Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học toán 1 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh...

Tài liệu Dạy học toán 1 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

.DOC
18
2189
75

Mô tả:

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đã và đang trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, từng bước hội nhập với các nớc trong khu vực cũng nh trên thế giới. Ở đó con ngời là yếu tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển ấy. Từ năm học 2001 - 2002 chúng ta đã thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung chương trình có nhiều thay đổi kéo theo sự thay đổi về phơng pháp dạy học (Nội dung nào - Phương pháp ấy). Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cơ bản để nâng cao chất lợng dạy học trong một xã hội phát triển, phù hợp với mức độ nhận thức của ngời Việt Nam hiện nay. Đối với tiểu học thì môn toán là một môn học công cụ, thống nhất có hệ thống chặt chẽ, khoa học, quan trọng, nó góp phần vào việc phát triển t duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, kích thích học sinh tìm hiểu, khám phá, là một trong những môn học nền tảng có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vậy dạy như thế nào để phát huy hết được vai trò của môn học là một vấn đề chúng ta cần quan tâm. Với bản thân là giáo viên dạy lớp 1 nhiều năm tôi luôn trăn trở, tìm tòi làm thế nào để dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, khai thác triệt để nội lực, khả năng trí tuệ của các em để dạy học Toán 1 có hiệu quả, tôi mạnh dạn đa ra một số biện pháp "Dạy học Toán 1 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh". 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Tìm hiểu về thực trạng việc phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Toán. - Góp phần đổi mới phơng pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá nhân phối hợp với học tập giao lu. Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện. - Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khó khăn thì việc phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Toán nhằm mục đích giúp các em lĩnh hội đợc tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. 3. Kết quả cần đạt được. Tìm ra đợc tính tích cực của học sinh trong giờ học Toán đạt hiệu quả cao. 4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu. - Đối tượng: Nghiên cứu về thực trạng phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Toán. - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh ……………………………………. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến nay. lớp 1A trường PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. 1. Về mục tiêu Toán 1: - Giúp học sinh bớc đầu có kiến thức cơ bản, đơn giản về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm, tuần lễ và ngày trong tuần, về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ, về một số hình học (đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn. - Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành: Đọc, viết, điểm, so sánh các số trong phạm vi 100, cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100, đo và ớc lợng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm), nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm, giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ, bớc đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập dợt so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phạm vi của những nội dung có liên quan, quan hệ nhiều đến đời sống thực tế của học sinh. - Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập toán. 2. Nội dung toán 1 a. Mảng số học. a1. Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10. - Nhận biết quan hệ, số lợng (nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau). - Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10 ( sử dụng các dấu = (bằng), > (lớn hơn), < (bé hơn). - Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng; phép trừ. - Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 - Số 0 trong phép cộng, phép trừ. - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ. a2. Các số đến 100. Phép cộng phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. - Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100. Giới thiệu hàng chục, hàng đơn vị. Giới thiệu tia số. - Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết. - Tính gia trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ (các trường hợp đơn giản). b. Mảng đại lợng và đo đại lợng. - Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăng - ti - mét. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị đo xăng - ti - mét. Tập đo và ớc lợng độ dài. - Giới thiệu đơn vị đo thời gian: Tuần lễ, ngày trong tuần. Làm quen bớc đầu với đọc lịch (loại lịch hằng ngày); Đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi kim phút chỉ vào số 12). c. Mảng hình học - Nhận dạng bớc đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn. - Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, đoạn thẳng. - Thực hành về đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông: gấp, ghép… hình. d. Mảng giải toán - Giới thiệu bài toán có lời văn. - Giải các bài toán đơn bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu là các bài toán thêm bớt một số đơn vị. Từ việc xác định rõ mục tiêu, nội dung của Toán 1, qua thực tế giảng dạy tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học theo hớng phát huy tính tích cực của học sinh. II. Thực trạng. Qua thực tế giảng dạy cũng nh đi dự giờ thăm lớp, điều tra việc dạy và học của giáo viên và học sinh tôi nhận thấy một số thực trạng sau: 1. Về phía giáo viên. - Việc xác định kiến thức trọng tâm cha tinh, cha rõ, vấn đề khó đối với học sinh còn thể hiện sự lúng túng. - Bài dạy còn xuôi chiều, cha lật ngợc vấn đề. Hay có những bài vì sợ học sinh cha hiểu nên giáo viên thờng gợi ý nhiều hoặc kéo dài thời gian phần hình thành kiến thức mới dẫn đến thời gian cho phần thực hành ít. - Việc phân loại đối tượng trong giờ dạy cha rõ ràng, biện pháp dạy nhiều đối tợng cha rõ nên hiệu quả giờ dạy cha cao. - Hệ thống câu hỏi cha hay, cha mở. 2. Về phía học sinh. Qua việc nhận lớp đầu năm, qua theo dõi các lớp cùng khối tôi thấy: - Mức độ, khả năng tiếp thu của học sinh là không đồng đều. - Học sinh còn máy móc trong khi giải quyết vấn đề, tính hợp tác, chia sẻ trong quá trình học tập cha cao, khả năng diễn đạt cha lu loát, một vài học sinh còn nhút nhát sợ nói sai. Đặc biệt sự sáng tạo, tích cực của các em còn hạn chế do đó việc giải quyết vấn đề còn nhiều khó khăn dẫn đến việc chiếm lĩnh kiến thức mới của học sinh cha chắc chắn. - Bên cạnh đó một bộ phận học sinh thờng hay thỏa mãn với kết quả đã làm đợc, không suy nghĩ, tìm tòi phơng án tối u hơn. Do vậy việc phát huy tính tích cực của học sinh cũng còn nhiều hạn chế. III. Một số biện pháp "Dạy học Toán 1 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh". Qua nghiên cứu thực trạng, tôi đã áp dụng một số biện pháp dạy học Toán theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở một số dạng bài như sau: 1. Dạng bài: dạy bài mới. a. Giúp học sinh tự phát hiện vấn đề và tự giới thiệu vấn đề của bài học. - Phần bài học thờng đợc nêu thành cùng một loại tình huống có vấn đề. Chẳng hạn, cùng nêu về hiện tợng có một số (một, hai con ong bay ra khỏi chỗ đậu của ba con ong. Giáo viên hớng dẫn học sinh quan sát hình vẽ (trang, ảnh…) trong Toán 1 hoặc sử dụng đồ dùng thích hợp để học sinh tự tìm ra vấn đề cần giải quyết (chẳng hạn: Có ba con ong đậu trên ba bông hoa, một con ong bay ra khỏi bông hoa, còn mấy con ong?). Rồi tự học sinh tham gia giải quyết vấn đề (ba con ong bớt một con ong còn hai con ong). Thời gian đầu giáo viên hướng dẫn học sinh nêu và giải quyết vấn đề. Dần dần yêu cầu học sinh tự nêu và giải quyết vấn đề. b. Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới. - Có loại bài học, sau khi học sinh đã phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên phải hình thành kiến thức mới. Chẳng hạn: Giáo viên phải giới thiệu: Ba con ong bớt một con ong còn hai con ong, ba bớt một còn hai, ta viết 3 - 1 = 2; Đọc là (ba trừ một bằng hai, dấu "-" gọi là "trừ"…). - Có loại bài học giáo viên giúp học sinh tự nêu, tự giải quyết vấn đề, tự xây dựng kiến thức mới (Chẳng hạn: Bài học về phép cộng trong phạm vi 8. Học sinh quan sát trực quan rồi nêu vấn đề: "Có 7 hình vuông xanh, thêm 1 hình vuông đỏ. Hỏi tất cả có mấy hình vuông?" và giải quyết vấn đề 7 + 1 = 8. - Đơng nhiên trong cả hai loại bài học trên giáo viên phải giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới (Chẳng hạn các công thức tính). Cho dù học sinh đã học thuộc kiến thức mới thì cũng chỉ là bớc đầu chiếm lĩnh đợc kiến thức mới đó. Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề nêu trong phần bài tập thì mới có thể khẳng định học sinh đã tự chiến lĩnh kiến thức mới đến mức độ nào. Vì vậy sau khi đã thuộc bài mới, học sinh phải làm đợc các bài tập trong phiếu học. c. Giúp học sinh cách thức phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Qua quá trình dạy học toán phải dần dần giúp học sinh cách thức (con đường, phơng pháp), phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Chẳng hạn, qua các bài học và bài luyện tập về số và phép tính trong phạm vi 10 của Toán 1 có thể giúp học sinh: Từ tình huống có thực trong đời sống nêu đợc vấn đề cần giải quyết; giải quyết vấn đề sẽ góp phần tìm ra kiến thức mới (số mới hoặc công thức mới) xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác nhau trong thực hành sẽ chiếm lĩnh được kiến thức mới. Ví dụ: Khi dạy số 1, 2, 3 thì từ trực quan là tranh vẽ 1 quả cam; 1 con mèo; 2 hình vuông, 2 quả cam; 3 hình tròn, 3 hình tam giác v.v … hình thành các số 1, 2, 3. Từ đó học sinh có thể tìm tòi các đồ vật gần gũi có số lượng 1, 2, 3 nh 1 bàn giáo viên, 1 bảng lớp; 2 bạn trong 1 bàn, 3 dãy bàn trong 1 lớp… Từ đó học sinh sẽ ghi nhớ số lợng và ghi nhớ các số chỉ số lợng. d. Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ đã học. - Huy động kiến thức đã học và vốn sống để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. - Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã có. Ví dụ: Khi dạy phép cộng rồi, thì học phép trừ giáo viên phải cho học sinh thấy đợc phép trừ là phép tính ngợc của phép cộng. Hay khi dạy: 1 + 2 = 3 và 2 + 1 = 3 thì giáo viên phải cho học sinh nhận xét vị trí của hai số trong phép cộng và kết quả của chúng có gì đặc biệt? Từ đó giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận "đổi chỗ hai số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi". Ở đây mặc dù cha nói đến tính chất giao hoán, song giáo viên đã ngầm giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng. Nhng khi học đến bài phép cộng trong phạm vi 6 : 5 + 1 = 6 thì học sinh phải dựa vào kiến thức đã học "đổi chỗ hai số…" để tự rút ra:1 + 5 = 6 chứ giáo viên không phải giúp học sinh hình thành tính chất giao hoán nữa. e. Giúp học sinh rèn luyện diễn đạt thông tin bằng lời, bằng kí hiệu. - Trong quá trình dạy học Toán phải quan tâm đúng mức đến rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, vừa đủ nội dung của một thông tin bằng lời hoặc bằng kí hiệu, sơ đồ. Đây là một khâu khá quan trọng. Ví dụ: Học sinh nhìn vào kí hiệu xem bài toán yêu cầu gì? Học sinh sẽ trả lời yêu cầu. Hay khi học phần quan sát tranh để nêu đề toán: Ở giai đoạn đầu: Học sinh có thể nêu, có hai quả bóng xanh và một quả bóng đỏ. Hỏi có mấy quả bóng? Nhng ở giai đoạn sau: Học sinh phải nêu: Em có 2 quả bóng xanh, mẹ (bạn…) cho thêm 1 quả bóng đỏ. Hỏi em có tất cả mấy quả bóng? 2. Dạng bài: Dạy thực hành luyện tập a. Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau. Ví dụ: Học sinh đã làm 3 + 2 = 5 => 2 + 3 = ? học sinh sử dụng ngay kết quả trên để làm: 2 + 3 = 5. Sau đó giáo viên hỏi: Tại sao cho kết quả nh vậy? (H: đổi chỗ…) b. Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng của mình. - Yêu cầu học sinh phải làm các bài tập phát huy tối đa khả năng nhận biết của các em, hoặc do giáo viên sắp xếp. Hay giáo viên cho bài tập học sinh làm ví dụ bài 2 phải yêu cầu các em làm cả bài chứ không được yêu cầu chỉ làm cột 1 (hay cột 2). Hay bài toán 1 đã làm bảng con; bài 2 làm ở sách thì trong quá trình học sinh làm bài 2 giáo viên phải nhắc "Em nào làm xong trớc quay lại làm bài 1" (không tạo thời gian chống cho học sinh). - Theo mức độ nhận thức khác nhau của học sinh trong lớp có học sinh làm đợc nhiều bài tập hơn học sinh khác; học sinh khá, giỏi có thể khai thác nội dung bài sâu hơn học sinh trung bình. Ví dụ: Học sinh làm bài tập dạng "Viết phép tính thích hợp", với các em trung bình thì chỉ cần nêu đề toán và phép tính theo cách phù hợp nhất; Với học sinh khá, giỏi giáo viên phải gợi ý cho học sinh nêu đề toán và viết phép tính theo nhiều hớng khác nhau miền làm sao vẫn đảm bảo nội dung tranh. c. Tạo sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tợng học sinh. - Không cho các em chép bài của nhau nhng khi cần thiết có thể để cho các em trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải hoặc các cách giải một bài tập. Nên khuyến khích học sinh bình luận về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ở nhóm, ở lớp. - Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm phải giúp học sinh tự tin vào khả năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học của bản thân. d. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập, nếu phát hiện sai lầm học sinh phải tự sửa. - Tập cho học sinh thói quen làm xong bài tập nào cũng phải tự kiểm tra, xem lại xem có làm sai, làm nhầm không. Ví dụ: Học sinh làm bảng con sai (giáo viên phát hiện ra) thì gọi chính học sinh đó tự phát hiện và tự sửa chữa chứ không gọi học sinh khác. - Khuyến khích học sinh tự nói ra sự hạn chế của mình, của bạn sau khi tự kiểm tra, tự đánh giá. e. Tập cho học sinh không thỏa mãn với bài làm cuả mình với cách giải đã có. - Tạo cho học sinh thói quen mong muốn tìm đợc giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình. Vì vậy, cho dù học sinh đã hoàn thành bài học hoặc bài làm, học sinh cũng vẫn không thỏa mãn những gì đã đạt đợc mà học sinh cần tự kiểm tra, tự đánh giá và hoàn thiện việc đã làm. Các "bài toán mở" trong Toán 1 có nhiều phơng pháp giải quyết giáo viên không đợc áp đặt học sinh theo hớng có sẵn mà giáo viên phải biết động viên học sinh tìm nhiều phơng án giải quyết một vấn đề và biết lựa chọn một phơng án tối u nhất. Ví dụ: Bài toán yêu cầu: Nối các điểm để có 4 đoạn thẳng: Nếu học sinh đã nối học sinh đã nối thì giáo viên có thể hỏi: ngoài cách nối trên ai còn cách nối khác? khi đó học sinh có thể đa ra nhiều phơng án khác nhau: hoặc hoặc hoặc v.v…. f. Dùng nhiều câu hỏi "vì sao" để kiểm tra và khắc sâu kiến thức cho học sinh. g. Chú trọng dạy học cá nhân, làm việc, chấm chữa tay đôi giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh. Yêu cầu 100% học sinh đợc hoạt động để học sinh chủ động trong phần việc của mình. Đặc biệt lu ý đến việc dạy học các đối tợng:giỏi, khá, trung bình - yếu. Việc dạy học toán theo hớng phát huy tính tích cực của học sinh đợc tôi tiến hành thờng xuyên từ đầu năm học đến cuối năm học. Song sau đây là một trong các bài tôi dạy các em đã đợc học trong lớp 1A - Trờng Tiểu học Quốc Tuấn - Xin minh họa cụ thể. IV. Bài dạy minh họa. TIẾT 51. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7 I. Mục tiêu: - Học sinh phải tự thành lập và ghi nhớ các phép cộng trong phạm vi 7. - Thực hành đúng các phép tính cộng trong phạm vi 7. - Nhìn tranh viết phép tính thích hợp. II. Chuẩn bị G: 5 hình vuông xanh, 2 hình vuông đỏ 4 hình tròn xanh, 3 hình tròn đỏ. Bảng phụ, hồ dán, các cánh hoa ghi phép tính, nhị hoa ghi kết quả/củng cố. H: Bộ đồ dùng Toán 1 III. Các hoạt động dạy học A: Kiểm tra bài cũ (3 - 5') - b/c : Đặt tính rồi tính 3 phép tính: 6-1 ; 1 + 5; 6-4 (Ở phần này tôi đã kiểm tra kiến thức cũ: tính cộng, trừ trong phạm vi 6. Đồng thời kiểm tra kĩ năng đặt tính, ghi kết quả theo cột dọc của học sinh, bên cạnh đó kiểm tra khả năng diễn đạt (nêu cách làm)). B. Dạy bài mới. (13 - 15') Hoạt động của thầy HĐ 1: Thành lập các phép cộng trong Hoạt động của trò phạm vi 7 Bớc 1: Cho học sinh thao tác với trực quan là que tính: Lấy 6 que tính, lấy - Lấy que tính trong bộ đồ dùng: 6 thêm 1 que tính. qu tính lấy thêm 1 que tính. - Hỏi: có tất cả mấy que tính? - 7 que tính (5 em nêu) Vậy 6 thêm 1 là mấy? - 6 thêm 1 là 7 (1 dãy nói). - Cho học sinh đặt phép tính tơng ứng, ghi bảng: 6 + 1 = 7 - Đọc 6 + 1 = 7 (1 dãy đọc) - Hỏi: 1 + 6 = ? Tại sao? - 1 + 6 = 7 (vì đổi chỗ hai số trong phép cộng thì kết quả không đổi…) (Ở đây tôi đã giúp học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ đã học đó là áp dụng tính chất: đổi chỗ hai số trong phép cộng thì kết quả không đổi để tự học sinh thành lập đợc công thức 1 + 6 = 7 chứ học sinh không phải thành lập công thức 1 + 6 = 7 từ trực quan, đồng thời học sinh cũng không phải nhận xét để hình thành tính chất của phép cộng). Bớc 2. Giáo viên đa trực quan: 5 hình - Quan sát thao tác gài phép tính tvuông xanh, thêm 2 hình vuông đỏ, yêu ơng ứng. cầu học sinh quan sát thao tác, gài phép tính tơng ứng. Cho H đọc phép tính đã gài đợc và nêu - Đọc: 5 + 2 = 7, nêu đề toán: B Cô đề toán tơng ứng. có 5 hình vuông xanh, thêm 2 hình ghi bảng 5 + 2 = 7. vuông đỏ. Hỏi cô có tất cả mấy hình (Khi học sinh nêu đề tôi lu ý rèn cho vuông. các em cách diễn đạt để đủ ý, gãy gọn) => 2 + 5 = ? - Đọc lại phép tính. - Nêu ngay kết quả: 2 + 5 = 7. Bớc 3. Giáo viên đa trực quan, yêu cầu - Đọc lại hai phép tính. học sinh quan sát thao tác: 4 hình tròn - Quan sát thao tác, viết phép tính tđỏ thêm 3 hình tròn xanh và yêu cầu ơng ứng vào bảng con 4 + 3 = 7. các em viết phép tính vào bảng con. - Cho H đọc phép tính và nêu đề toán tơng ứng, ghi phép tính 4 + 3 = 7. - Đọc theo dãy. => 3 + 4 = ? - Nêu 3 + 4 = 7 (Ở bớc 2 và bớc 3 tôi luôn dặt học sinh - Đọc lại 2 phép tính (3 em) vào tình huống có vấn đề, các em tự giải quyết vấn đề, phát hiện và tự thành lập đợc công thức mới (hình thành kiến thức mới đồng thời các em đợc rèn luyện khả năng diễn đạt thông tin)). - Cho 2 học sinh đọc lại toàn bộ các phép cộng. - 2 em đọc. - Cho học sinh nhận xét: kết quả, phép tính. - Nêu các phép tính đều là tính cộng, => Đây chính là các phép cộng trong đều có kết quả bằng 7. phạm vi 7 (ghi đầu bài). HĐ 2: Cho học sinh ghi nhớ các - Nhắc lại đầu bài. phép cộng. - Cho học sinh đọc tất cả các phép cộng - Đọc các phép cộng. vừa thành lập. - Kết hợp xóa dần thành phần của phép - Đọc để tự ghi nhớ các phép cộng tính để học sinh đọc, ghi nhớ: (Bớc đầu học sinh tự chiếm lĩnh kiến 5 + … = 7; …. + 3 = 7; 6 + 1 = …. thức mới) xen kẽ tôi hỏi: 5 + mấy = 7; mấy + 3 =7 7 = 6 + mấy? (Ở đây tôi đã dùng một số câu hỏi để -> H tự khôiphục lại các phép cộng lật ngợc vấn đề nhằm giúp học sinh trong phạm vi 7 ở phần khung không chỉ nhớ công thức một cách xuôi xanh/SGK. chiều mà phải khắc sâu đợc kiến thức theo hai chiều) C. Thực hành luyện tập (1720'). - 1 em nêu yêu cầu *Bài 1. Tính - Làm bảng: đặt tính rồi tính + Cho H làm bảng con 3 phép tính đầu - Nêu lại đặt tính, cách ghi kết quả. (Mặc dù bài yêu cầu tính kết quả nhng tôi cho H làm bảng con 3 phép tính đầu để hình thành cho các em cách đặt tính, làm tiền đề để các em đặt tính các phép tính cộng làm tiền đề để các em đặt tính các phép cộng sau này sẽ học: 14 + 3, 17 - 3…) - Làm/SGK các phép tính còn lại + Cho H làm các phép tính còn lại (em nào làm xong trớc thì làm luôn vào/SGK. (Tôi nhắc: Em nào làm xong cả 3 phép tính trớc). trớc quay lại làm 3 phép tính trớc ở (Ở đây học sinh củng cố lại các kiến đây tôi đã yêu cầu học sinh làm bài tập thức về các phép cộng trong phạm phát huy tối đa khả năng của các em để vi 7, rèn kĩ năng diễn đạt , thực một số em học giỏi - khá đợc tận dụng hành luyện tập theo khả năng của tối đa thời gian, không tạo thời gian mình). trống trong học sinh). + Chốt: Cách tính: dựa vào các phép cộng trong phạm vi 7. Cách ghi kết quả: thẳng cột với hai số ở bên trên. * Bài 2. Tính. - 1 em nêu y/c. + Chấm, chữa tay đôi - Làm SGK. Chữa: 1 + 6 =? - Nêu kết quả (1 + 6 = 7 - H vận 6 + 1 =? Vì sao? dụng phép cộng vừa học: 6 + 1 = 7 - H vận dụng p/cộng… + Chốt: Đổi chỗ 2 số trong phép cộng Đổi chỗ 2 số….) thì kết quả không đổi. * Bài 3. Tính + Chấm, chữa tay đôi. - 1 em nêu yêu cầu (Tạo sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa - Làm/SGK các đối tợng học sinh, tạo cơ hội để các - Đổi chéo bài tự kiểm tra nhau em kiểm tra kết quả của bạn cũng nh (Học sinh tự kiểm tra mình, kiểm tra của mình để nêu phát hiện sai các em bạn, chỉ cho nhau những chỗ đúng, tự sửa sai, rút kinh nghiệm cách tính) chỗ sai để tự sửa cho đúng) + Chữa: 3 + 2 + 2 = ? Vì sao? + Chốt: Thứ tự thực hiện tính từ trái - Nêu kết quả; giải thích cách làm sang phải, lu ý thực hiện tính đúng ngay (củng cố kĩ năng thực hiện tính, rèn từ phép tính đầu. kĩ năng diễn đạt) * Bài 4. Viết phép tính thích hợp + Cho học sinh quan sát tranh => Tranh - 1 em nêu yêu cầu vẽ gì? - Quan sát tranh, nêu. + Cho H suy nghĩ đề, viết phép tính - Tự nghĩ thầm đề toán, viết phép + Chấm, chữa tay đôi tính thích hợp. + Chữa: Cho học sinh nêu phép tính, đề toán tơng ứng - Nhiều em nêu phép tính, đề toán t- => Ai còn cách nào khác? ơng ứng: 6 + 1 = 7 (Nêu đề tơng (Dành cho đối tợng học khá, giỏi - Tạo ứng) cho học sinh thói quen không thỏa mãn - Có thể nêu phép tính: 1 + 6 = 7 ( H với bài làm mà luôn tìm tòi giải pháp tự nêu đề). tốt hơn theo khả năng). (Các em rèn khả năng diễn đạt, t + Chốt: cả hai cách làm đều đúng. duy, suy luận). Song với bài - tranh => có đề mẫu: "Có 6 con bớm xanh và 1 con bớm trắng. Hỏi có tất cả mấy con bớm?". => Cần quan sát kĩ tranh, suy nghĩ đề toán, lựa chọn phép tính viết sao cho phù hợp với đề toán đặt và phù hợp với đề toán trong tranh. D: Củng cố (3-5') - Trò chơi "Năm cánh hoa vui" + Chuẩn bị: Cánh hoa ghi các phép tính: 5 + 2; 1 + 6; 6 + 1; 3 + 2; 3 + 4; 4 + 1; 4 + 3; 2 + 5; Nhị hoa dính sẵn số 7 (làm bằng giấy). + Cách chơi: Cử hai đội, mỗi đội 5 ngời (1 em chọn 1 em phết đồ, 3 em dán hoa). Phổ biến luật chơi, cách chơi: Trong thời gian 1 phút đội nào dán đợc bông hoa có chứa đúng các cách đều có kết quả là 7 thì đội đó thắng cuộc. Lu ý: Các cánh hoa phép tính không trùng nhau, khi dán cánh hoa bạn thứ nhất dán hoa chạy nhanh về vị trí, bạn thứ hai mới tiếp tục lên dán). - Học sinh dới lớp cùng giáo viên là trọng tài. + Hình thức thởng, phạt: - Đội thắng đợc thởng 3 tràng pháo vỗ tay. - Đội thua phải đọc tiếp sức các phép cộng trong phạm vi 7 đã học. V. Kết quả thu đợc. Sau giờ học tôi nhận thấy việc dạy học Toán 1 theo hớng phát huy tính tích cực của học sinh thì học sinh chủ động, đợc làm việc, tự tìm hiểu vấn đề, đợc suy ngh, đợc giải quyết vấn đề của bài học, tự thành lập đợc các phép cộng trong phạm vi 7 và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập trong phần luyện tập tốt. Trong giờ học các em đợc chủ động kiểm tra bài làm của mình cũng nh của bạn để tự kiểm tra, tự tìm ra cái đúng cũng nh cha đúng của bạn, của mình, khi học sinh phát hiện thấy sai các em đã biết tự sửa lại cho đúng, đó chính là một việc làm rất chủ động mà một số năm trớc đây học sinh cha làm đợc, thờng các em phải đợi giáo viên nhắc. Đồng thời qua giờ học khả năng diễn đạt của các em đợc quan tâm, chú trọng, đợc rèn ngay từ cách trả lời, cách nêu đề toán. Đây là một bớc đệm quan trọng để các em phát triển ngôn ngữ nói về sau: Bên cạnh đó học sinh đợc hoạt động theo khả năng, tất các em đều đợc tham gia vào hoạt động học tập một cách hứng thú. Trong khi đó giáo viên lại nói ít, không giảng giải nhiều, không nói thừa, nói hộ học sinh, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt, kết quả giờ học cao. Đối với các đợt khảo sát thờng xuyên. Điểm Tháng Tháng 9 Giỏi Khá T.Bình Yếu T số Tổng số bài % điểm điểm trên 5 25 khá-giỏi 69% 6 12 7 1 bài 26 Tháng 10 8 12 6 0 26 26 76% Tháng 11 10 13 3 0 26 26 88% Giữa kì I 10 13 3 0 26 26 88% Kết quả chấm bài khảo sát sau giờ dạy: Số bài khảo sát: 26 bài Điểm Số bài Tỷ lệ % Tỷ lệ chung Giỏi 10 38% Khá 12 46% T.bình 4 15% Yếu 0 0% 100% PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Những đánh giá cơ bản nhất của sáng kiến kinh nghiệm. Để dạy tốt môn Toán ở tiểu học nói chung và Toán 1 nói riêng thì việc dạy học theo hớng phát huy tính tích cực của học sinh là một việc làm cần thiết. Vì làm theo hớng này học sinh hoàn toàn chủ động, tự giác, tích cực, sáng tạo, các em tìm ra kiến thức mới, tự giải quyết và chiếm lĩnh kiến thức mới, vận dụng vào thực hành tốt. Hơn nữa nó lại tiết kiệm đợc thời gian, giáo viên nói ít, học sinh làm việc nhiều có hiệu quả, chất lợng giờ học cao, sự phối kết hợp giữa giáo viên và học sinh nhịp nhàng, học sinh phát huy đợc nội lực. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của dạy Toán 1 và hoàn toàn phù hợp với tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp 1, phù hợp với trình độ, với mặt bằng chung nhận thức của học sinh. Tuy viên giáo viên cần lu ý: 2. Các khuyến nghị đề xuất. a. Trước giờ dạy: - Giáo viên phải chuẩn bị kĩ, nghiên cứu kĩ bài dạy, soạn bài chu đáo, dự kiến đợc những sai lầm học sinh có thể mắc phải. - Chuẩn bị đầy đủ trực quan cần thiết. b. Trong giờ dạy: - Giáo viên tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng, cả lớp đợc hoạt động; giáo viên chỉ là ngời tổ chức hớng dẫn nhằm giúp các em tự học. - Bên cạnh đó giáo viên phải quan tâm đến mọi đối tợng trong lớp, phải phân loại học sinh để có các câu hỏi hay cách xử lí trong giờ học cho phù hợp. - Ngoài ra việc phối kết hợp các phơng pháp dạy học một cách linh hoạt là một việc làm không thể thiếu. - Song song với nó là việc giáo viên phải xác định được kiến thức của bài học thuộc mảng nào trong các mảng toán của Tiểu học, phải xác định kiến thức nào liên quan đến nội dung của bài học, vận dụng kiến thức cũ có liên quan đến kiến thức mới nh thế nào? Đồng thời giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, ứng xử khéo léo các tình huống trong giờ dạy. - Đặc biệt hơn giáo viên phải luôn cập nhập, áp dụng cái mới vào trong giảng dạy và không thể thiếu đợc nữa là lòng nhiệt tình, tận tâm với nghề, đức tính chịu khó, đầu t thời gian vào nghiên cứu tài liệu. Đây là yếu tố quyết định trong nghề trồng ngời. Không chỉ thế ngời giáo viên cũng cần lu ý đến tác phong làm việc, ngôn ngữ, cử chỉ phải dễ hiểu và mang tính s phạm. Trên đây là một số biện pháp nhỏ của tôi nhằm giúp tôi "dạy học Toán 1 theo hớng phát huy tính tích cực của học sinh đã đạt đợc hiệu quả. Rất mong đợc sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp để các biện pháp dạy của tôi hoàn chỉnh hơn, giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - "nghề trồng ngời" Xác nhận của hội đồng sáng kiến Người viết Mục lục Phần I: Đặt vấn 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài 3. Kết quả cần đạt đợc 4. Đối tợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu Phần II: Nội dung I. Cơ sở lý luận II. Thực trạng việc dạy và học môn Toán ở trờng tôi hiện nay III. Một số biện pháp "Dạy học Toán 1 theo hớng phát huy tính tích cực của học sinh". 1. Dạng bài: dạy bài mới. 2. Dạng bài: Dạy thực hành luyện tập IV. Bài dạy minh họa. V. Kết quả thu đợc. Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Những đánh giá cơ bản nhất của sáng kiến kinh nghiệm. 2. Các khuyến nghị đề xuất. 1 1 2 2 2 3 3 4 5 5 7 10 15 16 16 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất