Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề cương chính thức

.DOC
25
469
102

Mô tả:

các câu nhận định Luật ngân hảng
LUẬT NGÂN HÀNG I. NHẬN ĐỊNH 1. Trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng không bao giờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ vốn lẫn nhau. - Nhận định SAI. - Giải thích: Vì hoạt động ngân hàng được xây dựng và tồn tại rất nhiều từ lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Vì tin tưởng người dân mới gửi tiền vào các ngân hàng và ngân hàng sử dụng tiền huy động được để cấp tín dụng. Do vậy, khi cần thiết, các ngân hàng cần hỗ trợ nhau để đảm bảo khả năng thanh toán, củng cố lòng tin của người gửi tiền vào trong hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng. 2. NHNN Việt Nam chỉ cho tổ chức tín dụng là ngân hàng vay vốn. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Giải thích: NHNN Việt Nam còn cho chính phủ vay vốn. 3. NHNN tái cấp vốn cho mọi đối tượng. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: + Điều 30, điều 17 Luật NHNNVN 2010. + Điều 48 Luật Các TCTD 2010. - Giải thích: Theo điều 30, điều 17 Luật NHNNVN 2010, điều 48 Luật TCTD thì NHNN chỉ tái cấp vốn cho các TCTD là ngân hàng mà thôi. 4. NHNN thực hiện nghịêp vụ thị trường mở để thực hịên chính sách tiền tệ quốc gia. - Nhận định ĐÚNG. - Cơ sở pháp lý: + Điều 16 Luật NHNN 2010. - Giải thích: Theo Điều 16 Luật NHNNVN 2010, nghiệp vụ thị trường mở là một trong các công cụ để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 5. NHNN tái cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại bằng bằng các hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu bảo lãnh, cho thuê tài chính. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: + Điều 17 Luật NHNNVN 2010. - Giải thích: Theo điều 17 Luật NHNNVN 2010, NHNN chỉ tái cấp vốn cho các NHTM bằng các hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Không có hình thức cho thuê tài chính, bảo lãnh. 6. Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi giữ tiền. - Nhận định SAI. - Giải thích: Hoạt động ngân hàng sơ khai xuất hiện khi hội đủ các yếu tố (các tiền đề) sau: + Có sự phân công lao động trong xã hội và cải tiến phương thức sản xuất và công cụ lao động, khi đó của cải trong xã hội làm ra có dư thừa và tích lũy, song tích lũy không dưới hình thức hiện vật mà dưới dạng tiền tệ. + Sự xuất hiện của tiền tệ. Khi đó tiền tệ đóng vai trò là công cụ trung gian trao đổi trong nền kinh tế và là công cụ tích lũy của cải dư thừa để dành. Xuất hiện một nhóm người chuyên nhận giữ hộ tiền dư thừa của dân chúng. + Nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ vào mục đích tiêu dùng, đầu tư. Xuất hiện một nhóm người cần tiền, phải đi vay, mượn để đầu tư, tiêu dùng.  Như vậy, tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là cả 3 yếu tố trên. 7. Quỹ tín dụng nhân dân không được cung ứng dịch vụ thanh toán. - Nhận định SAI. 1 - Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 12 TT 46/2014/TT-NHNN. - Giải thích: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được cung ứng dịch vụ thanh toán. 8. Công ty cho thuê tài chính không được thực hiện hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: điều 112 Luật CTCTD 2010. 9. Ngân hàng NNVN bảo lãnh cho tổ chức vay vốn nước ngoài khi có chỉ định của Thủ tướng Chính Phủ. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: điều 25 Luật NHNNVN 2010. 10. Ngân hàng không được cho vay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng đối với một khách hàng vay. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: điều 128 Luật CTCTD 2010. 11. Tổ chức tín dụng không được góp vốn vào một doanh nghiệp vượt quá 11% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: khoản 1 điều 129 Luật CTCTD 2010. - Giải thích: không được vượt quá 11% vốn điều lệ của Doanh nghiệp nhận vốn góp. 12. Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đều phải được giải quyết bằng con đường tài phán. - Nhận định SAI. - Giải thích: Theo quy định của PLVN thì tranh chấp phát sinh từ HĐTD sẽ được giải quyết bằng 3 con đường: + Tự thương lượng giữa các bên tranh chấp. + Hoà giải giữa các bên tranh chấp thông qua trung gian. + Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng cơ chế tài phán.  Giải quyết bằng con đường tài phán chỉ là 1 trong 3 con đường giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD. 13. Hợp đồng tín dụng đương nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký vào văn bản hợp đồng. - Nhận định ĐÚNG. - Giải thích: Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD là điểm mốc thời gian mà kể từ lúc đó quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia hợp đồng tín dụng bắt đầu phát sinh. Theo pháp luật VN, HĐTD là một loại HĐ ưng thuận  thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD là thời điểm các bên đã thoả thuận xong các điều khoản của HĐ và bên sau cũng kí tên, đóng dấu vào văn bản HDTD. 14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cho các TCTD. - Nhận định ĐÚNG. - Cơ sở pháp lý: Điều 18 Luật các tổ chức tín dụng 2010. 15. Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong linh vực tiền tệ ngân hàng. - Nhận định SAI. - Giải thích: Người có thẩm quyền xử phạt vi pham hành chính không phải là chủ tịch Hiệp hội ngân hàng mà bao gồm các chủ thể sau: Thanh tra viên Ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và những chủ thể khác quy định tại Điều 1 Nghị định 95/2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. 16. NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của chính phủ. - Nhận định SAI. - Giải thích: Cơ quan quản lý nợ nước ngoài của chính phủ là Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại. 17. NHNN Việt Nam bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng chính phủ. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: Điều 25 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2 - Giải thích: NHNN Việt Nam chỉ bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 18. Mọi tổ chức tín dụng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc. - Nhận định SAI. - Giải thích: Ngân hàng chính sách không phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Theo quy định tại Diều 17 Luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng chính sách được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002. Theo đó, Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% và một số ưu đãi khác. 19. Chủ tịch hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: Điều 51 NĐ 96/2014/NĐ-CP - Giải thích: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không phải là chủ tịch Hiệp hội ngân hàng mà bao gồm các chủ thể sau: Thanh tra viên Ngân hàng đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; Cục trưởng Cục Thanh Tra, giám sát ngân hàng; Chánh Thanh Tra, giám sát ngân hàng và những chủ thể khác quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 51 Nghị định 96/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. 20. Mọi tổ chức tín dụng đều được phép vay vốn tại ngân hàng nhà nước Việt Nam theo hình thức tái cấp vốn. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: + Khoản 1 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Điều 99 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Khoản 1 điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Khoản 3 điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Khoản 2 điều 117 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Điểm c khoản 3 điều 4 QĐ 16/2013/QĐ-TTg. - Giải thích: + Căn cứ vào khoản 1 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng gồm có: ngân hàng, phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. + Căn cứ vào Điều 99, Khoản 1 điều 108, Khoản 3 điều 112, Khoản 2 điều 117 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và điểm c khoản 3 điều 4 QĐ 16/2013/QĐ-TTg thì chỉ có các tổ chức tín dụng là ngân hàng và phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) mới được phép vay vốn tại ngân hàng nhà nước Việt Nam theo hình thức tái cấp vốn. 21. Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: Điều 18, điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012. - Giải thích: Theo quy định tại điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì chỉ có các loại tiền gửi đáp ứng đủ điều kiện sau mới được bảo hiểm tiền gửi: Ÿ Tiền gửi là tiền đồng Việt Nam. Ÿ Người gửi tiền là cá nhân. Ÿ Hình thức tiền gửi: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010. - Ngoài ra theo quy định tại điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì có 3 trường hợp tiền gửi không được bảo hiểm mặc dù đủ các điều kiện tại điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.  Do đó không phải mọi loại tiền gửi nào của cá nhân cũng đều được bảo hiểm tiền gửi. 22. Hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng đó đương nhiên chấm dứt hiệu lực pháp lý. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 15 NĐ 163/2006 3 - Giải thích: Hợp đồng tín dụng được xem như là hợp đồng chính, hợp đồng bảo đảm được xem như hợp đồng phụ. Căn cứ vào Khoản 1 điều 15 NĐ 163/2006 thì khi hợp đồng tín dụng bị vô hiệu xảy ra 2 trường hợp: + Nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt, tức là hợp đồng bảo đảm chấm dứt. + Nếu các bên đã thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, tức là hợp đồng bảo đảm không chấm dứt hiệu lực pháp lý.  Vậy không phải trong trường hợp nào thì hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng đó đương nhiên chấm dứt hiệu lực pháp lý. 23. Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháp lý như nhau và có thể thay thế cho nhau. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: + Điều 9 NĐ 163/2006. + Điểm c, d khoản 1 điều 10 NĐ 163/2006. + Điều 12 NĐ 163/2006. + Khoản 1 điều 11 NĐ 163/2006. + Điều 5 Luật Công chứng 2014. - Giải thích: Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm hoàn toàn có ý nghĩa pháp lý khác nhau và không thể thay thế cho nhau vì: + Ý nghĩa pháp lý của công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm: Ÿ Xác nhận nội dung của hợp đồng tức quyền và nghĩa vụ của các bên. Ÿ Bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong suốt quá trình thực hiện. Ÿ Tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng. Ÿ Xác định thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm. (Điểm d khoản 1 điều 10 NĐ 163/2006) + Ý nghĩa pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm: Ÿ Có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. (Khoản 1 điều 11 NĐ 163/2006) Ÿ Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm trong việc xử lý tài sản bảo đảm. (Điều 308 BLDS 2015) Ÿ Xác định hiệu lực pháp lý trong trường hợp pháp luật quy định phải đăng ký giao dịch bảo đảm. (khoản 1 điều 298 BLDS 2015, khoản 1 điều 12 NĐ 163/2006) Ÿ Cung cấp thông tin cho các bên nhận bảo đảm muốn tìm hiểu về tài sản bảo đảm, qua đó giúp tổ chức tín dụng có thể an tâm trong việc đảm bảo chắc chắn trong việc thu hồi nợ từ tài sản bảo đảm. Ÿ Góp phần công khai hóa thông tin về giao dịch bảo đảm, tăng cường tính minh bạch, lành mạnh hóa môi trường đầu tư, tạo tính đồng bộ cho nền kinh tế thị trường. 24. Giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: + Điều 5 NĐ 163/2006. + Khoản 4 điều 295 BLDS 2015. - Giải thích: Theo quy định tại Điều 5 NĐ 163/2006 và Khoản 4 điều 295, điều 296 BLDS 2015 thì giá trị tài sản bảo đảm vẫn có thể nhỏ hơn hoặc bằng nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Ví dụ: A dùng căn nhà của mình trị giá 1 tỷ đồng để bảo đảm khoản vay 500 triệu đồng tại Ngân hàng B nhưng do cần tiền nên A tiếp tục dùng căn nhà trên bảo đảm cho khoản vay 1 tỷ đồng tại Ngân hàng C với điều kiện ngoài căn nhà ra, A còn bảo đảm bằng xe trị giá 2 tỷ đồng. Như vậy giá trị tài sản bảo đảm (căn nhà của A) vẫn có thể nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm. 25. Người ký phát hành sec phải đảm bảo khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên sec cho người thụ hưởng tại thời điểm ký phát hành sec. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: Khoản 3 điều 8 TT 22/2015/TT-NHNN 4 - Giải thích: Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 điều 8 TT 22/2015/TT-NHNN thì người ký phát hành sec phải đảm bảo khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên sec cho người thụ hưởng tại thời điểm “sec được xuất trình để thanh toán” trong thời hạn xuất trình chứ không phải tại thời điểm “ký phát hành sec”. 26. Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. - Giải thích: Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần, theo quy định tại Khoản 1 điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì một cổ đông là “cá nhân” không được sở hữu vượt quá “5% vốn điều lệ” của một tổ chức tín dụng. 27. Ngân hàng nước ngoài có thể thành lập Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam để thực hiện hoạt động ngân hàng. - Nhận định ĐÚNG. - Cơ sở pháp lý: + Khoản 8 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Khoản 3 điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Khoản 1, 2 điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. - Giải thích: Căn cứ vào Khoản 8 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì Tổ chức tín dụng nước ngoài (Ngân hàng nước ngoài) có thể hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới nhiều hình thức trong đó có “Chi nhánh ngân hàng nước ngoài” ở Việt Nam để thực hiện hoạt động ngân hàng. 28. Mọi tờ sec khi xuất trình trước ngân hàng đều được ngân hàng thanh toán. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: + Khoản 1 điều 69 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005. + Khoản 4 điều 71 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005. + Khoản 1 điều 73 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005. + Khoản 1 điều 74 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005. - Giải thích: Căn cứ theo quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 thì khi 1 tờ sec được xuất trình trước ngân hàng có thể bị từ chối thanh toán trong những trường hợp sau: + Quá thời hạn thanh toán: Khoản 1 điều 69 và Khoản 4 điều 71 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005. + Bị đình chỉ thanh toán sec: Khoản 1 điều 73 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005. 29. Ngân hàng nhà nước (NHNN) được quyền tái cấp vốn cho tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: + Khoản 1 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Điều 99 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Khoản 1 điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Khoản 3 điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Khoản 2 điều 117 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Điểm c khoản 3 điều 4 QĐ 16/2013/QĐ-TTg. - Giải thích: + Căn cứ vào khoản 1 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng gồm có: ngân hàng, phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. + Căn cứ vào Điều 99, Khoản 1 điều 108, Khoản 3 điều 112, Khoản 2 điều 117 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và điểm c khoản 3 điều 4 QĐ 16/2013/QĐ-TTg thì chỉ có các tổ chức tín dụng là ngân hàng và phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) mới được phép vay vốn tại ngân hàng nhà nước Việt Nam theo hình thức tái cấp vốn. 30. NHNN là người mua, người bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 5 - Nhận định ĐÚNG. - Cơ sở pháp lý: Điều 14 NĐ 70/2014/NĐ-CP. - Giải thích: Thông qua thị tr ường ngoại tệ liên hàng, Ngân hàng Nhà nước sử dụng Quỹ điều hòa ngoại tệ với tư cách là người mua, người bán cuối cùng để can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, tỷ giá của Nhà nước. 31. Ngân hàng có quyền trực tiếp tiến hành hoạt động cho thuê tài chính. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: Khoản 2 điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. - Giải thích: Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì Ngân hàng thương mại muốn thực hiện hoạt động cho thuê tài chính thì phải thành lập công ty độc lập, có tư cách pháp nhân hoặc mua lại công ty con, công ty liên chứ  do đó, ngân hàng không thể trực tiếp tiến hành hoạt động cho thuê tài chính. 32. Mọi hợp đồng thế chấp đều phải được công chứng hoặc chứng thực. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: + Khoản 2 Điều 119 BLDS 2015. + Điều 9 NĐ 163/2006/NĐ-CP. - Giải thích: + Thế chấp tài sản theo quy định tại khoản 1 điều 317 BLDS 2015 là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia, về bản chất, đây cũng là một dạng giao dịch bảo đảm. BLDS 2015 không có quy định chung về hình thức của giao dịch bảo đảm thế chấp. + Việc xác định hợp đồng thế chấp có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không phụ thuộc vào đối tượng thế chấp và được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Thường thì các tài sản sau đây sẽ phải công chứng, chứng thực: Quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản đăng ký quyền sở hữu, tài sản có giá trị lớn. + Ví dụ: Căn cứ theo điểm 3, Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải công chứng chứng thực tuy nhiên không bắt buộc nếu một bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản. 33. Sau khi hết thời gian kiểm soát đặc biệt, mọi TCTD đều trở lại hoạt động bình thường. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 152 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. - Giải thích: Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 điều 152 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì sau khi hết thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng có thể nằm trong các trường hợp sau: + Hoạt động trở lại bình thường (điểm a khoản 1 điều 152 Luật Các tổ chức tín dụng 2010) + Được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác (điểm b khoản 1 điều 152 Luật Các tổ chức tín dụng 2010) + Không khôi phục được khả năng thanh toán. (điểm c khoản 1 điều 152 Luật Các tổ chức tín dụng 2010)  Do đó không phải mọi TCTD đều trở lại hoạt động bình thường sau khi hết thời gian kiểm soát đặc biệt. 34. Công ty cho thuê tài chính được quyền cho mọi tổ chức, cá nhân vay vốn khi họ có nhu cầu vay vốn. - Nhận định SAI. - Cơ sở pháp lý: Khoản 5 điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. - Giải thích: Công ty cho thuê tài chính chỉ được quyền cho khách hàng thuê (bên thuê tài chính) vay nhằm bổ sung vốn lưu động, còn đối với các chủ thể và hình thức vay khác thì không được phép. 35. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cho các TCTD. - Nhận định ĐÚNG. - Cơ sở pháp lý: Điều 18 Luật các tổ chức tín dụng 2010. 36. Hệ thống ngân hàng hai cấp là hệ thống ngân hàng, trong đó các ngân hàng vừa phát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh. - Nhận định SAI. 6 - Giải thích: Hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian, trong đó: + Ngân hàng trung ương: theo khoản 8 Điều 4 Luật ngân hàng nhà nước Nhà nước Việt Nam 2010 thì ngân hàng duy nhất được quyền phát hành tiền. + Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác: thực hiện các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (khoản 1 Điều 6 Luật NHNN Việt Nam 2010). - Do đó, không phải trong hệ thống ngân hàng hai cấp, các ngân hàng vừa phát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh mà chỉ có ngân hàng trung ương mới có quyền phát hành tiền. 37. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. - Nhận định ĐÚNG. - Giải thích: Bởi xuất phát từ đồi tượng đặc thù của hoạt động kinh doanh chính là tiền tệ và dịch vụ ngân hàng; hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro về tỉ giá, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm; hoạt động quan trọng của nền kinh tế . Những điều kiện của hoạt động ngân hàng được liệt kê tại điều 20 Luật Tổ chức tín dụng. Theo pháp luật Việt Nam, Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng thuộc nhóm lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 38. NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ. - Nhận định SAI. - Giải thích: NHNNVN không được kinh doanh tiền tệ, đây là chức năng của các TCTD. Căn cứ tại khoản 3, điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì có thể thấy, NHNN làm 2 chức năng chính: thứ nhất, chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ; thứ hai, chức năng ngân hàng trung ương. Kinh doanh tiền tệ là hoạt động ngân hàng. Theo điều 2 Luật các tổ chức tín dụng, trong các chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng không có NHNNVN. Vì vậy, NHNNVN không được phép kinh doanh tiền tệ. 39. Nguồn của luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. - Nhận định SAI. - Giải thích: Nguồn của luật ngân hàng bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Như vậy, không chỉ có một loại nguồn là do nhà nước ban hành mà còn có thể được nhà nước thừa nhận nên nhận định là sai. 40. Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác. - Nhận định ĐÚNG. - Giải thích: Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể chia làm các nhóm: + Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng; + Các quan hệ xã hội pahts sinh trong quá trình thực hiện hoạt động ngân hàng: chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng; + Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản trị, điều hành của NHNNVN, thủ tục, trình tự thành lập, hoạt động, giải thể, cơ cấu tổ chức, điều hành, quản trị của các tổ chức tín dụng, chi nhánh, văn phòng đại diện của TCTD: các quan hệ này không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng mà còn có cả những quy phạm của các ngành luật khác, đặc biệt là luật kinh doanh, luật phá sản,.. - Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác. II. CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1. Tại sao Ngân hàng nhà nước Việt Nam lại khẳng định: “Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.” Anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên. - Cơ sở pháp lý: Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 NĐ 101/2012 (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 NĐ 80/2016) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau: Theo các quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do vậy, việc sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng. 7 - Việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. - Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng. - Bitcoin bắt đầu được giao dịch trên sàn Mt.Gox vào tháng 6/2010, đến năm 2013, Bitcoin được sử dụng trên cả phương diện thanh toán, giao dịch hàng hóa và tài sản đầu tư. Sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng như: + Thứ nhất, các giao dịch bằng Bitcoin có tính ẩn danh cao nên Bitcoin có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp. + Thứ hai, Bitcoin là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn. Thực tế đầu năm 2014, giá Bitcoin đã sụt giảm mạnh sau khi 02 sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới là Mt.Gox và BitStamp tạm ngừng cho khách hàng rút tiền vì sự cố kỹ thuật và nhà chức trách Mỹ bắt giữ 04 nhân vật bị tình nghi đã sử dụng Bitcoin cho các giao dịch tội phạm. Ngày 25/2/2014, sàn Mt.Gox đã bất ngờ đóng cửa khiến hàng triệu USD của thành viên mạng lưới Bitcoin đứng trước nguy cơ mất trắng. + Thứ ba, do giá trị đồng Bitcoin biến động mạnh và phức tạp trong thời gian ngắn nên hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng, tiềm ẩn gây thiệt hại cho người đầu tư. + Thứ tư, Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát giao dịch bởi cơ quan quản lý nhà nước nào, do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi. - Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đã có thông báo không chấp nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp và đưa ra các cảnh báo rủi ro cho người sử dụng bitcoin như Thái Lan, Nga, Pháp, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Nauy... đều không thừa nhận Bitcoin là một đồng tiền hợp pháp được lưu thông trên thị trường. Câu 2. Tỷ giá hối đoái là gì? Ngân hàng nhà nước Việt Nam quản lý và công bố tỷ giá hối đoái như thế nào? - Tỷ giá hối đoái là thuật ngữ hay được đề cập khi nói đến hoạt động ngoại hối và quản lý nhà nước về ngoại hối. Tùy các góc độ tiếp cận khác nhau mà có những cách định nghĩa khác nhau về tỷ giá hối đoái. Dưới góc độ kinh tế, tỷ giá hối đoái là sự so sánh sức mua của hai loại đồng tiền của hai vùng quốc gia (vùng lãnh thổ) với nhau, là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này tính trên đơn vị tiền tệ của quốc gia khác. Dưới góc độ pháp lý, tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính trên đơn vị tiền tệ của đồng nội tệ quốc gia. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái của Đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam (Khoản 5 điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010). - Tỷ giá hối đoái là một công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo sức mua đối ngoại của đồng nội tệ. Sử dụng công cụ tỷ giá không phải là việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá theo những yếu tố chủ quan của mình. Với công cụ này, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua và bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để bơm và rút tiền trong lưu thông, qua đó thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. - Trong hoạt động ngoại thương, các bên thường thỏa thuận với nhau về đồng tiền được sử dụng cho hoạt động thanh toán. Đồng tiền thanh toán này có thể là đồng nội tệ của một trong hai bên tham gia quan hệ ngoại thương hoặc cũng có thể là ngoại tệ tự do chuyển đổi của nước thứ ba. Do đó, tỷ giá hối đoái là một nhân tố quan trọng không kém tác động vào nền kinh tế, vào hoạt động ngoại thương, cán cân thanh toán của các quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cũng cần có những quy định và điều chỉnh vào tỷ giá hối đoái để đạt được những mục tiêu kinh tế của quốc gia. - Biện pháp và cách thức tác động nhằm quản lý của Nhà nước đối với tỷ giá hối đoái đối với các quốc gia khác nhau có thể sẽ là khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của nhà quản lý. Tuy nhiên, nhìn chung, có ba chế độ tỷ giá hiện nay đã và đang được các quốc gia sử dụng: + Chế độ tỷ giá hối đoái cố định. + Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. + Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt. - Ở Việt Nam hiện nay, với quy định tại khoản 1 điều 13 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, khoản 1 điều 30 Pháp lệnh ngoại hối 2013: “tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước”. Nhà nước chính thức thừa nhận và theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với tư cách là người 8 mua, người bán cuối cùng để nhằm tác động vào tỷ giá hối đoái ổn định trong mức độ nhất định theo chính sách tiền tệ. Trong quá trình thực hiện hoạt động trên, Ngân hàng Nhà nước được phép sử dụng dự trữ ngoại hối. - Hoạt động giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng được phép và khách hàng phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và biên độ dao động cho phép. Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng hàng ngày được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Biên độ dao động có thể thay đổi tùy thuộc vào sự can thiệp tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ của quốc gia ở từng thời điểm do Ngân hàng Nhà nước quyết định. Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ mới kiểm soát, quản lý tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ, còn tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và ngoại tệ khác do các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định. Câu 3. Tại sao sec được coi là giấy tờ có giá? - Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.” - Khoản 1 điều 1 NĐ 11/2012/NĐ-CP quy định: “Giấy tờ có giá bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.” - Khoản 4 điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định: “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.” - Giấy tờ có giá có các thuộc tính sau: + Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định; + Trị giá được bằng tiền; + Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự. - Sec được xem là giấy tờ có giá vì cũng có những thuộc tính trên: + Người có tên ghi trên séc hay người cầm séc với tư cách là người thụ hưởng các quyền phát sinh từ tờ séc, bao gồm quyền xuất trình yêu cầu thanh toán giá trị tờ séc, quyền chuyển nhượng tờ sec, quyền cầm cố, quyền truy đòi, quyền khiếu nại và khởi kiện  quyền tài sản của một chủ thể nhất định. + Séc là một chứng từ thanh toán mang hình thức pháp lý cao, séc có hiệu lực thanh toán, tính bắt buộc trả tiền của séc, có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay. + Séc có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn còn hiệu lực của nó. Việc chuyển nhượng có thể được thông qua việc ký hậu hoặc trao tay (trừ 1 số trường hợp). - Vì vậy séc là giấy tờ có giá. Câu 4. Đặc điểm của cho thuê tài chính? - Tài sản thuê và bên cung cấp tài sản do bên thuê lựa chọn mà không phụ thuộc vào kỹ năng và ý kiến của bên thuê. - Thời hạn thuê trung hoặc dài hạn và không thể hủy ngang theo ý chí của một bên. - Chi phí cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hiểm tài sản chuyên giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Câu 5. Tại sao nói cho thuê tài chính là một nghiệp vụ cấp tín dụng? * Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng vì: - Cho thuê tài chính được thực hiện bởi tổ chức tín dụng. - Hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng là việc chuyển nhượng quyền sở hữu vốn của tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân với điều kiện hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị được chuyển nhượng sau một thời gian được thỏa thuận trước. Theo đó, trong cho thuê tài chính có sự chuyển nhượng vốn giữa bên cho thuê (tổ chức tín dụng) cho bên thuê (tổ chức, cá nhân), vốn ở đây bằng tài sản thuê và có sự hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị được chuyển nhượng sau một thời gian được thỏa thuận trước bằng bên thuê thanh toán tiền thuê. - Khoản 14 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” 9 Câu 6. Giải thích tại sao quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng (Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng) lại không áp dụng cho loại hình TCTD là Quỹ tín dụng nhân dân? - Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2 điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010. - Luật pháp quy định những trường hợp cấm cấp tín dụng bởi những chủ thể này là những chủ thể có khả năng ảnh hưởng tới quyết định cấp tín dụng của tổ chức tín dụng. Mà bản chất của tín dụng là lòng tin, nếu việc cấp tín dụng lại bị ảnh hưởng bởi quyết định của người có quyền lợi liên quan thì sẽ không đảm bảo được tính khách quan trong việc đánh giá khả năng trả nợ, từ đó yếu tố lòng tin không được đảm bảo. - Đối với loại hình Quỹ tín dụng nhân dân thì khác, bản chất của quỹ là hỗ trợ bất cứ ai là thành viên của tổ chức chứ không phải là việc dựa vào lòng tin với người lạ (người không là thành viên – xét theo hình thức các tổ chức tín dụng khác như Ngân hàng). Do đó đã là thành viên thì hỗ trợ và không có sự phân biệt. Câu 7. Lý giải vì sao nguồn vốn cho vay trong phương thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với TCTD là nguồn vốn ngắn hạn? - Bản chất của việc tái cấp vốn là việc NHNN dùng công cụ này để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. - Hoạt động NH là hoạt động rủi ro cao, đồng thời là hoạt động ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, do đó rất cần sự hỗ trợ của NHNN. Việc các tổ chức tín dụng thiếu hụt vốn tạm thời, và NHNN là cơ quan duy nhất có khả năng phát hành tiền, đã dùng khả năng này để hỗ trợ các tổ chức tín dụng qua công cụ tái cấp vốn. - Do đó, bản chất của tái cấp vốn là hỗ trợ tổ chức tín dụng trong ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động trong trường hợp khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền cao mà tổ chức tín dụng không đáp ứng được ngay lập tức. Đây không phải là hoạt động cho vay lâu dài nhằm mục đích kinh doanh, mà chỉ là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ. Do đó nguồn vốn trong hình thức tái cấp vốn chỉ có thể là nguồn vốn ngắn hạn. Câu 8. Phân biệt hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và của tổ chức tín dụng? - Cấp tín dụng của NHNN là việc NHNN dùng vốn để cho các TCTD, Chính phủ sử dụng với nguyên tắc có hoàn trả nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. - Cấp tín dụng của TCTD là hoạt động chuyển giao một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả sau 1 thời gian nhất định nhằm mục đích kinh doanh. * Sự khác nhau: Tiêu chí Cấp tín dụng NHNN Cấp tín dụng TCTD Đối tượng cấp tín dụng - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn. Mục đích cấp tín dụng - Là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích - Là hoạt động nhằm thực hiện sinh lợi. chức năng quản lý nhà nước. Đối tượng kinh doanh - Tiền và dịch vụ ngân hàng. Điều kiện cấp tín dụng - Tùy thuộc vào quy định pháp luật và tín - Khó khăn, nghiêm ngặt (Điều nhiệm của người đi vay. 151 Luật Các TCTD 2010) Thời hạn cấp tín dụng - Đa dạng (ngắn, trung, dài) - Chủ yếu là ngắn hạn. - Luật TCTD, BLDS, LDN … - Luật NHNNVN. - Chịu giám sát, quản lý bởi NHNNVN. - Do Thống đốc NHNNVN quản lý. Luật điều chỉnh Giám sát Hình thức - Chỉ với TCTD, Chính phủ. - Không nhằm mục đích kinh doanh. - Bao gồm 5 hình thức: cho vay, chiết - Bao gồm 2 hình thức: tái cấp khấu GTCG, cho thuê tài chính, bảo lãnh vốn, cho vay đặc biệt. ngân hàng, bao thanh toán. Câu 9. So sánh bản chất pháp lý nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá và nghiệp vụ cho vay cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn của các ngân hàng thương mại? - Chiết khấu giấy tờ có giá là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Cơ sở pháp lý: Khoản 19 điều 4 Luật Các TCTD 2010. 10 - Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá là hình thức cho vay của NHNNVN đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của TCTD để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 2 Luật TT 17/2011/TT-NHNN. * Giống nhau: - Đều là hình thức cấp tín dụng. - Đối tượng cho vay là giấy tờ có giá. - Đều là việc cấp tín dụng ngắn hạn. * Khác nhau: Tiêu chí Chiết khấu GTCG Chủ thể cho vay Cho vay cầm cố GTCG - TCTD với tổ chức, cá nhân - NHNNVN với TCTD Mục đích cho vay - Kinh doanh - Hỗ trợ vốn NH cho các TCTD Điều kiện cho vay - Theo quy định của pháp luật - Khắt khe. Hậu quả pháp lý - TCTD có khả năng không truy đòi được - Xử lý GTCG để đảm bảo việc thu tiền hồi nợ Luật điều chỉnh - Luật Các TCTD 2010 - Luật NHNNVN 2010 Câu 10. Người nhận chuyển nhượng séc phải làm gì nếu tờ séc bị ngân hàng (người bị ký phát séc) từ chối thanh toán vì lý do số dư trên tài khoản thanh toán của người ký phát không đủ để thanh toán số tiền ghi trên séc? - Khoản 5 điều 71 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005. Câu 11. Sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống ngân hàng của nước ta trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung hiện nay (khác biệt giữa hệ thống NH 1 cấp và 2 cấp ở VN) TCPB Hệ thống NH 1 cấp Hệ thống NH 2 cấp Tư cách pháp lý Hỗn hợp, vừa có tư cách của cơ quan Là cơ quan thuộc chính phủ và là ngân trực thuộc CP, vừa có tư cách của hàng trung ương. NHTW, và tư cách của NH trung gian Mô hình tổ chức tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam bao gồm: ở trung ương, chi nhánh liên khu, chi nhánh ở tỉnh và chi nhánh ở nước ngoài. Các chi nhánh không có tư cách pháp nhân, hoạt động với tư cách là cơ quan cấp dưới đại diện của Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Mô hình Ngân hàng nhà nước Việt Nam bao gồm 2 cấp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc. Chức năng của NHNN Chức năng của ngân hàng bao gồm: phát hành giấy bạc, điều hoà sự lưu hành tiền tệ, quản lý ngân sách quốc gia; huy động vốn trong nhân dân, điều hòa, mở rộng tín dụng; quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài…  Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đảm nhận vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các nghiệp vụ ngân hàng sẽ do hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian tiến hành. Các ngân hàng thương mại và những tổ chức tín dụng trung gian được pháp lệnh trao 11 hiện đồng thời chức năng quản lý ngoại quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách hối và trực tiếp thực hiện hoạt động giao nhiệm về hoạt động kinh doanh của dịch ngoại tệ mình  Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ thực hiện chức năng quản lý ngoại hối mà không còn trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch ngoại tệ Câu 12. Hoạt động ngân hàng là gì? Sự khác biệt cơ bản giữa hoạt động NH với hoạt động kinh doanh khác? - Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. (theo điều 9 Luật NHNNVN 2010 và điều 20 khoản 7 luật TCDN 2010) * Sự khác biệt cơ bản giữa hoạt động NH với hoạt động kinh doanh khác: TCPB HĐ ngân hàng HĐ kinh doanh khác Đối tượng - Tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng - Hàng hóa, tài sản … Nội dung - Nhận tiền gửi, và sử dụng số tiền này để cấp tín - Không có hoạt động này. dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Chủ thể thực hiện - Phải là các ngân hàng, hoặc các tổ chức tín - Không bắt buộc phải là NH và TCTD. dụng, được nhà nước cho phép hoạt động. Câu 13. Tại sao hoạt động NH lại có pháp luật riêng điều chỉnh? - Lĩnh vực Ngân hàng là nơi tích tụ và điều hòa nhiều loại nguồn vốn là nơi thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và liên quan đến nhiều lợi ích của nhiều loại chủ thể trong nền kinh tế. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng và phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, đòi hỏi Nhà nước cùng đồng bộ những biện pháp trong đó có sử dụng pháp luật. Câu hỏi 14. Sự khác nhau cơ bản giữa 2 phương thức chiết khấu là chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá và chiết khấu giá chiết khấu có thời hạn? - Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn giấy tờ có giá là Là phương thức mua hẳn hay mua đứt giấy tờ có giá. Theo giá chiết khấu, tái chiết khấu do các bên thỏa thuận. - Chiếết khấếu, tái chiếết khấếu có thời hạn giấếy t ờ có giá là th ỏa thu ận theo đó TCTD cam kếết mua giấếy t ờ có giá c ủa khách hàng theo giá chiếết khấếu, tái chiếết khấếu do các bến th ỏa thu ận, khách hàng seẽ cam kếết mua l ại giấếy t ờ có giá t ừ TCTD tr 1 thời hạn nhấết định, trước khi hếết hạn thanh toán c ủa giấếy t ờ có giá. TCPB Cam kết của khách hàng khi chiết khấu, tái chiết khấu Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn - Không có cam kết sẽ mua lại mà bán đứt - Cam kết sẽ mua lại chính giấy tờ có hoàn toàn. giá đó khi hết thời hạn chiết khấu, tái chiết khấu. Quyền của TCTD - TCTD có quyền sở hữu tuyệt đối và trọn - Quyền sở hữu của TCTD với giấy vẹn giấy tờ có giá, nghĩa là không bị giới tờ có giá là không tuyệt đối và không hạn về khả năng chiếm hữu, sử dụng và trọn vẹn. định đoạt đối với giấy tờ có giá đã mua của khách hàng. Trách nhiệm của khách hàng - Chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá - Ngoài việc chuyển giao quyền sở cho TCTD và không yêu cầu mua lại. hữu giấy tờ có giá cho TCTD còn có trách nhiệm thực hiện cam kết mua lại giấy tờ có giá trong thời hạn cam kết mua lại. Câu 15. Dịch vụ cầm đồ có là đối tượng điều chỉnh của LNH hay không? - Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về địa vị pháp lý của ngân hàng trung ương và của các tổ chức tín dụng; các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước và các 12 quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các hoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể khác trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ. - Đối tượng điều chỉnh của LNH bao gồm: + Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. + Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng. + Nhóm các quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức khác, tuy không phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng. - Do đó, để xét dịch vụ cầm đồ có là đối tượng điều chỉnh của LNH hay không ta cần xét xem dịch vụ cầm đồ có phải là hoạt động ngân hàng hay không, và hoạt động này có đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng hay không. - Thứ nhất, về dịch vụ ngân hàng có phải là hoạt động ngân hàng hay không. Theo khoản 8 điều 20 LTCTD 2010, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. - Còn dịch vụ cầm đồ là một loại hình dịch vụ cầm vàng, bạc, đồ trang sức quý và các vật dụng khác. Người cầm sẽ được nhận một tờ biên lai chứng nhận đồ từ người được cầm, có thể coi như đây là hoạt động thế chấp các vật có giá trị để vay tiền và trả lãi trong một thời gian, nếu hết hạn mà ko trả tiền vay và lãi thì tài sản đó thuộc sở hữu của người nhận cầm đồ. Theo đó có thể thấy, dịch vụ ngân hàng không có các đặc điểm của hoat động ngân hàng mà chỉ mang tình chất là như một hoạt động cầm cố để vay tiền theo dân sự. Do đó dịch vụ cầm đồ không là đối tượng điều chỉnh của LNH. Câu 16. Tại sao nói NHNN là NH của các NH? - Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật NHNN thì “Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. NHNN sẽ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) vay vốn theo hình thức tái cấp vốn hoặc cho vay trong trường hợp đặc biệt theo qui định tại Điều 24 Luật NHNN và điều 151 Luật các TCTD. - Xuất phát từ vị trí pháp lý là ngân hàng trung ương, NHNN quản lý các NHTM theo một số cách: + Bắt buộc các NHTM phải lập một tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH trung ương. + Bắt buộc các NHTM phải lập một tài khoản dự trữ bắt buộc tại NH trung ương. - Bên cạnh đó: + NH trung ương còn thực hiện vai trò “Cứu cánh cuối cùng” (trường hợp NH bị mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD  NHNN cho vay tiền). + NH trung ương thực hiện tái cấp vốn cho các NH. + Khách hàng của NHNN là các NH. Câu 17. Tại sao nói NHNN là NH của CP? * Vì: - NHNN là cơ quan của chính phủ, nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ và chịu sự điều hành của chính phủ; thống đốc NHNN địa vị ngang hàng với bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. - NHNN chịu trách nhiệm báo cáo cho CP, thống đốc chịu trách nhiệm trước Thủ tướng chính phủ và Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách. - NHNN làm thủ quỹ cho kho bạc Nhà nước. - NHNN đảm bảo quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. - NHNN xây dựng và tư vấn cho Nhà nước về các chính sách tiền tệ quốc gia. - NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và ngân hàng … - NHNN cho chính phủ vay và nhận lãi suất từ khoản cho vay. - NHNN cũng là đại lý của Chính phủ trong việc phát hành thanh toán các loại chứng khoán chính phủ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. - NHNN cố vấn cho chính phủ về các chính sách tài chính , tiền tệ , ngân hàng … Câu 18. Nêu các thẩm quyền của NHNN trong thực hiện chức năng quản lý NN và trình bày cơ sở để pháp luật giao thẩm quyền cho NHNN quản lý? 13 * Theo khoản 1 điều 5 LNHNN: trích luật vào. * Cơ sở để nhà nước giao thẩm quyền cho NHNN quản lý: - NHNN là cơ quan của chính phủ  Theo quy định của Hiến pháp 2013, Luật tổ chức chính phủ, Luật NHNN VN, NHNN là cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.  Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về Nhà nước. - Hoạt động của NHNN có tác động mạnh mẽ đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó việc tham gia của NHNN vào việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước là rất cần thiết. - Việc giao quyền quản lý nhà nước cho NHNN còn nhằm thực hiện nguyên tắc nhà nước thống nhất, quản lý mọi hoạt động ngân hàng. - NHNN hoạt động vì lợi ích chung của quốc gia  NHNN mang tính công quyền  Thực hiền quyền quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Câu 19. Quản lý NN của NHNN có điểm gì khác biệt so với các tổ chức khác? - Đối tượng của quản lý NN của NHNN chỉ là các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác thực hiện hoạt động ngân hàng. - Phạm vi quản lí NN của NHNN chỉ trong những hoạt động liên quan đến hoạt động ngân hàng. - Quản lý nhà nước không phải là chức năng duy nhất của NHNN. Câu 20. Nêu hệ thống tổ chức của NHNN và giải thích tại sao phải tổ chức như vậy? * Hệ thống tổ chức của NHNN: - Được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm: + Bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính. + Các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Các văn phòng đại diện ở trong nước, ở nước ngoài. + Các đơn vị hành chính trực thuộc. * Cơ sở để thiết lập hệ thống tổ chức này: - Do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN vừa mạng tính quản lý nhà nước chuyên nghành, vừa mạng tính điều hành kinh tế nên hệ thống tổ chức có những khác biệt so với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên nghành ở các lĩnh vực khác. Câu 21. Nêu sự giống và khác nhau cơ bản giữa chi nhánh NHNN với văn phòng đại diện của NHNN * Giống nhau: - Là đơn vị phụ thuộc NHNN, không có tư cách pháp nhân, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của thống đốc. * Khác nhau: Tiêu chí Chi nhánh NHNN VP đại diện Về nhiệm vụ - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo uỷ - Có nhiệm vụ đại diện theo sự quyền của thống đốc. uỷ quyền của thống đốc. Hoạt động - Trực tiếp thực hiện một số hoạt động quảng - Không được tiến hành hoạt lý nhà nước và hoạt động nghiệp vụ ngân động nghiệp vụ ngân hàng. hàng như cấp, thu giấu phép thành lập và giấy phép hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và tổ chức khác, cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ. Câu 22. NHNN đồng ý cho NH thương mại A vay vốn trên cơ sở có bảo đảm bằng cầm cố tài sản. Vậy tài sản mà NH TM A mang đi cầm cố phải thỏa mãn những điều kiện nào? - Việc NHNN cho NHTM A vay bằng hình thức cầm cố tài sản cũng chính là cho vay với biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là cầm cố tài sản. Do đó điều kiện đối với tài sản cầm cố phải tuân theo quy định tại điều 4 NĐ 163/2006/NĐ-CP. Theo đó, tài sản cầm cố phải thoả mãn các điều kiện như: 14 + Tài sản phải thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng, của người vay, + Tài sản được phép giao dịch; + Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản không có tranh chấp; + Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì người vay phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Người vay chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay. - Ngoài ra, khi thực hồ sơ vay vốn trên cơ cở có bảo đảm bằng tài sản cầm cố thì NHTM A phải có các giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cầm cố. Câu 23. So sánh giữa hình thức cấp tín dụng cho vay với hình thức cấp tín dụng cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức cấp tín dụng trên. - Hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng được hiểu là việc tổ chức tín dụng chuyển giao cho khách hàng (là tổ chức, cá nhân hay một tổ chức tín dụng khác) một khoản tiền, tài sản với nguyên tắc có hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn gốc và lãi cũng như phí tín dụng (nếu có) theo thỏa thuận. (Khoản 14 điều 4 Luật Các TCTD 2010) - Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Khoản 16 điều 4 Luật Các TCTD 2010). Cơ sở pháp lý của việc cho vay là hợp đồng tín dụng. Tổ chức tín dụng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc cho vay của tổ chức tín dụng phải tuân thủ quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy chế cho vay của chính tổ chức tín dụng đó. - Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê, trong đó theo yêu cầu của bên thuê, bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuê cho bên thuê trong suốt thời gian thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê theo thỏa thuận. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao hay không vào cuối thời hạn thuê tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên (Điều 113 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Khoản 7 điều 3 NĐ 39/2014). * Giống nhau: - Đều là hoạt động tín dụng trung và dài hạn. - Đều là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng. - Đều có sự tham gia của 2 bên chủ thể. * Khác nhau: Tiêu chí Đối tượng Hình thức pháp lý Quyền sở hữu đối với tài sản Mức tài trợ Tài sản thế chấp CTD Cho thuê tài chính CTD Cho vay - Tài sản thuê (thiết bị, phương tiện - Tiền. vận tải, dây chuyền sản xuất …) - Hợp đồng tín dụng. - Hợp đồng cho thuê. - Bên cho thuê. - Khách hàng (người vay). - Có thể lên đến 100% giá trị tài sản - Thông thường là 70-80% giá và các chi phí gắn liền với tài sản. trị tài sản, không bao gồm các chi phí gắn liền với tài sản. - Về cơ bản, không cần thế chấp. - Về cơ bản, cần tài sản thế chấp. Khấu hao - Có thể khấu hao nhanh theo thời hạn - Theo thời gian quy định bởi thuê. luật cho từng loại tài sản. Công việc hành chính - Thanh toán thuế và các phí đi kèm - Do khách hàng (Người vay) tài sản, thanh lý tài sản do Bên cho thực hiện. thuê thực hiện. 15 Điều kiện - Trong thời gian thuê không có sự - Trong thời gian thuê có sự chuyên giao quyền sở hữu, chỉ chuyển chuyển giao quyền sở hữu đối giao quyền sử dụng. với tiền thuê, bên thuê hoàn toàn có quyền chiếm hữu, định đoạt tiền thuê. - Cuối thời hạn thuê có chuyển giao - Không đặt ra vấn đề sở hữu quyền sở hữu. tiền vay cho bên vay vào cuối thời hạn vay. Câu 24. So sánh hợp đồng tín dụng với các hợp đồng cho vay dân sự? - HĐTD về bản chất là hợp đồng vay tài sản, theo đó thiết lập quan hệ giữa bên cho vay và bên đi vay mối quan hệ về vay tài sản và thanh toán tài sản nợ. Bên vay trở thành chủ sở hữu đối với tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Tính chất sở hữu đối với tài sản vay đã nói lên tính chất đặc trưng của quan hệ vay tài sản. Nghĩa là khi đến kỳ hạn trả nợ, người vay không phải trả lại chính tài sản mà họ đã vay. Đây là đặc điểm khác biệt cơ bản so với hợp đồng mượn tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. - Tuy nhiên HĐTD không phải là một hợp đồng vay tài sản đơn thuần mà là loại hợp đồng được giao kết và thực hiện luôn có sự tồn tại của một TCTD, HĐTD được giao kết theo những nguyên tắc riêng so với hợp đồng vay tài sản thông thường. Ta có thể phân tích sự khác biệt này trên những tiêu chí sau: * Về chủ thể của hợp đồng: - Đối với hợp đồng cho vay tài sản, Bên cho vay tài sản là cá nhân, tổ chức nhưng không phải là TCTD. - Còn đối với HĐTD, một bên tham gia HĐTD bao giờ cũng là TCTD có đủ các điều kiện do luật định, với tư cách là bên cho vay, đối với chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định. * Về đối tượng của hợp đồng: - Đối tượng của HĐTD bao giờ cũng là tiền (bao gồm tiền mặt và bút tệ). - Đối với hợp đồng vay tài sản thì đối tượng của hợp đồng có phạm vi rất rộng, có thể bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. * Về hình thức của hợp đồng: - Đối với hợp đồng cho vay tài sản của các tổ chức, cá nhân (không phải là TCTD) thì không bắt buộc phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. - Đối với HĐTD, luôn luôn phải được ký kết dưới hình thức văn bản và thường theo mẫu chung do Ngân hàng ban hành tương ứng với từng phương thức cho vay. * Về mục đích sử dụng vốn vay: - Đối với hợp đồng vay tài sản thông thường, thì hầu như bên cho vay thường không quan tâm đến mục đích sử dụng vốn vay, tuy nhiên đối với HĐTD thì đây lại là một trong điều kiện quan trọng nhất. Trong cả thời hạn vay vốn, nếu bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã thỏa thuận, thì ngân hàng lập tức được quyền chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm và thu hồi nợ trước hạn. Đó luôn là quy định của pháp luật, cũng đồng thời là điều quan tâm hàng đầu của các ngân hàng trong nghiệp vụ xét duyệt và quản lý các khoản vay. Đây cũng là điều gần như không xuất hiện trong các hợp đồng vay tài sản trong các quan hệ giữa cá nhân và các doanh nghiệp. * Về hiệu lực của hợp đồng: - Hợp đồng cho vay tài sản thông thường là một loại hợp đồng thực tế. Nghĩa là, hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi đối tượng của hợp đồng được bên vay trao cho bên đi vay và bên đi vay đã nhận làm sở hữu. Vì vậy, mọi thỏa thuận, cam kết không có giá trị ràng buộc đối với bên cho vay nếu như tài sản vay chưa giao cho bên vay. - Tuy nhiên, đối với HĐTD thì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng chính là thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản của hợp đồng và bên sau cùng đã ký tên, đóng dấu vào HĐTD (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác), nghĩa là HĐTD là một loại hợp đồng ưng thuận. * Về biện pháp bảo đảm: - Biện pháp bảo đảm tiền vay như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba … thường được các TCTD coi là các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích bảo đảm cho TCTD có khả năng thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. - Trong khi đối với Hợp đồng cho vay tài sản thông thường thì các bên cho nhau vay tài sản dựa trên sự quen biết, tin tưởng trước đó nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và thường không kèm theo yêu cầu về biện 16 pháp bảo đảm. Việc các TCTD áp dụng biện pháp bảo đảm cho khoản vay là do hoạt động kinh doanh của các TCTD luôn gắn liền với yếu tố rủi ro và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay chính là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến việc các TCTD không thu hồi được các khoản nợ đã cho vay. Câu 25. Phân biệt giữa các vi phạm hợp đồng và tranh chấp phát sinh từ vi phạm hợp đồng? * Khái niệm: - VPHĐ: là hành vi của 1 bên hoặc của 2 bên tham gia hợp đồng, cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trg HĐTD. - Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ: là tình trạng pháp lý của quan hệ HĐTD, trong đó các bên biểu hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền hoặc nghĩa vu, lợi ích phát sinh từ HĐTD. * Phấn biệt: Tiêu chí VPHĐ Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ - Là hành vi vi phạm cam kết trong HĐ. - Là tình trạng pháp lý của quan hệ HĐTD. Dấu hiệu xác định - Người thực hiện hành vi vi phạm là các bên tham gia hợp đồng, hành vi vi phạm trái với các điều khoản đã cam kết trong HĐTD.  Có VPHĐ chưa chắc có tranh chấp phát sinh từ VPHĐ - Khi xung đột, bất đồng về quyền lợi của các bên được thể hiện ra ngoài thông qua những bằng chứng cụ thể xác định.  Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ có thể có trước hoặc sau khi có VPHĐ. Lợi ích bị xâm hại - Quyền lợi ích của các bên, lợi ích khác - Lợi ích của hai bên trg quan hệ HĐ. như lợi ích chung của XH, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Bản chất Câu 26. Phân tích các điều khoản chủ yếu của hợp đồng tín dụng và phân tích tại sao các điều khoản đó lại là các điều khoản chủ yếu? * Theo qui định tại điều 51 - Luật các TCTD, nội dung của hợp đồng tín dụng phải bao gồm các điều khoản cụ thể sau đây: - Điều khoản về điều kiện vay vốn. Khi thoả thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn thì mới được chấp nhận vay vốn. Cho vay có đảm bảo hay không có đảm bảo; hình thức bảo đảm tiền vay; giá trị tài sản bảo đảm; biện pháp xử lý tài sản bảo đảm (gán nợ, bán đấu giá). - Điều khoản về đối tượng hợp đồng. Trong điều khoản này, các bên phải thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn; - Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay. Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày kí hợp đồng. Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng thỏa thuận trước về thời gian gia hạn; các bên thỏa thuận phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án hoặc chu kỳ kinh doanh hoặc khả năng trả nợ; - Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay, các bên phải thỏa thuận rõ rằng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn; - Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay, trong đó các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì (ví dụ, mua vật tư hàng hoá để kinh doanh hay mua hàng hoá để tiêu dùng...); việc chuyển nhượng hay không chuyễn nhượng hợp đồng. - Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đây là điều khoản mang tính chất tùy nghi, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng hoà giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình.  Đây là những điều khoản chủ yếu vì đây là những phải có trong bất cứ HĐTD nào (theo điều 51 luật các TCTD), chỉ khi có những điều khoản này mới có thể đảm bảo sự an toàn, chặt chẽ hạn chế tính rủi ro của HĐTD. Đó là những điều khoản chủ yếu còn vì ngoài những điều khoản đó thì các bên trong HĐ có thể thoả thuân những điều khoản khác nữa, ví dụ như: nếu hợp đồng tín dụng được giao kết có điều kiện bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận một điều khoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập thành một hợp đồng phụ đính kèm theo hợp đồng chính … Câu 27. Gia hạn nợ là gì? Phân biệt gia hạn nợ với điều chỉnh kỳ hạn trả nợ? 17 - Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp nhận kéo dài thêm một thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trc đó trg hợp đồng tín dụng. - Điều chỉnh kì hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp nhận thay đổi kì hạn trả nợ gốc và / hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng mà kì hạn trả nợ cuối cùng không đổi. - Khác nhau ở kết quả. Gia hạn làm thay đổi kì hạn trả nợ cuối cùng (dài hơn) còn điều chỉnh thời hạn vay không làm thay đổi kì hạn trả nợ cuối cùng. Câu 28. Tại sao hình thức hợp đồng tín dụng phải đc lập thành văn bản? * Pháp luật qui định mọi hợp đồng tín dụng đều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lí (điều 51 - Luật các tổ chức tín dụng). Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì những ưu điểm sau đây của việc kí kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản: - Một là, hợp đồng tín dụng được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. - Hai là, việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự công bố công khai, chính thức về mối quan hệ pháp lí giữa những người lập ước để cho người thứ ba biết rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lí, an toàn trong trường hợp cần thiết. - Ba là, việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơ quan hữu trách của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn. Chẳng hạn như việc thu thuế, lệ phí, kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh trên thương trường. Câu 29. Có ý kiến cho rằng khái niệm hoạt động ngân hàng hiện nay còn quá hẹp, gây khó khăn cho các TCTD khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình (phải xin phép NHNN khi muốn thực hiện). Anh (chị) có nhận xét gì về ý kiến này? - Nếu đứng dưới góc độ một cá nhân hoặc tổ chức muốn thành lập ngân hàng thì ý kiến này là không sai. Tuy nhiên, nếu đứng dưới cái nhìn vĩ mô thì quan điểm này là không hợp lý. Việc muốn thành lập ngân hàng hiện nay phải xin giấy phép từ phía 2 cơ quan là Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Giấy phép được quy định tại Chương II Luật CTCTD 2010) và Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với Giấy phép đăng ký kinh doanh theo Luật DN). - Như vậy, cũng là việc thành lập một doanh nghiệp nhưng đối với những chủ thể muốn thành lập ngân hàng lại cần phải có sự cấp phép từ 2 cơ quan đã tăng tính phức tạp của thủ tục. - Tuy vậy, sự phức tạp như vậy là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt là khi hoạt động ngân hàng là hoạt động tương đối phức tạp, chứa nhiều rủi ro và có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế vĩ mô. Ngân hàng nhà nước thực hiện việc quản lý các ngân hàng trung gian với tư cách của một tổ chức tín dụng còn Sở Kế hoạch Đầu tư thực hiện việc quản lý các ngân hàng trung gian này với tư cách của một doanh nghiệp. Nếu như quy định việc thành lập một tổ chức tín dụng chỉ cần giấy đăng ký kinh doanh thì khi tổ chức tín dụng này hoạt động không hiệu quả thì có thể dễ đến hệ quả là sự khủng hoảng của cả 1 hệ thống ngân hàng trong nước vì hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính thống nhất. III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TÌNH HUỐNG 1 Ngày 15/3/2017 ông A ký phát hành sec trị giá 200 triệu đồng để trả tiền mua hàng cho người bán là ông B. Ngày 30/3/2017, do cần tiền sửa nhà nên ông B ký hậu chuyển nhượng cho doanh nghiệp C kinh doanh vật liệu xây dựng. 1. Ngày 20/4/2017, doanh nghiệp này đem tờ sec nói trên đến ngân hàng X là tổ chức cung ứng sec để yêu cầu thanh toán và đã bị ngân hàng này từ chối thanh toán với lý do đã hết thời hạn thanh toán. Hỏi: lý do ngân hàng đưa ra là đúng hay sai? - Lý do ngân hàng đưa ra là sai vì: + Theo quy định tại khoản 1 điều 69 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là “ba mươi ngày”, kể từ ngày ký phát. + Ông A ký phát hành sec vào ngày 15/3/2017, doanh nghiệp C được hậu chuyển nhượng và xuất trình yêu cầu thanh toán sec vào ngày 20/4/2017 do đó đã quá hạn thanh toán. + Nhưng theo quy định tại khoản 2 điều 69 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì doanh nghiệp C được phép xuất trình muộn nếu việc chậm xuất trình do “sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra”. + Ngoài ra tại khoản 4 điều 71 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì sec vẫn được thanh toán trong trường hợp xuất trình sau thời hạn xuất trình nhưng chưa quá sáu tháng kể từ ngày ký phát. 18 - Vì vậy lý do của ngân hàng đưa ra là không đúng quy định của pháp luật. 2. Giả sử ngày 10/4/2017 doanh nghiệp C đem tờ sec này đến ngân hàng X yêu cầu thanh toán nhưng bị từ chối với lý do tiền trong tài khoản của ông A không đủ để thanh toán. Hỏi: a) Ngân hàng có quyền từ chối không? - Ngân hàng X không có quyền từ chối vì: + Thứ nhất về thời hạn xuất trình sec: theo quy định tại khoản 1 điều 69 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 là “ba mươi ngày” nhưng vẫn có thể xuất trình muộn theo quy định tại khoản 2 điều 69 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 nếu việc chậm xuất trình do “sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra”. Trong trường hợp này doanh nghiệp C xuất trình muộn nhưng Ngân hàng X phải thanh toán. + Thứ hai theo quy định tại điều 71 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì Ngân hàng X “có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng trong phạm vi khoản tiền mà người ký phát hiện có và được sử dụng để thanh toán séc”. b) Doanh nghiệp C phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? - Doanh nghiệp C cần phải: + Thông báo truy đòi trong vòng 4 ngày kể từ ngày bị từ chối. Cơ sở pháp lý: Điều 49 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005. + Sau khi gửi thông báo thì doanh nghiệp C có quyền khởi kiện tại Tòa với Ngân hàng X, ông B, ông A trong thời gian là 3 năm. Cơ sở pháp lý: Điều 76 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005. 3. Giả sử cũng trong ngày 10/4/2017, ông A ra thông báo cho ngân hàng X yêu cầu đình chỉ thanh toán sec, do đó khi doanh nghiệp C đem tờ sec đến ngân hàng yêu cầu thanh toán thì bị ngân hàng này từ chối với lý do đã có yêu cầu đình chỉ thanh toán sec từ người ký phát. Hỏi: việc ngân hàng từ chối thanh toán là đúng hay sai? Tại sao? - Việc ngân hàng từ chối thanh toán là sai vì: + Thứ nhất theo quy định tại khoản 1 điều 69 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì “ thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là ba mươi ngày, kể từ ngày ký phát”. + Thứ hai theo quy định tại khoản 1 điều 73 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì “thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 69”, tức là thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ký phát. TÌNH HUỐNG 2 Công ty cổ phần (CTCP) Tân Thành xây dựng nhà xưởng tại Bình Tân, Tp.HCM. Tuy nhiên do thiếu vốn để xây dựng, công ty Tân Thành đã nộp đơn xin vay 20 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Nga Úc. Ngân hàng thương mại Nga Úc đã yêu cầu CTCP Tân Thành cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên. CTCP Tân Đại Thành đã nhờ ông Hoàng, là cổ đông đang nắm giữ 5% cổ phần của NHTMCP Nga Úc dùng quyền sở hữu 10 ha đất tại Hóc Môn, TP.HCM làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên. 1. Việc ông Hoàng dùng quyền sử dụng lô đất 10 ha tại Hóc Môn, TP.HCM đảm bảo cho khoản vay nêu trên là đúng hay sai theo qui định của pháp luật? Tại sao? - Việc làm của ông Hoàng là đúng. Vì tài sản này thỏa mãn các điều kiện: tài sản có thật, tài sản thuộc sở hữu của ông Hoàng, tài sản không bị hạn chế chuyển nhượng. Ngoài ra, ông Hoàng mặc dù là cổ đông lớn nhưng ông không phải chủ thể đi vay mà chỉ là bên thứ ba bảo đảm cho khoản vay của người đi vay. Vì vậy pháp luật không cấm. 2. Giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Việc đăng ký giao dịch đảm bảo này sẽ đem lại cho ngân hàng Nga Úc quyền và lợi ích gì? - Giao dịch trên cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm vì căn cứ vào Khoản 1 Điều 12 NĐ 163/2006/NĐ-CP thì đây là trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm Việc đăng ký này đem lại cho NH nhiều lợi ích: đảm bảo tính hiệu lực của giao dịch bảo đảm, đảm bảo thứ tự ưu tiên thanh toán, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng, hạn chế rủi ro cho NH. - Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 1 điều 12 NĐ 163/2006/NĐ-CP. 3. Giả sử, ông Hoàng muốn vay vốn tại Ngân hàng Nga Úc và dùng cổ phiếu của Ngân hàng Nga Úc làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình được hay không? Tại sao? - Không. Vì theo Khoản 5 Điều 126 Luật các TCTD 2010 thì không được. Qui định này nhằm đảm bảo sự an toàn cho TCTD khi cấp tín dụng. 19 TÌNH HUỐNG 3 Công ty cổ phần A đang xây dựng nhà xưởng, tuy nhiên, do thiếu vốn để xây dựng, Công ty cổ phần A đã nộp đơn xin vay 50 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần B. Ngân hàng đã yêu cầu Công ty cổ phần A cầm cố tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên. Công ty cổ phần A đã nhờ Ông X, là cổ đông đang nắm giữ 10% cổ phần của Ngân hàng, dùng quyền sử dụng đất của 3 ngôi biệt thự tại Quận 2 làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên. 1. Việc Ông X dùng quyền sử dụng đất của 3 ngôi biệt thự tại Quận 2 đảm bảo cho khoản vay nêu trên là đúng hay sai theo quy định pháp luật? Tại sao? - Việc làm của ông X là đúng. Vì tài sản này thỏa mãn các điều kiện: tài sản có thật, tài sản thuộc sở hữu của ông X, tài sản không bị hạn chế chuyển nhượng. Ngoài ra, ông X mặc dù là cổ đông lớn nhưng ông không phải chủ thể đi vay mà chỉ là bên thứ ba bảo đảm cho khoản vay của người đi vay. Vì vậy pháp luật không cấm. 2. Giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Việc đăng ký giao dịch bảo đảm này có đem lại lợi ích gì cho Ngân hàng? - Giao dịch trên cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm vì căn cứ vào Khoản 1 Điều 12 NĐ 163/2006/NĐ-CP thì đây là trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm Việc đăng ký này đem lại cho NH nhiều lợi ích: đảm bảo tính hiệu lực của giao dịch bảo đảm, đảm bảo thứ tự ưu tiên thanh toán, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng, hạn chế rủi ro cho NH. - Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 1 điều 12 NĐ 163/2006/NĐ-CP. TÌNH HUỐNG 4 Công ty TNHH Tường An do cần vốn kinh doanh nên làm đơn xin vay vốn Ngân hàng TMCP Bình An, số tiền vay 3 tỷ đồng, thời hạn vay 6 tháng. Để đảm bảo cho khoản vay này, công ty có nhờ vợ chồng ông Quang dùng mảnh đất và ngôi nhà gắn liền với đất thuộc sở hữu của vợ chồng trị giá 4 tỷ (định giá tại thời điểm thẩm định hồ sơ vay vốn) để thế chấp cho ngân hàng. Tuy nhiên, vợ chồng ông Quang chỉ muốn bảo đảm cho 1 nửa nghĩa vụ trả nợ của công ty. Hỏi: 1. Ý định của vợ chồng ông Quang có thực hiện được không? Vợ chồng ông có bắt buộc đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của Công ty không? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? * Về luật điều chỉnh: - Hoạt động trên là hoạt động cho vay, là hoạt động cấp tín dụng, 1 bên chủ thể là Ngân hàng, là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng. - Do đó quan hệ này thuộc điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng 2010. - Cơ sở pháp lý: + Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Khoản 1 điều 2 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. + Điểm b khoản 12 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. - Ngoài ra trong quan hệ trên còn có hợp đồng thế chấp tài sản, dùng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ, là một quan hệ trong quan hệ dân sự. - Do đó quan hệ này còn thuộc điều chỉnh của BLDS 2015. - Cơ sở pháp lý: Điều 1, Điều 317 BLDS 2015. * Về việc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ: - Trong quan hệ trên có 3 bên là: Công ty TNHH Tường An là bên có nghĩa vụ, vợ chồng ông Quang là bên thứ ba thế chấp tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ cho Công ty TNHH Tường An và Ngân hàng TMCP Bình An. Khoản tiền mà vợ chồng ông Quang dùng để đảm bảo là 4 tỷ đồng lớn hơn nghĩa vụ trả nợ là 3 tỷ đồng. - Việc dùng tài sản mình thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của người khác là hợp pháp, và số tiền dùng để đảm bảo cũng lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo. Do đó ý định trên là thực hiện được. - Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 296 BLDS 2015. * Về việc đảm bảo toàn bộ nghĩa vụ: - Vợ chồng ông Quang chỉ muốn đảm bảo 1 nửa nghĩa vụ của Công ty, tức vợ chồng ông Quang chỉ đảm bảo 1 phần nghĩa vụ của Công ty TNHH Tường An. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan