Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên...

Tài liệu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên

.PDF
132
465
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯƠNG VĂN THAO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯƠNG VĂN THAO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Dương Văn Thao ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, văn phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Trần Đình Tuấn. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn. Thêm nữa, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Dương Văn Thao iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3 4. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 4 5. Bố cục của đề tài ................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI................................................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới ......................................... 5 1.1.1. Những vấn đề lý luận về nông thôn ................................................ 5 1.1.2. Những vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới ....................... 12 1.1.3. Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới ............................................. 21 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới .................... 28 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới........ 32 1.2.1. Xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh phía Bắc .............................. 32 1.2.2. Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ................................................................................... 33 1.2.3. Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng Nông thôn mới của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .................................................................................. 35 1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên ............................................................ 38 iv Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 41 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 41 2.2. Các phương pháp nghiên cứu........................................................... 41 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 41 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 43 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 43 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 44 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NTM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN .................... 45 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã Phổ Yên ................. 45 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 45 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 48 3.2. Thực trạng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên . 54 3.2.1. Tình hình lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền Thị xã Phổ Yên thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ........................................... 54 3.2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí quy hoạch và phát triển quy hoạch ........................................................................................ 58 3.2.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội ....................................................................................................... 60 3.2.4. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất .................................................................................................... 64 3.2.5. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí văn hóa - xã hội và môi trường .......................................................................................... 67 3.2.6. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí hệ thống chính trị - an ninh xã hội ........................................................................................ 77 3.2.7. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ................................................................................... 79 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới tại Thị xã Phổ Yên .......................................................................................................... 80 v 3.3.1. Chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương .................... 80 3.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của người dân .................. 82 3.3.3. Năng lực, trình độ và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của cán bộ địa phương .......................................................................................... 85 3.3.4. Sự phối hợp của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và người dân tham gia xây dựng NTM ................................................... 87 3.3.5. Thu hút đầu tư cho xây dựng nông thôn mới ................................ 88 3.5. Đánh giá chung về quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 90 3.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 90 3.5.2. Một số hạn chế chủ yếu................................................................. 91 3.5.3. Các nguyên nhân cơ bản ............................................................... 91 3.5.4. Những bài học kinh nghiệm, mô hình tốt, cách làm sáng tạo của trong công tác xây dựng nông thôn mới của Thị xã Phổ Yên ................ 92 Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................... 94 4.1. Quan điểm chung trong quá trình xây dựng nông thôn mới ............ 94 4.1.1. Xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ............................................................................ 94 4.1.2. Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo phát triển nông thôn bền vững ........................................................................................................ 94 4.1.3. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm kế thừa những thành tựu đã đạt được .............................................................................................. 95 4.1.4. Xây dựng nông thôn mới phải vừa hiện đại nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc ............................................................................................... 95 4.1.5. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy mọi nguồn lực để xây dựng với tốc độ nhanh ................................................................. 96 vi 4.2. Định hướng, mục tiêu nhằm đầy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 96 4.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội .......................................... 96 4.2.2. Mục tiêu......................................................................................... 96 4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 98 4.3.1. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn .......................... 98 4.3.2. Nâng cao trình độ cán bộ và dân trí, tuyên truyền, vận động, giáo dục để tất cả các cấp các ngành và người dân tham gia xây dựng NTM ...................................................................................................... 101 4.3.3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất .................................................................................. 103 4.3.4. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới ............................................................... 104 4.4. Kiến nghị ........................................................................................ 105 4.4.1. Với cấp Trung ương .................................................................... 105 4.4.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 106 4.4.3. Với cấp Thị xã ............................................................................. 107 4.4.4. Với các hộ gia đình trong nông thôn ........................................... 107 KẾT LUẬN .......................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 111 PHỤ LỤC ............................................................................................. 113 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNN & PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BTCQG : Bộ Tiêu chí Quốc gia CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia GTVT : Giao thông vận tải HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế - Xã hội MTQG : Mục tiêu quốc gia NN-ND-NT : Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn NTM : Nông thôn mới THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân VH-TT : Văn hóa - Thể thao VH-TT&DL : Văn hóa - Thể thao và Du lịch XDNTM : Xây dựng nông thôn mới XHCN : Xã hội chủ nghĩa viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 2017 ......................................................................................... 47 Bảng 3.2: Tình hình dân số thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2017 ........ 50 Bảng 3.3: Tình hình sử dụng lao động của Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2017 ...................................................................................... 51 Bảng 3.4: Giá trị sản xuất của Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2017 .. 54 Bảng 3.5. Tình hình thực hiện tiêu chí quy hoạch và phát triển quy hoạch của Thị xã Sông Công ............................................................. 59 Bảng 3.6. Tình hình thực hiện các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội của Thị xã Phổ Yên ....................................................................... 63 Bảng 3.7. Tình hình thực hiện các tiêu chí về nhân tố kinh tế và tổ chức sản xuất của Thị xã Phổ Yên .................................................. 64 Bảng 3.8. Tình hình thực hiện tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường của Thị xã Sông Công ............................................................. 76 Bảng 3.9.Tình hình xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí hệ thống chính trị - an ninh xã hội ................................................................... 78 Bảng 3.10. Đánh giá của lãnh đạo địa phương về các chính sách của Nhà nước và địa phương đối với xây dựng nông thôn mới (n=25) 81 Bảng 3.11. Đánh giá của người dân về các chính sách của Nhà nước và địa phương đối với xây dựng nông thôn mới (n=270) ........... 82 Bảng 3.12. Đánh giá của cán bộ địa phương về điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của người dân có ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới (n=25) ...................................................................... 83 Bảng 3.13. Đánh giá của người dân địa phương về điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập trong đóng góp xây dựng nông thôn mới (n=270) .................................................................................... 84 ix Bảng 3.14. Đánh giá của cán bộ địa phương về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ có ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới (n=25) ...................................................................................... 85 Bảng 3.15. Đánh giá của người dân về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ địa phương đối với xây dựng nông thôn mới (n=270) ................................................................................................. 86 Bảng 3.16. Đánh giá của cán bộ và người dân về sự phối hợp trong xây dựng nông thôn mới (n=295) .................................................. 88 Bảng 3.17. Đánh giá của cán bộ và người dân về thu hút vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới (n=295) ........................................... 89 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Lược đồ Thị xã Phổ Yên ................................................................. 45 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng họ và theo phạm vi, làng, xã. Cùng với văn minh lúa nước, làng (bản, thôn, xóm…) đã trở thành nét văn hóa riêng của người Việt Nam từ muôn đời nay. Đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng phần lớn dân số sinh sống và lao động làm việc ở nông thôn. Trong thời kỳ nào Đảng ta cũng chăm lo đến phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm thì nền kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều hạn chế. Một thực tế đang diễn ra là do nông thôn chậm phát triển nên áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn, làm ảnh hưởng đến quá trình ổn định và phát triển của đô thị. Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập như triển khai thực hiện chương trình đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và đầu tư cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ… Các địa phương cũng đã có những cố gắng để xây dựng nông thôn mới, nhưng nông thôn nước ta có phạm vi rộng lớn, kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung nông thôn nước ta còn rất nghèo. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Tuy thời gian triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chưa lâu nhưng 2 các địa phương, nhất là cấp cơ sở đã bộc lộ nhiều lúng túng, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Thị xã Phổ Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, điều kiện kinh tế - xã hội tương đối phát triển. Trong những năm qua, Thị xã đã đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xây dựng nông thôn mới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, cơ sở hạ tầng của Thị xã còn nhiều bất cập và xây dựng thiếu quy hoạch, kinh tế của Thị xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh của Thị xã, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của tỉnh Thái Nguyên, Thị xã Phổ Yên đã từng bước thực hiện theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới mà tỉnh Thái Nguyên đã đề ra. Tính đến thời điểm cuối năm 2017 đã có 8/14 xã đạt chuẩn NTM, 6 xã còn lại đã hoàn thành được tối thiểu 13/19 tiêu chí. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt Thị xã NTM. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Thị xã vẫn đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như: thiếu kinh phí, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đời sống của nhân dân vẫn còn khó khăn, chưa đồng lòng trong thực hiện,… dẫn tới công tác xây dựng nông thôn mới vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Để đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên cần có những nghiên cứu cụ thể để đánh giá kết quả đã đạt được, chỉ những hạn chế gây cản trở và nguyên nhân của những hạn chế đó nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” nhằm góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn 3 mới ở địa phương gian đoạn tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên trong giai đoạn mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên mà chủ thể chính là người dân và vai trò của các cơ quan quản lý địa phương trong tổ chức, quản lý và chỉ đạo quá trình xây dựng NTM gồm các cơ quan quản lý của Thị xã và các xã. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. * Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên trong giai đoạn 2015 - 2017. * Phạm vi nội dung Đề tài nghiên cứu về quá trình xây dựng nông thôn mới cấp xã, cấp huyện (thị xã). Giới hạn nghiên cứu tại tiêu chí chính trong hệ thống tiêu chí quốc gia về nông thôn mới được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Quyết định số 342/QĐ-TTG ngày 20/02/2013 sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số 41/2013/TT- 4 BNN & PTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 4. Đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng quá trình đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên nhằm đề xuất các giải pháp có tính khả thi đẩy mạnh việc xây dựng nông thôn mới thành công ở Thị xã Phổ Yên. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở căn cứ quan trọng cho việc đề xuất giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, làm tài liệu tham cho các học giả học tập nghiên cứu, cho các nhà quản lý địa phương Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các huyện miền núi nói chung nhằm đạt kết quả cao trong công tác đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp theo. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng xây dựng nông thôn mới và yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Những vấn đề lý luận về nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân với sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với đô thị là thấp hơn. Cũng có ý kiến cho rằng nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để xác định vì vùng nông thôn thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng thành thị. Một quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp (Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2015). Hội nghị nhóm chuyên viên của Liên Hiệp Quốc đã đề cập đến một khái niệm nông thôn - đô thị. Có thể hiểu nông thôn - đô thị là một khu vực kinh tế hỗn hợp gồm nông thôn, nông thị và đô thị kế tiếp, xen kẽ nhau. Trong đó, nông thôn được coi là các làng xã nông nghiệp cổ truyền, nông thị là các đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, chợ có chức năng như cầu nối giữa nông thôn và thành thị, còn thành thị là các thành phố lớn, vừa, hoặc các khu công nghiệp tập trung (Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2015). Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên 6 thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác (Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2015). Theo Hoàng Văn Định và Vũ Đình Thắng (2002), nông thôn là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có cộng đồng chủ yếu là nông dân sinh sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn. Người nông dân Việt Nam có trình độ dân trí chưa cao, trình độ tiếp cận với công nghệ còn thấp gắn với nền kinh tế tiểu nông, sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, sản xuất tự cấp tự túc và kỹ thuật canh tác còn nhiều lạc hậu. Về phương diện kinh tế, nông thôn bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và thể chế, công nghệ và hạ tầng cơ sở (Đỗ Kim Chung, 2009). Nông thôn chủ yếu với kinh tế nông nghiệp và đây là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản. Theo nghĩa rộng, nông nghiệp còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Theo Đặng Kim Sơn (2008), nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã. Như vậy, nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân với sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Sự khác biệt về công tác quản lý giữa nông thôn và thành thị trên thực tế, nông thôn với cấp quản lý xã, thôn, bản; còn thành thị với cấp quản lý phường, thị trấn. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn 7 là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cộng sự - 2015). Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cộng sự - 2015) Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (năm 2011 dân số sống ở nông thôn chiếm 69,8% tổng dân số nước ta). Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của cả nước, nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu, cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ. Trên góc độ tự nhiên, nông thôn là vùng đất rộng lớn bao quanh các đô thị như thành phố, thị xã, thị trấn, có sự khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn… Trên góc độ kinh tế, nông thôn chủ yếu là sản xuất nông, lâm, thủy sản. Về đường xá, hệ thống nước sạch, điện thường hạn chế, thấp kém hơn đô thị. Về xã hội, trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, giáo dục, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn nhìn chung thấp hơn đô thị. Di sản văn hóa, phong tục tập quán trong nông thôn đa dạng, phong phú hơn đô thị. Từ các khái niệm trên có thể tóm lại: Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó đất đai thường rộng lớn hơn với một cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân sống bằng nghề sản xuất nông lâm thủy sản, có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn, trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất 8 hàng hóa và mức sống thường thấp hơn so với dân cư đô thị. Nông thôn có một số đặc trưng cơ bản như sau: Thứ nhất, là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài ra còn có các hoạt động sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, nông dân. Thứ hai, so với thành thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn, chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt. Dân cư nông thôn thường đổ xô về thành thị tìm kiếm việc làm và cơ hội sống tốt hơn. Thứ ba, thu nhập và mức sống ở nông thôn nói chung thấp hơn đô thị. Thứ tư, nông thôn giàu tiềm năng về đất đai, nguồn nước, khí hậu…đa dạng về quy mô và trình độ phát triển, còn chịu ảnh hưởng nhiều điều kiện tự nhiên. Tính đa dạng đó, nên nông thôn chịu ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố này đến khả năng phát triển và khai thác các nguồn lực cơ bản để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Như vậy, có thể thấy chủ thể chính trong nông thôn là nông dân, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn. Để có cách nhìn nhận một cách toàn diện, theo chúng tôi cần nâng cao nhận thức về nông thôn, nông nghiệp, nông dân ở các khía cạnh sau: - Nông thôn không những là một vùng không gian cần thiết cho sự tồn tại của nông nghiệp mà cần được hiểu, nhận thức ở tầm bao quát cao hơn, đó là kinh tế nông thôn bao gồm các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp vốn rất đa dạng và ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. - Trong nông thôn, bên cạnh các hoạt động nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp, gồm các loại ngành, nghề tiểu thủ công, các loại hình dịch vụ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, các hoạt động cung ứng đầu vào cho nông nghiệp, chế biến nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và tạo ra kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp tạo ra việc làm tại chỗ cho thôn, bản, làng, xã, nâng cao đời sông cho dân cư bản địa, thay đổi bộ mặt nông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan