Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức đề cương môn tin học (thi tuyển gv vĩnh phúc)...

Tài liệu đề cương môn tin học (thi tuyển gv vĩnh phúc)

.DOC
4
13400
94

Mô tả:

UBND TỈNH VĨNH PHÚC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHO THÍ SINH DỰ TUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MÔN : TIN HỌC PHẦN A. THI KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VÀ GIẢNG DẠY CẤP TIỂU HỌC I. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH. 1. Cấu trúc của một máy tính cá nhân gồm 3 phần ( Nhập → Xử lý → Xuất) 2. Các thành phần cơ bản của máy tính : - CPU - Bộ nhớ trong (Main Memory) : ROM, RAM - Bộ nhớ ngoài- các thiết bị lưu trữ : CD, USB, đĩa cứng , …. - Các thiết bị vào/ra : bàn phím, chuột, màn hình, máy chiếu , …. 3. Đơn vị đo thông tin : - Đơn vị bé nhất là bit (Binary Digit). Trong tin học, người ta thường sử dụng các đơn vị đo thông tin lớn hơn : B, KB, MB, GB, … 4. Biểu diễn thông tin trong máy tính: - Hệ đếm thập phân. - Hệ đếm nhị phân. - Hệ đếm bát phân. - Hệ đếm thập lục phân - Cách đổi số thập phân sang hệ nhị phân và ngược lại. - Bảng mã ASCII. II. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 1. Ổ đĩa. - Các ổ đĩa cứng. - Các ổ CD 2. Tập tin, thư mục. 3. Màn hình nền và chức năng một số biểu tượng trên màn hình nền ( My network, My computer, ….) 4. Quản lý dữ liệu bằng Windows Explorer. 5. Quản lý máy tính bằng Control Panel III. MICROSOFT OFFICE 1. Microsoft word 1.1. Tên, chức năng các thanh công cụ trên màn hình làm việc của Word (Menu Bar, Standard, Formatting, …). 1.2. Các thao tác định dạng : font chữ, căn lề, ... 1.3. Chèn tranh, ảnh, kí tự đặc biệt, công thức toán học. 1.4. Các thao tác về bảng - Tạo bảng. 1 - Thêm, bớt dòng, cột trong bảng. - Tạo đường viền, chọn màu nền cho bảng. 1.5. Tạo tiêu đề đầu, cuối trang; đánh số trang, in ấn văn bản. 2. Microsoft excel 2.1 Màn hình làm việc của Excel : - Số Sheet tối đa : 255 sheet (office 2003), office 2007 không giới hạn số Sheet mà tùy theo bộ nhớ của máy tính. - Mỗi Sheet gồm : 256 cột, 65536 dòng. 2.2 Các kiểu dữ liệu (có 3 kiểu dữ liệu) 2.3 Cách sắp xếp dữ liệu và lọc dữ liệu. - Sắp xếp dữ liệu : SORT. - Lọc dữ liệu : AutoFilter 2.4 Các loại địa chỉ và thông báo lỗi thường gặp. - Có 3 loại địa chỉ : địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ hỗn hợp. - Các thông báo lỗi thường gặp : #DIV/0!, # N/A, # NAME ?, # NULL!, # NUM!, #REF!, # VALUE!. 2.5 Các hàm tính toán cơ bản : - Hàm tính tổng : SUM ( ). - Hàm tính giá trị trung bình : AVERAGE ( ), - Hàm tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất : MAX ( ), MIN ( ) - Hàm : IF ( ) IV. MẠNG MÁY TÍNH 1. 2. 3. 4. Lịch sử phát triển của mạng máy tính và Internet. Các thành phần của mạng máy tính và phân loại mạng máy tính. Cấu trúc của mạng Internet và ISP. Ứng dụng của mạng máy tính. V. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL (Version 7) 1. Từ khóa (các tên dành riêng) : từ khóa chung, từ khóa khai báo, từ khóa của lệnh lặp, …. 2. Các kiểu dữ liệu : INTEGER; REAL; BOOLEAN; CHAR; … 3. Hằng và biến : khai báo Constans, khai báo biến, kiểu hằng biến. 4. Các lệnh điều khiển : IF…THEN ….ELSE; CASE; FOR; WHILE REPEAT. 5. Cấu trúc tổng quát của một chương trình PASCAL. 6. Chương trình con. ( Thí sinh có thể tham khảo “Giáo trình tin học căn bản” của nhà xuất bản Giao thông vận tải, phát hành tháng 6/2008; “Giáo trình mạng máy tính cơ bản” của nhà xuất bản Đại học Bách Khoa Hà Nội, phát hành năm 2007 ; “Giáo trình Turbo Pascal 7.0” của Nhà xuất bản Giao thông vận tải, phát hành năm 2004, tác giả: PGS PTS: Bùi Thế Tâm; “Tin học cho học sinh tiểu học” của nhà xuất bản Văn hóa thông tin, phát hành năm 2007, tác giả Hải Nam). 2 PHẦN B. THI THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN Thí sinh chuẩn bị soạn giáo án 1 tiết học trong sách Cùng học tin học quyển 2 và Cùng học tin học quyển 3, tập trung trọng tâm ở một số bài sau đây : Thí sinh chuẩn bị soạn giáo án 1 tiết học trong sách Cùng học tin học quyển 2 và Cùng học tin học quyển 3, tập trung trọng tâm ở một số nội dung sau đây :  Quyển cùng học tin học 2: - Chương 1: Khám phá máy tính - Chương 2 : Em tập vẽ. - Chương 3: Luyện gõ 10 ngón - Chương 5 : Em tập soạn thảo. - Chương 6: Thế giới LOGO của em.  Quyển cùng học tin học 3: - Chương 1: Khám phá máy tính - Chương 2: Em tập vẽ. - Chương 3: Luyện gõ 10 ngón - Chương 5: Em tập soạn thảo. - Chương 6 : Thế giới LOGO của em. Thí sinh có thể tham khảo cấu trúc một giáo án của 1 tiết lên lớp dưới đây : Ngày dạy : ……………… Lớp : ……………………….. Tên bài dạy : ………………………… I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: 2. Kỹ năng : 3. Thái độ : II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên : thiết bị dạy học, học liệu, …. 2. Chuẩn bị của học sinh : theo yêu cầu của GV. III. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ : ghi nội dung câu hỏi kiểm tra, có thể lồng ghép phần kiểm tra khi dạy bài mới hoặc bỏ qua. 3. Bài mới : Thời gian Ghi thời gian của từng hoạt động. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài. a) Hoạt động 1: Tên hoạt động hoặc tiêu đề nội dung. - Nội dung kiến thức cần hướng dẫn học sinh học tập ? - Nêu kế hoạch, giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, tổ chức các hoạt động thực hành; các phương án cụ thể dành cho từng loại đối tượng học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ - Thực hiện các hoạt động tương ứng và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Kiến thức trọng tâm, cơ bản học sinh cần nắm được hoặc cần giải 3 học tập, … để học sinh khai thác kiến thức hoặc củng cố, khắc sâu, … (Lưu y: Yêu cầu tốt nhất là tìm ra được tình huống có vấn đề trong từng hoạt động, cách giải quyết vấn đề bằng hệ thống câu hỏi, thí nghiệm, thực hành, … Câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm tâm ly lứa tuổi học sinh tiểu học) - Tiểu kết hoạt động ( có thể ghi vào cột hoạt động của học sinh). b) Hoạt động 2, 3… tương tự. 4. 5. - quyết được. - Các phương án dành cho các đối tượng học sinh. - Những kiến thức cơ bản, trọng tâm của phần vừa dạy học. Củng cố: Dặn dò : Ra bài tập về nhà. Chuẩn bị bài mới. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan