Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đề cương bài giảng môn lý luận nhà nước và pháp luật...

Tài liệu đề cương bài giảng môn lý luận nhà nước và pháp luật

.DOC
46
2373
112

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Lý luận về nhà nước và pháp luật 2. Số tín chỉ: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1 4. Phân bổ thời gian: - Giảng lý thuyết: 35 giờ tín chỉ - Thảo luận: 10 giờ tín chỉ 5. Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin 6. Mục tiêu của học phần: 6.1 Về kiến thức: - Hiểu và phân tích được những nguyên nhân và quá trình ra đời của nhà nước và pháp luật; - Hiểu được khái niệm bản chất, các biểu hiện của bản chất nhà nước và pháp luật, các dấu hiệu đặc trưng và vai trò của nhà nước và pháp luật, chức năng và các kiểu nhà nước và pháp luật về lý thuyết và thực tế; - Hiểu được khái niệm bộ máy nhà nước và các nguyên tắc chủ yếu chi phối việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; - Hiểu và đánh giá được cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. - Hiểu được những vấn đề lý luận chung nhất về nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Hiểu và phân tích được các hiện tượng pháp lý như: Quan hệ pháp luật; Vi phạm pháp luật; Trách nhiệm pháp lý; Ý thức pháp luật; Pháp chế… 6.2 Về kỹ năng nghề nghiệp: - Nâng cao khả năng tư duy các vấn đề pháp lý một cách khoa học và khách quan. - Sử dụng đúng những khái niệm, thuật ngữ phản ánh các hiện tượng về nhà nước và pháp luật. - Nâng cao kỹ năng thuyết trình, viết và kỹ năng phân tích, đánh giá các hiện tượng pháp lý. - Nâng cao khả năng tranh luận, phản biện các vấn đề pháp lý. 6.3 Thái độ - Chủ động trang bị những kiến thức Lý luận về nhà nước và pháp luật làm cơ sở cho những môn khoa học pháp lý khác và lý giải những hiện tượng nhà nước và pháp luật. - Tích cực nâng cao trình độ nhận thức về nhà nước và pháp luật. - Có thái độ khách quan và khoa học trong nghiên cứu và trao đổi những vấn đề về nhà nước và pháp luật. 6.4 Các mục tiêu khác - Góp phần hoàn thiện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. - Góp phần hoàn thiện kỹ năng thuyết trình. - Góp phần phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm - Góp phần phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học. - Góp phần trau dồi, phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá. - Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, theo dõi kiểm tra việc thực hiện chương trình học tập. 1 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: - Học phần Lý luận về Nhà nước và pháp luật nghiên cứu hiện tượng Nhà nước và pháp luật theo quan điểm của chủ nghĩa Max- Lenine. - Học phần giải quyết các vấn đề lý luận chung nhất về Nhà nước và pháp luật: + Nguồn gốc, bản chất, các kiểu, chức năng của nhà nước và pháp luật. + Các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. + Các khái niệm, hiện tượng pháp lý cơ bản như: quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật, ý thức pháp luật… 8. Tài liệu học tập. 1. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Chính Trị Quốc gia, 2004. 2. C.Mác- Ph.Ang ghen, Tuyển tập, Tập 1,5,6. NXB Sự thật.Hà Nội 1984. 3. Chiêm Tế, Lịch sử Thế giới Cổ Đại, tập 1, 2, NXB Giáo Dục, 1977. 4. Đảng Công sản Viêt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia. 5. Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp Luật, NXB Chính Trị Quốc Gia, 1995. 6. Đào Trí Úc, Nhà nước và pháp luâ ât của chúng ta trong sự nghiê âp đổi mới, Nhà xuất bản Khoa học xã hô âi, Hà Nô âi, 1997 7. Đinh Văn Mậu, PTS. Phạm Hồng Thái, Lịch sử các học thuyết chính trị – pháp lý, NXB Thanh Phố Hồ Chí Minh, 1997. 8. Đỗ Hoàng Toàn, Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Lao đông –Xã hội. 9. Hàn Phi Tử, sự phát triển của tư tưởng pháp gia, Nhà xuất bản Đồng Nai, 1995. 10. Hoàng Thị Kim Quế, Nhận diện Nhà nước pháp quyền, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2004. 11.Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Viê ât, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997. 12. Hoc viện hành chính quốc gia, Giáo trình về Quản lý hành chính Nhà nước, NXB Giáo dục.Tâp. I, II, III. 13. Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, 1993. 14. Khoa Luâ ât, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 15. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999. 16. Konrad-Adenaer-Sfiftung, Josef Thesing, Nhà nước pháp quyền, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002. 17. Lê Cảm, Học thuyết Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 2002(10). 18. Lê Trọng Ân, Tìm hiểu tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, NXB CTQG, Hà Nội 2004. 19. Lương Ninh, Đinh Ngọc Bảo, Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu, Nghiêm Đình Vì, Lịch sử thế giới cổ đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội, 1998. 20. Ngô Huy Cương, Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, NXB Tư pháp, 2006. 21. Nguyễn Đăng Dung, Ngô Đức Tuấn, Nguyễn Thi Khế, Nhà nước và pháp luât đại cương, NXB TP HCM. 22. Nguyễn Đăng Dung, Giáo trình Nhà nước và Pháp luật Đại cương, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1995. 23. Nguyễn Đăng Dung, Hình thức của các nhà nước đương đại, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2004. 24. Nguyễn Đình Tấn, Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, NXB, Lý luận chính trị. 2005 2 25. Nguyễn Hữu Khiển, Phân tích triết học những vấn đề cơ bản về chính trị và khoa học chính trị, NXB Lý luận chính trị. 26. Nguyễn Vân Nam, Toàn cầu hoá và sự tồn vong của Nhà nước, NXB trẻ,2006 27. Phạm Hồng Thái, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật. 28. Ph. Ănghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước. 29. Robert Lowie, Luận bàn về xã hội học nguyên thuỷ, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001. 30. Roscoe Pound, Tự do và hiến pháp, Nhà xuất bản Đại học Yale, USA, 1957. 31. Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn Xây dưng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, NXB Lý luận chính trị, HN 20005. 32. Trần Ngọc Đường, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật. 33. Trần Trọng Hựu, Chính sách xã hội- Những vấn đề pháp lý, NXB Khoa học. 34. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam. 35. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Công An Nhân Dân, 1997. 36. Trường Đại học Luật Hà Nội Giáo trình Lý Luận Nhà nướcvà Pháp luật, NXB Công An Nhân Dân, 2004. 37. Từ điển triết học, Nhà xuất bản Tiến bô â, Mát-xcơ-va, 1975. 38. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Những vấn đề Lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, 1995. 39. V.I. Lênin, Nhà Nước và Cách Mạng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2004. 40. V. Lênin toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến Bộ 1976. 41. Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Tủ sách Đại học Sài Gòn, 1972. 42. Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật - Trường đại học Luật Hà Nội năm 2003, NXB CAND, trang 375 - 392. 43. An lệ và hệ thống toà án nước Anh - Nguyễn Văn Nam - Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 2 năm 2003. 44. Áp dụng pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật - Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật - NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 225 - 246. 45. Bàn thêm về cơ cấu của quy phạm pháp luật - Tạp chí Luật học, số 3 năm 2000, trang 17. 46. Bàn thêm về cơ cấu của quy phạm pháp luật - Tạp chí Luật học, số 6 năm 2000, trang 17. 47. Bàn về hành vi giao tiếp pháp lý - Nguyễn Minh Đoan - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9 năm 2002, trang 13. 48. Bàn về khái niệm khung pháp luật và khung pháp luật kinh tế - Trịnh Đức Thảo- Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10 năm 1999, trang 11. 49. Bàn về mục đích của hình phạt - Dương Tuyết Miên - Tạp chí Luật học, số3 năm 2000, trang 27. 50. Bàn về tính minh bạch của pháp luật và vấn đề dân chủ trong việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Bùi Sỹ Hiển - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp - số 11 năm 2002. 51. Chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và Pháp luật - Trương Đắc Linh - NXB CTQG năm 2003, trang 57 - 64, trang 92 - 95, 177 - 195. 52. Chính sách xã hội và vai trò của pháp luật việc bảo đảm thực hiện chính sách xã hội Phạm Hữu Nghị - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 năm 2001. 53. Con người trong mối quan hệ giữa luân lí, giáo lý và pháp lý - Nguyễn Ngọc Đào - Tạp chí Luật học, số 1 năm 2001, trang 3. 54. Điều chỉnh Pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật - Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật - NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 214 - 224. 55. Giá trị của Luật tục - Nhìn từ góc độ pháp lý - Nguyễn Việt Hương - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4 năm 2000, trang 22. 56. Giao tiếp và giao tiếp pháp luật - Nguyễn Thành - Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 5 năm 2000, trang 69. 57. Hành vi hợp pháp và văn hoá pháp lý - Trong chuyên khảo "Quyền con người, quyền công dân" - Trần Ngọc Đường - NXB CTQG, 2004, trang 141 - 150. 3 58. Hành vi không hợp pháp - Trong chuyên khảo "Quyền con người, quyền công dân - Trần Ngọc Đường - NXB CTQG năm 2004, trang 150 - 162. 59. Hành vi Pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật - Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật - NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 226 - 287, 294 - 306. 60. Hệ thống Pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật - Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật - NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 82 - 213. 61. Hiệu quả pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật - Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 437 - 448. 62. Hương ước và mối quan hệ giữa hương ước và pháp luật - Đào Trí Úc và Đoàn Đức Thắng - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 năm 1997, trang 3. 63. Khái niệm và những mối liên hệ của pháp luật - Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật NXB CTQG năm 1995, trang 120 - 158. 64. Lời nói đầu, phần mở đầu các văn bản quy phạm pháp luật - Lương Minh Tuân - Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5 năm 2000, trang 57. 65. Luật tục Ê Đê- Nhìn từ góc độ văn hóa pháp lý – Vũ Thị Bích Hường – Tạp chí khoa học pháp lý, số năm 2000 66. Luật tục: sự hình thành của nó trong đời sống của một số cộng đồng dân cư ở nước ta - Lê Sĩ Giáo - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7 năm 2000, trang 57. 67. Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong hệ thống điều chỉnh xã hội, Hoàng Thị Kim Quế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 1999, trang 9. 68. Nhận thức về vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam - Đỗ Ngọc Thịnh - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12 năm 1999, trang 41. 69. Những hệ thống Pháp luật quan trọng nhất - So sánh các hệ thống Pháp luật - Michael Bordan - … 70. Pháp luật không chỉ là công cụ của Nhà nước - Nguyễn Đăng Duy - Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 11 năm 2001, trang 53. 71. Pháp luật trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế của nhà nước - Trần Thái Dương - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 năm 2001, trang 59. 72. Pháp luật và đạo Hồi - Ngô Huy Cương - Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 11 năm 2001, trang 66. 73. Pháp luật và lợi ích xã hội - Nguyễn Văn Luyện & Võ Khánh Vinh - Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 2 năm 2003. 74. Quan hệ giữa chính trị và Pháp luật - Trần Mạnh Đạt - Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 6 năm 2002. 75. Tác động của toàn cầu hoá và sự phát triển và đổi mới của pháp luật Việt Nam - Đào Trí Uc - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10 năm 2001, trang 3. 76. Anghen “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước”, Mác-Ăngghen toàn tập, tập I,NXB Sự thật.Hà Nội 1984. 77. Trở lại khái niệm văn bản quy phạm pháp luật - Nguyễn Cửu Việt - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 4 năm 2007. 78. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, đạo đức và lợi ích công dân, Thành Duy, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3, 1995, trang 3. 79. Vai trò của Luật tục Tây nguyên trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và thực hiện dân chủ cơ sở - Phan Đăng Nhật - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4 năm 2003, trang 10. 80. Vấn đề án lệ ở nước ta hiện nay - Nguyễn Đức Mai - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 năm 1998, trang 46. 81. Văn hoá pháp lý - Chuyên khảo "Quyền con người, quyền công dân - Trần Ngọc Đường NXB CTQG năm 2004, trang 162 - 176. 82. Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật - Nguyễn Cửu Việt - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 năm 1998, trang 3. 83. Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật (tiếp theo) và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Nguyễn Cửu Việt - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5 năm 2007. 4 84. Về trách nhịêm pháp lý - Hoàng Thị Ngân - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - số 2 năm 2001. 85. Allan TRS. Constitutional justice: a liberal theory of the rule of law, Oxford University Press, 2001 86. Endicott TAO, The impossibility of the Rule of Law, Oxford Journal of legal studies 1999;19(spring 1999). 87. Heywood A, Political ideas and concepts: An introduction, Basingstoke, England Macmillan, 1994 88. Heywood. A, Political Ideologies An introduction, Palgrave Macmillan, 2003. 89. Modern Political Analysis, Robert A Dahl, Bruce Stinebrickner, Prentice Hall, 2002 90. Morris. CW. (1998) An essay on the modern state Cambridge University Press; 1998 91. O'donnell G, Why rule of law matters, Journal of Democracy, 2004. 92. O'donnell G, Democracy, Law and Comparative Politics, Study in Comparative Intrenational Development 2001;36(1) 93. Randall, Peerenboom, Asian discourses of rule of law, Routledge Taylor and Francis Group Press, 2004. 94. Rod Hague and Martin Harrop (2001) Comparative government and politics : An introduction, 5th, Basingstoke ; New York : Palgrave; 2001. 95. Wacks R, Jurisprudence, Blackstone Press Limited, 1999. 9. Phương pháp giảng dạy - Giảng lý thuyết - Thảo luận - Tự học có hướng dẫn 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: 10.1 Hình thức đánh giá bộ phận bao gồm - Dự lớp - Thảo luận - Bản thu hoạch - Kiểm tra thường xuyên 10.2 Hình thức thi kết thúc học phần bao gồm - Thi viết - Thi vấn đáp - Viết tiểu luận 10.3 Điểm học phần - Điểm học phần là tổng của điểm thi kết thúc học phần (70%) và các điểm đánh giá bộ phận (30%). 11. Nội dung chi tiết học phần: 5 Bài 1: NHẬP MÔN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1. Vài nét tổng quan về môn học Lý luận về Nhà nước và pháp luật - Lý luận về nhà nước và pháp luật là một học phần trong chương trình cử nhân Luật. - Lý luận về nhà nước và pháp luật là môn học bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành luật cho tất cả các hệ đào tạo. 2. Những góc độ tiếp cận Lý luận về nhà nước và pháp luật 2.1 Lý luận về Nhà nước là và pháp luật một khoa học độc lập 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của Lý luận về Nhà nước và pháp luật - Lý luận về nhà nước và pháp luật có đối tượng nghiên cứu độc lập. - Đối tượng nghiên cứu của Lý luận về Nhà nước và pháp luật là những vấn đề chung nhất, khái quát nhất, thuộc về bản chất và có tính quy luật của nhà nước và pháp luật. 2.1.2 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của Lý luận về Nhà nước và pháp luật - Lý luận về nhà nước và pháp luật lấy Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng duy vật làm cơ sở phương pháp luận. - Lý luận về Nhà nước và pháp luật trước hết và chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng xã hội. 2.2 Lý luận về nhà nước và pháp luật là một môn học trong chương trình cử nhân Luật - Lý luận về nhà nước và pháp luật là một môn học bắt buộc. - Lý luận về nhà nước và pháp luật là kiến thức nền tảng cho việc nghiên cứu những nội dung có liên quan trong chương trình các môn học khác. 3. Phương pháp học tập môn Lý luận về nhà nước và pháp luật - Sử dụng các kết luận trong triết học Mác – Lênin để lý giải các vấn đề tương ứng trong môn học Lý luận về Nhà nước và pháp luật. - Vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta làm cơ sở cho việc lý giải các vấn đề về nhà nước và pháp luật ở Việt Nam. - Sử dụng kiến thức của các khoa học xã hội có liên quan và khoa học pháp lý khác để lý giải, minh họa các kết luận của Lý luận về Nhà nước và pháp luật. - Nắm vững các khái niệm trong chương trình môn học đồng thời xác định mối liên hệ giữa chúng với nhau. - Liên hệ những kiến thức đã học được với thực tiễn. - Đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, tham gia thảo luận, tập viết những bài tiểu luận ngắn… 6 BÀI 2: KHÁI NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC 1. Các cách tiếp cận trong nghiên cứu về nhà nước 1.1 Tiếp cận chức năng - Nhà nước là công cụ quản lý xã hội - Nhà nước là công cụ cai trị giai cấp - Nhà nước là “người gác đêm” - Nhà nước là nhà cung cấp (nhà nước phúc lợi) - Nhà nước điều tiết 1.2 Tiếp cận thể chế - Nhà nước là một tổ chức có cấu trúc thứ bậc về bộ máy, cơ quan - Nhà nước là sự kết ước (khế ước) giữa các công dân - Nhà nước là một tổ chức có mục đích tự thân 2. Các đặc trưng của nhà nước 1.1. Nhà nước thiết lâpâ quyền lực công cộng đặc biệt tách rời khỏi xã hội và áp đặt với toàn bộ xã hội - Quyền lực mang tính chất công cộng của nhà nước - Quyền lực tách biệt khỏi xã hội - Độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực - Quyền lực mang tính giai cấp - Quyền lực dựa trên những nguồn lực (kinh tế, chính trị, tư tưởng) mạnh nhất trong xã hội 1.2. Nhà nước quản lý cư dân theo sự phân chia lãnh thô - Lý do nhà nước phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân theo sự phân chia này - Chỉ có nhà nước có thể phân chia cư dân và lãnh thổ 1.3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia - Chủ quyền quốc gia là khả năng và mức độ thực hiện quyền lực của nhà nước lên cư dân và trong phạm vi lãnh thổ - Lý do nhà nước có chủ quyền quốc gia 1.4. Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hô âi bằng pháp luật -Vai trò, ý nghĩa của việc ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước -Nhà nước cần phải tôn trọng pháp luật 2.5 Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc - Lý do thu thuế của nhà nước - Ý nghĩa của việc thu thuế * So sánh và đánh giá những quan điểm hiện đại về đặc trưng và các cách tiếp cận về nhà nước1. 1 Yêu cầu đặc thù cho các lớp chất lượng cao. Gỉang viên giới thiệu các quan điểm hiện đại, sinh viên làm việc nhóm để đánh giá. 7 Bài 3:NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC 1. Các học thuyết cơ bản về nhà nước 1.1 Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước  Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.  Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.  Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại.  Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…  Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. 1.2 Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước  Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-LêNin được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ăngghen. Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về lịch sử” của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại” của nhà bác học Mỹ - Lewis H.Morgan (Móocgan).  Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng:  Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.  Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. 2 Quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác 2.1 Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tô chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội  Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác.  Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một đơn vị kinh tế - xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.  Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.  Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc. Quyết 8 định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với mọi thành viên. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự,… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc. 2.2 Sự tan rã của tô chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà nước  Sự chuyển biến kinh tế và xã hội:  Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các công cụ lao động bằng đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến. Con người phát triển hơn cả về thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy.  Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sự tích tụ tài sản và góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu.  Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc. Chế độ tư hữu được củng cố và phát triển.  Sự phân biệt kẻ giàu người nghèo và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gia tăng.  Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực.  Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Sự phân công lao động và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên thủy không còn phù hợp.  Chế độ tư hữu, sự chênh lệch giữa giàu nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đã phá vỡ chế độ sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy.  Xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu chung của cộng đồng, xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định.  Xã hội cần có một tổ chức mới phù hợp với cơ sở kinh tế và xã hội mới.  Sự xuất hiện nhà nước, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong một “trật tự”. 3 Điểm qua sự ra đời của một số nhà nước điển hình  Nhà nước Aten: là hình thức thuần túy nhất, nhà nước nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc. Từ cuộc cách mạng Xô-lông (594TCN) và Klix-phe (509TCN) dẫn đến sự tan rã toàn bộ chế độ thị tộc, hình thành Nhà nước vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên.  Nhà nước Rôma: hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từ cuộc đấu tranh bởi những người thường dân (Ple-bêi) chống lại giới quý tộc thị tộc La Mã (Pá-tri-sép).  Nhà nước Giéc-manh: hình thành khoảng giữa thế kỷ V trước công nguyên, từ việc người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại. Do Nhà nước hình thành không do sự đấu tranh giai cấp, xã hội Giéc-manh vẫn tồn tại chế độ thị tộc, sự phân hóa giai cấp chỉ mới bắt đầu và còn mờ nhạt.  Sự xuất hiện Nhà nước ở các quốc gia phương Đông:  Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại,… được hình thành từ rất sớm, hơn 3000 năm trước công nguyên.  Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy và mang tính đặc thù trong sự ra đời nhà nước của các quốc gia phương Đông.  Ở Việt Nam, từ sự hình thành phôi thai của Nhà nước cuối thời Hùng Vương – Văn Lang đến Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương – Âu Lạc năm 208 trước công nguyên. * Nhận diện, đánh giá sự ra đời của một số nhà nước hiện đại2 2 Yêu cầu cho các lớp Chất lượng cao: Giới thiệu và yêu cầu chọn tình huống, phân tích và đánh giá. 9 Bài 4:BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm bản chất nhà nước và ý nghĩa của việc nghiên cứu 1.1 Ý nghĩa của viêcâ tìm hiểu bản chất nhà nước - Khái niệm bản chất nói chung và bản chất của nhà nước - Ý nghĩa của việc tìm hiểu bản chất và bản chất nhà nước - Định nghĩa khái niệm bản chất của nhà nước 1.2 Nội dung khái niệm bản chất của nhà nước 1.1.1. Tính giai cấp của nhà nước - Khái niệm tính giai cấp: là sự tác động mang tính chất quyết định của yếu tố giai cấp đến nhà nước quyết định những xu hướng phát triển và đặc điểm cơ bản của nhà nước. - Biểu hiện tính giai cấp của nhà nước: thông qua việc thực hiện các chức năng của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà nước đặt ra và qua các hình thức thực hiện quyền lực kinh tế, chính trị, tư tưởng của nhà nước. - Nhà nước có tính giai cấp vì giai cấp là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành nhà nước và nhà nước cũng là công cụ quan trọng để trấn áp giai cấp. 1.1.2. Tính xã hội của Nhà nước: - Khái niệm: là sự tác động của những yếu tố xã hội bên trong quyết định những đă âc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước. - Biểu hiện của tính xã hội: thộng qua việc thực hiện chức năng của nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước. - Nhà nước có tính xã hội bởi nhà nước ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của xã hội và nhà nước cũng chính là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội. 1.2.3 Mối quan hê ê giữa tính giai cấp và tính xã hô êi của nhà nước - Là mối quan hê â giữa những mă ât, những yếu tố thuô âc bản chất của nhà nước. - Mối quan hê â giữa tính giai cấp và tính xã hô âi thể hiê ân sự mâu thuẫn và thốngnhất giữa hai mă ât của khái niê âm bản chất nhà nước. - Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không chỉ chịu sự tác đô âng của từng yếu tố (tính giai cấp và tính xã hô âi) mà nó còn chịu sự tác đô âng của mối quan hê â tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hô iâ . Kết luận: Nhà nước là mô ât tô chức chính trị có quyền lực công cô âng đă âc biêt,â được hình thành và bị quyết định bởi nhu cầu trấn áp giai cấp và nhu cầu quản lý các công viêcâ chung của xã hô âi. 2. Các mối quan hệ của nhà nước với những yếu tố cơ bản trong xã hội có giai cấp 2.1. Nhà nước và xã hội - Xã hội giữ vai trò quyết định, là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước - Nhà nước tác động trở lại đối với xã hội theo các chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực 2.2. Nhà nước với cơ sở kinh tế - Cơ sở kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước. - Nhà nước có sự tác động trở lại đối với nền kinh tế 2.3. Nhà nước trong hệ thống chính trị. - Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị - Các thiết chế chính trị khác có vai trò nhất định đối với nhà nước 2.4. Nhà nước với pháp luật. - Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật - Nhà nước hoạt dộng trong khuôn khổ của pháp luật. 4. Bản chất nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản 4.1 Bản chất của nhà nước chủ nô 10 - Bản chất hay tính giai cấp của nhà nước chủ nô thể hiê nâ chủ yếu trong quan hê â giai cấp giữa chủ nô và nô lê â. - Nhà nước chủ nô đã thực hiê ân những công viê âc chung, bảo vê â lợi ích chung, đáp ứng nhu cầu quản lý các công viê âc chung của xã hô âi. 4.2 Bản chất của nhà nước phong kiến - Bản chất giai cấp của nhà nước phong kiến thể hiê ân trong tính chất quan hê â đấu tranh giai cấp giữa quý tô âc địa chủ và nông dân. - Bên cạnh viê âc thực hiê ân chức năng trấn áp giai cấp, nhà nước phong kiến cũng đã đảm nhiê âm vai trò quản lý xã hô âi, thực hiê ân các công viê âc chung, bảo vê â lợi ích chung của xã hô âi. 4.3 Bản chất của nhà nước tư sản - Tính chất của mối quan hê â giai cấp giữa tư sản và vô sản là nô iâ dung chủ yếu của tính giai cấp của nhà nước tư sản. - Nhà nước tư sản đã thực hiê ân nhiều hơn các công viê âc chung của xã hô âi, bản vê â trâ ât tự và lợi ích chung của xã hô âi. *Nhận diện, phân tích bản chất của nhà nước hiện đại3. 3 Yêu cầu cho các lớp chất lượng cao. Sinh viên lựa chọn tình huống, làm việc nhóm để đánh giá. 11 Bài 4: KIỂU NHÀ NƯỚC (tự học có hướng dẫn) 1. Khái niệm Kiểu Nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của Nhà nước thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. 2. Cơ sở tồn tại của nhà nước 2.1 Cơ sở kinh tế Cơ sở kinh tế là toàn bộ đời sống kinh tế của một mô hình tổ chức xã hội mà trong đó cốt lõi là các quan hệ sở hữu. 2.2 Cơ sở xã hội Cơ sở xã hội là những cấu trúc, những quan hệ xác định vị trí, vai trò của các cộng đồng người trong khuôn khổ một quốc gia. Cơ sở xã hội chính là cơ cấu dân cư và tính chất dân cư. 2.3 Cơ sở tư tưởng Cơ sở tư tưởng là việc xác định nhà nước xây dựng trên những cơ sở lý thuyết và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố lý luận, tư tưởng nào. 2.4 Đặc điểm của sự thay thế càc kiểu nhà nước trong lịch sử - Sự thay thế các kiểu nhà nước là tất yếu - Sự thay thế diễn ra bằng một cuộc cách mạng - Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước 3. Các kiểu nhà nước 3.1 Kiểu Nhà nước Chủ nô 3.1.1 Về cơ sở kinh tế: Hình thức sở hữu trong kiểu nhà nước chủ nô là tư hữu. Tư hữu ở đây chính là sự tư hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và đối với người nô lệ. 3.1.2 Về cơ sở xã hội : Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại nhiều giai cấp như chủ nô, nông dân, nô lệ và ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công. Trong đó hai giai cấp đối kháng chính là chủ nô và nô lệ. Chủ nô là giai cấp thống trị xã hội còn nô lệ là giai cấp bị trị. 3.1.3 Về cơ sở tư tưởng : Cơ sở tư tưởng của nhà nước trong thời kỳ này là đa thần giáo. Giai cấp thống trị đã sử dụng tôn giáo làm sức mạnh tinh thần và trấn áp giai cấp bị trị. 3.2 Kiểu Nhà nước Phong kiến 3.2.1 Về cơ sở kinh tế: Cơ sở kinh tế của kiểu nhà nước phong kiến vẫn là chế độ tư hữu nhưng đối tượng sở hữu của địa chủ phong kiến là đất đai. Tính chất bóc lột giờ đây đã có sự thay đổi, tức là từ bóc lột kinh tế trực tiếp của chủ nô với nô lệ chuyển sang bóc lột của quý tộc phong kiến với nông dân thông qua địa tô phong kiến.. 3.2.2 Về cơ sở xã hội : Thành phần giai cấp được mở rộng, ngoài hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân còn có các tầng lớp thị dân, thương gia… Mâu thuẫn giai cấp chủ yếu diễn ra giữa chủ nô và nô lệ. 3.2.3 Về cơ sở tư tưởng : Trong thời gian này với việc hình thành các tôn giáo lớn và chúng trở thành cơ sở tư tư tưởng cho các nhà nước phong kiến. 3.3 Kiểu Nhà nước Tư sản 3.3.1 Về cơ sở kinh tế : Cơ sở kinh tế trong kiểu Nhà nước tư sản vẫn là tư hữu nhưng sự tư hữu ở đây khác với tư hữu phong kiến. Đối tượng tư hữu không chỉ là đất đai mà là tư bản vốn (tiền). Chính sự 12 thay đổi đối tượng này dẫn đến sự thay đối về phương thức bóc lột - bóc lột thông qua giá trị thặng dư. 3.3.2 Về cơ sở xã hội : Trong Nhà nước tư sản, kết cấu dân cư phức tạp vì tồn tại nhiều giai cấp. Trong thời kỳ đầu của Nhà nước tư sản, xã hội tồn tại ba giai cấp chính đó là phong kiến, nông dân, tư sản. Sau đó giai cấp phong kiến bị đánh đổ, xã hội tồn tại hai giai cấp chính là vô sản và tư sản. Ngoài ra còn có các tầng lớp khác như trí thức, tiểu thương, thợ thủ công…Giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị. 3.3.3 Về cơ sở tư tưởng : Nhà nước tư sản được tổ chức và hoạt động dựa trên hệ tư tưởng tư sản vốn được hình thành trong quá trình đấu tranh với quý tộc phong kiến. 3.4 Kiểu Nhà nước Xã hội chủ nghĩa 3.4.1 Về cơ sở kinh tế : Cơ sở kinh tế trong nhà nước xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu. Mục đích của kinh tế là thỏa mãn những điều kiện vật chất và tinh thần của người dân. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, lao động phải trở thành một nhu cầu sống chứ không phải chỉ là hình thức kiếm sống của mỗi người. 3.4.2 Về cơ sở xã hội : Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì cơ sở kinh tế là chế độ công hữu nên quan hệ bóc lột giai cấp sẽ không có điều kiện phát triển. Trong xã hội sẽ chỉ còn tồn tại các nhóm xã hội, các tầng lớp tồn tại trên cơ sở quan hệ hợp tác và dần dần đi đến xóa bỏ giai cấp. 3.4.3 Về cơ sở tư tưởng : Cơ sở tư tưởng trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác Lê Nin. 13 Bài 5: CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm chức năng nhà nước 1.1 Khái niệm chức năng nhà nước - Chức năng nhà nước là những phương hướng, phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước. - Khái niệm và phân loại nhiệm vụ của nhà nước 1.2 Tính khách quan và tính chủ quan của chức năng nhà nước 1.2.1 Tính khách quan của chức năng nhà nước: Chức năng nhà nước được hình thành một cách khách quan dưới tác động chủ đạo của nhiệm vụ nhà nước. 1.2.2 Chức năng nhà nước là phạm trù mang tính chủ quan: Chức năng nhà nước phản ánh hoạt động của nhà nước có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế xã hội. 1.3 Các mối quan hệ của chức năng nhà nước 1.3.1 Mối quan hệ giữa chức năng với nhiệm vụ của Nhà nước - Nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước cần đạt được, những vấn đề đặt ra mà nhà nước phải giải quyết. - Nhiệm vụ chiến lược của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, vị trí các chức năng và tác động lên hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước. - Chức năng nhà nước là phương diện thực hiện nhiệm vụ của nhà nước. 1.3.2 Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước - Mối quan hệ giữa chức năng và bản chất nhà nước là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, trong đó chức năng thuộc phạm trù hình thức còn bản chất thuộc phạm trù nội dung. - Chức năng nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài thuộc tính cơ bản và bản chất của nhà nước. 1.3.3 Mối quan hệ giữa chức năng với bộ máy nhà nước - Nhiệm vụ và chức năng nhà nước được thực hiện chủ yếu bằng bộ máy nhà nước. - Bộ máy nhà nước được xây dựng nhằm thực hiện chức năng của nhà nước. 2. Phân loại chức năng nhà nước - Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền lực nhà nước, ta có: Chức năng lập pháp, chức năng hành pháp và chức năng tư pháp. - Căn cứ vào vị trí vai trò từng hoạt động của nhà nước ta phân chia chức năng nhà nước thành hai loại: Chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản. - Căn cứ vào thời gian hoạt động ta có chức năng lâu dài và chức năng tạm thời (trước mắt). - Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của nhà nước ta có: Chức năng kinh tế, chức năng xã hội của nhà nước… - Phổ biến nhất hiện nay là cách phân chia các chức năng nhà nước căn cứ vào phạm vi hoạt động chủ yếu của nhà nước, ta có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nhà nước - Cơ sở kinh tế ảnh hưởng đối với chức năng nhà nước. - Sự biến đổi của đời sống xã hội, kết cấu giai cấp, tương quan lực lượng giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo trong xã hội cũng ảnh hưởng đến chức năng nhà nước. - Trách nhiệm của nhà nước trong việc xác định vị trí vai trò của các chức năng và mức độ can thiệp của nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Hoàn cảnh quốc tế và hợp tác quốc tế là yếu tố quan trọng tác động, ảnh hưởng đến chức năng nhà nước. 4. Hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước 4.1. Hình thức thực hiện chức năng nhà nước 4.1.1 Hình thức pháp lý: Hình thức pháp lý là hình thức cơ bản để thực hiện chức năng nhà nước. 14 4.1.2 Hình thức tổ chức: Phương thức mang tính tổ chức của hoạt động nhà nước là hình thức đặc thù của hoạt động nhà nước, bổ sung cùng với phương thức pháp luật làm cho hoạt động của nhà nước trở nên nhịp nhàng đồng bộ và hiệu quả hơn. 4.2 Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước - Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước là những cách thức mà Nhà nước sử dụng để tiến hành các hoạt động thực hiện chức năng nhà nước. - Phương pháp cưỡng chế; Phương pháp giáo dục thuyết phục - Phương pháp trực tiếp; gián tiếp - Nhà nước thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế. 5. Chức năng của Nhà nước Chủ nô, nhà nước Phong kiến, nhà nước Tư sản 5.1 Chức năng đối nội của Nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư sản 5.1.1 Chức năng bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân về các tư liệu sản xuất của giai cấp thống trị 5.1.2 Chức năng trấn áp giai cấp bị trị 5.1.3 Chức năng kinh tế – xã hội 5.2 Chức năng đối ngoại của Nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư sản 5.2.1 Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược 5.2.2 Chức năng phòng thủ đất nước 5.2.3 Chức năng ngoại giao * Nhận diện và đánh giá một chức năng cụ thể của nhà nước hiện đại4 4 Yêu cầu cho các lớp chất lượng cao. Sinh viên lựa chọn tình huống, làm việc nhóm để đánh giá. 15 Bài 6: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm bộ máy nhà nước - Khái niệm: Bộ máy nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tồ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chề đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. - Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước. - Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất. - Vai trò của bộ máy nhà nước là phương tiện, công cụ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. 2. Cơ quan nhà nước - Khái niệm: Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước. Đó là một tồ chức chính trị mang quyền lực nhà nước, được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định. - Căn cứ vào hình thức pháp lý của việc thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. - Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền, các cơ quan nhà nước được chia thành các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương. 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước - Nguyên tắc tập quyền: tập quyền nghĩa là tập trung quyền lực nhà nước vào trong tay một người hay một cơ quan nào đó. - Nguyên tắc phân quyền hay còn gọi là nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Theo đó, quyền lực nhà nước được phân thành các bộ phận khác nhau và giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ. 4. Bộ máy nhà nước của các kiểu nhà nước trong lịch sử 4.1. Bộ máy Nhà nước chủ nô: tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chủ nô mang nặng tính quân sự và tập trung quan liêu. 4.2. Bộ máy Nhà nước phong kiến: so với nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến đồ sộ hơn, có sự phân công về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. 4.3. Bộ máy Nhà nước tư sản: bộ máy nhà nước tư sản phổ biến được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. * Giới thiệu và đánh giá cách thức tô chức bộ máy nhà nước hiện đại5 5 Yêu cầu cho các lớp chất lượng cao. Giảng viên giới thiệu, sinh viên lựa chọn tình huống, làm việc nhóm để đánh giá. 16 Bài 7: HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm hình thức Nhà nước 1.1 Hình thức chính thể 1.1.1 Khái niệm hình thức chính thể - Nguồn gốc quyền lực nhà nước. - Quyền lực nhà nước thuộc về những cơ quan nào, do cơ quan nhà nước nào nắm giữ? - Các cơ quan nhà nước nắm giữ quyền lực nhà nước được thành lập như thế nào? - Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước nắm giữ quyền lực nhà nước? - Mội dung, cách thức tham gia của nhân dân vào việc thiết lập cơ quan nhà nước 1.1.2 Phân loại hình thức chính thể 1.1.2.1 Chính thể quân chủ 1.1.2.2 Chính thể cộng hoà 1.2 Hình thức cấu trúc Nhà nước 1.2.1 Khái niệm Hình thức cấu trúc là sự cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thô và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau, giữa trung ương với địa phương. 1.2.2 Phân loại - Nhà nước đơn nhất là nhà nước mà lãnh thổ của nhà nước được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất, lãnh thổ này được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. - Nhà nước liên bang là nhà nước hợp thành từ hai hay nhiều nước thành viên. 1.3 Chế độ chính trị 1.3.1 Khái niệm Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước. 1.3.2 Phân loại - Dân chủ là hình thức dân chủ với những thiết chế, quy chế để người dân trực tiếp thực hiện quyền lực của mình. - Phản dân chủ là là những cách thức thực hiện quyền lực nhà nước trong đó không đảm bảo được nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân. 2. Hình thức của các Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản 2.1 Hình thức chính thể 2.1.1 Nhà nước chủ nô: Chính thể của nhà nước chủ nô chủ yếu là quân chủ tuyệt đối ở Phương Đông và cộng hòa quy tộc ở Phương Tây. 2.1.2 Nhà nước phong kiến: Hình thức chính thể của nhà nước phong kiến chủ yếu vẫn là quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) nhưng ở Phương Tây có hình thức cộng hòa quý tộc. 2.1.3 Nhà nước tư sản 2.1.3.1 Chính thể quân chủ: Chính thể quân chủ trong nhà nước tư sản phổ biến là chính thể quân chủ hạn chế. 2.1.3.2 Chính thể cộng hòa: Trong nhà nước tư sản tồn tại chủ yếu chính thể cộng hòa dân chủ với ba loại cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa lưỡng thể (lưỡng tính). 2.2 Hình thức cấu trúc nhà nước của các Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản 2.2.1 Nhà nước chủ nô, phong kiến: Trong các nhà nước chủ nô và phong kiến hình thức cấu trúc nhà nước tồn tại chủ yếu là hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất. 2.2.2 Nhà nước tư sản: Trong các nhà nước tư sản có cả hai hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và liên bang. 2.3 Chế độ chính trị 2.3.1 Nhà nước chủ nô, phong kiến: Trong các nhà nước chủ nô, phong kiến phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước chủ yếu là phương pháp phản dân chủ, sử dụng bạo lực công khai. 17 2.3.2 Nhà nước tư sản: Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước trong các nhà nước tư sản bao gồm cả phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ, tùy vào giai đọan phát triển của chủ nghĩa tư bản và điều kiện hoàn cảnh trong từng nhà nước cụ thể. * Đánh giá mô hình tô chức, vận hành quyền lực nhà nước hiện đại6. 6 Yêu cầu cho các lớp chất lượng cao. Sinh viên lựa chọn tình huống, làm việc nhóm để đánh giá. 18 BÀI 8:NHÀ NƯỚC TRONG HÊÊ THỐNG CHÍNH TRI (tự học có hướng dẫn) 1. Khái niê Êm chung về hê Ê thống chính trị 1.1 Khái niêm â hê âthống, chính trị và hê âthống chính trị 1.1.1 Khái niêm ê hê ê thống 1.1.2 Khái niêm ê chính trị 1.1.3 Khái niêm ê hê ê thống chính trị Hê â thống chính trị là tâ âp hợp các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội, có mối liên hê â chătâ chẽ với nhau tạo thành mô ât chỉnh thể thống nhất cùng tham gia vào việc thực hiện quyền lực chính trị. 1.2 Cơ cấu của hê âthống chính trị - Nhà nước là trung tâm của hê â thống chính trị. - Các đảng phái chính trị. - Các tổ chức khác. 1.3 Phân loại hê âthống chính trị - Dựa vào ý thức hê â chính trị, hê â thống chính trị được chia thành hê â thống chính trị xã hô âi chủ nghĩa, hê â thống chính trị tư bản chủ nghĩa. - Dựa vào chế đô â đảng phái, chia thành hê â thống chính trị mô ât đảng, hê â thống chính trị đa đảng. - Dựa trên tính chất của chế đô â chính trị, hê â thống chính trị được chia thành hê â thống chính trị nhất nguyên, hê â thống chính trị đa nguyên. - Dựa trên tính chất và mức đô â dân chủ của chế đô â chính trị, chia thành hê â thống chính trị dân chủ, hê â thống chính trị bán dân chủ, hê â thống chính trị toàn trị, hê â thống chính trị đô âc tài, hê â thống chính trị chuyên chế. 2. Vị trí, vai trò của nhà nước trong hê Ê thống chính trị 2.1 Vị trí, vai trò pháp lý của nhà nước trong hê âthống chính trị - Nhà nước thiết lâ âp khung khổ, cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của các thành phần trong hê â thống chính trị. - Nhà nước thực hiê ân sự quản lý đối với các tổ chức trong hê â thống chính trị. - Vai trò bảo vê â pháp luâ ât về hệ thống chính trị của nhà nước. 2.2 Vị trí, vai trò chính trị của nhà nước trong hê âthống chính trị - Nhà nước là trung tâm của hê â thống chính trị, quyền lực chính trị. - Nhà nước là đối tượng tác đô âng chính trị của các đảng phái, nhóm, cá nhân. 2.3 Sự tác đông â của nhà nước tới các thành phần của hê âthống chính trị - Nhà nước tác đô âng tới các đảng phái chính trị. - Nhà nước tác đô âng tới các tổ chức chính trị – xã hô âi. 19 Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Tính tất yếu khách quan và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa 1.1 Những tiền đề cho sự xuất hiện của nhà nước xã hội chủ nghĩa 1.1.1 Tiền đề kinh tế. 1.1.2 Tiền đề chính trị - xã hội. 1.1.3 Những yếu tố dân tộc và thời đại. 1.2 Sự xuất hiện của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử 1.2.1 Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời nhà nước Nga-Xô Viết XHCN 1.2.2 Sự ra đời các nhà nước XHCN ở đông châu Âu 2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 2.1 Tính giai cấp: Nhà nước XHCN là bộ máy để củng cố địa thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số. 2.2 Tính xã hội: Nhà nước XHCN tồn tại trên cơ sở xã hội rộng rãi hơn so các kiểu nhà nước trước đó chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. 3. Hình thức của Nhà nước xã hô Êi chủ nghĩa 3.1 Hình thức chính thể của Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Công xã Pari. - Cộng hoà xô viết. - Nhà nước dân chủ nhân dân. 3.2 Hình thức cấu trúc của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa tồn tại cả hai loại hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và liên bang. 3.3 Chế đô â chính trị của Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Dân chủ xã hội chủ nghĩa khẳng định nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. - Nguyên tắc Đảng cộng sản lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. - Quyền lực Nhà nước là thống nhất, không phân chia. - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Nguyên tắc tập trung dân chủ 3.4 Hình thức nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3.4.1 Hình thức chính thể: hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân trong thời kỳ đầu, còn hiện nay là chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa. 3.4.2 Hình thức cấu trúc nhà nước: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đơn nhất. 3.4.3 Chế độ chính trị: Chế độ chính trị ở nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ chính trị dân chủ, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. 4. Chức năng của nhà nước xã hô Êi chủ nghĩa 4.1 Chức năng đối nội của nhà nước XHCN 4.1.1 Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế - Hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế. - Điều hành kinh tế vĩ mô. 4.1.2 Khái niêm ê chức năng xã hô êi của nhà nước XHCN 4.1.3 Nội dung có bản của chức năng xã hội - Chức năng xã hô âi trong lĩnh vực văn hóa - Chức năng xã hô âi trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo - Chức năng xã hô âi trong lĩnh vực khoa học – công nghê â - Chức năng xã hô âi trong lĩnh vực lao đô âng. - Chức năng xã hô âi trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội - Chức năng xã hô âi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Chức năng xã hô âi trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. - Chức năng xã hô âi trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan