Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết học hòa nhập...

Tài liệu Dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết học hòa nhập

.PDF
212
223
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LAN ANH DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số : 9 14 01 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Đức Minh 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh HÀ NỘI – 2020 i LỜI CẢM ƠN Luận án của tôi được hoàn thành có sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể thầy cô hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đức Minh - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. đã dành cho tôi sự quan tâm, chỉ bảo tận tình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Quản lí khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành các khóa học, các thủ tục bảo vệ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh các trường tiểu học Lý Tự Trọng, tiểu học Bình Hàn (TP Hải Dương); Trường tiểu học Đông Kết (Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên); Các trường tiểu học ở các Huyện Châu Thành, Hòn Đất, TX Hà Tiên (Tỉnh Kiên Giang); Các trường tiểu học ở các Huyện Bắc Hà, Simacai, Mường Khương (Tỉnh Lào Cai); Trường tiểu học Nguyễn Trãi, trường tiểu học Khương Đình (TP Hà Nội). Xin được gửi tới các các bậc phụ huynh và các em học sinh đã hợp tác thực nghiệm đề tài lời cảm ơn chân thành nhất. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô và đồng nghiệp ở Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Gia đình và những người thân đã luôn đồng hành cùng tôi trong chặng đường học tập. Trân trọng! Hà Nội, Ngày 25 tháng 3 năm 2020 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, không sao chép trong bất cứ công trình của tác giả khác đã công bố. Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................ii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.........................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ viii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.............................................................................................. x MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3 3.1. Khách thể nghiên cứu: ............................................................................................. 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 4 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy TLV cho HS lớp bốn KKVV ............................... 4 5.2. Đánh giá thực trạng HS KKVV ở tiểu học. ............................................................. 4 5.3. Đề xuất biện pháp dạy TLV cho HS lớp 4 KKVV học hòa nhập. ........................... 4 5.4. Thực nghiệm sư phạm các biện pháp dạy TLV cho HS lớp bốn KKVV. .................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4 6.1. Phương pháp luận .................................................................................................... 4 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ......................................................................... 4 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................................... 5 6.4. Thực nghiệm sư phạm: Nghiên cứu điển hình ......................................................... 6 6.5. Phương pháp chuyên gia .......................................................................................... 6 6.6. Thống kê toán học.................................................................................................... 6 7. Giới hạn đề tài ............................................................................................................... 6 8. Luận điểm bảo vệ .......................................................................................................... 7 9. Đóng góp mới của luận án ............................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP............................................................... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 9 1.1.1. Những nghiên cứu về Khó khăn về viết và học sinh khó khăn về viết ............... 9 iv 1.1.1.1. Nghiên cứu từ Y học...................................................................................... 9 1.1.1.2. Nghiên cứu Tâm lí học, Giáo dục học và Giáo dục đặc biệt ...................... 12 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy tạo lập văn bản cho học sinh khó khăn về viết........ 18 1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục hoà nhập tại Việt Nam ................................................ 24 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................ 25 1.2.1. Viết .................................................................................................................... 25 1.2.2. Khó khăn về viết ................................................................................................ 26 1.2.3. Văn bản và tạo lập văn bản ............................................................................... 29 1.2.4. Giáo dục hòa nhập ............................................................................................. 32 1.3. Nhận diện và nguyên nhân khó khăn về viết ....................................................... 33 1.3.1. Nhận diện khó khăn về viết và học sinh khó khăn về viết ................................ 33 1.3.2. Những nguyên nhân gây khó khăn về viết ........................................................ 34 1.3.3.1. Nguyên nhân sinh học:.................................................................................. 35 1.3.3.2. Nguyên nhân từ nhận thức .......................................................................... 35 1.3.3.3. Các nguyên nhân khác ................................................................................... 36 1.4. Phân loại khó khăn về viết ...................................................................................... 36 1.4.1. Phân loại theo khái niệm ................................................................................... 36 1.4.2. Phân loại theo chức năng của cơ quan bị rối loạn ............................................. 38 1.5. Đặc điểm của học sinh khó khăn về tạo lập văn bản........................................... 40 1.5.1. Đặc điểm về kĩ năng xã hội ............................................................................... 40 1.5.2. Đặc điểm của não bộ ......................................................................................... 40 1.5.3. Đặc điểm khả năng tri giác ................................................................................ 41 1.5.4. Đặc điểm khả năng chú ý .................................................................................. 41 1.5.5. Đặc điểm khả năng nhận thức ........................................................................... 41 1.6. Lí luận về dạy tạo lập văn bản............................................................................... 42 1.6.1. Đặc trưng của văn bản ...................................................................................... 42 1.6.2. Hệ thống ngữ pháp văn bản ............................................................................... 43 1.6.3. Các thể loại văn bản trong chương trình tập làm văn lớp bốn .......................... 45 1.6.4. Bố cục của một văn bản trong tập làm văn ở tiểu học....................................... 47 1.6.5. Các nhóm kĩ năng tạo lập văn bản viết trong tập làm văn ................................ 47 1.7. Tổ chức dạy học Tập làm văn cho học sinh khó khăn về viết lớp bốn học hòa nhập. 48 1.7.1. Mục đích dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết .................. 48 1.7.2. Những nguyên tắc dạy tập làm văn trong lớp học hòa nhập học sinh khó khăn về viết ................................................................................................................................... 48 v 1.7.3. Cấu trúc chương trình và nội dung dạy học tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết ................................................................................................................... 50 1.7.4. Phương pháp và phương tiện dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết ................................................................................................................................... 51 1.7.4.1. Phương pháp dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết ........ 51 1.7.4.2. Phương tiện dạy học tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết ... 54 1.7.5. Hình thức tổ chức dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết ..... 55 1.7.6. Một số yếu tố ảnh hướng tới dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết ....................................................................................................................................... 55 1.7.6.1. Yếu tố chương trình ..................................................................................... 55 1.7.6.2. Năng lực của giáo viên ................................................................................ 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................... 57 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP............................................................. 58 2.1. Công cụ đánh giá học sinh khó khăn về viết ............................................................. 58 2.1.1. Bộ công cụ sàng lọc học sinh khó khăn về viết ................................................. 58 2.1.2. Bộ công cụ đánh giá chỉ số trí tuệ của học sinh ................................................ 59 2.1.3. Bộ công cụ đánh giá năng lực của học sinh ...................................................... 59 2.1.4. Bộ công cụ đánh giá thực trạng dạy học tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết .......................................................................................................................... 63 2.2. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng .............................................................. 64 2.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 64 2.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát ........................................................... 64 2.2.3. Tổ chức khảo sát ................................................................................................ 66 2.2.4. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 66 2.2.4.1. Kết quả đánh giá sàng lọc học sinh khó khăn về viết .................................. 66 2.4.2.2. Kết quả đánh giá chỉ số trí tuệ (IQ) ............................................................. 73 2.4.2.3. Kết quả đánh giá năng lực viết của học sinh khó khăn về viết .................... 73 2.4.2.4 Thực trạng dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết............. 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 90 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................... 93 3.1. Một số biện pháp dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết.................... 93 vi 3.1.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó viết ................................................................................................................................ 93 3.1.2. Đề xuất một số biện pháp dạy Tập làm văn trong lớp học hòa nhập học sinh khó khăn về viết ở lớp bốn................................................................................................... 93 3.1.2.1. Nhóm biện pháp dạy tạo lập văn bản viết cho học sinh khó khăn về viết .. 93 3.1.2.2. Nhóm biện pháp rèn các kĩ năng cơ bản trong tập làm văn cho học sinh khó khăn về viết .......................................................................................................................... 98 3.3.2.3. Nhóm biện pháp sử dụng phương pháp dạy học đặc thù cho học sinh khó khăn về viết tạo lập văn bản............................................................................................................... 115 3.2. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................................... 126 3.2.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................... 126 3.2.2. Nội dung thực nghiệm ..................................................................................... 126 3.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................... 127 3.2.3.1. Tuân thủ nguyên tắc đề xuất biện pháp dạy Tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết............................................................................................................ 127 3.2.3.2. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp đã đề xuất trong dạy Tập làm văn..... 127 3.2.3.3. Chú trọng việc nhận diện học sinh khó khăn về viết và đánh giá đặc điểm khó khăn của học sinh ................................................................................................................................. 127 3.2.4. Mẫu thực nghiệm ............................................................................................. 127 3.2.5. Địa điểm thực nghiệm ..................................................................................... 127 3.2.6. Các trường hợp trong nghiên cứu thực nghiệm ............................................... 128 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 159 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 160 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................... 162 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ................................................................ 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 165 vii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT GDHN : Giáo dục hòa nhập GV : Giáo viên HS : Học sinh KHGDCN : Kế hoạch giáo dục cá nhân KKVĐ : Khó khăn về đọc KKVT : Khó khăn về toán KKVV : Khó khăn về viết KKHT : Khó khăn học tập đặc thù NDDH : Nội dung dạy học PPDH : Phương pháp dạy học PHHS : Phụ huynh học sinh TLHT : Tài liệu học tập TLV : Tập làm văn TLVB : Tạo lập văn bản TKT : Trẻ khuyết tật VB : Văn bản TH : Tiểu học VMT : Văn miêu tả viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Ma trận Bộ công cụ đánh giá năng lực của học sinh lớp bốn......................... 61 Bảng 2.2. Mẫu thử nghiệm Bộ công cụ đánh giá năng lực của học sinh lớp Bốn khó khăn về viết ...................................................................................................... 61 Bảng 2.3. Kết quả thử nghiệm Bộ công cụ đánh giá năng lực học sinh lớp Bốn khó khăn về viết ...................................................................................................... 62 Bảng 2.4. Trung bình dấu hiệu biểu hiện khó khăn về viết ............................................. 63 Bảng 2.5. Mẫu đánh giá sàng lọc và đánh giá năng lực viết.......................................... 64 Bảng 2.6. Mẫu khảo sát học sinh theo giới tính ............................................................... 65 Bảng 2.7. Mẫu khảo sát là cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh ................. 65 Bảng 2.8. Tần xuất xuất hiện và độ tương quan ............................................................... 67 Bảng 2.9. Kết quả sàng lọc kĩ năng tạo chữ...................................................................... 68 Bảng 2.10. Kết quả sàng lọc kĩ năng chính tả................................................................... 69 Bảng 2.11. Kết quả sàng lọc kĩ năng Tập làm văn ........................................................... 71 Bảng 2.12. Kết quả đánh giá chỉ số trí tuệ ( IQ) ............................................................... 73 Bảng 2.13. Kĩ năng tạo chữ ............................................................................................... 74 Bảng 2.14. Kĩ năng chính tả .............................................................................................. 75 Bảng 2.15. Kĩ năng làm văn .............................................................................................. 76 Bảng 2.16. Nhận định của giáo viên và cán bộ quản lí về học sinh khó khăn về viết ... 79 Bảng 2.17. Nhận định của cán bộ quản lí về nguyên nhân khó khăn về viết của học sinh.... 80 Bảng 2.18. Nhận định của giáo viên về nguyên nhân khó khăn về viết của học sinh ... 81 Bảng 2.19. Ý kiến cán bộ quản lí về các biện pháp Hỗ trợ học sinh khó khăn về viết .. 82 Bảng 2.20. Ý kiến của giáo viên về các biện pháp hỗ trợ học sinh khó khăn về viết .... 83 Bảng 2.21. Mong muốn của cán bộ quản lí ...................................................................... 87 Bảng 2.22. Mong muốn giáo viên về hỗ trợ học sinh có khó khăn................................. 87 Bảng 4.1: Kết quả đánh giá sàng lọc KV1......................................................................129 Bảng 4.2: Kết quả đánh giá chỉ số trí tuệ KV1 ...............................................................130 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá năng lực KV1 .....................................................................130 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá sàng lọc KV2......................................................................141 Bảng 4.5: Kết quả đánh giá chỉ số trí tuệ KV2 ...............................................................141 ix Bảng 4.6: Kết quả đánh giá năng lực viết KV2 ..............................................................142 Bảng 4.7: Kết quả đánh giá sàng lọc KV3......................................................................150 Bảng 4.8: Kết quả đánh giá chỉ số trí tuệ KV3 ...............................................................150 Bảng 4.9: Kết quả đánh giá năng lực viết KV3 ..............................................................151 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ đánh giá năng lực của học sinh KKVV ......................................... 73 Biểu đồ 2.2: Sự chênh lệch về giới tính ............................................................................ 73 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc văn bản .......................................................................................... 45 Sơ đồ 2.1. Mức độ phổ biến các dấu hiệu khó khăn về viết ......................................... 67 x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG GỢI Ý ĐIỀU CHỈNH KV1 ...............................132 CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG GỢI Ý ĐIỀU CHỈNH KV2 ...............................143 CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG GỢI Ý ĐIỀU CHỈNH KV3 ...............................153 PHỤ LỤC 1: PHIẾU SÀNG LỌC HỌC SINH KHÓ KHĂN VỀ VIẾT ...........................172 PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VIẾT CỦA HỌC SINH .............................174 PHỤ LỤC 3: PHIẾU HỎI ..................................................................................................182 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM KHÓ KHĂN CỦA HỌC SINH ........187 PHỤ LỤC 5: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ NHỮNG GỢI Ý ĐIỀU CHỈNH CỤ THỂ ..116 PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SÀNG LỌC KV1...................................................189 PHỤ LỤC 7: ĐÁNH GIÁ XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ TRÍ TUỆ KV1 .......................................191 PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SÀNG LỌC KV2...................................................194 PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ TRÍ TUỆ KV2 .........................................196 PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SÀNG LỌC KV3.................................................198 PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ TRÍ TUỆ KV3 .......................................200 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong trường tiểu học Việt Nam hiện nay có một bộ phận học sinh (HS) học tập không hiệu quả. Việc học tập không hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là khó khăn học tập đặc thù (KTHT). Học sinh KTHT có ranh giới không rõ ràng và thường được ám chỉ như những “khiếm khuyết tiềm ẩn”. Đôi khi giáo viên (GV), phụ huynh (PH) và các nhà chuyên môn khó nhận diện được những khiếm khuyết này. Trẻ thường bị cho là “học kém”, “lười biếng”, và một số các nguyên nhân khác. Học sinh KTHT thường phải giành thời gian nhiều hơn cho việc học tập và thường trải qua những trạng thái tâm lý: Thất vọng, giận dữ, phiền muộn, lo âu và thiếu tự tin,... Khó khăn về viết (KKVV) là một dạng KTHT, cùng với khó khăn về đọc (KKVĐ) và khó khăn về toán (KKVT)… Trong nghiên cứu về KTHT, ta thường hay nghe nói nhiều đến KKVĐ (dyslexia) mà ít biết đến KKVV (dysgraphia). Thuật ngữ dysgraphia được giới nghiên cứu về Y học, Ngôn ngữ học, Tâm lý và Giáo dục học sử dụng khá phổ biến như một thuật ngữ bao quát cho tất cả các rối loạn thể hiện bằng văn bản: Khó khăn về tạo chữ (kỹ thuật viết), khó khăn về chính tả và khó khăn TLVB (khó khăn trong việc thể hiện ý nghĩ ở dạng viết) không liên quan đến khả năng suy giảm trí tuệ (Orton S.T, 1989 [63]; Smits-Engelsman [71]; Regina G. Richards, 1998 [64]). Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khả thi về KKVV, từ việc nhận diện đến khái niệm, phân loại và các chiến lược can thiệp nhằm khắc phục tình trạng này. Ở Việt Nam, nghiên cứu KKVV chưa được nhiều các nhà khoa học quan tâm. Vì thế, số lượng các nghiên cứu còn rất hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề khó khăn về tạo chữ mà cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho vấn đề khó khăn TLVB. Trong khi đó, TLVB là một kĩ năng rất quan trọng đối với học sinh tiểu học (HSTH). Khó khăn TLVB sẽ hạn chế khả năng giao tiếp và khả năng học tập của trẻ ngay từ bậc học tiểu 2 học, ảnh hưởng không nhỏ đến các các cấp học trên và trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của các em. Tập làm văn (TLV) là tên một phân môn của môn Tiếng Việt, rèn kĩ năng TLVB cho HS thông qua hình thức nói và viết. Chương trình TLV lớp bốn thực hiện mục đích: 1) Trang bị kiến thức và rèn các kỹ năng TLV; 2) Mở rộng vốn sống, rèn tư duy logic, tư duy hình tượng; 3) Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ, nhân cách cho học HSTH. Về mặt nhận thức, hoạt động làm văn là tiến trình sản sinh ý tưởng, tổ chức, sắp xếp ý tưởng đó thành văn bản. HS tổng hợp nhiều kiến thức: Kiến thức từ các môn học, kiến thức từ thực tế cuộc sống, thế giới xung quanh các em. Các kỹ năng khác nhau được hình thành như: Kĩ năng tạo chữ, viết chính tả; kĩ năng sử dụng từ ngữ, viết câu thích hợp; kỹ năng liên kết đoạn, ý để xây dựng chuỗi các ý nghĩ nhằm giải quyết các vấn đề mà đề bài văn đặt ra. Ngoài ra, bài TLV còn thể hiện phẩm chất, tâm hồn và kinh nghiệm sống của HS. Vì vậy, việc dạy học tốt phân môn TLV có ý nghĩa quan trọng đến phát triển nhận thức và tình cảm xã hội cho HS. Tuy nhiên, TLV là một trong những nội dung khó đối với học sinh KKVV. Nguyên nhân căn bản là do học sinh KKVV có những khó khăn trong việc trong việc xử lí các thông tin; Hạn chế trong việc thiết lập các ý tưởng và thể hiện các ý tưởng đó bằng văn bản. KKVV là rào cản sự tiến bộ học tập, học tiếp lên các bậc học trên và khó khăn trong giao tiếp. Ở TH, các kiến thức, kỹ năng về TLV được chia làm hai giai đoạn: 1/ Giai đoạn đầu dành cho HS các lớp một, lớp hai và lớp ba với kỹ năng dùng từ, viết câu và đoạn văn; 2/ Giai đoạn sau hoàn thiện kiến thức về TLV. HS bắt đầu biết làm một bài TLV hoàn chỉnh thông qua việc nắm được bố cục; cách mở bài, kết bài; cách sắp xếp ý; cách diễn đạt một bài văn. Nội dung kiến thức, kỹ năng này chỉ đặt ra ở các lớp bốn và lớp năm nhằm phục vụ cho việc rèn các kỹ năng cơ bản trong quá trình sản sinh VB (quá trình làm bài TLV). 3 Chương trình TLV lớp bốn quy định học các nội dung sau: 1/ Kết cấu ba phần của bài văn kể chuyện và miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài), lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả; 2/ Đoạn văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật); 3/ Viết bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật); 4/ Một số văn bản nhật dụng thông thường: đơn, thư, tờ khai in sẵn, một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận, đơn, thư. Đây là những nội dung quan trọng, tạo tiền đề cho HS tiếp tục học ở lớp năm và các cấp học trên. Đề tài nghiên cứu: Dạy tập văn cho học sinh lớp bốn có khó khăn về viết học hoà nhập được tác giả lựa chọn bước đầu thử nghiệm những nghiên cứu về đánh giá, nhận diện học sinh KKVV; Tìm kiếm các chiến lược, kỹ thuật dạy học cho học sinh KKVV học hoà nhập trong trường TH ở Việt Nam. Nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng thành công dạy TLV cho học sinh KKVV học hòa nhập sẽ đóng góp thêm những cứ liệu về lý luận và thực tiễn cho những nghiên cứu về KTHT ở Việt Nam nói chung, KKVVnói riêng. Đề tài có ý nghĩa đối với cá nhân học sinh KKVV. Can thiệp, hỗ trợ kịp thời giúp các em tự tin học tập trong các lớp học hòa nhập và tự tin hơn trong cuộc sống. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp dạy TLV cho HS lớp bốn KKVV học hoà nhập, nhằm cải thiện kỹ năng TLVB viết cho các em. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy TLV cho HS lớp bốn KKVV học hòa nhập trong trường TH. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp dạy TLV cho HS lớp bốn KKVV học hoà nhập trong trường TH Việt Nam. 4. Giả thuyết khoa học Học sinh KKVV học hòa nhập trong trường tiểu học là một thực tế khách quan. Đánh giá và đưa ra các biện pháp dạy học đặc thù, can thiệp và 4 hỗ trợ kịp thời sẽ có tác động tích cực, cải thiện chất lượng văn bản viết cho các em. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy TLV cho HS lớp bốn KKVV, bao gồm: Các khái niệm công cụ (Viết, Khó khăn về viết, học sinh khó khăn về viết, tập làm văn, dạy học tập làm văn và giáo dục hòa nhập); Các vấn đề: phân loại, nguyên nhân, đặc điểm KKVV của HS, các vấn đề về tổ chức dạy học TLV cho HS lớp bốn KKVV, một số yếu tố ảnh hưởng. 5.2. Đánh giá thực trạng HS KKVV ở tiểu học; Nghiên cứu đặc điểm KKVV ở HS; Thực trạng dạy TLV cho HS lớp bốn KKVV ở tiểu học. 5.3. Đề xuất biện pháp dạy TLV cho HS lớp 4 KKVV học hòa nhập. 5.4. Thực nghiệm sư phạm các biện pháp dạy TLV cho HS lớp bốn KKVV. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Tiếp cận duy vật biện chứng: Cách tiếp cận dựa trên những mối quan hệ biện chứng phụ thuộc lẫn nhau cùng phát triển: Mối quan hệ giữa người dạy và người học; biện pháp giáo dục và kết quả giáo dục. Tiếp cận tổng thể: Giáo dục đặc biệt, cụ thể là giáo dục cho học sinh KKVV trong tổng thể các mặt giáo dục (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ). Tiếp cận cá nhân: Mỗi học sinh KKVV là một cá nhân khác biệt, có quá trình phát triển khác nhau, kinh nghiệm khác nhau, những khó khăn khác nhau và có nhu cầu cần được đáp ứng khác nhau trong quá trình giáo dục. Tiếp cận giáo dục hòa nhập: Mọi HS, trong đó có học sinh KKVV đều có những khả năng và nhu cầu khác nhau. Môi trường GDHN là môi trường tốt nhất để HS phát triển các năng lực của mình. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp Mục đích: Xây dựng luận cứ khoa học cho đề tài luận án, xây dựng cơ sở lí luận và định hướng cho nghiên cứu luận án. 5 Nội dung nghiên cứu: Các vấn đề lí luận cơ bản có liên quan đến đề tại luận án. Cách thực hiện: Tra cứu, thu thập thông tin từ các nguồn như: sách, tạp chí, internet và các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến KKVV nói chung và học sinh KKVV nói riêng. Tổng hợp và phân tích các tài liệu đã thu thập được. 6.2.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống lí thuyết Mục đích: Khái quát hóa hướng nghiên cứu của đề tài luận án và định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn và xây dựng hướng nghiên cứu của luận án. Nội dung nghiên cứu: Các lí thuyết có liên quan đến đề tài Dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết học hòa nhập. Cách thực hiện: Phân chia, sắp xếp các tài liệu khoa học và các vấn đề liên quan đến đề tài. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.2.1. Sử dụng test Mục đích: Đánh giá thực trạng học sinh KKVV. Nội dung: Nhận diện học sinh KKVV, xác định năng lực và khó khăn của HS. Cách thực hiện: Sử dụng Bộ công cụ đánh giá nhận diện học sinh KKVV (Test dành cho GV); Bộ công cụ Wics-IV (đánh giá chỉ số trí tuệ của HS); Bộ công cụ xác định năng lực và khó khăn của HS. 6.2.2.2. Phương pháp quan sát Mục đích: Tìm hiểu thực trạng dạy và học TLV ở lớp học hòa nhập có học sinh KKVV. Nội dung: Quan sát các tiết dạy TLV trong lớp học có học sinh KKVV học hòa nhập. Cách thực hiện: Dự giờ và quan sát tiết học TLV của học sinh KKVV và HS không có KKVV; Quan sát tiết dạy TLV của GV trong lớp học có học sinh KKVV học hòa nhập. 6 Quan sát hoạt động dạy của GV; Hoạt động học của HS; Quan sát hoạt động can thiệp, hỗ trợ cá nhân HS của GV nhằm tìm ra những rào cản trong việc dạy và học TLV. 6.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của học sinh Mục đích: Tìm lỗi mắc phải của HS. Nội dung: Tìm và phân tích lỗi, tìm hiểu nguyên nhân mắc phải để đề xuất các phương pháp dạy học (PPDH) trên lớp học hòa nhập và hỗ trợ cá nhân HS. Cách thực hiện: GV nghiên cứu các bài viết theo chương trình phân môn TLV và bài viết theo mục đích khảo sát. 6.4. Thực nghiệm sư phạm: Nghiên cứu điển hình Mục đích: Kiểm chứng tính khoa học và tính khả của biện pháp dạy TLV cho học sinh KKVV học hòa nhập. Nội dung: Biện pháp dạy TLV cho học sinh KKVV. Cách thực hiện: Thực nghiệm các biện pháp dạy học TLV với 3 HS KKVV ở địa bàn TP. Hà Nội. 6.5. Phương pháp chuyên gia Tổng hợp các ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực Y tế, Giáo dục học, Giáo dục Đặc biệt và các chuyên gia chuyên gia Tiếng Việt về phương pháp và kết quả nghiên cứu. 6.6. Thống kê toán học Sử dụng phần mền SPSS phiên bản 20.0 để phân tích kết quả khảo sát thực tiễn và kết quả thực nghiệm. 7. Giới hạn đề tài 7.1. Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng 1194 HS có nghi ngờ KKVV trong tổng số 11.263 HS lớp bốn tại 6 huyện/thành phố của các tỉnh Lào Cai và Kiên Giang (Những HS này không bao gồm học sinh KTTT, khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật ngôn ngữ, khuyết tật vận động, rối loạn phổ tự kỉ, những HS có biểu hiện tâm lí bất thường ); Đề tài tác động thực nghiệm mẫu ở lớp học hoà nhập HS lớp bốn KKVV cho ba trường hợp đã 7 xác định KKVV tại hai trường TH Nguyễn Trãi và Khương Đình thuộc quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. 7.2. Địa bàn nghiên cứu - Thử nghiệm Bộ công cụ Sàng lọc học sinh khó khăn về viết và Bộ công cụ Đánh giá xác định khó khăn của HS tại các tỉnh: Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên; - Đề tài khảo sát thực tế tại 6 huyện thuộc hai tỉnh Lào Cai (Bắc Hà, Mường Khương và Si ma Cai) và Kiên Giang (Hòn Đất, Châu Thành, TX Hà Tiên); - Đề tài thực nghiệm mẫu ba trường hợp học sinh KKVV ở TP Hà Nội. 7.3. Nội dung nghiên cứu Các biện pháp dạy TLV cho HS lớp bốn KKVV học hòa nhập. 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. Trong trường tiểu học có một bộ phận HS đang gặp KKVV. Các em cần được học tập trong môi trường hòa nhập và được hỗ trợ cá nhân; 8.2. Với học sinh KKVV cần được xác định năng lực và tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp; 8.3. Sử dụng biện pháp dạy học trên lớp và hỗ trợ cá nhân HS hiệu quả sẽ giúp các em cải thiện được kĩ năng TLV, nâng cao chất lượng học tập của các em. 9. Đóng góp mới của luận án Luận án đóng góp những vấn đề cơ bản sau: Về lý thuyết 9.1. Hệ thống một số khái niệm liên quan đến đề tài như KKVV, Học sinh KKVV, TLV và dạy TLV, GDHN; 9.2. Xây dựng khung lí thuyết về dạy học cho học sinh KKVV học hòa nhập; 3. Xây dựng quy trình thiết kế các bộ công cụ đánh giá sàng lọc, bộ công cụ đánh giá năng lực của học sinh KKVV, bộ công cụ đánh giá thực trạng dạy học trong lớp học có học sinh KKVV ; 4. Xây dựng các bộ công cụ đánh giá sàng lọc, bộ công cụ đánh giá năng lực của học sinh KKVV, bộ công cụ đánh giá thực trạng dạy học trong lớp học có học sinh KKVV . 8 Về thực tiễn 1/ Sàng lọc 1194 học sinh KKVV; Đánh giá năng lực viết của 75 học sinh KKVV sau đánh giá sàng lọc và xác định chỉ số IQ; 3/ Đánh giá thực trạng dạy học TLV cho học sinh lớp bốn KKVV trong lớp học hòa nhập; 4/ Một số biện pháp dạy TLV có thể áp dụng ngay trong thực tiễn; 10. Cấu trúc luận án Luận án bố cục như sau: 1/ Các phần: Mở đầu - Kết luận – Khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; 2/ Các chương Chương 1: Cơ sở lí luận của dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết học hòa nhập; Chương 2: Thực trạng dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết học hòa nhập; Chương 3: Một số biện pháp dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết học hòa nhập và thực nghiệm sư phạm. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau về KKVV và giáo dục học sinh KKVV. Thể hiện trên các tài liệu những nghiên cứu chính: 1/ Khó khăn về viết, học sinh khó khăn về viết; 2/ Dạy TLVB cho học sinh khó khăn về viết. 1.1.1. Những nghiên cứu về Khó khăn về viết và học sinh khó khăn về viết 1.1.1.1. Nghiên cứu từ Y học Hiện tượng KKVV lần đầu được bác sỹ Josef Gerstmann Horacek mô tả trường hợp không có khả năng viết do tổn thương não trong cuốn sách Brainstorms vào năm 1940 [49]. Sau Horacek, Emmer và các cộng sự (1970) [43 ], Keller [ 56] cũng đã nghiên cứu về não trái, vùng hoạt động của ngôn ngữ. Tuy ở các thời điểm khác nhau, ở những bối cảnh khác nhau nhưng theo nghiên cứu của các ông, hệ thần kinh người giữ vai trò điều khiển và phối hợp hoạt động của cơ thể. Trong mỗi tế bào thần kinh có phần thân tế bào tạo nên chất xám giữ vai trò tiếp nhận xung thần kinh, phân tích và tổng hợp kích thích cho phản ứng trả lời của hệ thần kinh. Hai khu vực chính của vùng bán cầu não trái liên quan đến ngôn ngữ là vùng broca (vùng vận động ngôn ngữ) và vùng wernicke (vùng hiểu ngôn ngữ). Việc mất ngôn ngữ hoặc khó khăn trong nói, đọc, viết thường đi kèm với những tổn thương của bán cầu não trái. Giải thích bản chất của KKVV là do những nguyên nhân về sinh học, năm 1985, Albert Galaburda và các đồng nghiệp [44] mổ não của bốn người đàn ông trong độ tuổi từ 14 đến 32 tuổi. Những người này được chẩn đoán là mắc chứng KKVĐ và KKVV. Kết quả cho thấy cấu trúc não của người mắc chứng KKVV khác biệt với cấu trúc não của những người bình thường. Một số trường hợp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan