Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De an 2030

.PDF
29
228
111

Mô tả:

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHXD MIỀN TRUNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /ĐA- ĐHXDMT Phú Yên, ngày tháng năm 2015 ĐỀ ÁN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Phần mở đầu SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG I. Sự cần thiết Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển, các trường đại học có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Trong đó ngành Xây dựng giữ một vị trí quan trọng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của ngành Xây dựng đứng trước một thử thách lớn, trách nhiệm nặng nề về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, lành nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Trường Đại học Xây dựng Miền Trung được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học cho các tỉnh Duyên hải MiềnTrung và Tây nguyên, đây là khu vực có nhiều tiềm năng kinh tế, song vẫn là khu vực kém phát triển, thu nhập dân cư thấp so với bình quân cả nước, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 15% so với tổng số lao động. Cho nên lực lượng lao động ngành Xây dựng qua đào tạo là rất thiếu, đặc biệt là cán bộ khoa học kỹ thuật lại càng thiếu vì sinh viên sau khi tốt nghiệp đều ở lại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh không trở về địa phương làm việc. Cho nên định hướng phát triển Trường Đại học Xây dựng Miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là: Xây dựng Trường Đại học Xây dựng Miền Trung trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. II . Mục đích, yêu cầu của Đề án 1. Mục đích Định hướng phát triển Trường Đại học Xây dựng Miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xây dựng, phát triển nhà trường một cách toàn diện trên các mặt: Năng lực cán bộ, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, ngành nghề đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế. 2. Yêu cầu - Đánh giá đúng thực trạng các mặt hoạt động của trường giai đoạn 2011- 2014. - Xây dựng mục tiêu tổng quát, xác mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn trên các lĩnh vực: Phát triển đội ngũ, đào tạo, nghiên cứu khoa học, cở sở vật chất, tài chính, quy mô tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, bậc đào tạo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Đề xuất giải pháp và kế hoạch tổ chức thực hiện các mục tiêu đã đề ra. III. Cơ sở pháp lý: - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Luật Giáo dục Số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25//11/2009. - Luật giáo dục Đại học Số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012. - Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCH TW Đảng, kỳ họp thứ 8, khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. 1 - Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo - Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học. - Quyết định số 1279/QĐ-TTg ngày 28/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Xây dựng Miền Trung trên cơ sở Trường Cao đẳng Xây dựng số 3. - Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. - Quyết định số 07/2003/QĐ-BXD ngày 26/3/2003 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “ Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành Xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”. - Quyết định số 838/QĐ-BXD ngày 13 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạng 2011-2020. - Quyết định số 175/QĐ-ĐHXDMT ngày 27/12/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Miền Trung về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung. Phần thứ hai SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ I. Sứ mạng của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Trường Đại học Xây dựng Miền Trung là Trường Đại học kỹ thuật đa ngành; là trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ khoa hoc, kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học; là cơ sở bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có uy tín phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên và cả nước. II. Tầm nhìn của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung đến năm 2030 Trường Đại học Xây dựng Miền Trung phấn đấu trở thành trường Đại học kỹ thuật đa ngành trọng điểm; một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín, ngang tầm với các trường đại học lớn trong nước; từng bước tiếp cận, hoà nhập với các trường đại học hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới; cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh, thích ứng với nền kinh tế mở và hội nhập. III. Các giá trị của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Các giá trị đã trở thành cốt lõi, truyền thống của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung gần 40 năm xây dựng, trưởng thành là: 1. Đoàn kết: Tập thể cán bộ,viên chức nhà trường luôn luôn đoàn kết, biết đặt lợi ích của Nhà trường lên trên lợi ích cá nhân. 2. Khát vọng: Khát vọng vươn lên luôn là bản chất của người Miền Trung và cũng là đặc điểm quý báu của cán bộ,viên chức Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, chính khát vọng đã nâng tầm Nhà trường từ Trường Trung học Xây dựng số 6 đến nay là Trường Đại học Xây dựng Miền Trung. Khát vọng trong thời gian tới của Nhà trường đã thể hiện trong mục tiêu và tầm nhìn của Đề án này. 3. Năng động, sáng tạo: Sự năng động, tự tin đã và sẽ biến khát vọng của Nhà trường thành hiện thực. 2 4. Trách nhiệm: Trách nhiệm xã hội là tiêu chuẩn, là yêu cầu mà Trường Đại học Xây dựng MiềnTrung luôn luôn đặt ra, đây chính là động lực để Nhà trường đảm bảo chất lượng đào tạo đầu ra, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội. Phần thứ ba THỰC TRẠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG GIAI ĐOẠN 2011-2014 I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Về công tác đào tạo 1.1. Kết quả tuyển sinh 1.1.1. Bậc đại học Trường Đại học Xây dựng Miền Trung bắt đầu tuyển sinh bậc đại học từ năm 2012, gồm 2 ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và Kiến trúc, chỉ tiêu của bậc đại học là 430, trong đó ngành Kỹ thuật công trình xây dựng là: 360, Kiến trúc là: 70. Tuyển sinh năm đầu tiên có 407 sinh viên nhập học, trong đó ngành Kỹ thuật công trình xây dựng là: 343, Kiến trúc là: 64. Hiện nay Trường đang đào tạo 4 ngành ở bậc đại học hệ chính quy, quy mô đào tạo (tính đến tháng 3/2015) có 1753 sinh viên, cơ cấu sinh viên theo các ngành đào tạo như sau: Bảng 1 Số lượng sinh viên TT Tên ngành 1 Kỹ thuật công trình xây dựng 1342 2 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 170 3 Kiến trúc 219 4 Kinh tế xây dựng 22 1.1.2. Bậc cao đẳng Trường Đại học Xây dựng Miền Trung tuyển sinh bậc cao đẳng vào năm 2001, năm đầu tiên tuyển sinh 2 ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng và Kế toán doanh nghiệp. Năm 2007 nhà trường mở thêm các ngành mới: Công nghệ cấp thoát nước và môi trường, Kinh tế xây dựng, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Công nghệ kỹ thuật giao thông, Quản trị kinh doanh. Năm 2013 nhà trường mở thêm 4 ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử nâng tổng số ngành và chuyên ngành đào tạo cao đẳng lên 11 ngành và chuyên ngành đào tạo. Hiện nay quy mô đào tạo đào tạo cao đẳng hệ chính quy của Trường (tính đến tháng 3/2015) là 1416 sinh viên, cơ cấu sinh viên theo các ngành đào tạo như sau: Bảng 2 Số lượng sinh viên TT Tên ngành 1 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 652 2 Công nghệ kỹ thuật giao thông 188 3 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 64 4 Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước 28 3 5 Quản lý xây dựng - CN Kinh tế xây dựng 159 6 Quản lý xây dựng - CN Quản lý đô thị 7 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc 9 8 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 8 9 Công nghệ thông tin 13 10 Kế toán 221 11 Quản trị kinh doanh 74 1.1.3. Bậc trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp ở các trường đại học, tiến đến kết thúc tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp vào năm 2017. Đối với công tác tuyển sinh dạy nghề, từ năm 2011 đến nay, nhà trường không tuyển sinh được bậc trung cấp nghề, chỉ đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn công nhân thời gian dưới 3 tháng. 1.2 Quy mô tuyển sinh và kết quả đào tạo giai đoạn 2011-2015 1.2.1. Quy mô tuyển sinh từng năm giai đoạn 2011-2015 như sau: Bảng 3 2015 TT Bậc đào tạo 2011 2012 2013 2014 (dự kiến) 1 Đại học 407 629 814 1000 2 Cao đẳng 909 764 536 352 550 3 Trung cấp 877 595 103 4 Dạy nghề 215 197 244 300 300 Tổng cộng 2001 1963 1512 1.2.2. Kết quả đào tạo từng năm giai đoạn 2011-2015 như sau: 1466 1900 50 Bảng 4 Kết quả Kết quả học tập Kết quả tốt nghiệp Khá, giỏi TBK Trung bình Yếu, kém Số tốt nghiệp Tỉ lệ tốt nghiệp Tỉ lệ khá, giỏi 2010-2011 547 1738 628 91 597 80.30% 23.70% 2011-2012 974 308 712 313 1657 70.60% 21.50% 2012-2013 1619 545 1027 501 1350 87.00% 30.75% 2013-2014 1485 24 791 612 1190 89.00% 25.85% Năm học 2014-2015 1379 0 801 731 641 85.00% 74.00% 1.3. Quản lý đào tạo 1.3.1. Chương trình đào tạo - Chương trình đào tạo: Được thiết kế theo mô hình học chế tín chỉ, tuân thủ theo các yêu cầu của Bộ Giáo dục và đào tạo, có tham khảo chương trình của các trường đại học uy tín, kinh nghiệm 4 trong đào tạo trong cùng mã ngành đồng thời có điều chỉnh bổ sung các phần mang tính đặc thù của nhà trường, có tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, của doanh nghiệp… Trong quá trình đào tạo Nhà trường luôn luôn chủ động rà soát, điều chỉnh, cập nhật. - Đề cương chi tiết môn học: Đã biên soạn đầy đủ các đề cương chi tiết học phần, đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng đề cương học phần để giám sát nội dung, kế hoạch, đánh giá giảng viên và xây dựng kế hoạch học tập cá nhân của sinh viên còn hạn chế, cần có các giải pháp để thực hiện tốt hơn. - Nhà trường đã nghiên cứu bổ sung thêm khối lượng kiến thức thuộc kỹ năng mềm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giúp cho sinh viên ra trường có thêm các kỹ năng đáp ứng với yêu cầu thực tế. 1.3.2. Công tác mở ngành đào tạo - Những năm qua, Nhà trường luôn quan tâm đến công tác mở mới các chuyên ngành đào tạo với mục đích tạo thêm cơ hội cho người học, cơ cấu cân đối ngành nghề đào tạo và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và sự phát triển của xã hội. Kết quả mở ngành trong giai đoạn này như sau: TT I 1 2 3 4 5 6 II 1 2 3 4 Tên ngành Bậc đại học Kỹ thuật công trình XD Kiến trúc Kỹ thuật XD công trình GT Kinh tế XD Quản lý XD Kỹ thuật môi trường Bậc cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Điện Điện tử Công nghệ thông tin Quản lý XD chuyên ngành QLĐT Công nghệ kỹ thuật Kiến trúc Năm 2011 Năm 2012 Bảng 5 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 X X X X X X X X X X 1.3.3. Công tác đảm bảo chất lượng - Đã triển khai công tác đánh giá trong và tiếp tục thực hiện nghiên cứu đánh giá ngoài trong các năm tiếp theo. Công tác đảm bảo chất lượng dần dần đi vào nề nếp bước đầu phát huy được tính tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học được thực hiện thường xuyên hàng năm. Công tác kiểm tra, đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên được thực hiện qua công tác tổ chức hội giảng, tổ chức dự giờ thường xuyên, dự giờ đột xuất. 1.4. Năng lực trường thuộc phạm vi quản lý Năng lực đào tạo của trường: Trường có đủ năng lực về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cần thiết để đào tạo trình độ đại học, cao đảng các chuyên ngành như đã thống kê trong bảng 1 và bảng 2. Ngoài ra trường cũng tiếp tục duy trì đào tạo cán bộ trình độ trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề dưới 03 tháng. Hiện nay năng lực đào tạo của trường với quy mô gần 4000 sinh viên, cụ thể như sau: Bảng 6 Năm Năm TT Bậc đào tạo Năm 2012 Năm 2014 Năm 2015 2011 2013 1 Đại học 430 5 600 1200 1250 2 Cao đẳng 900 910 1000 3 Trung cấp 910 500 450 4 Dạy nghề Tổng cộng 475 2285 375 2215 375 2425 550 550 50 300 2050 300 2150 2. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường gồm: Ban Giám hiệu; 08 phòng, ban chức năng; 09 khoa và 02 Trung tâm khoa học ứng dụng thực nghiệm, dịch vụ với 41 cán bộ quản lý. 2.1.1. Ban Giám hiệu 2.1.2. Các phòng chức năng 1) Phòng Quản lý đào tạo; 2) Phòng Tổ chức Hành chính; 3) Phòng Tài chính Kế toán; 4) Phòng Công tác học sinh sinh viên; 5) Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế; 6) Phòng Quản trị và Thiết bị; 7) Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng; 8) Ban quản lý dự án 2.1.3. Các khoa, trung tâm đào tạo 1) Khoa Xây dựng; 2) Khoa Kiến trúc; 3) Khoa Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị; 4) Khoa Cầu đường; 5) Khoa Kinh tế; 6) Khoa Khoa học Cơ bản; 7) Khoa Lý luận Chính trị; 8) Khoa Đào tạo nghề 9) Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học 2.1.4. Các trung tâm nghiên cứu khoa học, dịch vụ 1) Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ và thí nghiệm; 2) Trung tâm Tư vấn xây dựng; - Các phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tham mưu, xây dựng kế hoạch về các lĩnh vực công tác được phân công. - Các khoa, trung tâm là đơn vị quản lý hành chính cơ sở, thực hiện nhiệm vụ đào tạo thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị. - Trường có tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Cựu chiến binh hoạt động theo Điều lệ của tổ chức. - Theo phân cấp của Bộ Xây dựng,Trường ĐHXD Miền Trung đã thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các lĩnh vực được giao. - Các phòng chức năng, các khoa, Trung tâm tự chủ và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ đựợc giao. - Trường đã xây dựng và thực hiện tốt “Quy chế dân chủ”. Nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong trường. Trong công tác quản lý có sự phân cấp nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý, phát huy được năng lực, sở trường của từng cá nhân, tạo nên sức mạnh đoàn kết tập thể. - Bộ máy tổ chức và quản lý tinh giản, gọn nhẹ. 6 2.2. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý 2.2.1. Đội ngũ CB, VC Đến ngày 20/10/2015, tổng số CB,VC của trường là 236 người, trong đó: 161 giảng viên, 75 cán bộ quản lý và phục vụ giảng dạy; Trình độ có 02 PGS, 09 tiến sĩ, 108 thạc sỹ, 94 đại học (hiện nay có 52 người đang học Thạc sĩ, 15 người đang làm NCS). 2.2.2 Chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý: - Đội ngũ giảng viên (Phụ lục số 7) - Đội ngũ cán bộ quản lý (Phụ lục số 8) 7 SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên đơn vị Khoa Xây dựng Khoa KTHT&Đô thị Khoa Kinh tế Khoa Đào tạo Nghề Khoa Lý luận Chính trị Khoa Khoa học Cơ bản Khoa Kiến trúc Khoa Cầu đường TT Ngoại ngữ-Tin học Tổng Số lượng 43 14 21 9 11 14 18 20 11 161 PGS 1 1 Trình độ chuyên môn TS Th.S Đại học 1 19 23 1 8 5 1 12 8 7 8 3 2 10 2 11 6 1 12 7 8 3 6 88 64 Khác 2 2 Đang cử đi NCS Cao học 3 20 1 1 1 6 2 2 2 1 2 5 3 3 1 0 13 40 Bảng 7 Trình độ lý luận Tin Cao cấp Trung cấp học 3 43 1 1 14 1 21 9 11 14 1 18 1 20 1 11 6 3 161 Ngoại ngữ 43 14 21 9 11 14 18 20 11 161 NVSP 43 14 21 9 11 14 18 20 11 161 SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ Bảng 8 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tên đơn vị Ban giám hiệu P. Tổ chức Hành chính P. Tài chính Kế toán P. Quản lý Đào tạo P. Khảo thí & ĐBCL P. Khoa học & HTQT P. Công tác HSSV P. Quản trị & Thiết bị Ban Quản lý dự án TT Tư vấn xây dựng TT BDNV & TN Tổng Số lượng 4 2 1 4 2 2 2 1 1 1 2 22 PGS 1 1 Trình độ chuyên môn TS Th.S Đại học 1 2 1 1 1 4 2 2 2 1 1 1 1 1 3 13 5 8 Khác Đang cử đi NCS Cao học 1 Trình độ lý luận Cao cấp Trung cấp 3 1 1 1 1 1 1 2 1 2 1 3 8 1 Tin học 4 2 1 4 2 2 2 1 1 1 2 22 Ngoại ngữ 4 2 1 4 2 2 2 1 1 1 2 22 NVSP 4 1 1 4 2 2 2 1 1 1 1 20 - Đội ngũ CB,VC của trường về cơ bản đáp ứng nhiệm vụ đào tạo. Cơ cấu đội ngũ GV tương đối hợp lý đối với các ngành và chuyên ngành đào tạo. - Trường có đội ngũ giảng viên trẻ, độ tuổi dưới 35 chiếm tỷ lệ tương đối cao, tuổi trung bình của giảng viên là 29 tuổi, năng động trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, trau dồi ngoại ngữ, tin học để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, trình độ tin học và ngoại ngữ của giảng viên đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu tài liệu nước ngoài. - Số lượng CB,VC có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm tỷ 57%. Bên cạnh đó CB,VC của trường đang rất tích cực học thạc sỹ, NCS. Đây là đội ngũ kế cận có nhiều tiềm năng của trường. - Đội ngũ cán bộ phục vụ giảng dạy có cơ cấu phù hợp, được đào tạo cơ bản, có trình độ, khả năng nắm bắt kiến thức nhanh. Cán bộ làm công tác phục vụ so với tổng số CB,VC chiếm tỷ lệ 33,10%. 3. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và tài chính 3.1. Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo 3.1.1. Đất đai Tổng diện tích đất được giao đến 31/12/2014: 179.763,7 m2. Trong đó: - Khu A tại 24 Nguyễn Du, phường 7, tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên: 45.518,7m2; - Khu B tại thôn Liên Trì 2, xã Bình Kiến, tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên:131.2425 m2. 3.1.2 Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo Tổng diện tích xây dựng đến 31/12/2014: 9.787,2 m2; diện tích sàn xây dựng đến 31/12/2014 là 27.701 m2. Trong đó: Bảng 9 Đơn vị TT Nội dung Số lượng Ghi chú tính Trong đó có 02 phòng 87 phòng học chung có 200 1 Phòng học lý thuyết phòng Diện tích: 19.104 m2 chỗ ngồi /phòng. Phòng A3 401, 402, 03 phòng 2 Phòng học đồ án kiến trúc phòng 403 Diện tích: 126 m2 03 phòng Phòng A3 301, 302, 3 Phòng học mỹ thuật phòng Diện tích: 84 m2 303 Phòng A4 301, A2 03 phòng 102, 103 trang bị 60 4 Phòng học máy tính phòng Diện tích: 275 m2 máy tính/phòng Phòng LAB học ngoại 01 phòng 5 phòng Phòng A2 302 ngữ Diện tích: 45 m2 Phòng TN Vật liệu xây dựng, Cầu 05 phòng đường, Cơ học đất 6 Phòng thí nghiệm phòng Diện tích: 1084 m2 nền móng, Nước môi trường, Hóa 01 xưởng 7 Xưởng thực hành nghề xưởng Diện tích: 1197 m2 8 Thư viện m2 Diện tích: 724 m2 46 phòng ở SV 9 Ký túc xá phòng Diện tích: 2320 m2 10 Nhà hiệu bộ m2 Diện tích: 2440 m2 11 Hội trường m2 Diện tích: 302 m2 Với số liệu trên cho thấy: 9 - Hiện tại trường có 97 phòng học với tổng diện tích là 19.634 m2 đảm bảo số lượng mỗi ca học 5.000 sinh viên. Các phòng học chuyên dùng như: phòng học đồ án kiến trúc, phòng học mỹ thuật, phòng học máy tính, phòng LAB học ngoại ngữ được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ đồ dùng học tập có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên. - Hiện nhà trường có khoảng trên 300 máy vi tính phục vụ giảng dạy, học tập và quản lý, hầu hết các máy tính đã được nối mạng nội bộ và internet. Mạng wifi đã phủ kín các khu vực quan trọng như giảng đường, thư viện, khu làm việc của CBVC. Trường đã đầu tư mua sắm đưa vào sử dụng các phần mềm ứng dụng như: phần mềm quản lý đào tạo, phần nềm xây dựng và quản lý thi trắc nghiệm…phục vụ tốt cho công tác quản lý đào tạo, khảo thí và đảm bảo chất lượng của Trường. Trang web của trường đang được hoàn thiện dần cả về nội dung và hình thức. - Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ và thí nghiệm của Trường đang quản lý và vận hành các phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực như: Xây dựng, Cầu đường, Hóa môi trường nước…Các phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị công nghệ cao, hiện đại và mang đặc trưng nghề nghiệp đã được đầu tư xây dựng chủ yếu bằng nguồn kinh phí NSNN. Trang thiết bị thí nghiệm từng bước đã đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên cũng như nhu cầu nghiên cứu khoa học của các giảng viên và các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn còn một số thiết bị thí nghiệm, thực hành hiện đại chưa được khai thác sử dụng do thiếu người đủ khả năng sử dụng. - Xưởng thực hành nghề với tổng diện tích là 1197 m2 với các trang thiết bị mang đặc trưng nghề nghiệp đảm bảo đáp ứng được công tác thực hành nghề của sinh viên thuộc các ngành Xây dựng, Cầu đường. Tuy nhiên trang thiết bị thực hành thực tập của xưởng thực hành chưa đồng bộ và chưa được khai thác có hiệu quả. - Thư viện trường có khoảng 2700 đầu sách giấy, có 01 thư viện số có thể khai thác sử dụng được hàng trăm nghìn tài liệu số từ nhiều nguồn, có 01 phòng đọc và mượn sách với tổng diện tích 724 m2, gồm 100 chỗ đọc sách, 10 máy tính để tra cứu internet. Mặc dù nguồn kinh phí rất hạn chế, nhưng mỗi năm trường đã bố trí từ 500 đến 600 triệu đồng để đầu tư mua sắm sách, báo và nâng cấp Thư viện, bao gồm cả sách tham khảo cho sinh viên và giảng viên. Các loại sách ngoại văn đang được chú ý mua sắm bổ sung. Thư viện vẫn chưa có nhiều dữ liệu và tạp chí chuyên ngành nước ngoài có uy tín để phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Mối liên kết với các thư viện ngoài trường chưa đa dạng và hiệu quả. - Ký túc xá có khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng 400 sinh viên, tuy nhiên trang bị nội thất còn đơn giản, chưa đủ tiện nghi để phục vụ cuộc sống học tập và nhu cầu nội trú ngày một cao của sinh viên. - Phòng làm việc của các Khoa, Phòng, Bộ môn đầy đủ. Một số trưởng các khoa, bộ môn chưa có phòng làm việc riêng. 3.2. Tài chính 3.2.1. Nguồn tài chính Trường Đại học Xây dựng Miền Trung là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách Nhà nước cấp. Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của Trường gồm: Nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn thu học phí, lệ phí, nguồn thu từ hoạt động SXKD, dịch vụ và nguồn thu sự nghiệp khác. Nguồn tài chính để chi thường xuyên qua các năm (20112014) thể hiện như sau: (Đơn vị tính: Triệu đồng) Bảng 10 2011 2012 2013 2014 STT Chỉ tiêu Triệu Tỷ Triệu Tỷ Triệu Tỷ Triệu Tỷ đồng trọng % đồng trọng % đồng trọng % đồng trọng % 38,06 15.869 43,51 17.383 44,78 18.516 43,53 1. Kinh phí 11.596 thường xuyên NSNN cấp 10 2. 3. 4. Thu học phí, lệ phí Thu hoạt động SXKD, dịch vụ Thu sự nghiệp khác Tổng cộng 12.297 40,36 15.432 42,31 16.344 42,11 17.920 42,13 4.023 13,28 4.783 13,11 3.005 7,74 3.905 9,18 2.553 8,38 1,06 2.085 5,37 2.196 5,16 30.469 100,00 100,00 38.817 100,00 42.537 100,00 386 36.470 Nguồn tài chính để chi không thường xuyên qua các năm (2011-2014) như sau: (Đơn vị tính: Triệu đồng) Bảng 11 STT Chỉ tiêu 1. Kinh phí tăng cường CSVC nâng bậc lên ĐH 2. Thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ 3. Thực hiện dự án sự nghiệp kinh tế Kinh phí thực hiện CTMTQG: Dự án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GDQD 4. 4. 2011 2012 2013 2014 2 000 1 967 1 500 200 350 750 500 700 350 600 200 0 1 000 500 0 Kinh phí đầu tư XDCB, mua sắm TBị 7 930 1 000 38 464 35 577 - Vốn đầu tư mua sắm thiết bị 0 0 13 464 10 327 - Vốn đầu tư XDCB 7 930 1 000 25 000 25 250 Tổng cộng 8 830 3 700 42 781 38 277 3.2.2. Công tác quản lý tài chính Công tác quản lý tài chính được quan tâm, tổ chức triển khai đúng quy định của nhà nước và đạt hiệu quả tốt. Nguồn lực tài chính được phân bổ hợp lý để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung công tác, các nhiệm vụ của trường. Cụ thể: - Đảm bảo tổ chức đào tạo có chất lượng tốt, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. - Đảm bảo triển khai nghiên cứu khoa học - ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ có hiệu quả; - Đầu tư phát triển về cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; - Đảm bảo đời sống vất chất, tinh thần của cán bộ, giảng viên, công nhân viên; đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức về mọi mặt. - Đảm bảo phục vụ công tác quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học quản lý để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý; - Có tích lũy tài chính để đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp. Trường có nguồn lực tài chính ổn định và không ngừng được mở rộng, nâng cao. Hoạt động tài chính lành mạnh, tuân thủ các quy định của pháp luật. Công tác quản lý tài chính được quan tâm, đạt hiệu quả tốt. Các cơ quan quản lý tài chính cấp trên, cơ quan thanh tra và kiểm toán đều đánh giá tốt về công tác quản lý tài chính của trường. 4. Tổng kinh phí đầu tư 4.1. Tổng giá trị tài sản cố định hiện có đến 31/12/2014 (chưa tính giá trị quyền sử dụng đất): 11 - Nguyên giá: 79.922.651.326 đồng - Giá trị còn lại: 58.406.381.201 đồng (bằng 73,07 % so với nguyên giá). 4.2. Tổng kinh phí đầu tư Tổng kinh phí đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị đào tạo trong giai đoạn 2011 - 2014 tính đến 31/12/2014 là: 67.935.648.000 đồng. Trong đó: Năm 2011: Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu B, Trường ĐHXD Miền Trung (cổng tường rào, điện ngoài nhà, nước ngoài nhà), vốn được NSNN cấp 7.930.324.000 đồng. Năm 2012: Dự án Khảo sát địa chất, lập dự án: Khu Giảng đường, hiệu bộ Trường ĐHXD Miền Trung khu B, vốn được NSNN cấp 1.000.000.000 đồng. Năm 2013: - Dự án xây lắp hạng mục Khu Giảng đường thuộc dự án: Khu Giảng đường, hiệu bộ Trường ĐHXD Miền Trung khu B, vốn được NSNN cấp 7.930.324.000 đồng. - Dự án Đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học Trường ĐHXD Miền Trung khu B, vốn được NSNN cấp 25.825.000.000 đồng Năm 2014: - Xây lắp hạng mục Khu Giảng đường thuộc dự án: Khu Giảng đường, hiệu bộ Trường ĐHXD Miền Trung khu B (25.000.000.000 đồng) - Khảo sát địa chất, lập dự án: Nhà Giáo dục thể chất, Trường ĐHXD Miền Trung khu B (250.000.000 đồng) - Vốn được NSNN cấp 25.250.000.000 đồng. II. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 1. Hạn chế: - Công tác tuyển sinh còn khó khăn, chưa tuyển đủ chỉ tiêu. - Một số cán bộ quản lý cấp phòng, khoa chưa được bồi dưỡng hoàn chỉnh về nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, khả năng tham mưu, tư vấn còn hạn chế. - Cán bộ giảng dạy đầu ngành còn ít, tỉ lệ giảng viên cơ hữu có học hàm, học vị GS, PGS, TS còn thấp; trình độ tin học, ngoại ngữ chưa thật sự đồng đều. Thiếu giáo viên thực hành và kỹ thuật viên có trình độ cao để có thể áp dụng các công nghệ mới và hiện đại. Đội ngũ giảng viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm công tác giảng dạy đại học, phần lớn đang học thạc sỹ, nghiên cứu sinh. - Việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu; việc quản lý công tác đào tạo có mặt còn hạn chế, nhất là ở bộ môn, khoa, phòng chức năng. - Việc quản lý hoạt động NCKH đôi khi còn lúng túng, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự có hiệu quả. Công tác hợp tác quốc tế còn chậm phát triển. - Nguồn lực tài chính còn hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phát triển đào tạo. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, thư viện, hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành đã được đầu tư nhưng còn thiếu và không đồng bộ. 2. Nguyên nhân: - Vị trí địa lý, mật độ dân số, tình trạng giao thông không thuận lợi là một yếu tố không nhỏ dẫn đến tình hình tuyển sinh, thu hút cán bộ có năng lực chưa đạt yêu cầu đề ra. - Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo đã xuất hiện ngày càng gay gắt, tình hình kinh tế của đất nước những năm vừa qua trong tình trạng suy thoái, từ đó đã tác động không nhỏ đến công tác tuyển sinh của Nhà trường. - Công tác chỉ đạo của Ban Giám hiệu thực hiện một số nhiệm vụ công tác chuyên môn đôi lúc chưa sâu sát, công tác dự báo chưa phù hợp thực tế, chưa tìm được sự đột phá trong công tác tổ chức và công tác cán bộ. 12 - Năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tuy đã được nâng cao nhưng còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo đại học, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên gia. Phần thứ tư ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC QUA ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP THUỘC NHỮNG NGHỀ TRƯỜNG ĐANG ĐÀO TẠO 1. Tình hình phát triển nhân lực qua đào tạo thuộc những ngành trường đang đào tạo 1.1.Tình hình chung Trong những năm qua công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước từ các cơ sở giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng có những đặc điểm như sau: - Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của nước ta có chiều hướng tăng nhanh, nhưng số người qua đào tạo nghề có bằng cấp và chứng chỉ của nước ta vần ở mức thấp. - Nhân lực đào tạo ở các bậc hàng năm vẫn tăng, nhưng đội ngũ nhân lực chất lượng cao vẫn rất thiếu so với nhu cầu xã hội: Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nhân lực. - Số lượng nhân lực qua đào tạo theo các trình độ còn mất cân đối. - Khả năng sử dụng ngoại ngữ làm công cụ giao tiếp và làm việc của đội ngũ nhân lực nước ta còn rất hạn chế. - Chất lượng của nhân lực còn nhiều yếu kém, năng suất lao động của lao động nước ta còn thấp so với một số nước trong khu vực. Từ thực tiễn công tác đào tạo và sử dụng lao động trong thời gian qua cho thấy hiện nay, nước ta đang thiếu nhân lực trình độ cao trong ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh. 1.2. Tình hình phát triển nhân lực qua đào tạo của các ngành thuộc lĩnh vực xây dựng Theo thống kê trong đề án Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 20112020, thì kết quả đào tạo nhân lực ngành Xây dựng năm 2010 như sau: - Các trường thuộc mạng lưới của ngành Xây dựng quản lý đào tạo được khoảng 50.000 người; bồi dưỡng cập nhật kiến thức kỹ năng cho khoảng 24.000 lượt người. - Các trường ngoài ngành đào tạo được khoảng 48.000 người. Về số lượng này gần bằng các trường thuộc mạng lưới của ngành Xây dựng quản lý. Tuy nhiên, so với các trường do Bộ Xây dựng quản lý thì tỷ lệ về đào tạo đại học gấp 2 lần còn đào tạo nghề chỉ bằng 65,76% . Những năm gần đây, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản, hàng loạt doanh nghiệp trong các ngành thuộc lĩnh vực Xây dựng tạm ngưng hoặc ngưng hoạt động. Điều đó dẫn đến trong các năm 2012, 2013, 2014 nhu cầu tuyển dụng nhân lực giảm sút đảng kể. Theo số liệu từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM thì tại TP. HCM tỉ lệ sụt giảm gần 50% so với 3 năm liền kề trước đó. Tỷ lệ người lao động trong ngành kiến trúc, xây dựng thất nghiệp cũng khá cao. Số chỗ làm việc trống chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tìm việc làm của người lao động ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Thực trạng thị trường lao động các ngành thuộc lĩnh vực Xây dựng trong những năm gần đây luôn tồn tại ở tình trạng mất cân đối trong cơ cấu và trình độ về ngành nghề đào tạo. Đây cũng là thực trạng chung của công tác đào tạo nguồn nhân lực thuộc tất cả các lĩnh vực trong cả nước. Tuy nhiên, Xây dựng là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều nhân lực, chiếm 4-5% tổng nhu cầu nhân lực. Đặc biệt đến cuối năm 2015, sự ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực Xây dựng, Giao thông vận tải, Dệt may, Chế biến thực phẩm... Điều này dẫn đến tính cạnh tranh nhân lực sẽ rất lớn và đặt ra yêu cầu phải phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực qua đào tạo thuộc lĩnh vực các ngành Xây dựng. 13 2. Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp theo các trình độ (tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp) trường đang đào tạo. Một trong ba nội dung quan trọng trong văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI là tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dự báo đến năm 2015 tổng số lao động qua đào tạo nước ta là 25 triệu người, tăng 6 triệu người so với năm 2010 chiếm 50% trong tổng nhân lực lao động. Dự báo giai đoạn 2016-2020 tổng số lao động qua đào tạo là 36,8 triệu người, tăng bình quân trên 1,7 triệu người mỗi năm trong thời kỳ 2011-2020 và chiếm 70% trong tổng số lực lượng lao động. Đối với lĩnh vực Xây dựng thì mục tiêu tổng quát phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011-2020 là: Phát triển toàn diện về đào tạo, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Xây dựng; phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực mà ngành Xây dựng có lợi thế so sánh; gắn đào tạo với giải quyết việc làm - đào tạo theo địa chỉ; tích cực phân luồng lao động sau đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề; xây dựng một số cơ sở đào tạo đạt chuẩn chất lượng và chất lượng cao trong khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành Xây dựng trong nước, tham gia cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường xây dựng khu vực và quốc tế. Theo đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp theo các trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp được dự báo như sau: Trình độ tiến sỹ, thạc sỹ Đến năm 2020 toàn ngành có khoảng 5.500 người đạt trình độ sau đại học. Dự báo đến năm 2020 số giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ khoảng 70%, còn lại 30% có trình độ tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, trong đó có khoảng 100 giáo sư, phó giáo sư; giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ khoảng 60%, giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 8%. Trình độ bậc đại học, cao đẳng Dự báo đến năm 2020 toàn ngành có khoảng 200 nghìn người có trình độ đại học, khoảng 124 nghìn người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp. Để làm được điều này các cơ sở đào tạo phải đổi mới mạnh mẽ nội dung đào tạo, dần hướng tới đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế; mở thêm ngành học theo các lĩnh vực, ngành nghề thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng cả về công nghệ, về kinh tế và về quản lý, nhất là các lĩnh vực mới như quản lý và phát triển đô thị, bất động sản… Đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp Dự báo đến năm 2020 toàn ngành có khoảng 1.328 nghìn người qua đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Các cơ sở giáo dục tiếp tục duy trì, phát triển và mở mới các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp thuộc các lĩnh vực của Bộ Xây dựng, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho cấp cơ sở (xã, phường, quận, huyện, các doanh nghiệp..) tại các địa phương, doanh nghiệp, với các loại hình công lập và xã hội hóa; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và nơi sử dụng lao động để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Đào tạo nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề) Dự báo đến năm 2020 toàn ngành có khoảng 3.320 nghìn người đã qua đào tạo nghề đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao, đào tạo nghề chuyên biệt, đào tạo nghề đặc thù, nghề có lợi thế. Tiếp tục quy hoạch xây dựng mạng lưới các trường nghề, mở rộng quy mô đào tạo ở các cơ sở hiện có, mở thêm các cơ sở mới phù hợp với nhu cầu phát triển nhân lực được đào tạo nghề của ngành Xây dựng; theo các bậc học sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; theo cấp độ nghề cơ bản, nghề chất lượng cao, nghề chuyên biệt, đặc thù. 14 Căn cứ dự báo nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo của toàn ngành Xây dựng đến năm 2020; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Nhà trường và sự phân chia thị phần đào tạo của các cơ sở đào tạo trong địa bàn khu vực và cả nước.Trường Đại học Xây dựng MiềnTrung dự báo nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp theo các trình độ trường đang đào tạo như sau: TT 01 02 03 04 Giai đoạn 2016 đến 2020 BẬC ĐÀO TẠO Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Tổng cộng TT 01 02 03 04 Giai đoạn 2021 đến 2025 BẬC ĐÀO TẠO Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Tổng cộng TT 01 02 03 04 Giai đoạn 2026 đến 2030 BẬC ĐÀO TẠO Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Tổng cộng Bảng 12 SỐ LƯỢNG 10 350 5750 2000 8110 Bảng13 SỐ LƯỢNG 35 1050 7300 2000 10385 Bảng 14 SỐ LƯỢNG 65 1760 9300 2000 13125 II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung là phát triển Trường Đại học Xây dựng Miền Trung trở thành trường đại học có uy tín về đào tạo, NCKH ;xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn cao, có năng lực NCKH; đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ mọi hoạt động của trường; các chương trình đào tạo bắt kịp trình độ giáo dục đại học trong khu vực và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng hội nhập toàn cầu. Hướng đến phát triển Nhà trường một cách toàn diện để đến năm 2030 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực ngang tầm với các trường hàng đầu khu vực Đông Nam Á. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Thành lập Phân hiệu Trường Đại học Xây dựng Miền Trung tại Đà Nẵng trong năm 2016. 2.2. Hoàn thiện ngành nghề đào tạo và chuẩn đầu ra cho sinh viên để đáp ứng theo nhu cầu xã hội, đảm bảo chất lượng kiến thức, chuyên môn, kĩ năng... và phẩm chất đạo đức của người học (bao gồm các trình độ: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) khi tốt nghiệp từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế. 2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực và trình độ cao, đạt chuẩn khu vực, có thể giảng dạy và nghiên cứu ở nước ngoài, làm nền tảng cho sự phát triển của Nhà trường. 2.4. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ chất lượng cao. 15 2.5. Đảm bảo các nguồn lực tài chính được phát triển theo hướng đa dạng hóa và bền vững, hiệu quả thông qua tăng cường, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, khai thác các hình thức huy động mới theo cơ chế mới, đặc thù. III. NỘI DUNG 1. Quy mô tuyển sinh 1.1. Quy mô tuyển sinh giai đoạn 2016 -2020 tầm nhìn đến năm 2030 - Trong thời gian tới quy mô tuyển sinh theo các trình độ được tiếp tục tăng ở bậc học đại học, thạc sỹ nhưng đồng thời cũng thưc hiện giảm dần ở bậc cao đẳng, trung cấp tiến tới ngừng đào tạo bậc trung cấp vào năm 2017; - Tăng quy mô, tăng ngành nghề đào tạo nhưng đồng thời đảm bảo cơ cấu cân đối giữa các ngành nghề đào tạo, phù hợp với nhu cầu xã hội. - Quy mô tuyển sinh và phát triển ngành nghề của nhà trường giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2030 theo các bảng sau: Giai đoạn 2016-2020 Bảng 15 TT 1 2 3 4 BẬC ĐÀO TẠO Tiến sỹ Cao học Đại học Cao đẳng Tổng cộng BẬC ĐÀO TẠO Tiến sỹ Cao học Đại học Cao đẳng Tổng cộng TT 1 2 3 4 TT 1 2 3 4 2016 2021 BẬC ĐÀO TẠO Tiến sỹ Cao học Đại học Cao đẳng Tổng cộng 2017 2026 2018 0 0 24 50 1040 1092 400 400 1464 1542 Giai đoạn 2021-2025 2022 4 80 1200 400 4 109 1260 400 1599 1684 Bảng 16 1773 2023 BẬC ĐÀO TẠO Tiến sỹ Cao học Đại học Cao đẳng Trung cấp Tổng cộng 2024 2025 7 205 1460 400 7 240 1532 400 10 277 1604 400 2072 2179 2291 Bảng 17 2028 2029 2030 12 315 1688 400 12 332 1772 400 12 349 1864 400 15 367 1956 400 15 400 2000 400 2415 2516 2625 2738 2815 1.2. Quy mô đào tạo giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2030 Giai đoạn 2016-2020 TT 1 2 3 4 5 2020 2 53 1144 400 5 5 139 172 1312 1392 400 400 1856 1969 Giai đoạn 2026-2030 2027 2019 2016 2017 Bảng 18 2018 2019 2020 0 24 3890 1252 50 0 74 4575 1300 50 2 103 5090 1200 6 133 5476 1200 10 189 5736 1200 5216 5999 6395 6815 7135 16 Giai đoạn 2021-2025 TT BẬC ĐÀO TẠO 2021 Bảng 19 2022 2023 2024 2025 1 Tiến sỹ 13 14 17 19 24 2 Cao học 248 311 377 445 517 3 Đại học 6008 6308 6624 6956 7300 4 Cao đẳng 1200 1200 1200 1200 1200 7833 8218 8620 Bảng 20 9041 Tổng cộng 7469 Giai đoạn 2026-2030 TT 1 2 3 4 BẬC ĐÀO TẠO 2026 2027 2028 2029 2030 Tiến sỹ 29 34 36 39 42 Cao học 592 647 681 716 752 Đại học 7676 8056 8460 8884 9332 Cao đẳng 1200 1200 1200 1200 1200 Tổng cộng 9497 9937 10377 10839 11326 1.3. Quy mô phát triển và mở rộng về ngành nghề đào tạo, cơ cấu ngành nghề giai đoạn 2016 2020 tầm nhìn 2030 Giai đoạn này tập trung mở mới các ngành, bình quân mỗi năm mở 1 ngành bậc cao học, 2 ngành bậc đại học và 2 ngành bậc cao đẳng, để đến năm 2020 nhà trường có 4 ngành đào tạo bậc cao học, 17 ngành đào tạo bậc đại học, 16 ngành bậc cao đẳng. Tầm nhìn đến 2030 nhà trường có tất cả: 10 ngành đào tạo bậc cao học, 17 ngành đào tạo bậc đại học, 16 ngành bậc cao đẳng. Số liệu cụ thể cho từng giai đoạn như sau: Giai đoạn 2016-2020 (Số liệu của năm 2020) Bảng 21 Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 2111 136 1575 400 7125 189 5736 1200 I Sau đại học 1 Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp 38 59 2 Kiến trúc 36 56 3 Quản lý xây dựng 32 50 4 Kỹ thuật xây dựng công trình giaothông 30 24 II Đại học 1 Kỹ thuật công trình xây dựng 300 1464 2 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 150 640 17 Dạy nghề dưới 3 tháng Cao đẳng Đại học Sau đại học Qui mô đào tạo năm 2020 Tổng số Cao đẳng Đại học Sau đại học Tên cơ sở Tổng số TT Dạy nghề dưới 3 tháng Tuyển sinh năm 2020 3 Kiến trúc 120 480 4 Kinh tế xây dựng 150 680 5 Kỹ thuật môi trường 70 268 6 Quản lý xây dựng - CN Quản lý dự án 70 268 7 Quản lý xây dựng - CN Quản lý đô thị 70 268 8 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy 70 264 9 Kỹ thuật tài nguyên nước 65 252 10 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng 65 204 11 Kỹ thuật công trình biển 65 204 12 Kỹ thuật biển 65 204 13 Công nghệ thông tin 65 148 14 Kế toán 65 148 15 Kỹ thuật Điện - Điện tử 65 100 16 Thăm dò khai thác tài nguyên biển 60 96 17 Kinh tế biển 60 48 III Cao đẳng 1 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 25 85 2 Công nghệ kỹ thuật giao thông 25 85 3 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 25 85 4 Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước 25 85 5 Quản lý xây dựng - CN Kinh tế XD 25 85 6 Quản lý xây dựng - CN Quản lý đô thị 25 80 7 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc 25 80 8 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 25 80 9 Công nghệ thông tin 25 80 11 Kế toán 25 80 11 Quản trị kinh doanh 25 75 12 Kế toán xây lắp 25 75 13 Công nghệ xây dựng công trình thủy 25 75 14 Công nghệ năng lượng 25 75 18 Dạy nghề dưới 3 tháng Cao đẳng Đại học Sau đại học Qui mô đào tạo năm 2020 Tổng số Cao đẳng Đại học Sau đại học Tên cơ sở Tổng số TT Dạy nghề dưới 3 tháng Tuyển sinh năm 2020 15 Công nghệ khai thác dầu khí 25 50 16 Kinh tế biển 25 Dạy nghề dưới 3 tháng Cao đẳng Đại học Sau đại học Qui mô đào tạo năm 2020 Tổng số Cao đẳng Đại học Sau đại học Tên cơ sở Tổng số TT Dạy nghề dưới 3 tháng Tuyển sinh năm 2020 25 Giai đoạn 2021-2025 (Số liệu của năm 2025) Bảng 22 Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 2751 346 2005 400 9017 517 7300 1200 I Sau đại học 1 Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp 48 75 2 Kiến trúc 46 72 3 Quản lý xây dựng 42 66 4 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 40 62 5 Kỹ thuật môi trường 38 59 6 Kỹ thuật tài nguyên nước 36 56 7 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy 34 53 8 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng 32 50 9 Kỹ thuật công trình biển 30 24 10 Kỹ thuật thăm dò và khai thác II Đại học 1 Kỹ thuật công trình xây dựng 300 19 1200 Dạy nghề dưới 3 tháng Cao đẳng Đại học Sau đại học Qui mô đào tạo năm 2025 Tổng số Cao đẳng Đại học Sau đại học Tên cơ sở Tổng số TT Dạy nghề dưới 3 tháng Tuyển sinh năm 2025 2 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 150 600 3 Kiến trúc 120 480 4 Kinh tế xây dựng 150 600 5 Kỹ thuật môi trường 105 352 6 Quản lý xây dựng - CN Quản lý dự án 105 352 7 Quản lý xây dựng - CN Quản lý đô thị 105 352 8 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy 105 352 9 Kỹ thuật tài nguyên nước 105 348 10 Vật liệu xây dựng 95 336 11 Kỹ thuật công trình biển 95 336 12 Kỹ thuật biển 95 336 13 Công nghệ thông tin 95 336 14 Kế toán 95 336 15 Kỹ thuật Điện - Điện tử 95 336 16 Thăm dò khai thác tài nguyên biển 95 324 17 Kinh tế biển 95 324 III Cao đẳng 1 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 25 75 2 Công nghệ kỹ thuật giao thông 25 75 3 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 25 75 4 Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước 25 75 5 Quản lý xây dựng - CN Kinh tế XD 25 75 6 Quản lý xây dựng - CN Quản lý đô thị 25 75 7 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc 25 75 8 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 25 75 9 Công nghệ thông tin 25 75 10 Kế toán 25 75 11 Quản trị kinh doanh 25 75 12 Kế toán xây lắp 25 75 13 Công nghệ xây dựng công trình thủy 25 75 20 Dạy nghề dưới 3 tháng Cao đẳng Đại học Sau đại học Qui mô đào tạo năm 2025 Tổng số Cao đẳng Đại học Sau đại học Tên cơ sở Tổng số TT Dạy nghề dưới 3 tháng Tuyển sinh năm 2025
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan