Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook đề cương lịch sử văn minh thế giới...

Tài liệu đề cương lịch sử văn minh thế giới

.DOCX
152
475
124

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Chuyên đề 1: KHÁI QUÁT CHUNG Câu 1: Phân biệt khái niệm văn minh, văn hóa, văn vật và văn hiến. Văn hóa -Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử phát triển thực tiễn. Văn hiến -Là một từ cổ(ít dùng). -Về ý nghĩa có thể thay thế cho từ (văn hóa). -Chỉ những giá trị truyền thống tốt đẹp, lâu đời ; =>Thiên về giá trị tinh thần Văn minh -Là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, trái với văn minh là dã man; =>Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật. -Đặc trưng cho 1 khu vực rộng lớn(mang tính đồng đại-nhân loại) Văn vật -Là truyền thống văn hóa, biểu hiện ở nhân tài, di tích ,hiện vật,… =>Thiên về giá trị vật chất -Mang tính lịch đại Câu 2: So sánh văn minh Phương Đông và văn minh Phương Tây. *Giống nhau: Đều hình thành ở những nơi có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi (gần nguồn nước) sông hoặc biển. *Khác nhau: Nội dung 1.ĐKTN Các quốc gia cổ đại phương Đông Đồng bằng phù sa rộng lớn, màu mỡ, mưa đều đặn, khí hậu ấm áp. ð Thuận lợi cho phát triển Các quốc gia cổ đại phương Tây Giáp biển, nhiều cảng, đất canh tác ít và không màu mỡ. ð Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp Thủ công nghiệp Tổng hợp thương nghiệp. 2.Nền tảng KT Thủ công nghiệp Thương nghiệp 3.Tư duy Phân tích( thích phiêu lưu mạo hiểm) 4.Thời gian Khoảng thiên niên kỷ thứ IV- Khoảng thiên niên kỷ thứ I hình thành nhà III TCN TCN. nước. 5. Cơ cấu XH Quý tộc Chủ nô Nông dân công xã Bình dân Nô lệ Nô lệ 6.Thể chế chính Chuyên chế cổ đại Dân chủ cổ đại trị Câu 3: Trình bày cơ sở hình thành nền văn minh của văn minh Phương Đông và Phương Tây. I. Cơ sở hình thành: 1.ĐK địa lý và dân cư: 1.1 Phương Đông * Vài nét về lãnh thổ các quốc gia - Ai cập: + Đông Bắc Châu phi + Dọc theo hạ lưu sông Nin + Khí hậu: Mang tính sa mạc. + Dân cư hiện nay chủ yếu là người Ả rập nhưng trước kia là người Libi, ngườu da đen và có thể có cả người Xê- mít từ châu âu di cư sang. - Lưỡng hà ( bao gồm Xume, Acat, Ua, Babolon): Nằm giữa lưu vực hai con sông lớn Tigơrơ và Ơphơrát ( Lưu ý không dùng từ “ văn minh Lưỡng Hà” vì nó là nền văn minh của cả một khu vực). - Ấn độ: + Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á, lãnh thổ giống như hình tam giác + Ấn Độ cổ đại rộng hơn Ấn Độ ngày nay rất nhiều, vì nó bao gồm cả Pakistan, Bănglađét và Nêpan + Có dãy núi Himalaya chắn ngang là biên giới tự nhiên ngăn cách gữa Ấn Độ với Trung Quốc. + Văn minh Ấn Độ hình thành ở lưu vực sông Ấn (Indus) và sông Hằng. - Trung quốc: + Tổng quan về TQ thời cổ- trung đại: Là một nước lớn nằm ở Đông á, có hai con sông lớn chảy qua là Hoàng Hà và Trường Giang ( Dương tử). ð Các trung tâm văn minh của phương Đông đều ra đời ven các con sông lớn:  Thuận lợi: + Đất đai màu mỡ + Đất phù sa mềm, dễ cày cấy + Nhiều nước, mưa đều đặn theo năm Đây là những điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp, phương pháp làm lịch, thời gian canh tác lương thực hiệu quả, thiên văn học…  Khó khăn: + Thiên tai, lũ lụt, hạn hán + Để khắc phục khó khan cư dân phải sống quần tụ tạo thành những trung tâm quần cư lớn, gắn bó trong tổ chức công xã. Nền kinh tế là KT nông nghiệp gắn với tưới tiêu – Nền KT nông nghiệp phụ thuộc vào công tác thủy lợi. 1.2 Phương Tây Hy Lạp ( VI – VIII TCN); La Mã. - Ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, chủ yếu là đồi núi, đất canh tác ít và khô cứng. - Khó khăn: Đất ít và xấu nên chỉ thích hợp trồng cây lưu niên do đó thiếu lương thực, phải nhập. - Thuận lợi: Giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển - Hy lạp và Rô ma sớm biết buôn bán, đi biển và trở thành quốc gia giàu mạnh - Nền tảng kinh tế là KT công thương, SX ra không phải để tiêu dùng mà là để bán. - Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ. 2.Đặc trưng quá trình phát triển lịch sử: - Những sự kiện lịch sử là điều kiện quan trọng để loài người sáng tạo ra các thành tựu văn minh. Lúc đất nước ổn định, hòa bình thì thành tựu văn minh ra đời, ví dụ như Kim tự tháp Ai Cập. - Các sự kiện lịch sử là cơ sở để các thành tựu văn minh phát triển: + Sự phục hưng trở lại của Phật giáo ở Ấn Độ. + Sự ra đời của Kito giáo ở La mã - Hoàn cảnh lịch sử là cơ sở lý giải sự khác nhau giữa các nền văn minh: + Trung quốc phải mở rộng đất đai - phát minh ra “ Tứ đại phát minh”. + Ấn Độ phải thống nhất vùng đất đai rộng lớn – phát minh ra Tôn giáo. 3. Quá trình giao lưu và ảnh hưởng văn hóa: * Giữa hai khu vực lớn: Phương Đông và Phương Tây - Nền văn minh Phương Đông rất sâu, rất sớm, là cái nôi của văn minh nhân loại cho nên rất nhiều thành tựu văn minh Phương Đông đã lan tỏa sang Hy Lạp – La Mã sau đó ảnh hưởng sang Châu Âu. - Thành tựu: + Thiên văn học và Lịch pháp  Phương Đông: Thiên Văn học và Lịch pháp là hai ngành ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp: Lịch của người Ai Cập: Một năm có 365 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi ngày có 24 giờ.  Phương Tây : Nhờ đi biển mà họ biết chính xác hơn về mặt trời, trái đất Lịch: Một năm có 365 ngày, chia làm ¼, 1 tháng 30 - 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Khá chính xác và đúng hơn nông lịch của Phương Đông. + Chữ viết: Do nhu cầu trao đổi và lưu giữ kinh nghiệm + Toán học và vật lý: Do nhu cầu định lại ruộng đất. TK XI-XII sử dụng trong chiến tranh thời nhà Tống TK XIV- XV được truyền sang Châu Âu +Âm nhạc:… - Giao lưu giữa các nền văn minh trong từng khu vực và sự giao lưu đó là cơ sở hình thành nên các nền văn minh khác. + Hy Lạp và La Mã + Văn minh ĐNA - Người Ro ma vẫn tự nhận mình là học trò của người Hy Lạp, người Hy Lạp lại bị người La Mã chinh phục, những người chinh phục ấy lại đi chinh phục lại những kẻ chinh phục mình. Câu 4: Trình bày biểu hiện của các nền văn minh( Phương Đông và Phương Tây). 1.Biểu hiện 1: Trình độ chinh phục tự nhiên và nền tảng kinh tế của con người - Phương Đông: Nông nghiệp - Phương Tây: Công thương 2.Biểu hiện 2: Quá trình hình thành nhà nước và quản lý XH 2.1, Thời gian hình thành: - Phương Đông: Hình thành sớm hơn + Ai cập: 3200 TCN + Khu vực Lưỡng Hà: 3000 năm TCN + NN hình thành muộn nhất ở Phương Đông: nhà Hạ ( TQ) TK 21 TCN - Phương Tây: muộn hơn rất nhiều + NN Hy Lạp hình thành vào khoảng TK VIII TCN +NN La Mã : Giữa TK VI TCN 2.2, Quá trình hình thành NN - Đây là sự khác nhau căn bản, sự khác nhau này có ảnh hưởng rất lâu dài về sau XH nguyên thủy Ngoại tộc hôn Quần hôn Lưỡng hôn - Như vậy, quá trình hình thành nhà nước ở Phương Đông là quá trình liên kết cơ học giữa các bộ lạc với nhau, quá trình hình thành BMNN là quá trình suy tôn, tôn vinh của các quý tộc, thị tộc đứng đầu các bộ tộc - Như vậy quá trình hình thành nhà nước ở Phương Tây là quá trình phá vỡ các mối quan hệ thân tộc, hình thành hệ thống chính quyền dựa trên cơ sở của sự phân hóa giai cấp, giàu nghèo và hoàn toàn bằng bầu bán. 2.3,Trình độ quản lý và tổ chức XH - Phương Đông: + Mô hình NN: NN quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền + Thể hiện ở tên gọi của vua  Ai Cập: vua được gọi là Pharaong ( cái nhà lớn), Kim tự tháp của Ai Cập hình chóp vì theo quan niệm của Ai cập thì vua là con trời vì vậy,khi tia nắng đầu tiên chiếu xuống kim tự tháp thì ông ta trở về trời.  Lưỡng Hà: vui được gọi là ensi ( Luật Hamurabi)  Trung quốc: vua được gọi là thiên tử ( con trời) Như vậy, vua có quyền: 1.Quyền sở hữu 2. Quyền lập pháp ( không có VB thành văn; không có cơ quan thành văn mà lời nói của vua, thánh chỉ, sắc chỉ chính là pháp luật) 3. Quyền hành pháp 4.Quyền Tư pháp + Tổ chức bộ máy nhà nước ở phương Đông: Hoàng đế Thừa tướng – Thái úy Cơ quan văn võ Quận( thái thú) – Quận ( thái thú ) Huyện ( huyện lệnh) – Huyện ( huyện lệnh) Thời Tảo vương quốc của Ai Cập có một người xử án thông dâm của Hoàng hậu với Thị trưởng. Ở Trung Quốc có một người làm nhiệm vụ xử án ( Bao thanh thiên – Bao công).  Phương Tây: + Thể chế dân chủ cổ đại + Không chấp nhận sự tồn tại của vua Thể chế dân chủ Phương Tây: Đại hội công dân Hội đồng 500 Hội đồng 10 viên chức Bầu và quyết định Buôn bán – Trợ cấp Dùng ngân quỹ - chiến tranh 2.4 Phương thức điều hành nhà nước - Phương Đông : Nhà vua điều hành đất nước thông qua các sắc chỉ, những mệnh lệnh trực tiếp của các cá nhân và luật pháp thành văn hình thành rất muộn, không có hệ thống. - Phương Tây: + Điều hành NN bằng PL + Luật 12 bảng – La Mã rất hoàn thiện và nó trở thành cơ sở cho nhiều nước của Châu Âu, sau này dựa vào đó để XD bộ luật cho mình. - Cải cách của clixten: + Thành lập 10 bộ lạc mới + Thành lập Hội đồng 500 và Hội đồng 10 tướng lĩnh + Bỏ phiếu bằng vỏ sò 3. Biểu hiện thứ ba: Văn hóa Tiêu chí 1.ĐK địa lý 2.Ứng xử với MT tự nhiên 3.Ứng xử vs MT xã hội 4.Tổ chức cộng đồng Loại hình VH gốc du mục ( phương Tây) -Khí hậu: khô, lạnh -Địa hình : đồi núi,cao nguyên,sơn nguyên -Chăn nuôi các gia súc lớn Lốối sốống du mục,nay đây mai đó  trọng động Tính gắốn kêốt cộng đốồng ko cao,yêốu tốố cá nhân được coi trọng thích cạnh tranh,hiêốu thắống,độc đoán theo ng.tắốc -->Tư duy khách quan,lý tnh Trọng nam,trọng tài Loại hình VH gốc nông nghiệp (phương Đông) -Khí hậu:nóng ẩm mưa nhiều -Địa hình:sông ngòi chằng chịt,đồng bằng phì nhiêu,màu mỡ Sốống định canh,định cư,mong muốốn hòa hợp với thiên nhiên  trọng tnh -Rất hài hòa và tôn trọng tự nhiên. -Tư duy tổng hợp biện chứng -Tiếp nhận, hòa hiếu và mềm dẻo. Cuộc sống nông nghiệp,đặc biệt là thủy lợi cho nên người dân có quan hệ gắn bó với nhau,sống với nhau trong mối quan hệ cố định,lâu dài. -Lấy cơ sở tình nghĩa làm đầu. -Trọng tình- trọng đức-trọng văn-trọng phụ nữ trong gia đình ( người phụ nữ cầm tài chính trong gia đình). -Nguyên tắc sống linh hoạt và biến táo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Câu 5: Trình bày những dấu hiệu văn minh trong thời kì công xã nguyên thuỷ Tuy các học giả đều thống nhất với nhau, khi xuất hiện các nhà nước đầu tiên trên trái đất này thì lúc đó mới có thể nói loài người được bước vào xã hội văn minh. “Văn minh là để chỉ giai đoạn phát triển cao của văn hoá cũng như hành vi hợp lí của con người”. Vì vậy, ngay từ thời kì nguyên thuỷ, tuy chưa có thể gọi là xã hội văn minh nhưng con người thời kì đó đó có những biểu hiện tiến bộ, hợp lí, đặt tiền đề cho sự hình thành các nền văn minh nhân loại sau này: Việc tìm ra lửa đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong lịch sử loài ngưòi, giúp con người mạnh hơn hẳn các loài động vật khác. Lửa giúp con người chiến thắng thú dữ, nướng chín thức ăn, làm đồ gốm, chinh phục các rừng cây để làm đất trồng trọt ...và sau này là nghề luyện kim . • Từ chỗ sống theo bầy đàn tiến lên xây dựng tổ chức công xã thị tộc, đó là một tổ chức hợp lí đầu tiên về mặt xã hội. Đối với lịch sử loài người, đây là một bước tiến lớn. • Phân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp. Đây là một sự sắp xếp hợp lí, tiện lợi, tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá trong xã hội văn minh sau này. • Sự xuất hiện cung tên cũng là một bước tiến lớn. Đây là một loại vũ khí phức tạp đòi hỏi phải tích luỹ kinh nghiệm, trí tuệ sắc sảo và kĩ năng khéo léo. • Hôn nhân cũng có một bước tiến lớn từ tạp giao, đồng huyết đến hôn nhân theo gia đình ổn định. Đó là sự tích luỹ kinh nghiệm nhiều đời để tránh hiện tượng đồng huyết, tăng sức sống cho thế hệ sau. • Tôn giáo nguyên thuỷ xuất hiện cũng là một bước tiến lớn về mặt tinh thần. Tín ngưỡng tô tem, việc thờ cúng tổ tiên là những biểu hiện giá trị tinh thần quan trọng của con người nguyên thuỷ. • Nghệ thuật nguyên thuỷ cũng là một biểu hiện phát triển văn hoá quan trọng, nó thể hiện cách nhìn của người xưa bằng những hình tượng cụ thể đối với thế giới bên ngoài. • Những biểu hiện ban đầu của kí hiệu ghi nhớ như dùng dây thừng để thắt nút, dùng các hình vẽ để diễn tả tình cảm cũng là những tiền đề cho chữ viết sau này. Câu 6: Lịch sử văn minh thế giới có mấy con đường? Câu 7: Trình bày về văn minh nhân tạo, văn minh công nghiệp? Câu 8: Đặc điểm của văn minh hiện đại là gì? Câu 9: Trình bày hiểu biết của anh chị về nền kinh tế trị thức. Câu10: Vai trò của các cuộc Cách mạng tư sản đối với sự ra đời của văn minh hiện đại. Câu 11: Suy nghĩ về xu hướng hội nhập các nền văn minh trên thế giới. Câu 12: Văn minh phương Đông cổ trung đại gồm những quốc gia nào? Câu 13: Đặc điểm tự nhiên- kinh tế- chính trị của các quốc gia phương Đông là gì? Câu 14: Tại sao nhà nước ở khu vực Đông Nam Á phát triển muộn. Câu 15: Phân tích sự khác nhau giữa nghệ thuật Hy Lạp- La Mã với Ấn ĐộTrung Quốc. Câu 16: Đặc điểm tiêu biểu của văn minh từng nước trong thời kỳ cổ trung đại ở phương Đông. Câu 17: Khái niệm lịch sử, khái niệm văn hóa-văn minh. Câu 18: Khái niệm phương Đông- phương Tây. Câu 19: Cơ sở hình thành văn minh phương Đông cổ đại Câu 20: Cơ sở hình thành văn minh phương Tây cổ đại. Câu 21: So sánh giữa triết học phương Đông và Triết học phương Tây. - Đây là câu hỏi các giáo viên thường hay đánh lừa học sinh. - Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, chúng ta không thể đi so sánh triết học phương Đông và Triết học phương Tây vì đối tượng nghiên cứu của Triết học hai nơi này không hề giống nhau. + Phương Tây triết học gắn liền với khoa học tự nhiên, gắn liền với các nhà khoa học, sự phát triển khách quan của sự vật. + Còn phương Đông triết học lại gắn liền với những hiền triết- tôn giáo, giáo dục đạo đức, tu tâm dưỡng tính, chính trị- xã hội. Câu 22: So sánh mô hình nhà nước phương Đông và phương Tây cổ đại ? Thời gian ra đời Thể chế chính trị Xã hội Phương Đông Sớm hơn ( Thế kỷ IV – III TCN ) + Quân chủ chuyên chế,trung ương tập quyền + NN quân chủ quý tộc + NN quân chủ phân quyền 3 giai cấp : + Quý tộc + Nông dân công xã + Nô lệ Nông nghiệp tự cung tự cấp Kinh tế Phương Tây Muộn hơn ( Thế kỷ I TCN ) Khác với BMNN ở phương Đông : đứng đầu nhà nước không phải vua mà là Đại Hội Công dân ( ĐHCD) + Sau ĐHCD là hội đồng dân biểu 3 g/c : + Chủ nô + Bình dân + Nô lệ Thủ công và thương nghiệp Chuyên đề 2: VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á A.VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI Câu 1: Cơ sở hình thành của văn minh Ai Cập ảnh hưởng gì đến những thành tựu của nền văn minh này? (TL 2 ý sông Nin ảnh hưởng đến văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần). *Sông Nin ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa và thành tựu của Ai cập cổ đại. -Văn hóa vật chất: + Giấy papyrus:Hai bên bờ sông Nin có rất nhiều cây Papyrus, người Ai Cập chẻ thành từng thanh mỏng ghép lại thành giấy. + Kim tự tháp: Kim tự tháp được xây dựng ở tả ngạn sông Nin, nhưng nơi khai thác đá lại nằm ở hữu ngạn. vì vậy, người ta phải dùng thuyền chở đá từ nơi này sang nơi khác ( theo Herodotus). -Văn hóa tinh thần: + Thờ thủy thần ( thần sông Nin, hay còn gọi là Odix). + Biểu tượng hoa sen xanh (sông Nin tượng trưng cho mặt trời, sự thanh cao, sức sáng tạo và tái sinh): Theo truyền thuyết sáng tạo của người Ai Cập, trong buổi sơ khai, có một bông sen khổng lồ mọc lên trên đại dương của sự hỗn mang. Từ bông sen đó mặt trời ló dạng lần đầu tiên trên trái đất. Mặt trời là thần Ra , Thần Ra sinh ra từ hoa sen xanh. Câu 2 : Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại ? * Cơ sở hình thành nền văn minh ai cập cổ đại : - Địa lí và dân cư : + Vị trí địa lý: Ai cập nằm ở Đông bắc châu phi,dọc theo hạ lưu sông nin. Sông nin là một con sông dài nhất thế giới, khoảng 6500 km chảy từ trung phi lên bắc phi. Hàng năm, tới mùa mưa nước sông Nin cuồn cuộn đỏ phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở hạ lưu sông Nin. Đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi, các loài động thực vật phong phú, nên ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã tập trung sinh sống ở đây đông hơn các khu vực xung quanh. + Khí hậu: Mang tính sa mạc + Lịch sử: Tới cách ngày nay khoảng 6000 năm, con người ở đây đã biết sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng. Công cụ bằng đồng giúp con người ở đây chuyển sang sống chủ yếu nhờ nghề nông, thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm và sớm bước vào xã hội văn minh. Chính vì vậy, mà cách đây hơn 2000 năm trước, một nhà sử học Hy Lạp là Hêrôđôt tới thăm Ai Cập đã có một nhận xét rất hay là “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. + Dân cư: Những cư dân cổ nhất ở lưu vực sông Nin là những thổ dân Châu Phi hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc. Sau này, một số bộ tộc Hamit (Hamites) từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài giữa người Hamit và thổ dân Châu Phi đã hình thành ra những tộc người Ai Cập cổ đại. - Các thời kì lịch sử chính của Ai Cập cổ đại : Lịch sử Ai Cập cổ đại có thể chia ra làm 5 thời kì chính sau : • Thời kì TảoVương quốc ( khoảng 3200 - 3000 năm TCN ) • Thời kì Cổ Vương quốc ( khoảng 3000 - 2200 năm TCN ) • Thời kì Trung Vương quốc ( khoảng 2200 - 1570 năm TCN ) • Thời kì Tân Vương quốc ( khoảng 1570 - 1100 năm TCN ) • Thời kì Hậu Vương quốc ( khoảng 1100 - 31 năm TCN ) - Giao lưu văn hóa: Nền văn minh Ai Cập là nền văn minh sớm nhất trên thế giới nên nó ảnh hưởng đến nhiều vùng khác. Câu 3: Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Ai Cập ? 1.Thành tựu 1.1 Chữ viết: - Là một trong những lọai chữ viết xuất hiện sớm nhất trong lịch sử, khoảng thiên niên kỷ IV TCN. - Những chữ viết đầu tiên xuất hiện dưới dạng chữ tượng hình - Chữ tượng hình không thể diễn đạt hết các khái niệm trừu tượng, nên người Ai Cập tiến lên loại chữ ghi ý, sau đó là sự kết hợp giữa ghi ý với ghi âm. - Đến những thế kỷ sau Thiên chúa giáng sinh, chữ tượng hình Ai Cập trở thành tử ngữ - Chữ viết của người Ai Cập cổ rất phức tạp nên hầu như chỉ có các tăng lữ và quan lại học và sử dụng được. - Người Ai Cập cổ đại thường viết trên đá, gỗ, gốm, vải, da thú… nhưng phổ biến là giấy papyrus, mực viết làm từ bồ hóng. 1.2 Văn học - Ai Cập cổ đại có một nền văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, ca dao trữ tình, các câu truyện mang tính chất đạo lý, giáo huấn, trào phúng truyện thần thoại…. - Những tác phẩm văn học tiêu biểu của Ai Cập là: Truyện hai anh em, Nói thật và nói láo, Nói chuyện với linh hồn của mình, lời răn dạy của Đua-úp, Sống sót sau vụ đám thuyền. 1.3 Tôn giáo : - Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần. - Ban đầu, mỗi vùng thờ mỗi vị thần riêng của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên. - Các vị thần tiêu biểu của Ai Cập là: + Thiên thần: Một vị nữ thần gọi là Nut thường được thể hiện thành hình một người đàn bà hoặc một con bò cái. + Địa thần là một nam thần gọi là thần Ghép. + Thủy thần- tức thần sông Nin tên là Odirix. Ngoài ra người ta còn quan hiệm thần Odirix là thần Âm phủ, diêm vương. - Đến thời kì thống nhất quốc gia, bên cạnh những vị thần riêng của mỗi địa phương còn có các vị thần chung như : thần Mặt trời ( Ra ), thần sông Nin (Osiris ). - Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần : hồn và xác . - Khi con người chết đi, linh hồn thoát ra ngoài nhưng có thể một lúc nào đó lại tìm về nơi xác ( Họ tin rằng như khi bị ngất , hồn thoát ra ngoài tạm thời ). Vì vậy những người giàu có tìm mọi cách để giữ gìn thể xác. Kĩ thuật ướp xác vì vậy cũng rất phát triển. 1.4 Kiến trúc, điêu khắc * Kim tự tháp - Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập đạt đến trình độ rất cao. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu và đặc biệt là Kim tự tháp. - Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III và vương triều IV thời cổ vương quốc. Các ngôi mộ ấy được xây ở sa mạc tại Tây Nam Cai-rô ngày nay. - Kim tự tháp bắt đầu được xây dựng từ thời vua Giê-de vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời Cổ vương quốc. Kim tự tháp đầu tiên là kim tự tháp có bậc, cao 60m, đáy là một hình chữ nhật dài 120m, rộng 106 m. Toàn bộ khu lăng này được bao bọc bởi một vòng tường xây bằng đá vôi. - Thời kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất đồ sợ nhất là thời vương triều IV. + Vua đầu tiên của vương triều IV xây cho mình hai Kim tự tháp, cái thứ nhất cao 36,5m, cái thứ 2 cao 99m. + Kim tự tháp lớn nhất của Ai Cập là Kim tự tháp Kê-ôp cao 146,5m - Tính đến năm 2008 đã phát hiện 138 kim tự tháp. - Phương pháp xây dựng kim tự tháp là ghép các tảng đá lớn đã được mài nhẵn và phẳng với nhau mà không cần dùng vữa, thế nhưng các mạch ghép kín ấy lại kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua. - Hiện nay người ta vẫn chưa tìm ra được cách thức người Ai Cập vận chuyển các khối đá khổng lồ lên Kim tự tháp, các ghép các tảng đá, các kim tự tháp trường tồn với thiên tai thiên nhiên…. - Kim tự tháp là biểu tượng của Ai Cập, là công trình vĩ đại của nhân loại, là công trình vĩ đại duy nhất của nhân loại thời cổ đại còn trường tồn vững trãi với thời gian. Chính vì vậy có câu “ Mọi thứ đều sợ thời gian nhưng thời gian sợ Kim tự tháp.” * Tượng Xphanh ( Nhân sư) Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn tiêu biển ở hai mặt: tượng và phù điêu. - Về tượng. + Từ thời cổ vương quốc về sau: các vua Ai Cập thường sai nghệ nhân tạc tượng của mình và những người trong vương thất. + Tượng thường được tạc trên đá, gỗ, hoặc đúc đồng. Trong số các bức tượng, đẹp nhất là tượng bán thân của nữ hoàng Nêféctiti. - Về phù điêu, điêu khắc. + Nghệ thuật điêu khắc độc đáo nhất của người Ai Cập là tượng Nhân sư. + Tượng Nhân sư là những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê. Những bức tượng này được đặt trước đến miếu. Cá biệt có đền có đến 500 bức tượng như vậy. + Trong các tượng nhân sư, tượng nhân sư ở KTT Kê-phren là nổi bật nhất. Tượng này cao 20m, dài 55m, chỉ riêng cái tai đã dài 2m. Tượng mình sư tử đầu người. Bô-na-pác nã pháo,…. 1.4 Khoa học tự nhiên: Khoa học tự nhiên Ai Cập cổ đại hình thành khá sớm do điều kiện tự nhiên, kinh tế nông nghiệp và nhu cầu xây dựng . Các lĩnh vực chủ yếu là toán học, thiên văn học, lịch pháp và y học và đã biết ứng dụng vào thực tế. - Thiên văn học: + Ngay từ rất sớm, người Ai Cập đã quan sát bầu trời cả ngày lẫn đêm, phát hiện và vẽ được bản đồ một số thiên thể, xác định được 12 cung hoàng đạo (vương triều 14 – Trung vương quốc), biết các hành tinh trong Thái dương hệ, vẽ được chòm sao Bắc cực. + Đặc biệt họ đã phát minh ra cái nhật khuê để đo thời gian ban ngày và sau đó là đồng hồ nước. - Lịch pháp: + Năm của người Ai Cập có 365 ngày (thời gian giữa 2 lần sao Thiên Lang xuất hiện ở đường chân trời vào sáng sớm - thời điểm nước sông Nil lên cao) + Người Ai Cập chia 1 năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày cuối năm là ngày tết. + Tuy nhiên so với lịch mặt trời lịch của người Ai Cập còn thiếu khoảng ¼ ngày (chưa biết đặt ra năm nhuận). Họ cũng chia 1 năm làm 3 mùa: mùa Nước lên (sau tết), mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch. - Toán học: + Vào thiên niên kỷ III TCN, người Ai Cập đã hình thành phép đếm theo cơ số 10. + Tuy nhiên, họ chưa biết đến số 0 (không) nên cách viết khá phức tạp; biết làm các phép tính cộng và trừ, nhân và chia thì hiểu là cộng trừ liên tiếp; họ cũng biết đến khả năng nhân đôi và khả năng lấy hai phần ba của một số. + Về đại số học, họ đã biết giải phương trình bậc nhất một ẩn, biết đến cấp số cộng và cơ sở cấp số nhân… + Về hình học, họ đã biết tính diện tích một số hình phẳng và thể tích hình khối, tính được số Pi = 3,16. - Y học: + Thành tựu lớn nhất của y học Ai Cập cổ đại là thuật ướp xác, xuất phát từ tôn giáo, tín ngưỡng và điều kiện tự nhiên. + Thông qua việc ướp xác, họ đã tiếp cận với phẫu thuật nên có kiến thức về giải phẫu học từ rất sớm, biết đến nguyên nhân bệnh tật của con người do sự hoạt động không bình thường của mạch máu. + Họ cũng đã biết sự liên quan giữa tim và mạch máu, khi óc bị tổn hại thì cơ thể sẽ bị bệnh. Từ đó đã hình thành nên một số chuyên khoa như hô hấp, ngoài da, đường ruột… Các thầy thuốc cũng biết dùng phẫu thuật để chữa một số bệnh. Câu 4: “Tấất cả đềều sợ thời gian nhưng thời gian s ợ kim tự tháp”, vì sao?. *Giải thích: - Kim tự tháp là kỳ quan thiên nhiên cổ đại duy nhất của thế giới còn tồn tại được đến ngày này, trải qua sự thay đổi của thiên nhiên, chiến tranh cũng vẫn trường tồn. - Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III và vương triều IV thời cổ vương quốc. Các ngôi mộ ấy được xây ở sa mạc tại Tây Nam Cai-rô ngày nay. - Kim tự tháp bắt đầu được xây dựng từ thời vua Giê-de vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời Cổ vương quốc. Kim tự tháp đầu tiên là kim tự tháp có bậc, cao 60m, đáy là một hình chữ nhật dài 120m, rộng 106 m. Toàn bộ khu lăng này được bao bọc bởi một vòng tường xây bằng đá vôi. - Thời kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất đồ sợ nhất là thời vương triều IV. - Tính đến năm 2008 đã phát hiện 138 kim tự tháp. Kim tự tháp lớn nhất của Ai Cập là Kim tự tháp Kê-ôp cao 146,5m: + Kim tự tháp Kê-ốp được xây hình tháp chóp, đáy hình vuông, mỗi cạnh 230m, 4 mặt hình tam giác ngoảnh về 4 hướng đông tây nam bắc. Phương pháp xây dựng kim tự tháp là ghép các tảng đá lớn đã được mài nhẵn và phẳng với nhau mà không cần dùng vữa, mỗi tẳng nặng 2,5 tấn, có tảng nặng 30 tấn. Để xây Kim tự tháp này người ta đã dùng hết 2.300.00 tảng đá với mỗi khối nặng 240.800m3 . + Các tảng đá chỉ ghép lại không dùng vữa thế nhưng các mạch ghép kín ấy lại kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua. Ở mặt phía Bắc của Kim Tự tháp Kê-ốp cách mặt đấy 13m có 1 cửa thông với hầm mộ, ở đây có 2 hầm mộ, 1 hầm sâu 30m 1 hầm mộ ở giữa kim tự tháp cách mặt đất 40m. Để xây kim tự tháp này người ta phải tổ chức người thành từng đội, mỗi đội 100.000 người, cứ 3 tháng từng đội lại thay phiên nhau đi xây dựng kim tự tháp. - Ngoài ra các Kim tự tháp trên cao nguyên Giza được xây trùng với các vị trí trên chiếc đai của Orion. - Trong các kim tự tháp của rất nhiều bí ẩn mà hiện nay con người cũng không thể tìm ra.Con người hiện nay mới chỉ biết là người Ai Cập dùng đá để xây kim tự tháp nhưng làm sao người Ai Cập có thể đưa được những khối đá lớn như vậy lên độ cao của kim tự tháp khi mà họ thiếu kiến thức về vật lý học, nhất là lực học và làm cách nào mà kim tự tháp có thể tồn tại suốt hàng ngàn năm như vậy. Câu 5: Tại sao tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại không phát triển thành tôn giáo lớn? - Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giái thích thế giới và mang lại sự bình an cho cá nhân cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo. - Điểm khác giữa tín ngưỡng và tôn giáo là ở chỗ tín ngưỡng mang tính chất dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo, tín người không có tổ chức chặt chẽ như tôn giáo, không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống cũng rất lẻ tẻ rời rạc, tín người nết phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo. + Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điền,… được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện và thành đường, học viện, có hệ thống thần, có giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. + Tín ngưỡng của Ai Cập thì chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín người Ai Cập mang tính dân gian, gắn liền với sinh hoặt văn hoá dân gian, cuộc sống và thinh thần con người, hoá giải các hiện tượng siêu nhiên, tín người có sự hoà nhập giữa thần linh và con ngừi, nơi thờ cúng và nghi lễ phân tán chưa thành quy ước chặt chẽ. - Như vậy có thể thấy tín người của Ai Cập chỉ dừng lại ở việc tin vào những vị thần của họ nhưng thần tự nhiên, động vật, linh hồn người chết, về sau cùng với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan