thực hiện của Hội nghị các bên (COP/MOP) của Hiệp định khung của Liên Hợp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. - Thị trường các bon (hay còn gọi là thị trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính) là cơ chế mềm cho phép các nước thuộc nhóm phải cắt giảm khí nhà kính lựa chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong bối cảnh thực hiện Nghị định thư Kyoto, thì các nước thuộc nhóm phải cắt giảm khí nhà kính theo cam kết có thể thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế đồng thực hiện (JI - joint implementation) hay cơ chế buôn bán phát thải (ET) để thực hiện cam kết của mình. Nhìn rộng ra, thị trường các bon là cơ chế thị trường hướng tới việc cắt giảm tổng lượng khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu với chi phí thấp nhất. Đây là một dạng mô hình thị trường chuyển nhượng hạn ngạch xả thải để kiểm soát ô nhiễm ở quy mô toàn cầu hoặc một khu vực địa lý nhất định (như một hồ lớn hay một dòng sông) đã được áp dụng thử nghiệm thành công ở một số nước trên thế giới. Câu 3: Các nguồn tài nguyên mà con người khai thác. Phân tích tác động môi trường của việc sử dụng các nguồn tài nguyên trong xây dựng? Trả lời: Các nguồn tài nguyên mà con người khai thác bao gồm: Con người luôn tìm kiếm và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu sống và phát triển. Có thể đánh giá tác động các can thiệp của con người lên các chu trình của trái đất bằng cách xem xét khả năng phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên đã được dùng để thỏa mãn cho nhu cầu sinh hoạt của con người và cung cấp các sản phẩm khác cho mục đích công nghiệp. Các nguồn tài nguyên có hai nguồn gốc chủ yếu, gồm:  Nước, không khí, đất và các sinh vật (cả con người) của sinh quyển;  Trong lòng đất. Các nguồn tài nguyên được khai thác có thể xếp thành 4 nhóm chính:  Các nguồn tài nguyên phục hồi được;  Các nguồn tài nguyên tái tạo được;  Các nguồn tài nguyên không phục hồi được;  Các nguồn tài nguyên không tái tạo được; Các nguồn tài nguyên phục hồi được: thực chất là các sinh vật và các sản phẩm của chúng. Chỉ có các nguồn tài nguyên này mới có thể sinh sôi và tăng trưởng về số lượng. Đó là những vi sinh vật, thực vật, động vật và con người, sinh sôi và tăng trưởng bằng cách hấp thụ từ hệ sinh thái những năng lượng cần thiết cho sự sống. Các nguồn tài nguyên tái tạo được: là các chất vô cơ tạo khung cho hệ sinh thái. Đó là không khí, nước, đất, khí hậu (cả bức xạ mặt trời) bao quanh các sinh vật và duy trì sự tồn tại của chúng. Các thành phần của khung này được tái tạo và duy trì bởi các dòng đến và các chu trình khá nhanh, tùy theo vị trí địa lý. Các nguồn tài nguyên tái tạo được đóng góp vào sản lượng của các nguồn tài nguyên phục hồi được, nhưng vẫn đặt chúng vào những giới hạn nhất định, trừ khi con người can thiệp bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên không phục hồi được và không tái tạo được (ví dụ: dùng phân bón hóa học để tăng sản lượng trồng trọt). Các nguồn tài nguyên không phục hồi được: là những nguồn năng lượng tập trung trên mặt đất. Đó là các nhiên liệu hóa thạch và chất phóng xạ. Một khi dùng xong là các nguồn tài nguyên này bị mất đi, năng lượng của chúng được biến thành nhiệt dư và các sản phẩm phụ khác. Các nguồn tài nguyên không tái tạo được: cũng là những vật liệu của vỏ trái đất như các mỏ kim loại và các khoáng chất công nghiệp. Khi đã biến thành các sản phẩm thương mại chúng hầu như không còn dùng được vào mục đích khác nữa, trừ khi chúng được tái sử dụng hoặc tái chế nhờ một nguồn năng lượng khác. Cũng giống như các nguồn tài nguyên không phục hồi được, chúng phần lớn được dùng để chế tạo các sản phẩm phục vụ con người. Đồng thời, chúng cũng là nguồn sản sinh ra rất nhiều chất gây ô nhiễm và chất độc. Như vậy, chúng vừa có lợi lại vừa có hại. Khi hết một chu kỳ sử dụng, các sản phẩm chế tạo tự nguồn tài nguyên không tái tạo sẽ trở thành chất thải. Sự tự nhiên của các hệ tự nhiên của Trái đất vốn dĩ cân bằng và tự cân bằng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, dưới tác động của con người một cách vượt mức cho phép sẽ dẫn tới những mất cân bằng. Sự mất cân bằng là tiền đề của những mất ổn định về sinh thái và môi trường, nhất là môi trường sống. Vì vậy, để đảm bảo sự bền vững của môi trường đòi hỏi loài người phải có sự cân bằng về khai thác và bảo vệ. Những nghiên cứu một cách khoa học về môi trường, về phát triển bền vững là cần thiết giúp mỗi quốc gia có được chiến lược tổng thể lâu dài cho phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng một cách bền vững. Đó cũng là cách để cả loài người duy trì được môi trường sống an toàn trong tương lai. Phân tích tác động môi trường của việc sử dụng các nguồn tài nguyên trong xây dựng: Hầu hết các chu trình sống của sinh vật đều tiêu thụ năng lượng và phát thải. Trong số các loại phát thải thì điôxít cácbon được coi là lớn nhất và cũng có ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường (hình vẽ) Để đáp ứng tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa nêu trên, nhu cầu về xây dựng nhà ở, các công trình cơ sở hạ tầng, dịch vụ như y tế, điện, nước, giao thông, bảo vệ môi trường … ngày càng tăng. Hơn nữa, tổ chức đời sống và đòi hỏi về chất lượng cuộc sống của con người không ngừng được gia tăng dẫn đến lượng sản phẩm cần sản xuất phục vụ đời sống con người cũng ngày càng tăng lên. Xây dựng nhà cửa, các cơ sở hạ tầng và môi trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Năng lượng, vật liệu, nước và đất là những thành phần cần thiết sử dụng cho xây dựng và khai thác các công trình nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Các công trình này trong quá trình khai thác lại trở thành một phần trong môi trường sống, có ảnh hưởng đến điều kiện sống cũng như sức khỏe của con người. Vì vậy, việc thiết kế các công trình đảm bảo tính kỹ thuật, kinh tế, thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết. Đồng thời, việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong thiết kế, xây dựng, khai thác các công trình sao chúng có đủ công năng, bền vững với môi trường cần được quan tâm. Việc xây dựng một công trình phục vụ mục đích sử dụng của con người sẽ làm thay đổi cấu trúc, đặc điểm của môi trường khu vực công trình được xây dựng. Trong và sau khi công trình được xây dựng, mối tương tác mới giữa các yếu tố môi trường khu vực công trình sẽ có sự thay đổi. Sự thay đổi đó có thể có lợi, cũng có thể là bất lợi đối với sự bền vững của môi trường. Các tác động đó có thể bao gồm các tương tác về ánh sáng, không khí, nước, đất, âm thanh, các phản ứng hóa học, thực vật, động vật, con người, sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng … Thông thường, một công trình xây dựng sẽ tạo ra một số tác động bất lợi đến môi trường khu vực, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại bền vững của môi trường. Khi môi trường thay đổi theo hướng kém bền vững lại có tác động bất lợi ngược trở lại đối với bản thân công trình, làm suy giảm tuổi thọ của công trình và dẫn đến việc giảm hiệu quả đầu tư của công trình. Việc đánh giá những mặt bất lợi tiềm tàng đó là cần thiết để vừa giúp cho công trình phát huy được các lợi ích mong muốn, vừa đảm bảo ổn định bền vững cho môi trường. Trong tổng số các thành phần cấu thành nên tổng chi phí xây dựng công trình bao gồm chi phí vật liệu, chi phí máy móc thiết bị, chi phí nhân công, chi phí công nghệ … thì chi phí về vật liệu thường chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình từ 50 đến trên 70%. Các công trình xây dựng nói chung và xây dựng giao thông vận tải nói riêng thường sử dụng khối lượng lớn các vật liệu xây dựng. Chủng loại các vật liệu xây dựng được sử dụng cũng rất đa dạng. Vật liệu là mọi thứ trong số sử dụng và thải loại. Chúng là nền tảng cho quá trình công nghệ và được xác định bằng nhiều tính chất như khối lượng, năng lượng tiêu thụ, nhiên liệu và sự phát thải hóa chất, năng lượng tiêu thụ cho suốt vòng đời, sự thuận tiện và sức khỏe cho người sử dụng, việc sử dụng các chất thải, độ bền, khả năng tái sử dụng và các tính chất của các chất thải. Các dây truyền công nghệ hiện tại được coi là không mấy hiệu quả khi mà một khối lượng lớn các nguyên vật liệu thô, cả tái tạo và không tái tạo được, được sử dụng để sản xuất ra một khối lượng nhỏ vật liệu. Sau đó, chính những vật liệu đó lại được sử dụng để sản xuất ra một khối lượng nhỏ hơn nhiều các sản phẩm tiêu dùng. Phần lớn trong số chúng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, sau đó bị thải loại. Một ví dụ minh họa là để sản xuất 1 lít sơn trắng, đủ để sơn chỉ được 16 m2 tường, cần đến các nguyên, nhiên liệu, gồm: 360 g điôxít titan tổng hợp, 95 g clo, 118 g than đá, 235 g ôxy, 350 g nitơ, 60 g cácbon, 60 g vôi, 9 lít nước, và 20 MJ năng lượng. Đồng thời, 28 kg đá, cát, đất sét cần được loại bỏ hoặc di chuyển để khai thác những nguyên, nhiên liệu nêu trên. Một ví dụ khác là một tỷ lệ lớn các vật liệu thô được chuyển đến các công trình xây dựng bị biến thành chất thải. Từ 50% đến 75% các vật liệu được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp được xử lý như chất thải. Đa số trong số chúng bị thải loại sau quá trình sản xuất. Chúng hàm chứa một lượng lớn các hợp chất nguy hiểm đối với môi trường. Một số chất sau khi bị thải loại có tác động rất nguy hiểm đến môi trường. Các ngành sản xuất tiêu thụ nguyên liệu thô, nhiên liệu trong quá trình chế tạo sản phẩm thường đi kèm với phát thải gây ô nhiễm. Một trong số những thải phẩm ảnh hưởng đến môi trường là điôxít cácbon (CO2 ). Đến những năm cuối của thế kỷ trước, chỉ tính riêng một số ngành sản xuất chính như sản xuất năng lượng thông qua việc đốt các nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng đã thải ra môi trường trên 6 tỷ tấn điôxít cácbon trên toàn cầu mỗi năm. Khối lượng lớn của các bon điôxít đã bị phát thải do việc đốt cháy các loại nhiên liệu hóa thạch. Theo [Haughton, 2004] “Nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng đến 30% kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp vào khoảng giữ thế kỷ 19, và sẽ tiếp tục tăng cho đến khi nào loài người thay đổi thói quen hiện tại”. Thỏa mãn nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đi kèm với việc sử dụng vật liệu xây dựng, trong đó có sản xuất xi măng. Sản xuất xi măng được coi là một trong những ngành tạo ra lượng phát thải khá lớn ảnh hưởng đến môi trường, với khối lượng gần 2 tỷ tấn điôxít cácbon mỗi năm. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống khác như vật liệu kim loại, vật liệu cốt liệu cũng là nguyên nhân quan trọng góp phần vào tổng lượng phát thải điôxít cácbon gây ô nhiễm môi trường. Kết Luận: Để giảm thiểu những tác động bất lợi đó thì vấn đề quan trọng là phải giảm được lượng nguyên vật liệu đưa vào quá trình sản xuất và những tác động xấu của các dây truyền công nghệ. Đồng thời, việc cải tiến các dây truyền công nghệ khi sản xuất vật liệu để nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên liệu thô và nhiên liệu sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phát sinh chất thải. Câu 4: Nội dung đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án xây dựng? Trả lời: Nội dung đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án xây dựng là: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình nghiên cứu để xác định trước những ảnh hưởng và hậu quả mà một dự án đầu tư có thể mang lại đối với môi trường. Đánh giá tác động môi trường tập trung vào các vấn đề, các cạnh tranh hoặc những hạn chế của tài nguyên thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án, cùng những tác động có lợi và bất lợi đối với con người, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trên cơ sở dự kiến những tác động, đề ra các biện pháp phòng tránh, khắc phục hoặc hạn chế những hậu quả và tác động xấu, phù hợp với những quy định của pháp luật. Kết quả của việc nghiên cứu ĐTM được trình bày trong một báo cáo gọi là báo cáo ĐTM. Báo cáo này được trình cho một cơ quan có thẩm quyền thẩm định để phê duyệt. Chỉ sau khi ĐTM được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền quyết định mới cho phép triển khi dự án đầu tư. Trong quá trình triển khai dự án, như: thiết kế chi tiết, thi công lắp đặt, vận hành thử, bắt đầu vận hành .v.v… các cơ quan có trách nhiệm vẫn cần theo dõi, giám sát việc thực hiện. Khi việc thực hiện không đúng như các biện pháp đã trình bày trong báo cáo ĐTM, hoặc những biện pháp phòng ngừa, hạn chế hậu quả tới môi trường không đạt yêu cầu như đã đề ra thì các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường có thể yêu cầu các chủ dự án có biện pháp sửa chữa bổ sung và trong trường hợp không đạt yêu cầu, gây hậu quả xấu đối với con người và môi trường thì dự án có thể bị đình chỉ hoạt động. ĐTM là một trong các công cụ cần thiết để cơ quan ra quyết định có thể đủ căn cứ xem xét các khía cạnh kinh tế xã hội – môi trường một cách tổng hợp trước khi ra quyết định, nhằm ngăn ngừa và hạn chế những hậu quả bất lợi trước mắt và lâu dài. Xét một cách tổng thể và lâu dài, chính ĐTM giúp cho chủ các dự án, các nhà đầu tư hoàn thành mục tiêu của dự án đầu tư một cách có kết quả hơn, do: + Nếu một dự án thiết lập phù hợp với môi trường của địa phương thì triển vọng thực hiện đúng tiến độ và trong khuôn khổ cảu dự toán ngân sách, và cũng có khả năng tránh được nhiều khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện; + Khi dự án phải được dựa trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mà nếu có biện pháp bảo tồn tài nguyên, thì sẽ đảm bảo được môi trường lâu bền cho hoạt động của dự án trong tương lai; Nếu một dự án tạo được lợi nhuận, mà không gây ra những vấn đề đáng kể về mặt môi trường, thì sẽ có khả năng tạo được sự công nhận và lòng tin đối với chủ dự án. Việc xem xét vấn đề môi trường trong các dự án đầu tư, trước đây chưa được chú ý lắm, nhưng những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đã bắt người ta phải quan tâm. Mỹ là nước đầu tiên đã áp dụng các biện pháp ĐTM từ năm 1970. Từ đó đến nay, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng, tuy rằng về cách thức và thủ tục tiến hành không hoàn toàn giống nhau. Kỹ thuật môi trường: là hệ thống các giải pháp kỹ thuật – công nghệ và quản lý nhằm bảo toàn chất lượng môi trường trong sự phát triển và tăng trưởng nhanh của sản xuất. Nội dung của bản báo cáo ĐTM, gồm:  Mô tả công trình;  Xem xét các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực công trình;  Xác định các vấn đề về môi trường có thể xảy ra đối với công trình;  Đánh giá các tác động chính của công trình đến môi trường khu vực xây dựng và dự báo xu thế thay đổi của các tác động đó;  Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động bất lợi của công trình đến môi trường và bảo vệ môi trường khu vực hoạt động của công trình. Các giai đoạn ĐTM đối với một dự án xây dựng Câu5: Phương pháp đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng? Trả lời: Phương pháp đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng: Xét cụ thể về khía cạnh công trình xây dựng, tác động của công trình xây dựng có thể được đánh giá thông qua các nội dung sau: - Điều tra xã hội học: Điều tra khảo sát, phỏng vấn ý kiến của chuyên gia và cư dân khu vực xây dựng công trình; - Đo đạc, quan trắc: nhằm thu thập các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến môi trường. Nội dung này bao gồm các phương pháp sau:  Phương pháp thống kê: nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án  Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, đất, tiếng ồn tại khu vực công trình xây dựng;  Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá tác động trên cơ sở các Quy chuẩn môi trường Việt Nam;  Phương pháp chập bản đồ môi trường: phương pháp này sử dụng những bản đồ thể hiện những đặc trưng môi trường trong khu vực nghiên cứu vẽ trên giấy trong suốt. Mỗi bản đồ diễn tả những khu vực địa lý với những đặc trưng môi trường đã xác định được qua tài liệu điều tra cơ bản. Thuộc tính của những đặc trưng môi trường được biểu thị bằng cấp độ màu (màu sắc đậm nhạt khác nhau).  Phương pháp ma trận môi trường: phương pháp phối hợp liệt kê các hành động của hoạt động phát triển với liệt kê các nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Hoạt động liệt kê trên trục hoành, nhân tố bị tác động (thành phần môi trường) liệt kê trên trục tung hoặc ngược lại. Cách này cho phép xem xét quan hệ nhân - quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời. Thông thường việc xem xét chung dựa trên sự đánh giá định lượng của các tác động riêng lẻ đối với từng nhân tố. Các nội dung và phương pháp trên có thể sử dụng độc lập, hoặc cũng có thể phối kết hợp để tạo thành các hệ thống nhóm giải pháp giúp cho kết quả đánh giá được toàn diện và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công tác ĐTM là công việc khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi đầu tư nhiều về kinh phí và thời gian, cần đội ngũ chuyên nghiệp có kinh nghiệm. Đồng thời, công tác này cũng ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng của cộng đồng nên dễ nảy sinh rào cản trong quá trình thực hiện. Vì vậy, không phải tất cả các dự án xây dựng đều phải ĐTM. Câu 6: Thế nào là một công trình xanh? Tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh? Trả lời: Công trình xanh là: Từ những năm 1930 cho đến những năm 1960, các phát minh ra hệ thống điều hòa không khí và kính phản xạ đã biến đổi phong cách thiết kế công trình. Từ đó các tòa nhà phụ thuộc hoàn toàn vào các hệ thống tiêu tốn điện được sản xuất từ nguồn hóa thạch rẻ trở nên phố biến. Sau đó, vào thập kỷ 70 đã có những nhóm kiến trúc sư cũng như những nhà hoạt động môi trường tiên phong đưa ra những ý tưởng và định nghĩa ban đầu về công trình xanh trong bối cảnh giá năng lượng hóa thạch tăng cao và ngày càng nhiều người quan tâm tới môi trường tự nhiên bị hủy hoại nhanh chóng. Đặc biệt, khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã có tác động thúc đẩy lớn trong việc mở rộng nghiên cứu về công trình xanh. Nhờ quá trình nghiên cứu đó, cho tới nay chúng ta đã có một khái niệm tương đối hoàn chỉnh về công trình xanh. Công trình xanh được định nghĩa là các công trình được thiết kế và xây dựng hiệu quả nhằm đảm bảo sức khỏe và tiện nghi cho người sử dụng trong khi đó vẫn giảm thiểu sử dụng tài nguyên và nhwgnx tác hại không tốt đến môi trường (Kibert, 2008). Để tạo ra được một công trình xanh với hiệu năng môi trường cao, người thiết kế sẽ phải xem xét tới nhiều mặt của công trình như đảm bảo hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng, nước và vật liệu, giảm thiểu mức xả thải và ảnh hưởng không tốt tới môi trường và cộng đồng xung quanh, đảm bảo môi trường sống tốt cho người sử dụng công trình. Với định nghĩa như trên một công trình xanh thường được thiết kế và vận hành theo các tiêu chí sau: - Giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên (giảm sử dụng năng lượng, nước, vật liệu); - Giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên xung quanh (không nhân rộng diện tích đất xây dựng, giảm thiểu xả thải ra môi trường); - Bảo vệ môi trường sống an toàn và tiện nghi cho người sử dụng; - Mang lại lợi ích cho các cộng đồng xung quanh. Tiêu chẩn để đánh giá công trình xanh: Công cụ đánh giá LOTUS Việt Nam là một công cụ mang tính thị trường được thiết kế bởi Hội Đồng Công Trình Xanh Việt Nam và phục vụ cho môi trường xây dựng Việt Nam. Công cụ LOTUS được xây dựng dựa trên cơ sở những công cụ đánh giá công trình xanh đã tồn tại trên thế giới (LEED của Mỹ, BREEAM của Anh, Green Star từ Úc) và cùng có một mục tiêu chung là xây dựng các tiêu chuẩn, đường tiêu chuẩn hướng dẫn ngành xây dựng trong nước trở nên thân thiện hơn với môi trường và bảo vệ tài nguyên tự nhiên. Các tiêu chí đánh giá trong bộ công cụ: Năng lượng: Công cụ đánh giá công trình xanh LOTUS NR Pilot đưa ra một mức tiết kiệm năng lượng nhất định làm Điều kiện tiên quyết cho hạng mục Năng lượng của cộng cụ. Như vậy, tất cả các công trình xanh với chứng chỉ LOTUS đều phải vượt qua một mức chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả tối thiểu. Cũng với mục tiêu đó, các khoản trong hạng mục Năng lượng của LOTUS NR Pilot đều hướng tới giảm tiêu thụ năng lượng trong công trình qua việc kiểm soát sử dụng điện chặt chẽ, tận dụng điều kiện tự nhiên và các công nghệ hiệu suất cao, và cuối cùng là khai thác các nguồn năng lượng bền vững. Nước: Xác định rõ xu hướng trong tương lai, LOTUS chú trọng vào vấn đề giảm thiểu sử dụng nước sạch và đưa vấn đề này trở thành điều kiện tiên quyết trong hạng mục Nước. Cùng đó, các khoản trong hạng mục khuyến khích việc quản lý sử dụng nước chặt chẽ, các thiết kế và thiết bị tiết kiệm nước, tái sử dụng/tái chế nước và cuối cùng là thu lại nước mưa để sử dụng. Vật liệu: Hạng mục Vật liệu của LOTUS gồm 3 mục tiêu chính: giảm thiểu sử dụng các vật liệu sản xuất từ nguồn khai thác mới; khuyến khích sử dụng các loại vật liệu bền vững và tiêu tốn ít năng lượng trong cả vòng đời; giảm lượng xả thải xây dựng. Để có thể đạt được những mục tiêu trên, các khoản trong hạng mục này khuyến khích việc các công trình sử dụng lại những vật liệu xây dựng và kết cấu có tại công trường, sử dụng vật liệu tái chế, các vật liệu từ những nguồn bền vững và vật liệu đúc sẵn. Sinh thái: Ngoài việc khuyến khích các công trình lựa chọn đất xây dựng kỹ càng, công trình xanh cũng xúc tiến việc bảo tồn môi trường tự nhiên sẵn có qua những kế hoạch xây dựng được hoạch định kỹ càng. Tầng đất mặt giàu chất dinh dưỡng và các cây cối cung toàn bộ hệ sinh thái tồn tại trong phạm vi công trường đều cần được bảo vệ khỏi những tác động xấu từ hoạt động thi công. Ngoài ra việc đưa vào khuôn viên dự án các loài sinh vật bản địa và việc xây dựng mái nhà xanh cho công trình sẽ cải thiện độ đa dạng sinh học cũng như toàn thể hệ sinh thái trong khuôn viên. Chất thải và ô nhiễm: Do việc khôi phục môi trường về nguyên trạng sau khi đã bị ô nhiễm thưởng kém hiệu quả và đắt đỏ nên việc ngăn chặn ô nhiễm ngay từ nguồn làđặc biệt thiết yếu. Các khoản trong hạng mục Chất thải nhiễm của LOTUS NR Pilot khuyến khích các giải pháp và công nghệ giúp giảm thiểu phát thải, từ đó giảm nhẹ ảnh hưởng xấu từ rác thải và nhiều nguồn ô nhiễm. Với thiết bị và những hướng dẫn phù hợp cho công trình, đặc biệt là với công tác quản lý tốt xuyên suốt quá trình sử dụng, việc giảm thiểu phát thải trên toàn diện tích xây dựng là hoàn toàn có thể. Ngoài việc giảm thiểu lượng tiêu dùng, những biện pháp tái sử dùng và tái chế cũng có tác động tốt trong việc giảm lượng phát thải nói chung trong công trình xây dựng. Sức khỏe và tiện nghi: Tất cả các khoản trong Hạng mục Sức khỏe Tiện nghi của LOTUS NR Pilot đều chú tâm tới việc cải thiện môi trường trong nhà cho các công trình xây dựng. Cụ thể, những biện pháp cải thiện nhằm vào bốn khía cạnh khác nhau của môi trường trong nhà. Quan trọng nhất là chất lượng không khí trong nhà. Công trình phải đảm bảo không khí trong nhà phải mới, sạch và không có các chất độc hại cũng như bụi bẩn lẫn vào. Ngoài ra, một môi trường trong nhà lành mạnh phải đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng trên các khía cạnh như tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt. Thích ứng và giảm nhẹ: Tất cả các khoản trong hạng mục Thích ứng Giảm nhẹ của LOTUS NR Pilot đều hướng tới việc cải thiện sức chống chọi của công trình trước thảm họa tự nhiên và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Một công trình xanh sẽ phải đủ sức bảo vệ người sử dụng trước mọi thảm họa tự nhiên có thể xảy ra như lũ, lụt lội, bão,… Đồng thời công trình cũng phải giúp giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu bằng việc giảm diện tích bê-tông hóa, từ đó giảm ảnh hưởng của hiện tượng đảo nhiệt tại khu vực đô thị. Xuyên suốt vòng đời của công trình, cần giảm tối thiểu lượng nhiên liệu hóa thạch dùng trong vận chuyển từ và tới công trình. Cộng đồng: Tất cả công trình xây dựng phải tuân thủ luật của nhà nước Việt Nam và tạo điều kiện đầy đủ cho người tàn tật có thể dễ dàng sử dụng công trình. Sử dụng thiết kế “phi giới hạn” nhằm đảm bảo các yếu tố như tuổi tác, tình trạng thể chất hay mọi yếu tố tương tự không cản trở việc sử dụng công trình. Thêm vào đó, công trình xanh nên có những khoản không mở cho người sử dụng cũng như dân cư ở các cộng đồng xung quanh sử dụng. Thiết kế như vậy cũng giúp tạo sự hài hòa và cân bằng giữa môi trường xây dựng với cộng đồng dân cư cũng như quần thể sinh thái trong khu vực. Cuối cùng, hạng mục này phù hợp với định nghĩa về phát triển bền vững, khi nền kinh tế, xã hội và môi trường phát triển hài hòa. Quản lý: Việc tiến hành xây dựng bất cứ một công trình bền vững và thân thiện môi trường nào cũng cần tới nhiều bên tham gia, từ nhiều ngành nghề với các kỹ năng riêng. Các khoản trong hạng mục Quản lý của LOTUS NR Pilot giúp đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa tất cả các bên tham gia, ngay từ trước gian đoạn thiết kế. Để đạt được mức chứng nhận của LOTUS NR Pilot, việc trao đổi và phối hợp tốt giữa các bên liên quan là rất quan trọng. Tất cả các thành viên của đội dự án phải làm việc cùng nhau và đưa các khái niệm môi trường thích hợp từ thời điểm bắt đầu đặt ý tưởng cho dự án. Sáng kiến: Hạng mục này được lập ra nhằm khuyến khích và cho điểm thưởng cho những sáng kiến về công nghệ hoặc ý tưởng, cũng như khi công trình thực hiện tốt hơn yêu cầu đặt ra. Câu 7: Phân tích các yếu tố của kiến trúc nhà bền vững? Trả lời: Kiến trúc công trình không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của công trình, sự hòa nhập với thiên nhiên, sự bền vững với môi trường, chi phí xây dựng và khai thác, mà quan trọng hơn là còn ảnh hưởng đến tổng tiêu thụ năng lượng, qua đó ảnh hưởng đến sự bền vững của môi trường. Thiết kế kiến trúc bền vững cần được thỏa mãn 3 tiêu chí cơ bản sau: Tính sinh thái: kiến trúc cần tương đồng với điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình về cảnh quan thiên nhiên, điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn, thảm thực vật, động vật hoang dã. Đồng thời kiến trúc cần đảm bảo tối thiểu những thay đổi bất lợi đến những yếu tố nêu trên sau khi công trình được xây dựng. Đối với kiến trúc bền vững, yêu cầu giữ gìn và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng, để thực hiện được điều này trong thiết kế và xây dựng công trình kiến trúc cần giữ gìn và nâng cao chất lượng của các yếu tố cơ bản như đất, nước, không khí, tính đa dạng sinh học, v.v. Do đó, cần hạn chế đến mức thấp nhất việc phủ bêtông các bề mặt của địa hình tự nhiên, nhưng trong thực tế hiện nay các công trình xây dựng ở Việt Nam từ nhà ở riêng lẻ, chung cư, trường học, bệnh viện, công sở, từ công trình thấp tầng đến cao tầng, v.v hầu như đều phủ bêtông toàn bộ khuôn viên công trình. Việc làm này sẽ làm cho quá trình thẩm thấu nước mặt xuống tầng nước ngầm không thể thực hiện được, hệ sinh thái trong phạm vi dù nhỏ cũng bị tác động xấu đi, mặt khác lớp bêtông bao phủ gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên không cần thiết (núi đá vôi và núi đá bị phá đi để sản xuất ra vật liệu bêtông, nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất, và vận chuyển bêtông, môi trường sinh thái tại các vùng có núi bị khai thác bị phá vỡ nghiêm trọng, v.v.). Đồng thời bức xạ mặt trời sẽ nung nóng bề mặt bêtông và làm cho nhiệt độ khu vực tăng lên, gây tác động trở lại đến sinh lý và tâm lý của người sử dụng. Con người lại phải sử dụng các nguồn năng lượng khác để làm mát không gian như điện để chạy quạt máy, máy điều hòa hoặc máy bơm để phun tưới nước làm mát... Ngược lại, nếu các khoảng sân xung quanh công trình được trồng thực vật thì sẽ góp phần làm cho môi trường sống của chúng ta tốt hơn nhờ quá trình quang hợp của cây xanh, khả năng giữ bụi, ngăn tiếng ồn, tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ không khí, tạo bóng mát, hình thành dòng dịch chuyển của không khí,v.v. Nhờ đó, chúng ta có môi trường sống tốt. Cây xanh cũng sẽ đảm bảo cho các loài sinh vật khác cũng có môi trường tồn tại và phát triển như các loài chim, sóc, dế, v.v. Và điều đó tác động trở lại làm cho cuộc sống của con người trở nên quân bình, thân thiện và nhân ái hơn. Tính văn hóa, xã hội: kiến trúc công trình cần phù hợp với nét đặc trưng lịch sử, văn hóa, tôn giáo, quan hệ của cộng đồng, hình thái sản xuất và định hướng phát triển. Kiến trúc công trình xây dựng mới cần không xung đột với tổng thể kiến trúc hiện hữu. Tính kinh tế: chi phí cho xây dựng và khai thác cần được tính toán chi tiết sao cho phù hợp với khả năng đầu tư và khai thác lâu dài. Ở Việt Nam thời gian gần đây, do sức ép của tốc độ tăng dân số cộng với những yếu kém trong công tác quy hoạch, kiến trúc và phổ biến kiến thức đến người dân nên các kiến trúc truyền thống có nhiều ưu điểm đang dần bị mai một. Những quy hoạch và kiến trúc truyền thống được chắt lọc hàng ngàn năm với “nhà ngói, cây mít”, với “tường đất, mái tranh” đang dần mất đi ở hầu hết các vùng thôn quê. Thay vào đó là những lối tư duy kiến trúc theo kiểu chắp vá, tận dụng được du nhập từ các đô thị theo kiểu “văn minh nhà ống, văn hóa mặt tiền” và đang bê tông hóa hoàn toàn các công trình xây dựng. Lối kiến trúc này một mặt phá vỡ tổng thể kiến trúc về cả tính sinh thái, tính văn hóa, xã hội, mặt khác làm nhu cầu sử dụng năng lượng cho điều hòa khí hậu tăng cao, làm tăng chi phí khai thác của công trình. Kiến trúc “nhà ống” với vật liệu bê tông cốt thép đã chiếm lĩnh gần như toàn bộ các đô thị Việt Nam. Loại hình kiến trúc này chỉ giải quyết được nhu cầu nhà ở cho mật độ dân cư đông đúc cho một giai đoạn ngắn của lịch sử mà không đảm bảo được tính sinh thái, nét đặc trưng văn hóa, xã hội và càng không đảm bảo tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng. Với độ dài thời gian vài thập niên gần đây, loại hình quy hoạch và kiến trúc này đã bộc lộ khá rõ những điểm bất cập về vẻ đẹp mỹ quan, về tính thân thiện môi trường, về công năng sử dụng, về tổ chức giao thông (cả giao thông đối nội và giao thông đối ngoại) v.v... Điều này dẫn đến nguy cơ cộng đồng sẽ phải tái quy hoạch, tái xây dựng lại cả những quần thể kiến trúc lớn của các đô thị trong tương lai gần để phù hợp với xu thế phát triển bền vững chung của nhân loại. Câu 11: Trình bày về một giải pháp kỹ thuật bền vững về vật liệu? Trả lời: Một giải pháp kỹ thuật bền vững về vật liệu là: Xi măng sinh thái (ecology cement, eco-cement) là một khái niệm mới dùng để chỉ các loại chất kết dính xi măng thế hệ mới tiêu thụ năng lượng thấp sử dụng trong xây dựng. Chất kết dính này dựa trên nền của chất kết dính magiê đã được đề cập từ khá lâu. Tuy nhiên, loại xi măng này được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhằm giảm thiểu năng lượng tiêu thụ cũng như khả năng tận dụng chất thải. Sản phẩm thương mại của xi măng sinh thái được phát triển lần tiên bởi tập đoàn TecEco của Úc vào những năm cuối của thể kỷ 20. Sau đó được mở rộng nghiên cứu và ứng dụng ở Nhật Bản. Xi măng sinh thái có thành phần bao gồm hỗn hợp của oxít magiê hoạt tính, xi măng Portland truyền thống, các chất kết dính puzzolan, và một số chất thải. Quá trình sản xuất xi măng sinh thái bao gồm các bước cơ bản sau: Bước1: Cácbonnát magiê (MgCO 3 ) được nung trong lò ở nhiệt độ khoảng 600 đến 750o C. So với việc sản xuất xi măng Portland truyền thống cần nung đá vôi nguyên liệu (CaCO 3 ) đến nhiệt độ 1450o C thì nhiệt độ nung để sản xuất xi măng sinh thái thấp hơn đáng kể. Do có nhiệt độ nung trong lò thấp hơn nên dây truyền sản xuất xi măng sinh thái có thể sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu suất thấp, như năng lượng gió, mặt trời, khí gas từ chất thải. Điều này tạo điều kiện để hạn chế việc sử dụng nhiên liệu than đá, đồng thời hạn chế sự phát thải khí CO 2 . Nhiệt độ nung thấp cũng tạo thuận lợi để áp dụng các dây truyền công nghệ để thu lại khí CO 2 trong quá trình nung nguyên liệu đá magiê. Quá trình nung MgCO3 tạo thành MgO hoạt tính theo phản ứng MgCO3 → MgO + CO2 ↑ (2.1) Khí CO2 phát thải trong phản ứng nung đá cácbonnát magiê có thể được thu lại để sử dụng cho các mục đích hiệu quả khác. Bước 2: Nghiền clinke xi măng sinh thái trong vùng nhiệt độ cao của chính lò nung để tăng hiệu quả nghiền. Bước 3: Bột MgO hoạt tính sau đó được bổ sung thêm hàm lượng định trước của xi măng Portland truyền thống và các chất kết dính thứ cấp như tro bay, xỉ lò cao nghiền mịn để có được hỗn hợp xi măng sinh thái. Một trong những khó khăn để thương mại hóa xi măng sinh thái ở quy mô lớn là nguồn nguyên liệu đá cácbonnát magiê không nhiều và phân bố không đồng đều như đối với đá vôi. Xi măng sinh thái là sản phẩm chất kết dính thân thiện với môi trường. Khi sử dụng, MgO thủy hóa với nước trong hỗn hợp nhào trộn để tạo thành Mg(OH) 2 . Sau đó, các sản phẩm tạo thành được tái cácbonnát hóa để tạo thành các khoáng vật mới và hình thành cường độ trong môi trường kiềm thấp. MgO + H2 O → Mg(OH)2 + CO2 → MgCO3 + Mg(OH)2 .4MgO.4CO2 .4H2 O MgO + CO2 + H2 O → MgCO3 .3H2 O (2.2) (2.3) Do tính kiềm của MgO thấp hơn so với CaO nên xi măng sinh thái có tính kiềm thấp hơn xi măng portland. Điều này giúp hạn chế sự phá hủy liên kết chất kết dính – cốt liệu do các phản ứng kiềm – silíc. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các loại cốt liệu khoáng truyền thống thì nhiều chất thải khác nhau, như xỉ, tro, nhựa, giấy, mùn cưa v.v., có thể được sử dụng làm cốt liệu và chất chèn khe trong các loại bê tông có sử dụng xi măng sinh thái. Một sự khác biệt nữa khi sử dụng xi măng sinh thái so với xi măng portland là mức độ hấp thụ khí CO2 cao trong quá trình rắn chắc để tái cácbonnát hóa thành đá MgCO 3 (phản ứng 2.2). Magiê cácbonnát kết tinh dạng hình kim rỗng nên cường độ lớn. Độ pH lâu dài của xi măng sinh thái thấp hơn xi măng Portland nên khoáng vật magiê có tính dính tốt hơn với bề mặt các vật liệu khác. Magiê hyđrôít cũng như các hợp chất có chứa ion magiê kém hoạt động hóa học và ít linh động, vì vậy chúng bền vững hơn theo thời gian. Cường độ của xi măng sinh thái tùy thuộc vào tỷ lệ giữa MgO và xi măng Portland. Nhìn chung, tỷ lệ MgO càng nhiều thì cường độ của xi măng sinh thái càng giảm. Hiện tại, các sản phẩm có yêu cầu cường độ nén đạt khoảng 15 MPa sẽ có hiệu quả cao khi sử dụng xi măng sinh thái với hàm lượng MgO trên 50%. Khi tỷ lệ của MgO khảng 10% trong hỗn hợp thì cường độ của xi măng sinh thái có khả năng đạt tương tự như xi măng Portland truyền thống. Tính trung bình nếu một ngôi nhà khi xây dựng sử dụng xi măng sinh thái sẽ tiết kiệm được khảng trên 300 giga jun năng lượng và giảm được trên 18 tấn khí CO 2 phát thải so với việc sử dụng xi măng Portland truyền thống. Câu 12: Phân tích ý nghĩa của việc sử dụng vật liệu từ chất thải? Cho vi dụ? Trả lời: Vật liệu thải tạo ra ngày càng nhiều ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Nguồn tạo ra chất thải chủ yếu là từ các ngành công nghiệp; nông nghiệp; và sinh hoạt. Nếu không được tận dụng, chất thải sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Hoặc nếu không sẽ cần tốn nhiều chi phí để trôn lấp hoặc xử lý. Vấn đề phát triển bền vững được coi là giải pháp bắt buộc trong lộ trình của sự phát triển của từng quốc gia cũng như toàn cầu. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có giải pháp xử lý chất thải để hạn chế tối đa những tác dụng bất lợi đến môi trường. Lượng chất thải tạo ra thường tuân theo định luật bảo toàn khối lượng. Tổng lượng tài nguyên sử dụng và năng lượng tiêu tốn để sản xuất vật liệu thường tương ứng với tổng lượng chất thải tạo ra. Do đó, khối lượng chất thải, bao gồm cả chất thải rắn; chất thải lỏng; và chất thải khí, phát tán hàng năm trên toàn thế giới ước tính đến hàng ngàn tỷ tấn. Phần lớn trong số đó vẫn còn giá trị sử dụng hoặc vẫn có khả năng tái sử dụng, nhất là trong xây dựng. Dưới sức ép của các hiệp ước RiodeJaneiro và Nghị định thư Kyoto về bảo vệ môi trường, hầu hết các nước phát triển đã quan tâm đến vấn đề này và cho đến nay họ đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc giảm thiểu, sử dụng lại, tái sử dụng, và thu hồi lại được chất thải. Ở Việt nam, lượng chất thải phát ra từ sinh hoạt, các ngành công nghiệp và nông nghiệp đang là gánh nặng đè lên vai môi trường sống của người dân. Trong số các chất thải đó, khoảng 14 chất thải rắn và lỏng hoàn toàn có thể tái sử dụng có hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng, như: chất thải phá dỡ từ các công trình xây dựng; chất thải kim loại; chất thải từ các nhà máy nhiệt điện; chất thải từ các nhà máy luyện gang, thép; chất thải thủy tinh; chất thải lốp xe; chất thải bao bì nhựa; chất thải từ mặt đường cũ; chất thải trong khai thác các loại cốt liệu; chất thải vỏ trấu; dầu thải các loại; v.v… Lấy một ví dụ về chất thải rắn từ phá dỡ các công trình xây dựng cũ. Việt nam hiện nay đang trong giai đoạn cần phá dỡ hàng loạt các công trình cũ, hết tuổi thọ khai thác để xây dựng mới. Như vậy, lượng chất thải rắn từ chính các công trình phá dỡ sẽ là rất lớn. Chúng hoàn toàn có thể tái sử dụng lại trong xây dựng mới, nhất là làm cốt liệu. Nếu tận dụng triệt để chúng sẽ giảm thiểu đáng kể lượng vật liệu khai thác từ thiên nhiên. Đồng thời giảm thiểu đáng kể năng lượng tiêu tốn cho khai thác và gia công vật liệu thiên nhiên. Điều đó đồng nghĩa với việc tiết kiệm được nguồn tài nguyên và hạn chế gây ô nhiễm. Hay nói khác đi, đó là một giải pháp để thực hiện mục tiêu sử dụng vật liệu “xanh”. Xây dựng là một ngành công nghiệp sử dụng khối lượng vật liệu nhiều nhất. Đây cũng là ngành sử dụng lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như cốt liệu, khoáng sản, đất, nước, cây xanh, năng lượng, v.v.. lớn nhất để xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, v.v… Đồng thời ngành này cũng thải ra môi trường lượng lớn các chất thải như chất thải rắn, khí gây hiệu ứng nhà kính, tiếng ồn … gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, để góp phần bảo vệ môi trường sống hiện tại và cho các thế hệ tiếp theo vấn đề nghiên cứu và sử dụng các loại vật liệu mới thân thiện với môi trường, hạn chế tàn phá thiên nhiên là điều cấp thiết. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực xây dựng. Tận dụng chất thải trong xây dựng là một giải pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu này. Hầu hết các chất thải vẫn còn khả năng tận dụng cho một vòng đời mới trong các ứng dụng xây dựng. Tùy theo thành phần hóa học và tính chất mà chúng có thể được tận dụng làm cốt liệu, chất làm đầy (chèn khe), chất kết dính trong các ứng dụng xây dựng. Khi được tận dụng, các vật liệu thải không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm giá thành sản phẩm xây dựng do hạn chế được chi phí gia công vật liệu tự nhiên, mà điều quan trọng hơn là chúng có thể nâng cao được chất lượng của các sản phẩm xây dựng truyền thống. Trong một số trường hợp, việc kết hợp vật liệu thải với các vật liệu truyền thống còn có thể tạo ra các tính chất mới của sản phẩm mà những tính chất ấy chưa có được khi dùng các vật liệu truyền thống. Các chất thải nêu trên có thể phân thành các nhóm vật liệu được tận dụng trong các ứng dụng sau: Nhóm cốt liệu: Vật liệu thải từ phá dỡ các công trình xây dựng cũ; xỉ lò cao; thủy tinh thải; xỉ đốt rác sinh hoạt; nhựa thải và vỏ bao bì; mặt đường cũ; chất thải từ các mỏ khai thác cốt liệu; vỏ quả cây công nghiệp. Đa số các chất thải trên khi được tận dụng làm cốt liệu sẽ đạt được một số ưu điểm như: a) có khối lượng thể tích nhẹ hơn so với cốt liệu truyền thống (cốt liệu từ phá dỡ các công trình cũ; thủy tinh thải; xỉ lò cao; xỉ đốt rác sinh hoạt; nhựa thải và vỏ bao bì, lốp thải; vỏ quả cây công nghiệp; v.v.), và b) có cường độ chịu lực cao như xỉ thép, thủy tinh thải … Nhóm vật liệu chèn khe (vật liệu làm đầy): Tro nhiệt điện; tro trấu; bụi nhà máy xi măng; xỉ lò cao nghiền mịn; tro đốt bùn thải đô thị; tro đốt rác thải sinh hoạt. Những vật liệu thải này có cỡ hạt và tính chất hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của vật liệu chèn khe trong các hỗn hợp cốt liệu. Nhóm phụ gia khoáng hoạt tính: Muội silíc; tro nhiệt điện; tro trấu; bụi nhà máy xi măng; xỉ lò cao nghiền mịn. Các vật liệu này thể hiện hoạt tính phù hợp làm phụ gia khoáng hoạt tính cho bê tông xi măng và bê tông asphalt. Thông qua việc sử dụng những phụ gia này mà các tính chất của các loại bê tông được cải thiện đáng kể, hoặc đạt được các tính chất vượt trội mà các vật liệu truyền thống chưa đạt được. Nhóm chất kết dính: bitum từ mặt đường cũ; dầu thực vật thải. Những chất kết dính này khi được sử dụng và có chế độ dưỡng hộ thích hợp sẽ đạt được sản phẩm có chất lượng chấp nhận được cho chu kỳ sử dụng mới. Trong số các vật liệu thải được xem xét tận dụng trong các ứng dụng xây dựng, vật liệu thủy tinh thải được coi là đã được nghiên cứu và sử dụng thành công. + Thủy tinh thải là chất thải thu được từ các loại vỏ chai, lọ đựng thực phẩm, hóa chất trong sinh hoạt và công nghiệp. Khối lượng thủy tinh thải tạo ra hàng năm lên đến hàng triệu tấn ở từng quốc gia. Một phần nhỏ trong số chúng được tái sử dụng lại nếu chúng là thủy tinh không màu, hoặc nếu chúng được phân loại một cách chính xác thành từng nhóm màu sắc. Tuy nhiên, đa số thủy tinh thải không được phân loại nên chúng không có giá trị sử dụng lại. + Thủy tinh thải khi được sơ chế thông qua quá trình rửa để loại bỏ tạp chất và nghiền đến cỡ hạt thích hợp có thể được tận dụng làm cốt liệu cho các lớp móng đường, cho bê tông xi măng, và bê tông asphalt. Lớp móng đường sử dụng cốt liệu thủy tinh thải đạt được ưu điểm về mặt thoát nước tốt và hạn chế được nhược điểm về co nở thể tích do ẩm so với các vật liệu khoáng truyền thống. Cốt liệu thủy tinh dùng cho bê tông ximăng đạt được các ưu điểm về độ cứng và màu sắc. Vì vậy nó phù hợp để chế tạo các sản phẩm bê tông lát và trang trí. + Tương tự, cốt liệu thủy tinh thải cũng đã được tận dụng thành công cho bê tông asphalt để thay thế một phần cốt liệu khoáng truyền thống. Bê tông asphalt sử dụng cốt liệu thủy tinh thải đạt được tính công tác tốt hơn do đặc trưng bề mặt của nó và như vậy công đầm nén có thể được giảm thiểu so với hỗn hợp bê tông asphalt truyền thống. Năm 2002, Nicholls và các đồng nghiệp tại Đại học Nottingham, Vương quốc Anh đã sử dụng 30% cốt liệu thủy tinh có cỡ hạt D max 20mm để thay thế cho đá vôi dùng để chế tạo hỗn hợp bê tông asphalt đặc nóng với chất kết dính bitum quánh 50 độ khi xây dựng một tuyến đường thử nghiệm 5 km. Kết quả theo dõi sau 5 năm khai thác cho thấy đoạn đường thử nghiệm đảm bảo chất lượng khai thác tương tự như vật liệu bê tông asphalt truyền thống. + Ngoài ra, thủy tinh thải khi được nghiền mịn đến cỡ hạt phù hợp sẽ thể hiện hoạt tính hóa học cao, và khi được kết hợp với vôi bột sống sẽ tạo thành chất kết dính vô cơ gốc CaO-SiO2 phù hợp cho xây dựng. Chất kết dính hỗn hợp này khi nhào trộn với cốt liệu và được dưỡng hộ ở chế độ nhiệt-ẩm thích hợp sẽ có chất lượng tốt hơn xi măng poóclăng truyền thống. Sản phẩm này có thể được coi là loại chất kết dính tiêu tốn năng lượng thấp (hay còn gọi là chất kết dính thân thiện với môi trường). Nghiên cứu này đang được tiến hành từ năm 2005 tại Khoa Xây dựng, Trường Đại học Tổng hợp Leeds, Vương quốc Anh. Câu 14: Trình bày về một “vật liệu xây dựng xanh mà anh/chị quan tâm”? Trả lời: Gạch không nung: - loại vật liệu tiết kiệm và thân thiện. Công nghệ Gạch Không Nung của thế giới: Cách đây khoảng 5000 năm Công nghệ Polymer đã được ứng dụng để xây dựng Kim Tự Tháp Ai Cập nổi tiếng thế giới, một công trình tuyệt tác trườngtồn với thời gian đến ngày nay. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng hợp và hệ thống cơ chế đóng rắn này thành công nghệ hiện đại để sản xuất loại sản phẩm gạch không nung. Để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống, loài người đãnghiên cứu, sáng tạo ra nhiều chủng loại vật tư, vật liệu. Trong trào lưu khoa học công nghệ phát triển vào những năm 70 của thế kỷ 20, các nhà khoa học trênthế giới đã nghiên cứu, ưng dụng nhiều loại sản phẩm trong ngành xây dựng dưới dạng xi măng hay keo kêt dính, được giới thiệu với những thương hiệu độc quyền thuộc khu vực Châu Âu, Châu Mỹ. Các sản phẩm này được sử dụng trong lĩnh vựcnhư: Gạch xây dựng, bê tông cường độ cao, tấm Pano cách nhiệt đến những sản phẩm Composit chịu lửa bền hóa học. Năm 1978 Davidovit (nhà khoa học người Pháp) giới thiệu mộtloại vật liệu Polymer được tổng hợp từ các khoáng Aluminosilicate thành phầncủa vật liệu này giống với zeolite, nhưng về cấu trúc biểu hiện là một cấu trúc vô định hình đến nửa kết tinh trong suốt quá trình tổng hợp lại với nhau tạo thành một khối cứng rắn như khối đá tự nhiên. Trên các nước đang phát triển, công nghệ Polymer được ứng dụngrộng rãi vào phát triển giao thông, thủy lợi xây dựng… các loại Gạch không nung loại bê tông siêu nhẹ bằng công nghệ phối bọt hoặc sinh khí loại gạch thứ hai là dùng vật liệu từ đất và …..sạn sỏi, tro bay…ở Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, NamPhi Đặc biệt công nghệ Polymer đã phát triển tới tầm cao dùng làm một số bộ phận có tính chịu lực trong các thiết bị máy móc (máy bay của hãng Boing) Cho đến nay sản phẩm Polymer dưới nhiều dạng khác nhau đã đượcgiới thiệu và ứng dụng trong các ngành xây dựng và công nghiệp gốm sứ ở nhiều nước trên khắp các châu lục. Ở Đức đã phát minh ra công nghệ RRP, là một hợp chất của AxitsSunfuro phối trộn vào đất tạo ra một sự liên kết giữa các ion âm của đất vớication Na+, K+,Mg++, Fe++. Quá trình phối trộn ….đạt tới K95, K98 rồi thành con đường hoàn hảo, tốt đẹp có sự liên kết bền chắc. - Ở Mỹ đã có hợp chất SA44/LS 40, cũng tương tự như hợp chấtRRP ở Đức. Hợp chất SA44/SL 40 đã được đưa vào sử dụng ứng dụng làm đường. - Ở một số nước phát triển trên thế giới như: Pháp,Mỹ, Đức, Bỉvà Nam phi đã sử dụng khoảng 70% 80% nhu cầu gạch xây dựng của họ bằng công nghệ này. Nhu cầu gạch xây của nước ta và một số vấn đề xung quanh côngtác sản xuất gạch xây bằng phương pháp nung: Gạch xây là một bộ phận cấu thành quan trọng của ngôi nhà hoặc1 công trình kiến trúc. Một năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng,cả nước ta tiêu thụ từ 20-22 (tỉ viên), nếu cứ với đà phát triển này, đến năm2020 lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên, một số lượng khổng lồ, đểđạt được mức này, lượng đất sét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu m3 đất sét tương đương với 30.000 ha đất canh tác. Không những vậy, gạch nung còn tiêu tốnrất nhiều năng lượng: Than, củi, đặc biệt là than đá, quá trình này thải vào bầu khí quyển của chúng ta cơ bản là khí độc không chỉ ảnh hướng tới môi trườngsức khỏe của con người mà còn làm giảm tới năng suất của cây trồng, vật nuôi.Có thể lấy một ví dụ điển hình về một làng nghề chuyên sản xuất gạch ngói nungở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để chúng ta có thể thấy sự tàn phá thiênnhiên của nghề nung gạch ngói này. Với những vấn đề trên, gạch nung đang dần là một điểm yếu về công nghệ quan trọng trong công nghiệp xây dựng ở nước ta và rất cần được quan tâm. Chính vì vậy theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg về việc quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng đến 2020 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/08/2001, phải phát triển gạch không nung thay thế gạch đất nung từ 10 đến 15% vào năm 2005 và 25% đến 30% vào năm 2010,xóa bỏ hoàn toàn gạch đất nung thủ công vào năm 2010. - Nghị định 121/2008-TTG của Viện vật liệu xây dựng – Bộ xâydựng trình thủ tướng đã phê duyệt đưa ra lộ trình đưa gạch không nung vào thaythế vật liệu nung quy hoạch tới năm 2020. - Công văn 2383/BXD – VLXD ngày 27/11/2008 của Bộ xây dựng gửicác Sở xây dựng các tỉnh thành phố phát triển vật liệu xây, gạch không nung thay thế cho gạch ngói nung để giảm ô nhiễm môi trường. Vậy gạch không nung là gì? Gạch không nung là loại gạch xây sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước ... mà khôngcần qua nhiệt độ. Có nhiều loại gạch không nung hiện nay đang sử dụng như: Gạch papanh: Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30-50kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực. Gạch Block: Gạch được hình thành từ đávụn, cát, xi măng có cường độ chịu lực cao có thể xây nhà cao tầng. Nhược điểm của loại gạch này là nặng, to, khó xây, chưa được thị trường chấp nhận rộng rãi. Gạch xi măng - cát: Gạch được tạo thành từ cát và xi măng: Gạch không nung tự nhiên: Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mangtính chất địa phương, quy mô nhỏ ... Như vậy, gạch không nung hiện nay có nhiều chủng loại, nhưng vẫn chưa đưa vào thực tế một cách rộng rãi do các nguyên nhân đã đưa ở phần trên. Để sản xuất gạch không nung từ đất. Theo công nghệ "đất hóa đá" nguồn đất để sản xuất gạch chiếm 50-70% phần nguyên liệu, sử dụngđa dạng các loại đất từ miền núi, đồng bằng, trung du và các vùng hải đảo ...đồng thời tận dụng được các nguồn phế thải xây dựng và công nghiệp góp phần cải thiện môi trường xanh, sạch, đẹp. Ưu điểm của gạch không nung: - Nguyên liệu đầu vào thuận lợi không kén chọn nhiều vô tận. - Máy móc thiết bị dây chuyền tự sản xuất chế tạo được cả trong và ngoài nước. -Xây dựng nhà máy ở khắp mọi địa hình từ hải đảo tới đỉnh núi cao. - Phụ gia vật tư sẵn có trên thị trường. - Sản xuất từ thủ công tới tự động hóa hoàn toàn - Chất lượng viên gạch tiêu chuẩn tốt. - Giá thành hạ hơn so với gạch nung. Kết luận: Đây là một công nghệ xanh được áp dụng trong lĩnh vực sản xuấtvật liệu xây dựng tại Việt Nam thời kỳ hội nhập. Tận dụng nguồn đất ít có giá trị kinh tế như đất đồi (các loại)tại các vùng trung du và miền núi, các loại đất sét ven sông, đất tải từ cáccông trình đào móng nhà, hầm lò, ao hồ, các loại đất, đá tại các công trườngkhai thác quặng ... Tận dụng các nguồn phê thải rắn như vật liệu xây dựng bê tông,gạch vỡ cát, đá sỏi, xỉ lò, các bã thải quặng bô xít ... bê tông hóa các rác ônhiễm. Thu hút được lao động dư thừa tại các địa phương, giảm chi phívận chuyển, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế nung đốt, giảm khí thải C02, đầu tưbền vững, sản xuất ổn định, phát triển lâu dài, lợi nhuận từ 5080%, tận dụngđược phế liệu xây dựng, bảo vệ môi trường, giảm giá thành xây dựng, không phụthuộc bởi nguồn nguyên vật liệu ... Câu 13: Thế nào là công trình xây dựng có “tổng năng lượng bằng 0”? Lấy một ví dụ về ngôi nhà đáp ứng “tổng năng lượng bằng 0”? Trả lời: Theo Hội đồng Kinh doanh Thế giới Phát triển Bền vững (World Business Council for Sustainable Development) cho biết: các công trình kiến trúc sẽ phải chịu trách nhiệm vì tiêu thụ 40% mức tiêu thụ năng lượng tổng thể. Công trình có”tổng năng lượng bằng 0” là công trình tiêu thụ năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng 0 và có lượng phát thải carbon cũng bằng 0. Khái niệm này đã đi vào thực tế trong thập kỷ qua và các nhà lãnh đạo của các quốc gia đã áp dụng nhiều biện pháp, chính sách để làm giảm phát thải nhà kính thể hiện trách nhiệm đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Nhiều dự án từ khắp nơi trên thế giới chứng minh rằng tòa nhà có tổng năng lượng bằng 0 là khả thi dù ở nhiều hình dạng và quy mô khác nhau. Ví dụ về ngôi nhà đáp ứng “tổng năng lượng bằng 0”: Công trình nhà ở Charlotte ở Hoa Kỳ thiết kế bởi Công ty kiến trúc Pill-Maharam. Tòa nhà đã nhận được Chứng nhận ENERGY STAR 5 sao, Chứng nhận Vermont Builds Greener và Chứng nhận LEED Platinum. Tòa nhà Charlotte là kết quả của sự phối hợp rất nhiều các chiến lược xây dựng xanh. Theo các kiến trúc sư, việc sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng cao và ứng dụngcấu trúc vỏ bọc cách điện là hai công nghệ cần thiết để đảm bảo tiết kiệm năng lượng cho một công trình. Tòa nhà Charlotte cũng sử dụng năng lượng mặt trời thụ động, cho phép một tỷ lệ ánh sáng mặt trời nhất định thông qua lớp kính trên tường phía đối diện để lưu giữ nhiệt. Ngoài ra, tòa nhà sử dụng một tua-bin gió 10kWh để tạo ra điện năng sử dụng cho các hoạt động hàng ngày từ nấu ăn đến chiếu sáng. Câu 8: Phân tích nguyên nhân và đề xuất một giải pháp giảm thiểu ách tắc cho các thành phố lớn ở Việt Nam? Trả lời: Những nguyên nhân dẫn đến ách tắc giao thông trong các thành phố lớn là: Nguyên nhân đầu tiên, vẫn là vấn đề về quản lý. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và đặc biệt là hai thành phố lớn là HN và TPHCM còn chưa chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành giao thông còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân thứ 2, một nguyên nhân cũng đã được rất nhiều người nói đến, cho là khá “mấu chốt”, đó là việc triển khai di dời các trường đại học, cao đẳng dạy nghề, các trụ sở cơ quan hành chính, bệnh viện ra khỏi trung tâm thành phố chưa thực hiện có hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ, thậm chí còn tiếp tục cho phép mở rộng các cơ sở trên trong phạm vi trung tâm thành phố. Ngoài ra, công tác đền bù, xử lý vi phạm trong giải phóng mặt bằng để phục vụ đầu tư hạ tầng giao thông của nhiều địa phương còn chậm, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng quá lớn đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành dự án để đưa vào khai thác. Một hiện trạng nữa, đó là tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6 - 7% diện tích đất đô thị). Nhiều công trình giao thông không được đầu tư xây dựng đúng tiến độ theo kể hoạch, việc phát triển các khu đô thị không gắn liền với phát triển giao thông dẫn đến ùn tắc giao thông khi đưa vào khai thác. Việc bố trí các nút giao trên các trực tuyến hướng tâm chủ yếu là đồng mức, gây xung đột dòng phương tiện lưu thông cũng là nguyên nhân góp phần gây ùn tắc. Cùng với đó, hệ thống bến bãi, điểm đỗ xe thiếu về số lượng và kém về chất lượng phục vụ, đặc biệt là các điểm đỗ xe công cộng tại các khu vực nội thành cũ và hệ thống bến xe đầu mối có quy mô lớn còn thiếu. Việc triển khai đầu tư các dự án vận tải đô thị khối lượng lớn còn quá chậm. Việc phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chưa tương xứng với nhu cầu đi lại của người dân; tình trạng sử dụng đường phố, vỉa hè làm điểm đỗ hoặc làm nơi kinh doanh điểm dỗ ô tô, giữ mô tô, xe gắn máy vẫn rất phổ biến và gây cản trở giao thông. Việc tổ chức giao thông được là chưa khoa học, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực trạng của hạ tầng giao thông đô thị. Chưa triển khai rộng rãi quy định việc cấm mô tô và xe gắn máy lưu thông trên một số tuyến đường trong khoảng thời gian phù hợp; chưa quyết liệt thực hiện việc nghiên cứu, phối hợp điều chỉnh giờ làm việc cho phù hợp. Mật độ dân số tập trung đông và tiếp tục tăng nhanh tại khu vực nội thành của 2 thành phố lớn; tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân ngày càng cao được đánh giá là một trong các nguyên nhân tác động trực tiếp đến tình hình ùn tắc giao thông ở đô thị. Nguyên nhân cuối cùng được, đó là công tác xử lý vi phạm hành vi điều khiển phương tiện đi sai làn đường, đi trên hè phố, dừng đỗ sai quy định chưa được lực lượng Thanh tra giao thông và Công an tập trung xử lý quyết liệt và thường xuyên. Một giải pháp khắc phục tình trạnh ách tắc giao thông là: Cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội tương đối đồng đều, cụ thể là giảm sự chênh lệch giữa các vùng, miền so với các thành phố lớn. Hiện nay sự chênh lệch về mức sống, thu nhập, cơ sở hạ tầng ở hai thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM so với các tỉnh thành khác trong cả nước là khá cao. Một lượng dân cư rất lớn đổ về làm ăn, sinh sống, với mục tiêu là “bằng giá nào cũng phải bám trụ lại”. Việc này thực sự đã tạo nên một sức ép tăng dân số cơ học rất lớn, gây khó khăn trong việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ùn tắc và quá tải tại đây. Để giải quyết một cách bền vững và lâu dài tình trạng ùn tắc và quá tải tại Hà Nội và TP HCM thì cần thiết phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Tuy nhiên cũng cần phải có thời gian và ngân sách để biến nó thành hiện thực. Các biện pháp hiện tại có thể là cần thiết nhưng trước mắt chỉ mang tính đối phó, hoặc theo kiểu đuổi theo chứ không giải quyết được gốc gác của vấn đề. Câu 9: Phân tích nguyên nhân về đề xuất một giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng ở Tp.HCM? Trả lời: Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngập úng ở Tp.HCM là: TP Hồ Chí Minh nằm ở vùng cửa nhiều con sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, sát với Biển nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những biến động dòng chảy trên Sông, dòng triều trên Biển, trong đó ảnh hưởng của Biển mang tính thống trị và đang có xu thế ngày càng gia tăng. Địa hình thấp trũng, hướng ra Biển. Trên 60% đất đai thành phố có cao trình thấp dưới 2m, những vùng trũng thấp cao trình < 0m -0.5m là những vùng ngập triều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng thủy triều. Sông rạch dày đặc, diện tích mặt nước lớn dễ truyền tải những biến động lan truyền vật chất, năng lượng, điều kiện ngập nước. Nền địa chất yếu, dễ bị lún, nén và sạt lở. Lượng mưa lớn, tập trung. Thành phố đang phát triển mạnh mẽ và có lịch sử phát triển trên 300 năm nên hệ thống tiêu thoát quá cũ kỹ, chắp vá và có nhiều điều bất cập. Quản lý hệ thống không khoa học. Tài nguyên Đất- Nước vùng này đang được khai thác mạnh mẽ phục vụ công cuộc phát triển : nông nghiệp, thủy điện, thủy sản, giao thông, xây dựng. Mặt khác đó cũng là nguyên nhân gây nên những tác động mạnh mẽ, những biến động bất lợi, trong đó ba tác động mạnh cần nêu : - Xây dựng các công trình hồ chứa trên thượng lưu. - Xây dựng đê ngăn lũ, ngăn triều, ngăn mặn dọc sông. - San lấp các vùng trũng lấy đất xây dựng. Những tác động đó dẫn tới : - Nguồn nước sông yếu dần, Biển xâm nhập sâu hơn vào nội địa. - Các đê bao tập trung dòng chảy, dòng triều vào trong sông làm dâng cao mức nước đỉnh triều và hạ thấp mức nước chân triều. Biên độ triều , năng lượng triều gia tăng, dòng chảy bị dồn nén. Sông rạch tiếp nhận nước mưa từ hệ thống trở nên không thuận lợi. Xói lở bờ gia tăng. - Việc san lấp các vùng trũng lấy đất xây dựng cùng với việc đắp đê bao làm mất đi các ô điều tiết nước ven sông . Chúng ta có thể tóm tắt: Có ba nguyên nhân khách quan gây ngập úng ở thành phố là: Ngập do mưa lớn; ngập do lũ từ thượng nguồn và từ đồng bằng sông Cửu Long (ngập lũ); ngập do triều từ biển vào (ngập triều) và ngập do những nguyên nhân tổng hợp: mưa + triều + lũ. Đề xuất một giải pháp khắc phục: Để giải quyết vấn đề úng ngập, người ta có thể nghĩ đến việc dùng đê bao và cống, khoanh lại thành các vùng kín rồi sử dung máy bơm để bơm nước hạ thấp mực nước trong kênh rạch để nhận nước mưa từ cống rãnh của thành phố. Tuy nhiên do gần biển, biên độ dao động từ đỉnh triều với chân triều rất cao (2,5-3,5m), đồng thời lại là vùng bán nhật triều rất thuận lợi cho việc tiêu thoát, do đó phương án khoanh vùng để sử dung máy bơm là không hợp lý. Do đó giải pháp được lựa chọn là lên đê bao cùng với hệ thống cống để ngăn triều, ngăn lũ và lợi dung chân triều để tiêu thoát nước mưa. Giải quyết ngập do mưa: là bài toán tiêu thoát nước đô thị thông thường, hiện đang được tiến hành là cần thiết, vì thành phố đã đươc xây dựng trên 300 năm, hệ thống cống rãnh quá cũ, hư hỏng, cần được sửa chữa nâng cấp và nơi nào thiếu thì bổ sung. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng: toàn bộ hệ thống thoát nước mưa của thành phố đều đổ ra kênh rạch (các bể nhận nước tiêu), mà sông rạch lại đang chịu những biến động mạnh do thủy triều, do lũ. Khi mực nước ở sông rạch cao hơn, bằng hoặc thấp hơn một chút so với mặt đất nơi cần tiêu thì nước mưa không thể tiêu thoát ra kênh rạch được. Nên nếu chỉ giải quyết bài toán ngập do mưa thì không thể đạt được mục tiêu, mà cần giải quyết đồng bộ cả vấn đề lũ, triều và nước mưa. Lũ là yếu tố tác động từ bên ngoài, từ phía các công trình thượng lưu. Trong việc kiểm soát lũ từ thượng lưu cần lưu ý đến việc tính toán khả năng kho kết hợp phòng lũ (Vkh). Hiện tại các kho nước của ta chưa xét đến dung tích kết hợp. Việc chuyển nước từ Phước Hòa sang Dầu Tiếng, xây dựng các kho trên hệ thống sẽ làm cho nước đến ổn định hơn, dễ dàng xác định được mức nước trước lũ và dung tích kết hợp. - Cần nghiên cứu khả năng phối hợp vận hành xả lũ giữa các công trình Trị An, Dầu Tiếng nhằm đảm bảo ngập lụt hạ du ít và an toàn nhất. - Nghiên cứu khả năng phân lũ sông Sài Gòn, Đồng Nai khi vượt quá lương lũ cho phép về thành phố (lượng lũ không gây ngập lụt) Triều, Biển – từ phía các cửa sông, hạ lưu. Để ngăn mực nước lũ, mực nước triều cao, không có giải pháp nào khác là phải làm đê bao, hệ thống đê bao luôn phải gắn liền với hệ thống cống ở các cửa sông hoặc cửa kênh rạch nơi tuyến đê bao đi qua. Câu 10: Khái niệm và nội dung của kiến trúc công trình bền vững? Trả lời: Khái niệm kiến trúc công trình bền vững: Là kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và môi trường xung quanh, giữ gìn cân bằng hệ sinh thái, kiểm soát rác thải, bảo vệ thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng..."Đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không lấy đi khả năng đáp dứng nhu cầu của các thế hệ tương lai". Nội dung của kiến trúc công trình bền vững: - Bền vững về kết cấu, vật liệu, kỹ thuật + Mọi kiến trúc ra đời đều phục vụ cho con người. Vì vậy, sự bền vững của kiến trúc đầu tiên chính là nghĩa đen, đơn giản nhất: công trình phải chắc chắn, an toàn. Tất nhiên mỗi thể loại công trình, tính chất công trình hay mỗi giai đoạn xây dựng có những yêu cầu mức độ bền vững khác nhau, nhưng đều có yêu cầu tối thiểu về độ bền vững cơ học, bền vững kết cấu. Một ngôi nhà, một kiến trúc hay và đẹp đến mấy mà bị… sụp đổ thì kiến trúc đó không còn giá trị sử dụng và cái hay, cái đẹp cũng không còn giá trị hiện hữu. + Trong khoa học xây dựng, bốn yêu cầu đòi hỏi với công trình liên quan mật thiết đến nhau là bền vững, tiện ích, thẩm mỹ, kinh tế thì “bền vững” luôn đứng ở đầu (trong khi hai yếu tố cuối là “thẩm mỹ” và “kinh tế” có thể hoán đổi cho nhau trong từng thời kỳ). + Bền vững về kết cấu gắn liền với bền vững vật liệu tạo nên kết cấu đó. Với kiến trúc cổ thì đó là gỗ, gạch, đá; với kiến trúc hiện đại đó là bê tông, thép. Bên cạnh vật liệu kết cấu, thì sự bền vững của những vật liệu tạo nên hình hài kiến trúc cũng rất quan trọng để tạo nên sự bền vững chung của cả công trình. Tất nhiên có nhiều trường hợp, nhiều công trình vật liệu đóng cả hai vai trò: vừa là vật liệu kết cấu chịu lực, vừa là vật liệu kiến trúc để tạo nên hình thức, giá trị thẩm mỹ của công trình. + Hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị trong công trình cũng là một phần quan trọng và đòi hỏi tính bền vững. Đó là những hệ thống phổ biến như hệ thống điện, chiếu sáng; hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp – thoát nước, hay ở mức độ cao hơn ở những kiến trúc hiện đại như hệ thống điều hoà nhiệt độ, hệ thống thang máy, hệ thống báo cháy – chữa cháy, hệ thống giám sát, hệ thống điều khiển thông minh… Công trình bền vững có nghĩa là những hệ thống này cũng phải bền vững, được thiết kế và lắp đặt khoa học, hoạt động ổn định, an toàn; thuận tiện và dễ dàng bảo trì, sửa chữa, nâng cấp thay thế hay xử lý nếu xảy ra sự cố. - Bền vững về quy hoạch, cảnh quan, môi trường + Một công trình tồn tại có ý nghĩa khi nó được đặt đúng nơi, đúng chỗ. Công trình phải làm đẹp thêm cảnh quan, không gian và ngược lại, không gian sẽ tôn công trình đó lên. Nói theo thuật ngữ chuyên môn là công trình kiến trúc phải phù hợp quy hoạch, và quy hoạch phải có giá trị, phải bền vững. Nhiều kiến trúc đô thị đã đã tồn tại hàng trăm năm mà vẫn đẹp. Chúng đẹp ở tự thân nghệ thuật kiến trúc, và đẹp vì được xây dựng đúng chỗ, hài hoà với cảnh quan đô thị, có những điểm nhìn đẹp. Ở Hà Nội và TP.HCM, rất nhiều biệt thự cũ từ thời Pháp có giá trị về kiến trúc và đô thị đã, đang bị phá dỡ để nhường chỗ cho những dự án cao ốc. Điều đó cho thấy nếu quy hoạch không ổn định hoặc quản lý quy hoạch – đô thị không tốt cũng ảnh hưởng tới sự bền vững của công trình. + Bền vững về môi trường có quan hệ với các vấn đề quy hoạch, cảnh quan. Yếu tố môi trường cũng được hiểu rộng cả nghĩa tự nhiên và xã hội. “Kiến trúc bền vững” như thường nói đề cập nhiều tới yếu tố môi trường tự nhiên với những tiêu chí như thân thiện với thiên nhiên, cộng sinh cùng thiên nhiên, nhiều màu xanh tự nhiên. Bền vững về môi trường có nghĩa là giảm thiểu thải những chất độc hại vào môi trường trong quá trình xây dựng vận hành, và cả khi phá dỡ. Tiết kiệm năng lượng cũng là một yếu tố không thể thiếu (giảm phá huỷ môi trường do khai thác tài nguyên như than, dầu mỏ… để sản xuất năng lượng điện). Bên cạnh những giải pháp kiến trúc thì việc ứng dụng công nghệ là xu hướng phát triển để khai thác những nguồn năng lượng sạch sẵn có trong tụ nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… hay xử lý chất thải. - Bền vững thẩm mỹ + Kiến trúc là một trong bảy môn nghệ thuật. Cho dù kiến trúc hiện đại ngày nay gần với công nghệ – kỹ thuật hơn, thì vẫn không thể loại trừ, phủ nhận yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ trong đó. Lịch sử kiến trúc nói riêng và lịch sử nghệ thuật nói chung là một dòng chảy không ngừng, luôn có sự tiếp biến, thay đổi, phát triển. Riêng kiến trúc còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như vật liệu, kỹ thuật, nhu cầu xã hội… Kiến trúc bền vững có nghĩa là phải có giá trị nghệ thuật theo quan điểm mỹ học nhất định. Tuy mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gia, vùng miền có những cách nhìn nhận khác nhau về những giá trị thẩm mỹ, trên nền tảng văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán…; song cái đẹp của nghệ thuật kiến trúc vẫn luôn có mẫu số chung trên nền tảng mỹ học, triết học. + Có thể, có những thể loại kiến trúc mà người ta không xây nữa, hoặc có xây nhưng hình thức kiến trúc không như thế nữa. Nhưng những giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ của nó không vì thế mà bị giảm đi, trái lại giá trị lịch sử, nghệ thuật càng được đề cao và tôn vinh. Đương nhiên, những kiến trúc “bền vững thẩm mỹ” được ra đời bởi những kiến trúc sư tài năng. Và sự “bền vững thẩm mỹ” cũng là lý do để kiến trúc trường tồn, dù có thể đó không phải là kiến trúc quá bền chắc, to lớn, kỳ vĩ. - Bền vững văn hoá + Công trình kiến trúc được sinh ra để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống. Nhưng kiến trúc không chỉ đơn thuần có chức năng, công năng như những đồ vật, vật dụng khác. Sự tồn tại của kiến trúc cùng cuộc sống con người đã tạo nên những giá trị tinh thần. Tự thân kiến trúc có giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật đã là một phần của yếu tố ấy. Nhưng lớn hơn, nó còn hình thành, gìn giữ những giá trị văn hoá qua năm tháng, qua những thăng trầm lịch sử. Kết luận: Kiến trúc bền vững – đó là một khái niệm rộng và đa nghĩa. Nhưng cũng có thể hiểu đơn giản, tổng quan và cụ thể ở những yếu tố tạo nên sự bền vững. Vật chất nào cũng bị hủy hoại bởi thời gian, nhưng những giá trị tinh thần thì mãi trường tồn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan