Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy luyện nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn kể chuyện...

Tài liệu Dạy luyện nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn kể chuyện

.DOC
142
316
132

Mô tả:

Phần mở đầu 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong xu hướng chung của thế giới, khi cuộc cách mạng khoa học phát triển như vũ bão kéo theo những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế xã hội, khi thế giới đang bước vào thời đại toàn cầu hoá và phát triển bền vững, ngành giáo dục đào tạo đứng trước những thách thức và vận hội mới…Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực thích ứng với việc giải quyết những vấn đề thực tế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hợp tác. Để đạt được mục tiêu này cần phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học không chỉ cần những con người khéo tay, làm theo những khuôn mẫu cho sẵn, mà đào tạo ra những con người toàn diện, có thể chất khoẻ mạnh, tâm hồn phong phú, có đầy đủ tố chất của con người mới, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi, các em giàu trí tưởng tượng, cảm xúc và sáng tạo. Song thành phần sáng tạo ở lứa tuổi này vẫn còn phiến diện, nghiêng về nhận thức cảm tính, tư duy trừu tượng mới chỉ ở bước đầu phát triển. Do đó, phải dạy học nh thế nào để có hiệu quả hơn. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thúc đẩy quá trình dạy học sao cho có hiệu quả, nhằm đáp ứng được nhu cầu nhận thức của học sinh, khai thác và điều chỉnh vốn kinh nghiệm mà các em đã tích luỹ được trong cuộc sống, phát huy được tính tích cực tự giác của học sinh tiểu học. Có nhiều cách giải quyết vấn đề này, khả thi nhất có lẽ là đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Năm 2001, Bộ giáo dục và đào tạo chính thức ban hành Chương trình tiểu học mới – bé chương trình của giáo dục tiểu học trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Cùng với chương trình các môn học khác, chương trình môn Tiếng Việt được biên soạn nhằm nâng 1 cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trên cơ sở phát huy những kinh nghiệm đã có và tiếp cận với những thành tựu hiện đại của việc dạy tiếng nói chung, dạy tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông nói riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc đổi mới nội dung tất yếu sẽ dẫn đến đổi mới phương pháp dạy học cho từng môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Khi dạy các loại bài học tiếng Việt cần có sự linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng, miền. Dù sử dụng phương pháp nào, nguyên tắc cao nhất là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, là tạo nhiều cơ hội cho học sinh luyện tập trong giao tiếp bằng tiếng Việt. 1.2. Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới nhấn mạnh chủ trương: “Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi” . Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt. Mục tiêu đó coi trọng tính thực hành, thực hành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong những môi trường giao tiếp cụ thể. Điều này đã góp phần chỉ đạo việc biên soạn nội dung chương trình, SGK và chi phối các nguyên tắc, PPDH môn Tiếng Việt tiểu học. Quan điểm giao tiếp nói cụ thể hơn là quan điểm phát triển lời nói định ra nguyên tắc, phương hướng xây dựng chương trình môn Tiếng Việt. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển lời nói. 1.3. Đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục, chương trình môn Tiếng Việt mới đã được soạn thảo năm 1991 và đã thử nghiệm năm 1996. Đến năm học 2002 – 2003, chương trình Tiếng Việt mới bắt đầu được triển khai đại trà trên toàn quốc. Một trong những quan điểm cơ bản xây dựng chương trình là quan điểm giao tiếp và quan điểm này đã xuyên suốt chương trình tiểu học.Việc dạy học nói bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS kĩ năng nói – 2 mét trong những kĩ năng giao tiếp quan trọng của con người. Mỗi hợp phần của môn Tiếng Việt đều rèn cho học sinh kĩ năng nói, trong đó hợp phần kể chuyện học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp một cách hứng thú nhất. Cho đến nay, việc triển khai trên toàn quốc chương trình Tiếng Việt đã bước sang năm học thứ 5 nhưng phần lớn GV vẫn tỏ ra lúng túng khi tổ chức dạy học nói cho HS khi dạy phân môn kể chuyện nói chung và phân môn kể chuyện lớp 3 nói riêng. Xuất phát từ những lÝ do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn kể chuyện” làm đề tài luận văn của mình. 2. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Nghiên cứu phát triển ngôn ngữ cho trẻ em đã và đang được các nhà giáo dục thế giới và trong nước quan tâm ở những bình diện khác nhau. Các tài liệu cũng đã và đang đóng góp nhiều thành quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là trẻ trước tuổi tiểu học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và vận dụng các biện pháp giúp phát triển lời nói cho HS tiểu học vẫn chưa nhận được sù quan tâm nghiên cứu thoả đáng của các nhà giáo dục. Bởi vậy, nghiên cứu về các biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh líp 3 trong phân môn kể chuyện là việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong luận văn,chúng tôi sẽ tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề mà chúng tôi quan tâm. 3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Khách thể nghiên cứu: Học sinh líp 3 và một số giáo viên tiểu học đang dạy lớp 3 - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung phân môn kể chuyện và dạy học luyện nói trong phân môn kể chuyện lớp 3 - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung và phương pháp dạy học luyện nói cho học sinh 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Mục đích nghiên cứu 3 Đề tài “Dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn Kể chuyện” góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn kể chuyện lớp 3 nói chung và kỹ năng luyện nói cho HS nói riêng. Thông qua một số phương pháp nhằm phát triển kĩ năng nói trong phân môn kể chuyện, đề tài tiến hành tổ chức dạy học nội dung này theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh nhằm đạt hiệu quả dạy học cao hơn. Để đạt được mục đích đó cần thực hiện các nhiệm vụ sau: 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.2.1. Tìm hiểu nội dung phân môn kể chuyện lớp 3 - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng phân môn kể chuyện. - Phân loại hệ thống bài tập của phân môn kể chuyện lớp 3 - Đánh giá những điểm mới của phân môn kể chuyện lớp 3 4.2.2. Đề xuất một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học luyện nói trong phân môn kể chuyện lớp 3 - Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp phát triển kĩ năng nói để tổ chức dạy học kể chuyện cho học sinh líp 3 - Một sè phương pháp dạy học phân môn kể chuyện nhằm phát triển kĩ năng nói cho học sinh líp 3 4.2.3.Xây dùng một số bài tập nhằm luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn Kể chuyện 4.2.4. Tổ chức thực nghiệm dạy học phân môn kể chuyện cho học sinh líp 3 theo các phương pháp dạy học đã đề ra. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu GV vận dụng các phương pháp dạy học một cách phù hợp nhằm phát triển kĩ năng nói để tổ chức dạy học phân môn kể chuyện sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học, tăng cường năng lực sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp với mỗi hoạt động giao tiếp của HS. 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2. Phương pháp quan sát 6.3. Phương pháp điều tra khảo sát 6.4. Phương pháp thống kê 6.5. Phương pháp thực nghiệm 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Bước đầu đưa ra một cách nhìn tổng quát về SGK Tiếng Việt 3 và nội dung phân môn kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3 - Cung cấp một số thông tin về thực trạng dạy học phân môn kể chuyện cho HS líp 3 - Đưa ra một số phương pháp dạy học đặc trưng nhằm rèn kĩ năng nói cho HS trong phân môn kể chuyện ở SGK Tiếng Việt lớp 3, cách thiết kế bài dạy kể chuyện nhằm nâng cao hiệu quả dạy học luyện nói trong phân môn kể chuyện cho HS líp 3 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn này gồm ba phần: - Phần Mở Đầu - Phần Nội Dung Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học luyện nói trong phân môn Kể chuyện lớp 3 Chương II:Dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn kể chuyện Chương III: Thực nghiệm sư phạm. - Phần Kết luận. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC LUYỆN NÓI TRONG PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lý thuyết giao tiếp và những vận dụng vào dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn kể chuyện 1.1.Khái niệm về giao tiếp Như chóng ta đã biết, giao tiếp là một hoạt động quan trọng để phát triển xã hội loài người. Có nhiều phương tiện giao tiếp, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất, cơ bản nhất. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Giao tiếp là một hoạt động xảy ra khi có một chủ thể phát tin, sử dụng một tín hiệu để truyền đến cho chủ thể nhận tin một nội dung nào đó. Giao tiếp là hoạt động có đích. Nội dung được truyền đạt nhằm cung cấp những thông tin (hiểu biết) cho người nghe hoặc bày tỏ thái độ tình cảm của người nói cho người nghe chia sẻ hoặc tạo lập, duy trì quan hệ giữa người nói người nghe” (Cơ sở ngữ nghĩa học và từ vựng -NXBGD-H2000 trang 32) Cùng với quan điểm trên, tác giả Lê A, Đỗ Xuân Thảo cũng cho rằng “khi có Ýt nhất hai người gặp nhau và bày tỏ với nhau điều gì đấy như nỗi buồn, vui, ý muốn, hành động, hay nhận xét nào đấy về sự vật xung quanh thì giữa họ diễn ra một hoạt động giao tiếp (gọi tắt là giao tiếp)”[Giáo trình tiếng việt 1-NXBGD-1997 trang27] Như vậy, giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa các thành viên trong xã hội với nhau, dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng, tình cảm, trao đổi ý kiến, 6 kiến thức, nhận xét về xã hội, con người, thiên nhiên. Mỗi cuộc giao tiếp tối thiểu phải có hai người và phải dùng cùng một ngôn ngữ nhất định. Giao tiếp tồn tại dưới hai dạng: giao tiếp bằng lời (giao tiếp miệng) và giao tiếp bằng văn tự (giao tiếp viết). Vấn đề đặt ra là tại sao con người lại phải giao tiếp với nhau? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong mục đích và chức năng của giao tiếp. Vai trò mà giao tiếp đảm nhận trong đời sống cộng đồng chính là chức năng của ngôn ngữ. Giao tiếp có 4 chức năng chính: Chức năng thông tin (chức năng thông báo): Qua các cuộc giao tiếp người ta trao đổi những thông tin (các tin tức thời sự, chính trị, các tri thức khoa học, văn học nghệ thuật....) dưới dạng nhận thức, tức là họ đã thực hiện chức năng thông báo của giao tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người. Đây chính là chức năng mà chúng ta thường gặp trong giao tiếp. Chức năng tạo lập quan hệ: Không chỉ dừng lại ở việc trao đổi thông tin, trong quá trình giao tiếp con người còn hướng tới việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa những cá nhân tham gia giao tiếp. Đôi khi, mục đích này lại là mục đích chính của cuộc giao tiếp. Tuy nhiên, chức năng này bao gồm cả chức năng phá vỡ quan hệ. Chức năng giải trí: Trong cuộc sống có những lúc con người phải làm việc, hoặc học tập quá vất vả, những lúc như thế con người cần được nghỉ ngơi thư giãn. Hoạt động giao tiếp với những câu chuyện cười, những lời đùa vui dí dỏm....sẽ là liều thuốc hiệu nghiệm xua đi những mệt mỏi ưu phiền, làm cho con người thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và hứng thú hơn với công việc hàng ngày của mình. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, chức năng này có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Chức năng tạo lập quan hệ: Cùng với chức năng giải trí, giao tiếp còn có chức năng tạo lập quan hệ. Các cuộc giao tiếp không chỉ giúp con người trao đổi thông tin với nhau mà còn giúp họ xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Trong giao tiếp đôi khi mục đích này trở thành mục đích chính, bởi lẽ nhờ 7 có chức năng này mà con người có thể cộng tác được với nhau và thúc đẩy xã hội phát triển. Chức năng tự biểu hiện: Qua giao tiếp con người có thể tự bộc lộ mình về tình cảm, sở thích, trạng thái sức khoẻ, hay nguyện vọng, năng khiếu.Đối với các sự vật, hiện tượng hoặc một vấn đề nào đó mà họ quan tâm. Tất cả các điều đó đều được thể hiện trong lời nói của mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên trong quá trình giao tiếp con người có thể tự biểu hiện mình về nhiều mặt một cách có ý thức hoặc không có ý thức. Từ việc tìm hiểu những chức năng giao tiếp trên, chúng ta có cơ sở để thực hiện thành công những cuộc giao tiếp trong cuộc sống. Mặt khác nó còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học. Nắm được những chức năng này sẽ giúp GV có cơ sở để đánh giá kết quả những ngôn bản nói và viết mà HS tạo ra trong quá trình học tập, giao tiếp một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn và toàn diện hơn. 1.2. Các nhân tố giao tiếp Nhân tè giao tiếp là những yếu tố cùng có mặt và tham gia đồng thời vào một hoạt động giao tiếp nào đấy, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc để lại những dấu Ên trong hoạt động giao tiếp đó. Vậy có những nhân tố nào tham gia vào hoạt động giao tiếp. Người ta thường nhắc đến các nhân tố sau đây đã tham gia và ảnh hưởng đến các cuộc giao tiếp. 1.2.1.Nhân vật giao tiếp. Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp. Nhân vật giao tiếp có thể được chia làm hai loại nhân vật mà theo lý thuyết thông tin gọi là người phát (bao gồm người viết hoặc nói) và người nhận ( bao gồm người đọc hoặc nghe). Có nhiều nhân tố giữa hai loại nhân vật này ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp như : trình độ và nghệ thuật nói năng của người nói; mức độ quan hệ giữa người nói và người nghe. 8 Để hoạt động giao tiếp luôn được diễn ra từ hai phía thì các nhân vật giao tiếp phải thực sự có nhu cầu và ý thức hợp tác với nhau trong suốt quá trình giao tiếp. Nếu một trong hai nhân vật này không có nhu cầu giao tiếp thì cuộc giao tiếp sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. 1.2.2. Hiện thực được nói tới Hiện thực được nói tới chính là sự vật, hiện tượng, những sự kiện diễn ra trong thế giới tự nhiên và trong đời sống xã hội của con người. Hiện thực được nói tới cấu thành nội dung của cuộc giao tiếp và tạo nên đề tài, chủ đề của các cuộc nói chuyện. Tuỳ theo đề tài, chủ đề của các cuộc nói chuyện mà cả hai bên lựa chọn các nội dung chi tiết và phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp. 1.2.3.Hoàn cảnh giao tiếp Cuộc giao tiếp nào cũng diễn ra trong một bối cảnh cụ thể. Hoàn cảnh giao tiếp được chia làm hai loại: Hoàn cảnh giao tiếp rộng là tổng thể những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử. Những yếu tố này có ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng nội dung giao tiếp và nó thường được thể hiện trong những hiểu biết, tư duy của nhân vật giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp còn gọi là tình huống giao tiếp, bao gồm các yếu tố thời gian, địa điểm, hình thức giao tiếp, tình trạng sức khoẻ. Tồn tại trong quá trình giao tiếp. Tình huống giao tiếp tạo ra những quy định bất thành văn về cách thức nói năng, ứng xử mà mỗi thành viên tham gia giao tiếp trong hoàn cảnh đó đều phải tuân thủ thông qua các yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cuộc giao tiếp. 1.2.4.Ngôn ngữ được sử dụng Ngôn ngữ là công cụ để cả hai bên tiến hành giao tiếp. Cuộc giao tiếp chỉ được thực hiện tốt khi cả hai bên cùng sử dụng chung một thứ tiếng. Mặc dù ngôn ngữ và các quy tắc sử dụng ngôn ngữ là cái có hạn so 9 với sử dụng lời nói, nhưng vốn ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân trong quá trình giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao tiếp. Nếu không có vốn từ phong phú, không nắm vững các quy tắc sử dụng ngôn từ thì người nói, viết sẽ không diễn đạt được một cách đầy đủ, chính xác ý định hoặc nội dung mà mình định truyền đi, còn người nhận sẽ không đủ năng lực phân tích, nhìn nhận, giải mã những thông tin mà mình nhận được. Từ đó dẫn đến tình trạng người phát, người nhận hiểu sai, hiểu lầm ý của nhau. Ngược lại, nếu nắm được những biến thể của ngôn ngữ thì sẽ cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn từ, đồng thời qua đó hiệu quả giao tiếp sẽ đạt được một cách tối đa. Nắm được điều này, trong quá trình giảng dạy GV cần giúp HS nắm chắc các quy tắc sử dụng ngôn từ và mở rộng tối đa vốn từ vựng của các em, đồng thời thường xuyên tiến hành các hoạt động thực hành, có như vậy hiệu quả của giờ Kể chuyện mới được nâng cao. 1.2.5.Ngôn bản *Khái niệm “Ngôn bản là chuỗi kết hợp các yếu tố ngôn ngữ tạo nên lời nói của nhân vật giao tiếp” [Giáo trình tiếng việt 1-NXBGD-1997 trang31] nói cách khác ngôn bản là sản phẩm của lời nói được tạo ra trong một hoạt động giao tiếp nhằm đạt đến mục đích giao tiếp. Như vậy có thể hiểu một cách đầy đủ thì ngôn bản chính là sản phẩm dạng nói lẫn dạng viết của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ngôn bản nói là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ thể hiện ra bằng âm thanh, bằng lời nói miệng khi giao tiếp. Ngôn bản viết là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ được thể hiện bằng con chữ trong các tác phẩm viết. Như vậy, dấu hiệu để phân biệt giữa ngôn bản nói và ngôn bản viết chính là ở yếu tố cấu thành lời nói khi giao tiếp (âm thanh hay chữ viết). Thêm vào đó, chúng còn có sự khác nhau về đối tượng tiếp nhận ngôn bản. 10 Thường thì ở ngôn bản nói luôn có sự hiện diện của người nghe, còn ở ngôn bản viết thì không có sự hiện diện của người đọc. *Các thành phần của ngôn bản Về mặt cấu trúc, bất kỳ một ngôn bản nào cũng bao gồm hai thành phần: đó là nội dung và hình thức. Hình thức của ngôn bản là cách tổ chức bản thân các yếu tố ngôn ngữ kết hợp với việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ kèm theo (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.) để thể hiện nội dung. Nội dung của ngôn bản là thành phần phản ánh thực tế, phản ánh thái độ, tình cảm, sự đánh giá hiện thực được nói tới và phản ánh ý muốn tác động tới hành động của người tiếp nhận ngôn bản khi giao tiếp. Nội dung của ngôn bản được chia làm hai phần: nội dung sự vật (còn gọi là nội dung miêu tả) và nội dung liên cá nhân (còn gọi là nội dung biểu cảm). Nội dung sự vật được coi là quan trọng nhất bao gồm tất cả những yếu tố có liên quan đến hiện thực được nói tới trong ngôn bản và nội dung này chính là thành phần chủ yếu thực hiện đích thuyết phục về nhận thức khi giao tiếp. Nội dung liên cá nhân bao gồm tất cả những gì thuộc về thái độ tình cảm, sự đánh giá nhận xét của người tạo ra ngôn bản đối với nội dung sự vật cũng như đối với người tiếp nhận ngôn bản. Thành phần nội dung liên cá nhân sẽ là thành phần chủ yếu thực hiện đích thuyết phục về tình cảm và hành động khi giao tiếp. Nội dung và hình thức của ngôn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nội dung ngôn bản thường quyết định việc lựa chọn hình thức của ngôn bản, ngược lại hình thức của ngôn bản lại thể hiện rõ nội dung của ngôn bản. Tuy nhiên, mối quan hệ này không mang tính chất đối ngẫu, nghĩa là với một nội dung nhất định của ngôn bản thì chỉ có một hình thức thể hiện duy nhất phù hợp, ngược lại một hình thức thể hiện chỉ phù hợp duy nhất với một nội dung nhất định. 11 Như vậy, trong một ngôn bản các yếu tố cấu thành ngôn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau * Quá trình sản sinh ngôn bản: Quá trình mã hoá ngôn ngữ để sản sinh ra các ngôn bản gồm 4 giai đoạn: định hướng; lập trình biểu đạt; hiện thực hoá chương trình biểu đạt và kiểm tra kết quả 1.3. Vận dụng lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ vào dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn Kể chuyện Chương trình và SGK Tiếng việt được biên soạn theo quan điểm giao tiếp. Quan điểm này đã chi phối toàn bộ chương trình. Nh vậy các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ rất được coi trọng( nghe, nói, đọc, viết) đặc biệt kĩ năng nói (kĩ năng độc thoại và hội thoại) thể hiện rất rõ thông qua nội dung, phương pháp, hình thưc tổ chức dạy học, và hệ thống bài tập. Phân môn Kể chuyện là một phân môn không thể thiếu trong nhà trường tiểu học, nhu cầu được kể và nghe kể chuyện của học sinh tiểu học rất cao cho dù những truyện đó các em đã biết đã được nghe kể. Việc dạy kể chuyện thực chất là dạy các em thực hành những ngôn bản nói để phục vụ hoạt động và giao tiếp. Trước một bài tập Kể chuyện hay một tình huống giao tiếp HS cần có kĩ năng tìm kiếm những nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, hiện thực giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng, ngôn bản).Các em phải xác định được: cần thông báo nội dung gì, hướng nội dung đó đến ai. Chính điều này sẽ quyết định việc thực hiện lựa chọn từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, giọng điệu, phong cách….để thực hiện ngôn bản nói. Trong quá trình dạy kể chuyện lí thuyết giao tiếp giúp GV có sự định hướng về phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra. Việc vận dụng lí thuyết giao tiếp vào quá trình dạy luyện nói trong phân môn Kể chuyện một cách linh hoạt sẽ tạo cho HS có môi trường giao tiếp, nội dung giao tiếp, và hướng đến hoạt động giao tiếp đúng đắn. 12 Nh vậy GV cần biết chuyển những bài tập kể chuyện thành những môi trường giao tiếp thông thường, gần gũi với HS giúp các em vận dụng kinh nghiệm của mình để thực hành giao tiếp và phát triển lời nói một cách tự nhiên nhất. Ví dụ1: Câu chuyện “ Người liên lạc nhỏ” (TV3-tuần 14) Bài tập: Dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện. Nếu chỉ thực hiện theo đúng yêu cầu của bài tập, nghĩa là từng HS sẽ nhìn vào tranh và kể câu chuyện, như vậy các em sẽ đọc y nguyên câu chuyện được học qua giờ Tập đọc mà không có sự sáng tạo trong lời kể.Để Hs kể đúng và kể hay câu chuyện, GV cần chú ý vận dụng lí thuyết giao tiếp vào hướng dẫn HS kể chuyện. Ví dô: GV nên đặt câu hỏi để HS xác định nội dung, đối tượng nghe kể chuyện, mục đích và hoàn cảnh kể chuyện (Em kể chuyện gì? Kể cho ai nghe?Kể trong hoàn cảnh nào?Nhằm mục đích gì?) Từ các nhân tố đã xác định HS lựa chọn ngôn từ, lời kể cho phù hợp. Sau khi xác định như trên, các em cần được tìm hiểu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện, tìm hiểu về nhân vật chính (anh Kim Đồng). Vì đây là câu chuyện lịch sử kể về cậu bé Kim Đồng đã anh dòng hi sinh trong cuộc chiến tranh để bảo vệ tổ quốc. Trong suy nghĩ của các em “ chiến tranh” là một cái gì đó rất xa lạ, nên khó có thể hình dung và kể laị một cách sinh động. Ví dụ: Câu chuyện kể về ai?(Anh Kim Đồng), câu chuyện diễn ra ở đâu,trong hoàn cảnh nào (ở chiến khu Việt Bắc, thời kí kháng chiến chống Pháp) Lúc này GV phải là người tổ chức lớp một cách linh hoạt để HS hiểu từ ngữ của truyện, tạo cơ hội cho HS được thực hành trong môi trường giao tiếp để tự kể một cách tự nhiên, hào hứng mà không bị gò Ðp theo khuôn mẫu của câu chuyện đã học. Ngoài những từ ngữ các em được tìm hiểu qua tiết Tập đọc như: ông 13 ké, Nùng, Tây đồn... giáo viên cần cho học sinh hiểu thêm về sự hi sinh, mất mát của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập ( thực dân Pháp đã đưa lính sang xâm chiếm nước ta, những tên lính Pháp với vóc dáng to lớn, hung dữ, đi đến đâu tàn phá làng bản của dân ta đến đó...) Khi đã hiểu được những nhân vật trong truyện HS sẽ dễ tạo lập được ngôn bản mới cho mình Ví dụ2: Bức tranh 2 HS có thể kể như sau: Đến quãng suối, bất chợt Kim Đồng nhìn thấy mấy tên lính Pháp, cao lớn, dữ tợn, đang đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh còn ông Ké vội tránh sau lưng một tảng đá to, nhưng bọn lính đã trông thấy, chúng kêu ầm lên.Biết mình đã bị lộ, ông ké thản nhiên nhìn bọn lính, và ngồi xuống tảng đá như người đi đường xa mỏi chân, ngồi nghỉ. Như vậy GV sau khi GV giúp HS xác định các nhân tố giao tiếp các em có cơ hội hiểu thêm những nhân vật trong truyện, nội dung câu chuyện, diễn biến câu chuyện, hoàn cảnh câu chuyện....Từ đó HS có điều kiện phát huy khả năng nói của mình một cách tự nhiên nhất. 2. Lí thuyết hội thoại và việc vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy học luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn Kể chuyện. "Lý thuyết hội thoại tính đến nay là lĩnh vực cuối cùng của ngôn ngữ học quan tâm đến các diễn ngôn trong hoạt động, trong hoàn cảnh giao tiếp" [Đại cương ngôn ngữ học -NXBGD-1996 trang 27] 2.1.Khái niệm hội thoại và các kiểu hội thoại "Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản thường xuyên phổ biến của hành chức ngôn ngữ" [Đại cương ngôn ngữ học trang 27-NXBGD-1996] Diễn đạt lại cho cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu hơn thì hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời nói miệng giữa các nhân vật tham dù giao tiếp nhằm trao đổi những thông tin hoặc tư tưởng, tình cảm… theo một mục đích đã đặt ra. Lời nói trong hội thoại được gọi chung là lời thoại. 14 * Các kiểu hội thoại. Có nhiều kiểu hội thoại khác nhau, tùy thuộc vào những nhân tố giao tiếp được lấy làm cơ sở để phân chia, cụ thể là: - Dựa vào nhân vật giao tiếp người ta chia thành hai kiểu: đơn thoại và đa thoại. + Đơn thoại: là kiểu hội thoại chỉ có một người chủ động nói còn những người khác đóng vai trò là người nghe, thậm chí nói cho chính bản thân mình nghe (độc thoại). Lời nói trong đơn thoại gọi là lời độc thoại. + Đa thoại: là kiểu hội thoại giữa hai hay nhiều người cùng tham gia hoạt động giao tiếp nói với nhau. Tùy thuộc vào số lượng cụ thể của người tham gia giao tiếp mà người ta chia nhỏ thành: song thoại (hội thoại giữa hai người), tam thoại (hội thoại giữa ba người), tứ thoại (hội thoại giữa bốn người)… và đa thoại (nhiều người). Lời nói trong đa thoại là lời đối thoại, nó phải nằm trong một mạch của nhiều lời nói do nhiều người nói lần lượt nối tiếp nhau. Mỗi lời nói phải ăn nhập vào mạch chung của nội dung câu chuyện thì mới đảm bảo cho cuộc hội thoại đạt kết quả tốt. Điều này đòi hỏi giữa những người hội thoại phải có sự thỏa thuận ngầm với nhau về nội dung hội thoại và đặc biệt là họ phải cùng nhau thực hiện tốt những quy tắc hội thoại như: phải biết trao lời, tiếp lời đúng lúc; phải tôn trọng thể diện của nhau; phải có ý thức hợp tác với nhau trong suốt quá trình triển khai cuộc thoại… Trong phân môn Kể chuyện lớp 3, phần lớn các dạng bài tập gồm cả đơn thoại và đa thoại. Đơn thoại chiếm tỉ lệ nhiều hơn(dạng bài tập nhập vai, kể theo lời tác giả), còn đa thoại chủ yếu là kiểu đối thoại (kiểu bài tập phân vai). Trên cơ sở nắm vững khái niệm và đặc điểm của các loại hội thoại, khi dạy luyện nói cho HS, GV cần biết luyện cho các em biết dùng lời độc thoại và lời đối thoại. Với lời độc thoại, GV phải giúp HS nói cho đầy đủ, có đầu có cuối một cách ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng, giúp cho người nghe hiểu được dễ dàng. Với lời đối thoại, GV cần giúp HS biết lắng nghe người khác nói để 15 nắm được diễn biến nội dung câu chuyện và có những lời nói phù hợp; Đồng thời phải giúp các em ý thức được khi nào cần nhường lời, tiếp lời,… cũng như việc lựa chọn, sử dụng thêm các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…) phụ trợ thêm cho lời nói của mình đạt kết quả cao nhất. - Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp hẹp diễn ra hội thoại người ta chia thành hai kiểu: + Hội thoại có tính chất nghi thức chính thức mang tính quy phạm: Đây là cuộc thoại đòi hỏi người tham gia tính toán suy nghĩ rất kĩ lưỡng trước khi nói sao cho phù hợp với vai (vị thế) của mình cũng như nội dung, hoàn cảnh giao tiếp lúc đó. + Hội thoại không mang tính nghi thức: đây là những cuộc thoại mang tính riêng tư mà người tham gia có thể tự nhiên, thoải mái hơn khi bộc lộ những suy nghĩ, tư tưởng của mình (Ví dụ: trò chuyện, thảo luận…). Trong phân môn Kể chuyện lớp 3 có một số truỵện về nghi thức lời nói (Ai có lỗi,Các em nhỏ và cụ già…). Khi dạy những dạng bài này, GV phải giúp HS xác định vai của mình trong từng tình huống giao tiếp cụ thể để các em lựa chọn cách xưng hô cũng như cách thể hiện thái độ cho đúng mực khi nói. - Dựa vào nội dung đề tài cuộc thoại ta có thể có các kiểu hội thoại bắt buộc (nội dung được định trước) và hội thoại tự do bao gồm nhiều kiểu đề tài khác nhau như: đề tài học tập, đề tài thể thao, truyền thống dân tộc... Người tham gia hội thoại cần nắm vững nội dung đề tài để chủ động lời nói cho phù hợp với mỗi tình huống đặt ra. 2.2. Các vận động hội thoại Nói đến hội thoại phải nói đến người nói và người nghe với những hoạt động của người đó. Họ sẽ thực hiện những vận động chính của một cuộc thoại là vận động trao lời, vận động đáp lời và vận động tương tác. * Vận động trao lời: Trong hội thoại, thông thường khi một người nào đó nói ra và hướng 16 lời nói của mình tới người nghe thì người đó đã thực hiện một vận động, ta gọi đó là vận động trao lời (trừ trường hợp độc thoại) Khi đóng vai trò của người trao lời, người nói cần đảm bảo một số yêu cầu nhất định, cụ thể là: + Phải xác định vị thế xã hội của mình khi trao lời, qua đó gián tiếp xác định vị thế xã hội cho người nghe trong giao tiếp (thể hiện ở việc lựa chọn các đại từ xưng hô hoặc các danh từ thay thế cho đại từ đó). + Là người giữ vai trò khởi xướng hội thoại (mở đầu giao tiếp) bởi vậy lời trao phải có sự chủ động định hướng cho nội dung cuộc thoại. Tuy nhiên, khi thực hiện vận động trao lời, người nói phải có sự tôn trọng người nghe, tôn trọng những nghi thức giao tiếp, chuẩn mực giao tiếp do xã hội quy định . * Vận động đáp lời: Sự đáp lời là một nhu cầu bức thiết của việc nói năng. Khi đã có người trao lời mà không có sự đáp lời thì chưa thể gọi là hội thoại. Trao lời và đáp lời là hai vận động cơ bản của hội thoại, giữa chúng cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, bởi thế người thực hiện vận động đáp lời cũng phải thể hiện được sự nhiệt tình, cởi mở.. . sẵn sàng khi đáp lời để cuộc hội thoại tiến triển và kết thúc tốt đẹp. * Vận động tương tác: - Vận động tương tác là vận động tác động lẫn nhau, cùng làm cho nhau biến đổi. Hội thoại là một vận động tương tác vì những đối tượng tham gia giao tiếp luôn có sự tác động lẫn nhau bằng lời nói, bằng điệu bộ, cử chỉ, thái độ, ánh mắt…. Kết quả là dù Ýt hay nhiều, họ cũng sẽ làm cho nhau biến đổi khi hội thoại kết thúc. Sự biến đổi này thường được thể hiện ở khoảng cách giữa những nhân vật giao tiếp vào thời điểm trước và sau khi giao tiếp. Trong quá trình dạy học kể chuyện , người trao lời thường là GV, còn người đáp lời thường là HS, song cũng có lúc HS giữ vai trò là người trao 17 lời, các bạn khác là người đáp lời (thực hiện dạng bài tập hỏi đáp). GV cần hướng dẫn để HS đáp lời một cách nhiệt tình, cởi mở, tự tin. Về phía người trao lời cũng cần chú ý cách trao lời cho phù hợp, làm sao kích thích, thúc đẩy nhu cầu, hứng thú đáp lời ở HS với vị trí ở những vai giao tiếp khác nhau. Nh vậy, việc dạy học kể chuyện mới có hiệu quả, mới thực sự rèn luyện được kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp cho HS. 2.3. Các quy tắc hội thoại * Quy tắc thương lượng hội thoại Thương lượng hội thoại là sự thỏa thuận giữa những người tham gia giao tiếp về nội dung đề tài, về vị thế giao tiếp, hình thức giao tiếp… . Khi có được sự thỏa thuận thống nhất thì cuộc giao tiếp mới có thể bắt đầu được. * Quy tắc luân phiên lượt lời: Quy tắc này yêu cầu khi có hai người tham gia giao tiếp trở lên thì họ phải biết luân phiên lượt lời cho nhau. Lượt lời là khi có một lời trao đến cho một người nào đó thì người đó phải thực hiện vận động đáp lời vào thời điểm lời đã trao kết thúc. Như vậy, khi người này nói thì người kia phải biết nhường lời và lắng nghe, đồng thời phải phát hiện ra dấu hiệu kết thúc của lời trao mà mình đang nhận để đáp lời hoặc tiếp lời cho phù hợp để cuộc hội thoại được diễn ra liền mạch.Phân môn Kể chuyện quy tắc này được thể hiện rất rõ trong dạng bài tập phân vai dựng lại câu chuyện. * Quy tắc liên kết hội thoại. Trong hội thoại, những lời nói của người tham gia giao tiếp phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Sự liên kết này thể hiện ở các nội dung và hình thức của các hội thoại. Về nội dung: các lời nói phải cùng hướng về nội dung đề tài nhất định. Về hình thức: các lời thoại cũng cần có những dấu hiệu liên kết cụ thể, ví dụ việc sử dụng các phép thế, phép lặp, phép nối, các quan hệ từ… để liên kết các lời nói lại với nhau khi giao tiếp. Tuy nhiên, sự liên kết hội thoại này không nhất thiết phải diễn ra trong suốt cuộc thoại. 18 * Quy tắc tôn trọng thể diện của nhau: Quy tắc này quy định những người tham gia giao tiếp phải có ý thức giữ gìn thể diện cho nhau và cũng là cho chính bản thân mình. Khi giao tiếp, người nói phải biết lựa chọn lời nói cho phù hợp với đặc điểm cá tính của người nghe. Đồng thời đòi hỏi người nói phải biết khiêm tốn, không nên nói quá nhiều về bản thân mình vì có thể nó sẽ khiến cho người nghe khó chịu. Đây cũng là điều cần chú ý khi hội thoại. * Quy tắc cộng tác hội thoại. Người nói và người nghe cần có sự cộng tác với nhau trong suốt quá trình hội thoại về các mặt: nội dung hội thoại, hình thức hội tho ại, chất lượng hội thoại, quan hệ hội thoại… Cụ thể, quy tắc này đòi hỏi mỗi người tham gia giao tiếp phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau đây: - Nói những thông tin đúng nh mục đích hội thoại yêu cầu. - Nói những gì liên quan đến đề tài hội thoại. - Không nên nói những gì chưa đúng hoặc chưa đủ bằng chứng. - Lời nói phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không quá dài nhưng cũng không cụt lủn, nhấm nhẳng, cộc lốc mà phải đảm bảo văn hóa ứng xử. - Tránh nói những câu tối nghĩa hoặc những câu mơ hồ. - Phải chăm chú lắng nghe người khác nói, tránh ngắt lời người khác một cách đường đột. - Những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng kèm theo lời nói (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…) phải phù hợp và thể hiện được tính văn minh lịch sự khi giao tiếp. Tóm lại, trên đây là những quy tắc hội thoại cơ bản nhất mà mỗi chúng ta cần tôn trọng và thực hiện tốt để thể hiện tính văn hóa khi giao tiếp. Những quy tắc này cũng là những cơ sở để cho người GV tìm ra nguyên nhân thành công hay thất bại của mỗi cuộc giao tiếp do mình thực hiện, đồng thời nó cũng là cơ sở để họ xây dựng các bài tập luyện nói với 19 những yêu cầu khác nhau nhằm rèn luyện kĩ năng nói trong thực hành giao tiếp cho HS. 2.4.Vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn Kể chuyện. Mục tiêu của mỗi phân môn trong bộ môn Tiếng Việt đều hướng tới kĩ năng độc thoại và hội thoại. Trong tất cả các phân môn, có lẽ phân môn Kể chuyện ngoài việc rèn kĩ năng độc thoại, HS còn được rèn thêm kĩ năng hội thoại qua mỗi câu chuyện kể.Vì qua nhiều kiểu bài tập, nhiều cách tổ chức học tập, HS được hội thoại, giao tiếp với nhau. Để dạy HS kể chuyện tốt, cụ thể là dạy HS kể tốt những đoạn hội thoại, cần giúp các em xác định lời hội thoại của các nhân vật diễn ra trong hoàn cảnh nghi thức hay không mang tính nghi thức. Lời trao, lời đáp là của những người ngang vai hay của những người vai dưới nói với người vai trên hoặc người vai trên nói với người vai dưới.Lời trao, lời đáp Êy có ăn nhập liền mạch về nội dung không? Có thể hiện đúng quan hệ giao tiếp không? Những lời trao-lời đáp Êy có đúng với quy tắc hội thoại không?... Ví dụ: Câu chuyện “Chiếc áo len” Đoạn 3: Đoạn Tuấn nói chuyện với mẹ. Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ: -Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua cái áo Êy cho em Lan đi.Con không cần thêm áo đâu. Giọng mẹ trầm xuống: -Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo Êm, con sẽ ốm mất. -Con khoẻ lắm, mẹ ạ.Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. Tiếng mẹ âu yếm: -Để mẹ nghĩ đã.Con đi ngủ đi. Qua ví dụ trên chúng tôi thấy: +Hoàn cảnh giao tiếp thông thường (hoàn cảnh không nghi thức) +Nội dung lời trao lời đáp của Tuấn và mẹ xoay quanh nội dung 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan