Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đề cương môn pháp luật bảo vệ môi trường...

Tài liệu đề cương môn pháp luật bảo vệ môi trường

.DOCX
17
239
123

Mô tả:

Đề cương môn pháp luật bảo vệ môi trường Sinh viên Đặng Thị Hồng Xuân ĐH1CM Câu 1: khái niệm luật môi trường?.các nguyên tắc cơ bản của luật môi trường? -Luật môi trường là 1 lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật diều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác ,quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường. -Các nguyên tắc cơ bản của môi trường: 1.nguyên tắc nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành: +khái niệm:quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm,đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên +cơ sở xác lập nguyên tắc: -Cơ sở thứ 1:Tầm quan trọng của quyền được sống trong môi trường trong lành:đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe,tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung. -Cơ sở 2:Thực trạng môi trường hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên này đang bị xâm phạm. -Cơ sở 3:xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới là thế chế quyền này trong pháp luaatj quốc gia. +Hệ quả pháp lý: Hệ quả 1:nhà nước phải có trách nhiệm thức hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một môi trường trong lành. Hệ quả 2:tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cở bản của công dân . 1 +Đòi hỏi của nguyên tắc:mọi quy phạm pl về mt ,mọi chính sách pl về môi trường phải lấy việc đảm bảo điều kiện sống của con người,trong đó điều kiện về mt ưu tiên số một 2 Nguyên tắc phát triển bền vững +Khái niệm:phát triển để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ.hài hòa giữ tăng trưởng kinh tế,bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. +Cơ sở xác lập nguyên tắc -Cơ sở 1:Tầm quan trọng của môi trường và phát triển -Cơ sở 2:Mối quan hệ tương tác giữa môi trường và phát triển:muốn phát triển phải bảo vệ môi trường và ngược lại. +Yêu cầu của nguyên tắc -Yêu cầu 1:Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế,đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. -Yêu cầu 2:Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất,cụ thể ở 2 lĩnh vực khai thác tài nguyên và xả thải phải trong giới hạn,trong khả năng tự làm sạch của môi trường. +Đòi hỏi của nguyên tắc: -Các biện pháp bảo vệ mt phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nước,của địa phương.vùng và của tổ chức. -phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được tham nhũng,lãng phí các nguồn lực,nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, -Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của cac quá trình đó để dảm bảo cho các quyết định chính sách ban hành nhằm vào sự phát triển bền vững. -phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của dự án đầu tư. 2 3.Nguyên tắc phòng ngừa +Khái niệm:phòng ngừa là việc chủ động ngăn chặn rủi ro đối với môi trường khi chưa xảy ra. +Cơ sở xác lập nguyên tắc -Cơ sở thứ 1:chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí khắc phục. -Cơ sở 2:Có những tổn hại gây ra cho môi trường là không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa +Yêu cầu của của nguyên tắc: -Yêu cầu thứ 1:Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho môi trường của các chiến lược dự án phát triển. -Yêu cầu thử 2:Đưa ra những phương án.giải pháp để giảm thiểu rủi ro,loại trừ rủi ro 4Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền +cơ sở xác lập:coi môi trường là một hàng hóa đặc biệt tức là người gây hậu quả xấu dền môi trường thì phải trả tiền +mục đích của nguyên tắc: -Mục đích 1:Định hướng hành vi tác động xấu của các chủ thể vào mt theo khuynh hướng khuyến khích nhưng hành vi tác động có lợi cho mt thông qua việc tác động vào chính lợi ích của họ -mục đích 2:bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và bảo vệ môi trường -mục đich3:tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường +Yêu cầu của nguyên tắc: -Yêu cầu của nguyên tắc 1:tiền phải trả cho hành vi ô nhiễm phải tương xứng với tính chất và mức độ gây tác động xấu tới môi trường -Yêu cầu thứ 2:tiền phải trả cho hành vi ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan. 3 +Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc Hình thức thứ 1,thuế tài nguyên:tiền phải trả cho việc khai thác tntn như nước,rừng…….. Hình thức thứ 2:Thuế môi trường:tiền phải trả cho hành vi gây tác động xấu đến môi trường Hình thức 3,phí bảo vệ mt:vd nộp phí bảo vệ mt đối với nước thải theo NDD67/2003/NĐCP. Hình thức 4:Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ.dich vu gom rác…. Hình thức 5:Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng Hình thứ 6:chi phí phục hồi mt trong khai thác tài nguyên 5,Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất Sự thống nhất của mt được thể hiện ở 2 khía cạnh: Khía cạnh 1:sự thống nhất về không gian:môi trương không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia,địa giới hành chính,Bởi vì thiệt hại về môi trường không chỉ giới hạn trong một quốc gia. Khía cạnh 2:Sự thống nhất nội tại giữ các yếu tố cấu thành mt:giữa các yếu tố cấu thành môi trường luôn có quan hệ tương tác với nhau,yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác, Yêu cầu của nguyên tắc: Yêu cầu thứ 1:việc bvmt không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia,địa giới hành chính. Yêu cầu 2:cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giứa các ngành,các văn bản quy phạm pl trong việc quản lý,điều chỉnh các hoạt động khai thác và bvmt phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác,bảo vệ, Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước ,giữa các ngành các lĩnh vức phải dảm bảo phù hợp với tình thống nhất của mt theo hương quy hoạt động về mt về đầu mối dưới sự quản lý thống nhất của chính phủ. 4 Câu 2:Khái niệm tiêu chuẩn môi trường,quy chuẩn môi trường.phân loại quy chuẩn tiêu chuẩn mt? +khái niệm: Tiêu chuẩn môi trường: là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức,chỉ tiêu,yêu cầu về chất lượng của môi trường xung quanh,về chất thải. Phân loại tiêu chuẩn quy chuẩn môi trường: +Căn cứ vào nội dung,mục đích và đối tượng áp dụng TCMT,QCMT được chia thành: -Tiêu chuản ,quy chuẩn,kỹ thuật về chất lượng của môi trường xung quanh: ->Đất phục vụ cho sx nông ,lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản và mục đích khác ->Nước mặt và nước dưới dất phục vụ mục đích cung cấp nước uống,sinh hoạt ,nông nghiệp,nuôi trồng thủy sản,tưới tiêu và mục đích khác. ->Nước biển ven bờ phục vụ mục đích nuôi trồng thủy sản,vui chơi giải trí và mục đích khác ->Không khí ở vùng đô thị,vùng dân cư nông thôn ->Âm thanh,ánh sáng,bức xạ trong khu vực dân cư,nơi công cộng -Tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật về chất thải ->Nước thải công nghiệp,dịch vụ chăn nuôi,nuôi trồng thủy sản,sinh hoạt và hoạt động khác ->khí thải công nghiệp,thiết bị dùng để xử lý,tiêu hủy chất thải snh hoạt,công nghiệp y tế ->Khí thải từ phương tiện giao thông máy móc,thiết bị chuyên dùng 5 ->chất thải nguy hại ->tiếng ồn độ rung đối với phương tiện giao thông,cơ sở sản xuất,kinh doanh,dịch vụ xây dựng -căn cứ vào công bố chủ thể và ban hành TCMT,QCMT ->Tiêu chuản quốc gia ->Tiêu chuẩn cơ sở ->tiêu chuẩn quốc tế ->Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ->quy chuẩn kỹ thuật địa phương Câu 3 Đánh giá môi trường là gì?Các giai đoạn chính của quá trình đánh giá môi trường Đánh giá môi trường được chia làm 2 loại:đánh giá môi trường chiến lược(DMC)và đánh giá tác động môi trường(ĐTM) -Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích,dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược,quy hoạch,kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững, -Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích,dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó, Các giai đoạn chính của quá trình đánh giá môi trường : (5 giai doạn) 1 Giai đoạn sàng lọc:Thực hiện việc xác định đối tượng phải tiến hành đánh giá môi trường 2Giai đoạn xác định phạm vi: là quá trình xác định các vấn đề chính cần xem xét phân tích,đánh giá trong quá trìnhĐMC hoặc ĐTM. 3Giai đoạn lập báo cáo: đây là việc phân tích khoa hoc về quy mô,tầm quan trọng và ý nghĩa của các tác động được xác định 6 4Giai đoạn thẩm định báo cáo: ĐMC:cơ quan nhà nhà nước có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáoĐMC phải tổ chức hội đồng thẩm định và có văn bản chính thức về kết quả thẩm địnhgửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bản chiến lược,quy hoạch kế hoạch. ĐTM: cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lự chọn một trong 2 hình thức :Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định 5Giai đoạn sau thẩm định: ĐMC:luật không quy định giai đoạn sau thẩm định ĐTM:giai đoạn này được thực hiện bởi chủ dự án,cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp khác nhau,và cơ quan tổ chức liên quan nhằm bảo thực hiện những nội dung,biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM Câu 4 Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường? những nôi dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường? +khái niệm:kiểm soát ô nhiễm môi trường:là hoạt động của nhà nước,của các tổ chức và cá nhân nhằm loại trừ,hạn chế những tác dộng xấu đối với môi trường,phòng ngừa ô nhiễm môi trường,khắc phục xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Nôi dung cơ bản của pl về kiểm soát ô nhiễm mt: -1.Thông tin môi trường: ->Để kiểm soát ô nhiễm mt thì việc cố được nguồn thông tin về môi trường là rất quan trọng. thông tin về môi trườn gồm số lieu ,dữ liệu thành phần môi trường… ->Hoạt động này luôn cần đến sự trợ giúp của các biện pháp,cách thức .công cụ kỹ thuật đặc biệt,được biết đến với các khái niệm chương trinh quan trắc,hệ thống quan trắc môi trường. -> những diễn biến về môi trường,dự báo đối với thách thức mt, phương hướng biện pháp quản lý môi trường..được thể hiện trong các báo cáo. -> về nguyên tắc ,các thông tin ,dữ liệu về môi trường phải được công bố công khai(trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước) 7 2 Xây dựng ban hànhvà thực hiện quy hoạch,kế hoạch quản lý môi trường ->Phải coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một nội dung không thể thiếu của chiến lược,quy hoạch ,kế hoạch phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân. ->Phải thường xuyên điều tra,đánh giá trữ lượng,khả năng tái sinh,giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác,mức thuế môi trường .phí bảo vệ môi trường. ->Các khu vực hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia,quốc tế phải dược điều tra,dánh giá lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức các khu bảo tồn thiên nhiên. ->phải xây dựng và thực hiện nghiêm minh quy hochj bảo vệ môi trường đối với các đô thi,khu dân cư, 3Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn,quy chuẩn môi trường. TCMT là cái không bắt buộc thực hiện,chỉ có giá trị tham khảo do các tổ chức cá nhân,các nhà môi trường học nghiên cứu và xây dựng nên. QCMT mới là cái bắt buộc phải thực hiện,do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành TCMT có 2 loại :tiêu chuẩn môi trường quốc gia và tiêu chuẩn môi trường quốc tế. QCMT có 2 loại :quy chuẩn môi trường quốc gia và quy chuẩn môi trường địa phương 4 quản lỳ chấtt thải rắn Chất thải là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường ,vậy quản lý chất thải là một trong những biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường Pháp luật việt nam nghiêm cấm hành vi xả thải các loại chất thải tại điều 7 luật bvmt2005. 5 Xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất kinh doanh, 8 Việc xử lý nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường của tổ chức,cá nhân kinh doanh dồng thời ngăn chặn những đối tượng khác gây ô nhiễm môitrường. Các hình thức xử lý tổ chức ,cá nhân có hành vi ô nhiễm môi trường dược quy định tại điều 49 luật bảo vệ môi trường 2005. 6 Trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường,ứng phó với sự cố môi trường Tổ chức,cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm:Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trương trong quá trình điều tra,xác định phạm vi,giới hạn mức độ,nguyên nhân… Trách nhiệm ứng phó với sự cố môi trường:Thực hiện tốt các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho người và tài sản,tổ chức cứu người và tài sản,kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên về môi trường. Trách nhiệm này còn thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương,tất cả các tổ chức cá nhân đều phải chung tay khắc phục. Câu 5 Những dấu hiêu dặc trưng của trách chấp môi trường -Đặc trưng 1: tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích công và lợi ích tư thường gắn chặt với nhau( đây là nết dặc trưng cơ bản nhất) Lợi ích công:là chất lượng môi trường sống đối với tất cả mọi người. Lợi ích tư:là tài sản tính mạng,sức khỏe do chất lượng môi trường đem lại -Đặc trưng 2:Tranh chấp môi trường thường xảu ra với quy mô lớn.liên quan đến nhiều tổ chức,cá nhân ,các cộng cộng đồng dân cư,thậm chí đến nhiều quốc gia. -Đặc trưng 3:Vị thế các bên trong tranh chấp môi trường thường không cân bằng nhau Phần lớn tranh chấp mt có một bên tham gia là chủ các dự án phát triển hoặc các cơ quan quản lý trong khi bên kia là nhưng người dân với những yêu cầu ,đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người và ưu thế của quá trình giải quyết xung đột thường nghiêng về phía bên gây hại mt. 9 Đặc trưng 4:tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến các quyền và lợi ich hợp pháp về môi trường. Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường nảy sinh thường sớm hơn với thời điểm xác định nảy sinh tranh chấp khác. Khả năng xâm hại đến môi trường mà con người có thể dự báo thường liên quan đến cac dự án đầu tư, thậm chí ngay cả khi dự án còn chưa đi vào hoạt động. -Đăc trưng 5:Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường thương rất lờn và khó xác định Hậu quả do hành vi gây hại đối với môi trường thường rất nghiêm trọng đa dạng và biến đổi nhiều cấp độ khác nhau gồm:thiệt hại trực tiếp,thiệt hại gián tiếp,thiệt hại trước mat .thiệt hại lâu dài,thiệt hại kinh tế.sinh thái,tài sản sức khỏe………. Câu 6.Các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường? 1 Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về môi trường của cộng động,của xã hội. Yêu cầu đặt ra trong quá trình tìm kiếm cơ chế giải quyết tranh chấp là phải làm sao để có thể dung hòa được cả 2 lợi ích,vừa bảo vệ được lợi ích của từng cá nhân,từng tổ chức song đồng thời cũng bảo vệ được các lợi ích của cộng đồng,lợi ích của xã hội,lợi ích của số đông 2Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các bên để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. 3Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường .Do tính chất không thể sửa chữa được đối với những thiệt hại môi trường nên các tranh chấp môi trường nảy sinh khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra cũng phải được giải quyết triết để nhằm ngăn chặn trước hậu quả. 4Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về con người.Do thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên việc đánh giá đầy đủ những thiệt hại xảy ra gây nên đối với môi trường cũng như ảnh hưởng của nó đến các mặt kinh tế,xã hội đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học nhất định và sự kết luận của các nhà chuyên môn, 10 5Giải quyết nhanh chóng,kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh Tranh chấp môi trường thường xảy ra giữa các nhóm xã hội nên ảnh hưởng về mặt kinh tế,xá hội là rất lớn,vì vậy các tranh chấp này phải được giải quyết nhanh chóng,kịp thời để góp phần bảo đảm trật tự xã hội. Câu 7 Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường. Nguyên tắc 1:Nguyên tắc công quyền can thiệp Giả quyết tranh chấp môi trường không chỉ là mong muồn riêng của các bên tranh chấp mà là trách nhiệm của nhà nước,vì vậy trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,sự can thiệt của công quyền vào việc giải quyêt tranh chấp cần được xem là một loại trách nhiệm công vụ,hay còn gọi công quyền đương nhiên can thiệp. Nguyên tắc 2:Nguyên tắc phòng ngừa. Nguyên tắc phòng ngừa đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những vụ kiện đòi chấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng từ các hoạt động phát triển nhất là các dự án quy mô lớn Để thực hiện đầy đủ các nguyên tắc phòng ngừa trong giải quyết xung đột cần thiết phải tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường. Nguyên tắc 3 Nguyên tắc phối hợp hợp tác Nguyên tắc phối hợp ,hợp tác hành động có thể được hiểu là thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp để liên kết tất cả các bên tham gia,hộ có cơ hội đối thoại trực tiếp với nhau,thông tin cho nhau……nhằm hướng tới phát triển bền vững, Nguyên tắc 4:Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải giá -phải áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm mt,suy thoái mt.sự cố mt. -Phải bồi thường thiệt hại về môi trường,về tính mạng sức khỏe và tài sản các nạn nhân. Nguyên tắc 5 :Nguyên tắcTham vấn chuyên gia 11 Để xác định một cách có căn cứ khoa học thiệt hại xảy ra đối với môi trường,Tính mạng sức khỏe và tài sản của các nạn nhân tranh chấp mt cần sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia. Câu 8: những vị phạm hành chính về bảo vệ môi trường được chia thành bao nhiêu nhóm,mức xử phạt chính cao nhất và thấp nhất đối với từng nhóm và từng hành vị là bao nhiêu? Nghị định 117/2009/NĐ-CP có 6 nhóm hành vi vi phạm: Nhóm 1:Các hành vi về lập.thực hiện cam kết BVMT, báo cáo đánh giá tác động môi trường,đề án BVMT,gồm 3 hành vi,mức phạt chính thấp nhất là phạt tiền:500.000 đồng,cao nhất 300.000.000 đồng( không có hình thức cảnh cáo) -Vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường,đề án bảo vệ môi trường có tình chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường -Vi phạm các quy định về lập,thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường ( 2 triệu ->300 triệu) -Vi phạm các quy định về lập ,thực hiện đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác dộng môi trường (2 triệu->300 triêu) Nhóm 2:Các hành vi gây ô nhiễm môi trường,bao gồm,6 hành vi,mức phạt chính thấm nhất là cảnh cáo,hoặc là phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000.000 đồng. -Vi phạm các quy định về xả nước thải( cảnh cáo->500 triệu) - vi phạm về thải khí.bụi(500 nghìn->500 triệu) -Vi phạm các quy định về tiếng ồn(2 triêu-> 100 triệu) -Vi phạm các quy định về độ rung(15 triêu->50 triệu) -Hành vi về ô nhiễm đất,nước hoặc không khí(10 triệu ->500 triệu) -Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng,cơ sở sản xuất,kinh doanh,dịch vụ bị áp dụng hình thức bị di dời(50 tiệu ->120 triệu) Nhóm 3 các hành vi vi phạm các quy định quản lý chất thải gồm 4 hành vi.mức phạt thấp nhất là phạt tiền 500.000 đồng ,cao nhất đến 500.000.000 đồng 12 -Vi phạm các quy định về vận chuyển và chôn lấp,chất thải rắn thông thường,vận chuyển nguyên liệu,vật liệu,hàng hóa gây ô nhiễm môi trường (500 nghin ->500 triệu) -vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại(2 triệu->150 triệu) -Vi phạm các quy định về vận chuyển chất thải nguy hại(2 triệu ->100 triệu) -vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý,tiêu hủy chôn lấp chất thải nguy hại(2 triệu ->150 triệu) Nhóm 4 các hành vi vi phạm trong hoạt động nhập khẩu máy móc,thiết bị ,phương tiên giao thông vận tải.nguyên nhiên liệu,vật liệu phế liệu gồm 2 hành vi,mức phạt chính:thấp nhất là phạt tiền 20 triệu dồng và cao nhất 500 triệu đồng -vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc,thiết bị ,phương tiện ,giao thông vận tải,nguyên liệu, nhiên liệu,vật liệu (70 triệu->500 triệu) -vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu (20 triệu->500 triệu) Nhóm 5:các hành vi vi phạm trong hoạt động du lịch,bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,gồm 7 hành vi,mức chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền phạt từ 200 nghìn->500 triệu đồng. -vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản -vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển(2 triệu->500 triệu) -vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng,khu đô thị,khu dân cư(200 nghìn->300 triệu) -vi phạm về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng ( thấp nhất là cảnh cáo ->cao nhất 5 triệu) -vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và bảo tồn thiên nhiên(thấp nhất cảnh cáo.cao nhất phạt tiền 400 triệu) -Vi phạm quy định về hoạt động sinh song ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người( thấp nhất 2 triệu,cao nhất 25 triệu) 13 -vi phạm các quy định về quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn,sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng( 30 triệu->100 triệu) Nhóm 6:các hành vivi phạm về thực hiện phòng ,chống,khắc phục ô nhiễm,suy thoái ,sự cố môi trường,bao gồm 11 hành vi,mức phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đến 400 triệu -Vi phạm các quy định về sản xuất,vận chuyển,kinh doanh,nhập khẩu tang trữ,sử dụng trái phép cá chất dễ gây cháy nổ.(30 triệu->250 triệu) -Vi phạm các quy định về thu hồi ,xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ(20triệu->70 triệu) -Vi phạm các quy định về phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò,khai thác tài nguyên thiên nhiên(5 triệu->200 triệu) -Vi phạm các quy định về phòng chống sự cố tràn dầu khí,hàng hải và các sự cố rò rỉ,tràn dầu khác(30 triệu->400 triệu) -Vi phạm các quy định về ứng cứu,khắc phục sự cố môi trường(2 triệu->400 triệu) -Vi phạm các quy định về cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường,dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (15 triệu->100 triệu) -Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường,ký quỹ cải tạo,phục hồi môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường( phí 0.05%/ngày tính số tiền chậm nộp.cao nhất 100 triệu) -Vi phạm các quy định về thu nhập quả lý,khai thác sử dụng dữ liệu,thông tin môi trường( cảnh cáo->150 triệu) -Vi phạm các quy định về bảo vệ sử dụng,công trình thiết bị,phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường( cảnh cáo->25 triệu) -Vi phạm các quy định về thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường (cảnh cáo-> 5 triệu) -Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước,thanh tra ,kiểm tra,xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường(25 triệu ->50 triệu) Câu 9: Biến đổi khí hậu là gì?Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của việt nam trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu khi tham gia công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu( UNFCCC) 14 +Khái niệm biến đổi khí hậu:là” những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu” là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần,khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế-xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi xã hội. +Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của việt nam: -Không ngừng điều tra nhằm hạn chế nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi toàn quốc,xây dựng các chương trình khu vực,quốc gia về biến đổi khí hậu đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào trong chính sách, vào các hoạt động quốc gia về xã hội,kinh tế và môi trường. -việt nam có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia trên thế giới về biến đổi khí hậu,sự hợp tác này có thể được hiểu là để thích nghi với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với các vấn đề khác,phát triển quy hoạch tổng thể cho quản lý bờ biển,tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ,tiến hành quá trình kiểm soát.làm giảm hoặc ngăn ngừa khí thải gay hiệu ứng nhà kính. Câu 10:Trình bày các hoạt động thực thi công ước về kiểm soát,vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng tại việt nam( công ước Basel) -Một là:Đã xây dựng những hệ thống quy phạm pháp luật để quản lý chất thải ,đặc biệt là chất thải nguy hiểm,nhằm bảo đảm việc quản lý chất thải một cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Ban hành luật bảo vệ môi trường 2005 Hai là:Việc xác định trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự trong pháp luật việt nam đối với hành vi xuất khẩu,nhập khẩu chất thải bất hợp pháp là phù hợp với quy định của công ước. Trách nhiệm hành chính áp dụng với những hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải,về xuất khẩu,nhập khẩu chất thải hiện nay được quy định tại nghị định 117/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vức môi trường. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với những hành vi vi phạm hành chính gây hậu quả nghiêm trọng của cá nhân được quy định trong chương 17 bộ luật hình sự 2000 15 Ba là:Việt nam đã bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý chất thải,xây dựng các cơ sở xử lý chất thải,đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ,nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác quản lý chất thải. Bốn là:Đã hình thành cơ quan có thẩm quyền để tạo điều kiện cho việc thực hiện công ước,Hợp tác với các quốc gia thành viên trong hoạt động trao đổi thông tin với ủy ban của công ước và với các quốc gia thành viên khác Năm là:Việc đóng niên liễm công ước,tham giacacs cuộc họp hàng năm của công ước,tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật,trao đổi chia sẻ thông tin,kinh nghiệm,báo cáo định kỳ…đã thực hiện. Việt nam thực hiện tốt thông qua cơ quan đại diện của mình. Câu 11:Đa dạng sinh học là gi? Mục tiêu của công ước về đa dạng sinh học, Trình bày các hoạt động thực thi công ước về đa dạng sinh học tại việt nam. +Khái niệm:Đa dạng sinh học có nghĩa là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các sinh thái tiếp giáp,trên cạn,biển,các hệ sinh thái thủy vực khác và tập hợp sinh thái mà chúng là một phần,Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi loài,giữa các loài và các hệ sinh thái. +Mục tiêu của công ước:nhằm bảo tồn đa dạng sinh học,sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học,và chia sẻ công bằng và hợp lý những lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nghuyên sinh học +Hoạt động thực thi: -Xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học của việt nam:đây là thành tựu đầu tiên và dặc biệt quan trọng của việt nam.dược coi là điều khoản bao trùm nhất của công ước. -Xây dựng hệ thống chính sách,pháp luật về đa dạng sinh học:Ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đa dạng sinh học như quy chế quản lysvaf bảo tồn nguồn gên thực vật,động vật và vi sinh vật Các hoạt động triển khai khác:xây dựng và quản lý cá khu bảo vệ,nâng cao nhận thức của cộng đồng,tăng cường tiềm lực,đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học,phát triển và hợp tác quốc tế. 16 Câu 12 Trình bày mục đích và các quyền và nghĩa vụ cơ bản của việt nam theeo công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế,đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước. Mục đích:Ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai,công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của cá vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí ,khoa học văn hóa và kinh tế của chúng. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của việt nam: Nghĩa vu: -Chỉ định những vùng đất ngập nước thích hợp trong phạm vi lãnh thổ của mình để đưa vào danh mục các vùng đất ngập nước thuộc danh mục có tầm quan trọng quốc tế. -Các bên tham gia phải xây dựng và thực hiện các kế hoạch để tăng cường bảo tồn các vùng đất ngập nước thuộc danh mục và trong khả năng có thể sử dụng một cách khôn khéo vũng đất ngập nước trong lãnh thổ của mình. -Các bên tham gia,thông qua việc quản lý sẽ cố gắng làm tăng trưởng số lượng chim nước ở các vùng đất ngập nước thích hợp. -các bên tham gia phải thông báo trong thời gian sớm nhất có thể nếu đặc tính sinh thái hoặc bất kỳ vùng đất ngập nước trong lãnh thổ của mình nằm trong danh mục có sự thay đổi,đang thay đổi hoặc đang có chiều hướng thay đổi do sự phát triển công nghệ,ô nhiễm,hoặc tác động con người. -Các bên tham gia sẽ nỗ lực phối hợp và ủng hộ các chính sách hiện tại và tương lai và các quy chế liên quan đến việc bảo tồn các vùng đất ngập nước và hệ động thực vật của chúng -Các bên cử những người có trách nhiệm bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên. -Các bên hợp tác và tư vấn lẫn nhau trong thực hiện các công ước,đặc biệt với các vùng đất ngập nước chung,các hệ thống nước chung và các loại động vật chung. (,_.) hihi 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan