Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De_cuong_on_tap_dia_ly

.DOC
5
273
115

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ HỌC KÌ I LỚP 4 1. Nêu đặc điểm về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng liên Sơn?(Địa hình: HoàngLiên Sơn là dãy núi cao, đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh năm.) 2. Vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc?( Nhờ có khí hâ u â mát mẻ và phong cảnh đẹp nên Sa Pa trở thành nơi du lịch nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc.) 3. Nêu tên những dãy núi chính ở Bắc Bô ô:( những dãy núi chính ở Bắc Bô â:Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.) 4. a/ Kể tên một số dân tộc ít người sống ở Hàng Liên Sơn: (Mô ât số dân tô âc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn Mông, Thái, Dao....) b/ Đă ôc điểm dân cư của Hàng Liên Sơn? (Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư tâ âp trung thưa thớt.) c/ Tại sao người dân ở Hàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở ?( Người dân ở Hàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ.) 5.a/ Mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hàng Liên Sơn?(Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ...Nhà sàn: được làm từ các vật liệu tự nhiên: tre, gỗ, nứa,.....) 5b. Các lễ hô ôi ở Hoàng Liên Sơn: Lễ Hô âi chơi núi mùa xuân, lễ hô âi xuống đồng. Các lễ hôi thường tổ chức vào mùa xuân. Có các hoạt đô âng như múa sạp,thi hát, ném còn,... 6. Nêu những khó khăn của giao thông miền núi:(đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa.) 7. Nêu một số đặc điểm về địa hình của trung du Bắc Bộ: (vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.) 8. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ? (Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. Trồng rừng được đẩy mạnh) 9. Ở trung du Bắc Bộ người ta trồng rừng có tác dụng gì? (Che phủ đồi trọc. Ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi) 10. Nêu quy trình chế biến chè?(Hái chè; Phân loại chè; Vò, sấy khô; Các sản phẩm chè) 11. Nêu một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên? - Địa hình: vùng đất cao, rộng lớn, các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon tum, Đắk lắk, Lâm Viên, Di Linh.. - Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa khô: trời nắng gay gắt đất khô vụn bở. Mùa mưa: thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả vùng núi bị phủ mô ât bức màn nước trắng xóa. 12. Kể tên các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên? (Gia –rai; Ê- đê; Ba- na; Xơ- đăng,...) 13. Mô tả trang phục của một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên? trang phục truyền thống: nam thường quấn khố, nữ thường quấn váy 15. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên? (Trồng cây công nghiệp lâu năm( cao su, cà phê, chè, hồ tiêu,...) trên đất badan. Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ. Sử dụng sức nước để sản xuất điện. Khai thác gỗ và lâm sản quí) 16a. Ở Tây Nguyên con vật được nuôi nhiều nhất: con bò và trâu 16b. Ở Tây Nguyên loại cây được trồng nhiều nhất là: cây cà phê, cao su, chè, hồ tiêu,... 17.Vai trò của rừng Tây nguyên đối với đời sống và sản xuất: - cung cấp gỗ: cẩm lai, giáng hương, kền kền,... - lâm sản: tre, nứa, mây,song,các loại thuốc quí như: sa nhân,hà thủ ô... - nhiều thú quý: voi, bò rừng, tê giác, gấu đen,... 18. Vì sao phải bảo vệ rừng và trồng rừng? (Để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xóa mòn, chống lũ lụt, hạn hán, và bảo vê â môi trường) 19. Nêu đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và lợi ích của nó:(Các sông ở đây chảy qua nhiều đô â cao thấp khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Đây là điều kiê n thuâ n lợi cho viê âc sử dụng sức nước â â làm thủy điê ân. Các hồ chứa còn giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường. 20. Kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan; sông Xrê Pốk; sông Đồng Nai. 21. Nêu những đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: - Vị trí: Nằm trên cao nguyên Lâm Viên - Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ,có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước - Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch - Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa. 22a. Nêu những đặc điểm chủ yếu về địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ: - Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai của.nước ta. - Đồng bằng Bắc Bộ rô ng thứ hai cả nước, có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là â đường bơ biển. - Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ. 22b. Tác dụng của hê ô thống đê ở đồng bằng Bắc bô: ô Nhằm để ngăn lũ cho ruô ng đồng và nhà cửa. â 24. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ? (Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước. Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. Có hàng trăm nghề thủ công truyền thống:dệt lụa,sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,...) 25a. Vì sao đồng bằng Bắc Bô ô trở thành vựa lúa thứ hai cả nước? (Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiê m trồng lúa.) â 25b. Ngoài viê ôc trồng lúa người dân đồng bằng Bắc Bô ô làm gì (Trồng ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi ? gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá tôm, là nơi nuôi lợn, gà, vịt nhiều nhất nước ta.) 26. Nêu quy trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bô ô? (Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gă ât lúa, tuốt lúa, phơi lúa) 27. Kể tên các sản phẩm thủ công và làng nghề nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Bắc Bô ô? (Những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước: lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm,…Các làng nghề: làng Bát Tràng ở Hà Nô âi chuyên làm gốm, làng Vạn Phúc ở Hà Tây chuyên dê ât lụa, làng Đồng Kị ở Bắc Ninh chuyên làm đồ gỗ,…) 28. Quy trình tạo ra sản phẩm gốm sứ? (Phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm, các sản phẩm gốm.) 29. Vì sao nói Hà Nô ôi là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, và kinh tế của cả nước.Vì: + Trung tâm chính trị vì: đây là nơi làm viê âc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước. + Trung tâm văn hóa, khoa học vì: có nhiều trường đại học, các viê ân nghiên cứu, bảo tàng, thư viê ân hàng đầu của nước ta tâ âp trung ở Hà Nô i. â + Trung tâm kinh tế vì: Hà Nô âi có nhiều nhà máy, khu công nghê â cao, làng nghề,...làm ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại giao dịch trong và ngoài nước đă ât tại Hà Nô âi như các chợ lớn, siêu thị, hê â thống ngân hàng,bưu điê n... â 30. Từ Hà Nô ôi đi đến các tỉnh khác loại hình giao thông gì? (bằng các loại hình như: đường hàng không, đường, đường thủy. đường sắt.) 31. Hà nô ôi được chọn làm kinh đô năm nào? Đă ôt tên là gì?( ùa xuân 1010- tên là Thăng Long) M 32. Đà Lạt có những điều kiê ôn thuâ ôn lợi nào để trở thành mô ôt thành phố du lịch nghỉ mát nổi tiếng? (Không khí trong lành mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp, nhiều công trình phục vụ với nhiều kiểu kiến trúc đẹp) 33. Mối quan hê ô giữa địa hình với khí hâ ôu, giữa thiên nhiên với hoạt đô ông sản xuất? Đà lạt nằm ( trên cao nguyên cao; khí hâ u mát mẻ, trong lành; trồng nhiều loại hoa,quả, rau xứ lạnh; phát triển du â lịch) 23. Mô tả nhà ở và trang phục của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ: Nhà ở: được xây dựng chắc chắn xung quanh có sân, vườn, ao,.. Lễ hô âi: được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho năm mới mạnh khỏe và mùa màng bô âi thu,...có các lễ hô âi như: Hô âi Lim, Hô âi Chùa Hương, Hô âi Gióng.... 29. Điều kiê ôn nào để Hải Phòng trở thành cảng biển : - Cảng Hải Phòng nằm bên bờ sông Cấm cách biển khoảng 20km, thuâ ân lợi cho viêc ra vào và â neo đâ âu của tàu, có những bãi rô âng và nhà kho để chứa hàng cùng nhiều phương tiê ân phục vụ cho viê âc bốc dỡ, chuyên chở hàng dễ dàng, nhanh chóng.Cảng thường xuyên có nhiều tàu be trong và ngoài và nước câ âp bến. Cảng đã tiếp nhâ ân và vâ ân chuyển mô ât khối lượng hàng lớn phục vụ cho công cuô âc xây dựng đất nước. 30. Vì sao nói Hải Phòng là trung tâm du lịch: Vì: có nhiều bãi biển đẹp như: Đồ Sơn, đảo Cát bà với nhiều cảnh đẹp và hang đô âng kì thú. Có nhiều lễ hô âi: Chọi Trâu, hô âi đua thuyền truyền thống trên biển,...những di tích lịch sử và những thắng cảnh nổi tiếng cùng hê â thống khách sạn, nhà nghỉ tiên nghi có sức hấp dẫn khách du lịch â trong và ngoài nước. 31. Nêu tên các sản phẩm của ngành công nghiê ôp đóng tàu ở Hải Phòng: - Hải phòng có nhiều ngành công nghiêp lớn nhưng quan trọng nhất là ngành đóng tàu. Các â nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, cơ khí Hạ Long, cơ khí Hải phòng,...có khả năng đóng mới và sửa chửa các loại xà lan, ca nô, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách trên sông và biển, tàu vâ ân tải cở hàng vạn tấn. 6. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn: - Trồng trọt: trồng lúa, ngô, che , trồng rau v à cây ăn quả....trên nương rẫy ruộng bậc thang. - làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, ren, đúc,....... - Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,.... - Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,..... Hội chơi núi mùa xuân Hội thương bắt đầu sau ngày mồng 3 Tết, là một sinh hoạt văn hoá sôi động, vui tươi, thu hút đông đảo ngươi tham gia, đặc biệt là nam nữ thanh niên ngươi H’Mông. Ngươi H’Mông ăn Tết theo âm lịch và chuẩn bị ăn Tết khá chu đáo. Trước hết phải có lợn to, gà béo. Lợn Tết cũng như lợn cưới, phải nuôi cả năm, có khi vài năm. Rượu và lương thực cũng phải đầy đủ. Xưa kia, mùa màng mỗi năm chỉ làm một vụ, ngươi H’Mông ăn Tết kéo dài cả tháng trơi, từ giữa tháng chạp đến giữa tháng giêng. Nhà này mổ lợn mơi cả xóm, rồi đến nhà khác cũng vậy. Cứ thế, ngươi ta mổ lợn, làm đám luân phiên cho đến giáp vòng. Lối chiêu đãi “hào phóng” này có lẽ mang tàn dư của tổ chức sinh hoạt cộng đồng thơi xa xưa được phản ánh trong câu thành ngữ của họ như sau: “Có nước, tất cả cùng đổ, Có tiền, tất cả cũng tiêu”. Mùa xuân về, trai trẻ rủ nhau ra bãi đất bằng ca hát, múa khèn. Ngươi ở nhà thì vui với chén rượu đón xuân. Hội Gầu tào hoặc Sán sải, loại hội mùa hấp dẫn mọi lứa tuổi được mở ra vào dịp này. Ai cũng thấy mình có phần trong ấy, không đi thì cái tim không yên, cái gan muốn nhảy. Gầu tào có nghĩa đơn giản là đi chơi ngoài trơi. Sán sải là đi chơi núi. Ngày nay, hội Gầu tào ở Hà Giang, cũng như hội Sán sải bên Lào Cai đã thưa thớt đi nhiều, nơi nào còn duy trì thì nội dung cũng đã giản lược không còn như xưa. Hội là những ngày vui lớn của xóm bản. Có khi khách đến ở cách mấy núi, đi từ 1 - 2 ngày đương để đến dự hội. Con gái mặc áo váy mới; bộ trang phục ngày hội của họ thêu hàng năm mới xong. Các cô gái thương mang theo dù để che nắng, che mưa và để khi gặp ngươi có thiện cảm thì mở dù cùng che, cùng trò chuyện. Con trai mặc bộ tà pủ nhuộm chàm màu sẫm, ôm khèn đi biểu diễn thi thố tài năng. Nơi vui chơi là bãi đất bằng, trên đó ngươi ta trồng 3 cây tre để nguyên ngọn làm cây nêu. Trên ngọn cây có treo chai rượu và một vài miếng vải đỏ, dấu hiệu mơi chào ma nhà (tổ tiên). Khi trồng nêu xong, có tổ chức cúng, thắp hương và đốt tiền giấy. Thân cột nêu có quấn giấy màu sặc sỡ. Hội mở không định niên hạn, thương bắt đầu sau ngày mồng 3 Tết. Khi đã mở hội thì phải làm 3 năm liên tục, theo trình tự năm đầu 3 ngày, năm thứ hai 5 ngày, năm thứ ba 7 ngày. Mỗi năm lại một lần trồng cây nêu mới. Ngươi chủ trì hội đem cây nêu sau buổi kết thúc về làm dát giương, mà theo tập tục ở đây sẽ nhanh chóng có con. Đó cũng là một dạng cầu tự của những ngươi hiếm hoi. Về hội chơi núi mùa xuân, dân ca ngươi H’Mông có câu: “Đôi ta ra về, cây nêu ở lại. Chúc ngươi già, ngươi trẻ dựng cây nêu mạnh chân khoẻ tay mãi mãi”. Hội hấp dẫn nam nữ thanh niên và cả trẻ em bằng nhiều trò chơi. Trò thì ném quả papáo cũng giống như trò ném còn của ngươi Việt, ngươi Tày. Ai không thích papáo thì chơi trò đánh phết (cầu kết bằng lông gà). Hát ống là một hình thức tỏ tình tinh tế và kín đáo giữa nam và nữ. Ngươi hát ống phải thuộc nhiều bài hát và phải có tài ứng tác nhanh nhạy mới mong chinh phục được đối phương. Qua các cuộc thi ném quả papáo, đánh phết, hát ống, trai gái có thể tìm đến nhau. Động tác dương dù lên của cô gái là ngầm ý chấp nhận cùng đi tìm chỗ khuất vắng để trò chuyện. Nếu cô gái cụp dù thì chàng trai chỉ còn một việc quay lưng đi tìm “đám khác”. Để tỏ tình, trai gái H’Mông thương dùng kèn lá thay lơi. Một chiếc lá rừng nhỏ, cứng và dai, một mặt bóng được gấp làm đôi lại để thổi có thể làm xao xuyến lòng cô gái. Nhạc điệu của kèn lá là lơi nói đã ngữ điệu hoá. Qua tiếng kèn lá, họ tìm đến nhau. Họ ngồi sóng bên nhau và tỏ tình bằng đàn môi. Đó cũng là “lơi nói” quen thuộc diễn đạt bằng âm thanh uyển chuyển thầm thì khi to khi nhỏ, khi dịu dàng tha thiết. Phụ nữ H’Mông đặc biệt ưa dùng đàn môi. Khi tìm yêu, các chàng trai thương đến nhà, nơi cô gái đang ngủ, dùng đàn môi để thổ lộ nỗi lòng, đánh thức ngươi yêu dậy. Ngày hội ở nơi bãi chính, chỗ này đám trẻ con trai đánh quay, chỗ kia các trẻ gái chơi cơ ô. Bên cạnh đó, những con chim hoạ mi trong các lồng vui hót. Những ngươi khoẻ, hiếu động thì tổ chức đấu các võ dân tộc: vật, đánh lưng, đánh mông… Các cụ già kể rằng, xưa trong hội vui này còn có tổ chức thi bắn nỏ, và được nhiều ngươi tham dự, bởi vì nhiều ngươi H’Mông giỏi nghề săn bắn. Những cuộc thi tài này cuốn hút ngươi xem đông hơn cả trong hội mùa xuân. Gầu tào và Sải sán xưa kia là ngày hội xuân lớn của ngươi H’Mông. Câu ca chúc tụng ngày hội có đoạn: “Ngươi già, ngươi trẻ dựng nêu sinh được 9 con trai. Con trai lớn lên, ra cửa trơi giữ được ruộng nương của cha mẹ”. Theo tập tục này, ngươi H’Mông đẻ được nhiều con, và phải nhiều con trai, vì con trai cần cho công việc nặng nhọc trong ruộng rẫy cũng như khai thác lâm sản. Chúng ta biết rằng dân tộc H’mông biết làm ruộng nước từ rất sớm. Mã Thiếu Kiều, trong sách Thanh đại Miêu dân khởi nghĩa có ghi: “…Tổ tiên của ngươi H’Mông, ngươi Dao trước kia đã biết dùng cây lương thực sớm nhất ở Trung Quốc”. Ngày nay, ngươi H’Mông vẫn kể lại chuyện ông Thần Nông của mình trong thần thoại. Lý do mở hội xuân của ngươi H’Mông ban đầu do nhu cầu cầu phúc, cầu yên, tạ ơn trơi (của một số gia đình) nên mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian. Song tiến trình phát triển của hội dần dần được bổ sung thêm những nét mới do nhu cầu của cuộc sống đặt ra, như nhu cầu luyến ái nam nữ (dịp đua tài, đua sắc, tìm hiểu, kén chọn ngươi yêu trong điều kiện sống ở núi rừng), nhu cầu vui chơi giải trí (hát, múa, âm nhạc, võ thuật và các trò chơi dân tộc khác) trong lúc nhàn hạ sau mùa thu hoạch… Được tổ chức sau những ngày mùa đông giá rét, hội chơi núi mùa xuân của ngươi H’Mông, bên cạnh một đôi nét bóng dáng hội mừng công của tộc ngươi nông nghiệp thơi cổ còn lưu lại, đây thực sự là một sinh hoạt văn hoá sôi động, vui tươi đã thu hút đông đảo ngươi tham gia, đặc biệt là nam nữ thanh niên./. Theo 60 Lễ hội truyền thống Việt Nam GẦU TÀO - HỘI CHƠI NÚI MÙA XUÂN Người Mông có bản sắc văn hóa đậm đà, sinh hoạt văn hóa mang tính đặc trưng riêng, phản ánh sâu sắc đời sống sinh hoạt gắn bó mật thiết với thiên nhiên, tiêu biểu nhất là lễ hội Gầu Tào, hay còn gọi là Hội chơi núi mùa xuân. Các ngành Mông khác nhau đều có chung lễ hội này. Nó không giống lễ hội chợ tình Khâu Vai thu hút đồng bào cư trú ở mạn Đồng Văn, Mèo Vạc hay một vài xã của huyện Bảo Lộc (Cao Bằng). Nguồn gốc của lễ hội Gầu Tào xuất phát từ lời hứa của một gia đình nọ xin thần linh phù hộ cho có con trai để vui cửa vui nhà, nối dõi tông đường. Ông bố ấy ngày trước đã đứng trên một quả đồi nhỏ và xin với thần linh, ma trời, ma đất rằng nếu cho ông ta một đứa con trai thì đến mùa xuân sẽ làm lễ tạ ơn thần linh tại nơi ấy. Quả nhiên về sau ông ta có một đứa con trai. Dòng họ vui mừng, gia đinh phấn khởi và người cha nhớ lời hứa của mình nên đã tổ chức một lễ hội lớn cúng thần linh và mời dân làng đến dự vui chơi. Truyền thuyết này chứng tỏ tính cách của người Mông cương trực, thẳng thắn, thật thà và giữ chữ tín. Từ đó người Mông mong ước điều gì lớn lao đều cúng thần linh cho toại nguyện và hứa nếu được toại nguyện sẽ làm lễ trả ơn. Tính cách này còn được thể hiện qua lễ nhận bố mẹ nuôi. Khi đứa bé bị ốm, bố mẹ đẻ khấn thần linh nếu đến sáng ngày thứ ba gặp được ai đầu tiên sẽ nhận người đó là bố hoặc mẹ nuôi cho nó và năm mới nào cũng có lễ tạ ơn để đứa trẻ được khỏe mạnh mãi mãi. Trong tang ma người Mông cũng vậy, khi làm lễ chôn cất, thầy cúng cũng hứa với ma sẽ làm lễ ma khô (làm lễ chay) để tiễn hồn người chết về quê cha đất tổ của người Mông. Nếu đến ngày đó mà chưa có điều kiện làm thì sẽ phải hứa lại, nếu không làm sẽ bị ma quấy rối không cho làm ăn, làm mặc tốt đẹp. Trong giao tiếp người Mông sống rất tín nghĩa, đã hẹn làm điều gì thì phải làm cho bằng được không để anh em, bạn bè mất lòng vì mình. Chính vì vậy Gầu Tào là lễ hội thực hiện lời hứa có giá trị cao nhất trong đời sống một con người, một gia đình nên khi được tổ chức phải chu đáo để xứng đáng với ước nguyện mà thần linh đã ban cho. Lễ Gầu Tào thường do một hoặc vài gia đình tổ chức vào mùa xuân, trên một ngọn đồi nhỏ với hai yếu tố chính: Phần lễ và phần hội. Trong lịch sử phát triển của dân tộc Mông, lễ hội này là hoạt động văn hóa tạ ơn trời đất, thần linh và các ma đã giúp đỡ con người và cũng là cơ hội để biểu dương các giá trị văn hóa phi vật thể. Từ lễ hội này con người mở rộng giao lưu, xác lập thêm các mối quan hệ thông qua các trò chơi dân gian. Lễ hội Gầu Tào đã góp phần làm cho diện mạo văn hóa Mông thêm sinh động, phong phú và phát triển sâu rộng. Khi mở hội, các dân tộc khác cũng được tham gia vui chơi cùng gia chủ, ước mơ hạnh phúc và cuộc sống của mình luôn tốt đẹp. Ai cũng mong được tham gia lễ hội lớn này và mong muốn, ước nguyện lớn nhất đời của mình trở thành hiện thực để được mở hội Gầu Tào. Trước khi mở hội, gia chủ trồng một cây nêu ở lưng đồi gần nơi mọi người qua lại thay cho lời mời đến dự hội vào những ngày đầu xuân, trên thân cây nêu dán ba vòng giấy đỏ hoặc buộc ba sợi chỉ đỏ và treo một cánh cung, rồi thầy cúng hát các bài dặn dò mọi người tham gia lễ hội phải công bằng, vô tư, thẳng thắn, trung thực nếu không sẽ bị xử phạt bằng những hình thức nhất định. Sau đó gia chủ làm một mâm cúng là một thủ lợn, một đôi gà trống – mái được luộc chín cùng vàng hương, bánh trái để thầy cúng tạ ơn thần linh đã ban cho gia đình hạnh phúc và cầu mong bản làng mình được hưởng nhiều điều tốt đẹp hơn nữa. Sau khi đã cúng xong, mọi người có thể ăn uống và vui chơi. Sôi động và thu hút nhất là phần hội vì có nhiều trò chơi cho các lứa tuổi, đặc biệt là thanh niên nam nữ. Ai cũng tự chuẩn bị các dụng cụ để vui chơi ngòai phần gia chủ đã chuẩn bị. Có thể chơi đánh yến, đánh quay, đua ngựa, đấu võ, chọi chim, bắn nỏ…. Vui nhất là khi con trai trổ tài thổi khèn và thực hiện nhiều động tác như lộn đầu trồng chuối nhảy trên cọc, nếu ai khéo léo hơn có thể thổi khèn nhảy lộn đầu qua chiếc đòn gánh bắc qua chảo thắng cố đang sôi hoặc qua những chiếc cọc đã được trồng sẵn. Song dài nhất là các cuộc thi hát đối đáp giao duyên, cũng có phần thắng thua, người thua sẽ thưởng cho người thắng chiếc khăn tay, gương soi hay cây sáo để làm kỉ niệm. Qua cuộc chơi này ta mở rộng thêm mối quan hệ bạn bè và cũng có thể hiểu được gia cảnh, tài khéo léo và trí thông minh của bạn chơi. Nhiều người tìm được bạn tình, nên vợ nên chồng ở lễ hội Gầu Tào. Người Mông hán còn có thêm trò chơi biểu trưng cho tinh thần vượt qua thử thách là các chàng trai phải trèo lên một cây cột cao chót vót được bôi mỡ hoặc đóng nhiều gai nhọn lấy được phần thưởng trên ngọn xuống mang theo mình vừa đi, vừa thổi khèn, vừa múa quay tròn, lộn đầu đi lên đến đỉnh đồi. Ai lên đến nơi và mang được phần quà trên ngọn cây lên dâng Ngọc Hoàng thì sẽ được gặp vua chúa và các tiên nữ để chọn lấy một người làm vợ. Những cô gái đẹp và giỏi giang sẽ được chọn làm tiên nữ nên bắt buộc các chàng trai phải trổ tài thì mới được sánh đôi với người mình yêu. Khi lễ hội kết thúc, gia chủ nhờ anh em bạn bè khiêng cây nêu về nhà để làm giát giường cầu mong mau có con sớm hoặc dựng làm bờ rào nếu mong khỏi bệnh. Những nét đẹp văn hóa, những phong tục tâp quán, lời ăn tiếng nói, tính cách của người Mông đều được thể hiện phong phú và đậm nét ở lễ hội Gầu Tào. Ai cũng mong mùa xuân mình được tham gia hội Gầu Tào, hội vỗ mông đi chợ tình để đem được nhiều may mắn về cho gia đình và bản thân. Nhất là tham gia các lễ hội thì được gặp thanh niên nam nữ, tham gia các hoạt động giao lưu để kết thêm bạn mới, tìm tình nhân để nên vợ nên chồng. Nếu tìm được người tâm đầu ý hợp trong mùa xuân mà năm đó se duyên được thì hai người đó được coi là rất may mắn trong cuộc đời.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan