Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học thơ lớp 12 (ban cơ bản)...

Tài liệu Dạy học thơ lớp 12 (ban cơ bản)

.PDF
121
356
134

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƢ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN ---------- DẠY HỌC THƠ LỚP 12 (BAN CƠ BẢN) Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sƣ phạm Ngữ Văn GV hướng dẫn: Th.S Trần Đình Thích Sinh viên: Ong Hà Giang Lớp: Sp. Ngữ Văn –K35 MSSV: 6095696 Cần Thơ, 5/ 2013 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt, tôi xin bày rỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Đình Thích đã hướng dẫn tôi từ những ngày đầu nhận đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt thành. Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã luôn quan tâm và ủng hộ tinh thần cho tôi trong suốt thời gian vừa qua. Tp. Cần Thơ, ngày 20 tháng 4 năm 2013. Sinh viên thực hiện Ong Hà Giang 2 QUY ƢỚC VIẾT TẮT SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên GV Giáo viên HS Học sinh PT Phổ thông THPT Trung học phổ thông PTTH Phổ thông trung học PPDH Phương pháp dạy học QTDH Quá trình dạy học QTH Quá trình học VB Việt Bắc CM Cách mạng TBN Tây Ban Nha * Các hoạt động đọc. „ Phút (thời gian) ? Giáo viên hỏi !? Học sinh trả lời  Học sinh thảo luận.  Giáo viên sử dụng trực quan  Giáo viên liên hệ, mở rộng  Giáo viên nhận xét, rút ra kiến thức 3 ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: Dạy Học Thơ Lớp 12 (Ban Cơ Bản) A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Mục đích, yêu cầu. 4. Phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1 Phương pháp thống kê. 5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp. 5.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn dạy học. B. PHẦN NỘI DUNG: CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MẢNG THƠ TRONG CHƢƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN LỚP 12 BAN CƠ BẢN: 1. Quan niệm về thơ: 1.1 Khái niệm: 1.2 Những đặc điểm cơ bản của thơ. 1.3 Sự phát triển của thơ qua từng thời kỳ. 2. Vị trí và tác dụng của thơ trong chương trình Ngữ Văn THPT: 2.1 Vị trí của thơ trong chương trình Ngữ Văn THPT. 2.2 Tác dụng của thơ trong chương trình Ngữ Văn THPT đối với người học. 3. Cấu trúc chương trình: 3.1 Giới thiệu chương trình 3.2 Nhận xét chương trình. 4. Đặc điểm chương trình thơ lớp 12 ban cơ bản: 4.1 Nội dung. 4.2 Thể loại. 5. Dạy học thơ trong nhà trường PT thuận lợi, khó khăn và hướng khắc phục: 4 5.1 Thuận lợi 5.2 Khó khăn 5.3 Hướng khắc phục. CHƢƠNG 2: DẠY HỌC TÁC PHẨM THƠ LỚP 12 (BAN CƠ BẢN) 1. Cở sở lý luận cho việc dạy học thơ lớp 12 ban cơ bản: 1.1 Quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”. 1.2 Năm định hướng trong quá trình dạy học của Marzano: 1.3 Dạy học hợp tác trong dạy học Ngữ Văn: 2. Sử dụng các phương pháp dạy học khác trong việc dạy học thơ lớp 12 ban cơ bản: 2.1 Phương pháp đọc tác phẩm. 2.2 Phương pháp diễn giảng. 2.3 Phương pháp đàm thoại (vấn đáp). 2.4 Phương pháp trực quan. 2.5 Phương pháp dạy học nêu vấn đề. 2.6 Phương pháp so sánh trong phân tích văn học. 3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học tác phẩm thơ lớp 12 (ban cơ bản). 4. Thiết kế giáo án thể nghiệm cho một số tác phẩm thơ trong SGK Ngữ Văn lớp 12 ban cơ bản: 4.1 Lý thuyết soạn giáo án. 4.2 Các giáo án thể nghiệm. 4.2.1 Tây Tiến. 4.2.2 Việt Bắc. 4.2.3 Đất Nước 4.2.4 Tiếng hát con tàu. 4.2.5 Sóng 4.2.6 Đàn ghita của Lor-ca. C. KẾT LUẬN. TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC 5 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: THPT là bậc học quan trọng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho các em trước khi rời khỏi ghế nhà trường, chia tay thời áo trắng để chọn con đường lập nghiệp cho tương lai. Trên cơ sở đó, chương trình Ngữ Văn 12 lại càng mang trọng trách nặng nề hơn. Vì hầu hết các tác phẩm giảng dạy trong chương trình đều nằm trong khung kiểm tra, thi tốt nghiệp THPT và Đại học - Cao đẳng. Nhiệm vụ của giáo viên dạy Văn là phải truyền tải một cách đầy đủ, sâu sắc nội dung tác phẩm và giúp học sinh tiếp nhận một cách hứng thú, thoải mái. Chương trình Ngữ Văn 12 có giảng dạy các tác phẩm thơ, gắn liền với các đề tài, chủ đề xoay quanh đời sống tinh thần, tâm trạng, những cung bậc cảm xúc của con người. Các tác phẩm thơ chiếm số lượng khá lớn. Mặt khác, đối tượng để cảm và hiểu các tác phẩm là học sinh lớp 12. Trong số đó, một số học sinh có năng khiếu văn chương song để nắm bắt được cái hồn bài thơ, hiểu được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm là một vấn đề khác. Vì vậy, để dạy – học tốt các tác phẩm thơ, tạo được sự rung cảm, bồi đắp tâm hồn, trí tuệ cho học sinh, giúp học sinh nhận thức được cái đẹp là một vấn đề quan trọng, được nhiều người quan tâm. Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Dạy học thơ lớp 12 ban cơ bản” để nghiên cứu như một sự trải nghiệm và bước đầu chuẩn bị cho công tác giảng dạy sau khi ra trường. 2. Lịch sử vấn đề: Bàn về cách dạy – học Văn đã có nhiều nhà giáo dục, nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra các công trình, đề tài nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn như: Giáo trình “Lý luận dạy học” của thầy Lê Phước Lộc là nền tảng cho việc dạy học của hầu hết các bộ môn. Trong công trình này, tác giả đã làm nổi bật những vấn đề chung, cơ bản nhất của lý luận dạy học. Giới thiệu các PPDH mới như: phương pháp diễn giảng, phương pháp đàm thoại – gợi mở, phương pháp dạy học nêu vấn đề, PPDH khám phá, PPDH hợp tác. Công trình đưa ra những cơ sở lý thuyết trong việc dạy học Văn, góp phần bồi dưỡng về phương pháp luận cho sinh viên sư phạm. Tác giả chưa quan tâm đến vấn đề sử dụng trực quan và đọc hiểu trong QTDH. Cùng một dòng chảy trên, “Lý luận dạy học Ngữ Văn” do nhóm tác giả T.S Nguyễn Thị Hồng Nam, Th.S Nguyễn Minh Chính, Th.S Trần Đình Thích, Th.S Hà Hồng Vân, là 6 một công trình thiết thực giúp sinh viên sư phạm Ngữ Văn có một tài liệu đáng tin cậy và chất lượng để trau dồi chuyên môn. Giáo trình gồm hai phần: Phần một đề cập đến những vần đề chung về lý luận dạy học; Phần hai đề cập đến các PPDH Ngữ Văn. Nhìn chung, những vấn đề về lý luận dạy học Ngữ Văn và các xu hướng dạy học hiện đại đã được nhóm tác giả trình bày, giới thiệu rõ ràng, chi tiết, có ví dụ dẫn chứng cụ thể, sinh động, giúp người học có thể nắm bắt vấn đề nhanh chóng, chính xác. Trong chuyên đề “Tổ chức học hợp tác trong dạy học Ngữ Văn” T.S Nguyễn Thị Hồng Nam đã giới thiệu hình thức dạy học hợp tác. Tác giả có viết: “Học hợp tác tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực tư duy bằng những cách mà không một giáo viên nào, dù tốt nhất có thể làm được với những phương pháp truyền thống” [28; tr.14]. Tác giả đã trình bày những nét khái quát từ quá trình tổ chức đến cách tổ chức, hình thức kiểm tra, đánh giá. Qua đó, tác giả đã phần nào định hướng cho giáo viên cách dạy học mới, đạt hiệu quả cao, được sử dụng phổ biến ở các quốc gia, nhất là những nơi chú trọng phát triển giáo dục. Nhưng trước khi tiến hành đổi mới thì ta phải nhìn nhận lại vấn đề, xem những mặt nào còn hạn chế để lấy đó làm cơ sở cho sự thay đổi. Phan Trọng Luận với công trình “Văn học nhà trường, nhận diện – tiếp cận – đổi mới” đã đem đến cho người đọc một cái nhìn đa diện, đa chiều về thực trạng dạy – học Văn hiện nay. Trên ba phương diện cụ thể: “Nhận diện đúng – Tiếp cận đúng – Đổi mới đồng bộ” [27; tr.5]. Từ đó, đưa ra hướng khắc phục, cải tiến trong PPDH mà đầu tiên là phải thay đổi tư duy giáo dục. Tác giả có đề cập đến vấn đề “Học sinh là trung tâm hay dạy học hướng trung tâm vào học sinh”. Theo tôi, đó là vấn đề hay, tưởng chừng giáo viên nào cũng am hiểu tận tường nhưng bản chất vấn đề thì mấy ai nắm bắt đúng và vận dụng như thế nào lại là một vấn đề khác. Muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp giáo viên có thể cụ thể hóa PPDH trong tổ chức QTDH. Công trình “Phương pháp dạy học Văn” (Tập 1, 2) của Phan Trọng Luận đã nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bộ môn. Tác giả đã đề ra những PPDH ở một số thể loại. Công trình đã đưa ra nhiều lý luận, cơ sở quan trọng, đóng góp tích cực cho QTDH của giáo viên nhưng trong phần PPDH, tác giả lại không đề cập đến một thể loại chiếm số lượng lớn trong chương trình là các tác phẩm thơ. Quyển “Kỷ yếu hội nghị khoa học và cải tiến phương pháp dạy học”, Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ, 2001 với bài viết “Vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học 7 văn ở trường Đại học Sư phạm hiện nay” của Th.S Trần Đình Thích, có đề cập đến “đổi mới và cải tiến phương pháp là một nhu cầu thường xuyên luôn đặt ra trong QTDH. Nhu cầu ấy là một tất yếu, vấn đề đổi mới PPDH ngày càng được nâng cao để đáp ứng được nhu cầu của thời đại” [35; tr.32]. Muốn giáo dục phát triển thì không thể sử dụng PPDH của nhiều năm trước vào giáo dục hiện đại, không thể dậm chân tại chỗ mà phải biết thay đổi, thích nghi với môi trường mới, thực tế mới. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đã góp phần phân tích và đưa ra các bước giảng dạy thơ qua công trình “Dạy học Văn ở trường Phổ thông”. Tác giả đã đi từ chi tiết đến khái quát, từ tiêu đề, giọng điệu, âm hưởng bài thơ, chủ đề tác phẩm đến hình ảnh, hình tượng thơ. Qua đó, tác giả đã đóng góp vào quá trình đổi mới, hoàn thiện dạy học thơ trong nhà trường PT. Trong thời gian gần đây, vấn đề giảng dạy văn học theo thể loại trở thành mối quan tâm của không ít giáo viên. Phần nào tháo gỡ thắc mắc trên, nhóm tác giả của Nhà xuất bản Giáo Dục đã nghiên cứu và xuất bản quyển “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể”, của Trần Thanh Đạm cùng nhiều tác giả đã đề cập đến nguyên tắc căn bản trong dạy thơ: “Giảng thơ chủ yếu là giảng hình tượng thơ, là qua hình thức để giảng nội dung, là thông qua việc phân tích các yếu tố về loại thể, kết cấu, ngôn ngữ để làm sống dậy hình tượng với tất cả vẻ đẹp, chiều sâu của nó, từ đó mà tiếp thu và truyền đạt tư tưởng, tình cảm của tác phẩm phù hợp với mục đích, yêu cầu giáo dưỡng và giáo dục” [7; tr.62]. Trong bài viết “Thơ và giảng dạy thơ”, tác giả giúp người đọc hệ thống hóa kiến thức về thơ trước khi bước vào các PPDH thơ. “Trong việc dạy thơ cũng như dạy văn học nói chung, điều quyết định là tình yêu và hiểu biết” [7; tr.74]. Sau đó, mới đến các phương pháp dạy (đọc văn và giảng văn) vì “chỉ có hiểu biết mới gợi được hiểu biết và chỉ có tình yêu mới gợi được tình yêu. Thầy giáo có hiểu thơ, yêu thơ mới làm cho học sinh hiểu thơ, yêu thơ được” [7; tr.61]. Với mong muốn cải tiến PPDH Văn phù hợp với từng đặc trưng thể loại, tạo thế cân bằng trong phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học. Cùng ý tưởng trên là tác giả Hoàng Ngọc Hiến với công trình “Nhập môn văn học và phân tích thể loại”, tác giả đã điểm qua ba thể loại: truyện, thơ và kịch. Dừng lại ở thơ, ta thấy tác giả đã nghiên cứu và điểm qua từng yếu tố như: thơ tự sự, thơ trữ tình, thơ trào phúng, thơ tự do đến giọng điệu, lời lẽ diễn đạt, các hình thái tu từ. Sang phần hai, phân tích thể loại văn học, tác giả chú trọng vào thể trường ca. Còn những hình thái khác của thơ ca thì tác giả chưa đi vào nghiên cứu sâu. 8 “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại” của Nguyễn Viết Chữ với những PPDH theo từng loại thể cụ thể, rõ ràng: PPDH tác phẩm thơ trữ tình với các thể loại nhỏ như trữ tình dân gian, trữ tình cổ trung đại và hiện đại. Hạn chế trong công trình ở phần thơ hiện đại, tác giả chỉ giới hạn trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Điều này, vô tình làm giảm tính ứng dụng của công trình trong môi trường sư phạm. Với PPDH tác phẩm, tác giả khuyên giáo viên “trước khi tiến hành dạy học loại tác phẩm này phải đặc biệt chú ý tới thi pháp cá nhân nghệ sĩ, chú ý tới phong điệu tâm hồn riêng, và khi chuẩn bị cần chú ý tới hoàn cảnh ra đời, cũng như trường phái thơ của họ” [5; tr.152] nên “chú ý đọc diễn cảm, có thể đọc nghệ thuật. Tăng cường loại câu hỏi hình dung tưởng tượng và chi tiết nghệ thuật” [5; tr.152]. Trong chuyên đề “Đọc – hiểu tác phẩm văn chương theo thể loại” Th.S Trần Đình Thích phần nào đã giúp người học phân biệt giọng điệu của các thể loại và truyền đạt đến học sinh theo cách tốt nhất. Qua QTH, người học sẽ có khả năng điều chỉnh âm thanh, giọng điệu để đọc diễn cảm tác phẩm ở từng thể loại: cáo, hịch, văn xuôi, thơ, trường ca, kịch,…Đọc đúng, hay các thể loại văn chương giúp QTDH thêm phần thú vị. Cụ thể hóa hơn các PPDH của các tác giả vào việc giảng dạy, bộ sách “Thiết kế bài dạy học tác phẩm văn chương nhà trường Phổ thông” do Phan Trọng Luận chủ biên; “Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12”, “Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 12” do Nguyễn Viết Chữ chủ biên; “Để dạy tốt văn học Việt Nam lớp 12” do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên. Các công trình đã vận dụng những PPDH tích cực, hiện đại vào bài giảng, cung cấp và mở rộng nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ và góp phần nâng cao chất lượng bài giảng. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên, có những công trình còn đôi điều hạn chế nhưng không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể của các tác giả trong việc nghiên cứu để tìm ra PPDH hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, đầy đủ vấn đề “Dạy học thơ lớp 12 (ban cơ bản)”. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tôi thiết nghĩ những công trình trên sẽ là những ý kiến đáng quý, giúp tôi có định hướng đúng đắn và đóng góp tích cực cho công tác giảng dạy Ngữ Văn trong tương lai. 3. Mục đích, yêu cầu: Đến với đề tài “Dạy học thơ lớp 12 (ban cơ bản)” mục đích của tôi là tìm hiểu các tác phẩm thơ trong chương Ngữ Văn 12 (ban cơ bản). Nhằm cung cấp cho học sinh những 9 kiến thức về thơ một cách có hệ thống và đầy đủ, bồi dưỡng cho học sinh có được tình cảm trong sáng, quan điểm thẩm mỹ và thái độ sống đúng mực. Đồng thời, vận dụng linh hoạt kiến thức lý luận dạy học vào giảng dạy theo hướng đổi mới tư duy, tích cực hóa hoạt động của học sinh và quan trọng nhất là mang đến sinh khí mới cho giảng dạy Ngữ Văn ở trường PT. Yêu cầu đặt ra là tôi phải nắm thật chắc kiến thức lý luận dạy học, tìm hiểu và nắm vững phần thơ Việt Nam trong SGK Ngữ Văn 12 (bộ cơ bản), nghiên cứu khác để bổ sung và làm giàu kiến thức bản thân. Từ đó, đi tìm và kết hợp nhiều phương pháp với nhau trong từng bài giảng và tìm ra PPDH phù hợp với từng đối tượng học sinh. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm thơ trong SGK Ngữ Văn 12 (bộ cơ bản), giới hạn trong một số tác phẩm trong chương trình giảng dạy như: - Tây Tiến – Quang Dũng - Việt Bắc – Tố Hữu - Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm - Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp thống kê: Phương pháp thống kê giúp tôi hệ thống tài liệu một cách dễ dàng, rõ ràng, tránh thất lạc và nhầm lẫn. Mặt khác, đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác trong quá trình nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Đầu tiên, tôi phân tích chương trình Ngữ Văn lớp 12 (ban cơ bản) để biết và hiểu thời lượng giảng dạy trong chương trình. Tiếp theo, từ những tài liệu thu nhận được tôi phân tích, đánh giá tìm ra nội dung chính xác, phù hợp với tiêu chí đề tài tôi đang nghiên cứu. Cùng với tổng hợp các PPDH, các tư liệu từ nhiều giáo trình vào việc soạn giáo án, vận dụng những PPDH tích cực vào nội dung, yêu cầu bài học. 10 Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Trong các tài liệu, công trình của các tác giả có những ý tưởng tương đồng hay trái chiều nhau trong cùng một vấn đề là điều không thể tránh khỏi. Trước tình huống đó, tôi phải đặt các luận điểm, ý kiến ấy trong tương quan so sánh để tìm những điểm giống và khác nhau, rút ra quan điểm hợp lý nhất với tình hình thực tế giảng dạy ngày nay. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn dạy học: Tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp cho sinh viên sư phạm Ngữ Văn – những người dạy Văn tương lai sẽ có cách dạy hay hơn, thiết thực hơn để thổi bùng lên ở học sinh niềm đam mê học Văn, bồi dưỡng, trau dồi cho học sinh khả năng cảm thụ văn chương. Từ đó, dạy – học Văn không còn cảm giác nặng nề, nhàm chán. Mặc dù, tôi chưa có kinh nghiệm giảng dạy và hiểu biết còn ít ỏi nhưng tôi đã cố gắng tìm hiểu về PPDH, lý luận dạy học Văn và nhất là dạy học thơ trong nhà trường. Tôi nhận thấy, dạy học thơ là vấn đề không dễ nhưng khi đã am hiểu, nắm bắt được đặc trưng bản chất của thể loại thì QTDH sẽ trở nên hấp dẫn. Dạy thơ là quá trình khám phá hình tượng thơ, tư tưởng, tình cảm của tác giả hay nhân vật trữ tình. Hình tượng thơ được tạo nên bởi cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt, là sự sắp xếp, đan cài, hô ứng của ngôn từ, là tài năng của tác giả. Điều đó, làm cho ngôn ngữ thơ không đơn thuần là câu chữ mà sâu sắc hơn còn là nhạc, là họa, là tình. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm cho học sinh hình dung được hình tượng thơ, giúp học sinh cảm thụ được nhạc điệu bài thơ. Không dừng lại ở đó, giáo viên còn phải biết khơi gợi cho học sinh liên tưởng đến hiện thực cuộc sống để tăng thêm lòng yêu Tổ quốc, yêu thiên nhiên, cuộc sống và con người, dần hình thành cho học sinh những tình cảm nhân văn, cao đẹp nhất. “Dạy cho học sinh biết suy nghĩ bằng trí óc của mình, và diễn tả sự suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất” [15; tr.221]. Nắm được những đặc trưng, nội dung cơ bản đó, người giáo viên sẽ tìm ra cho mình phương pháp phù hợp cho việc giảng dạy thơ. 11 B. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƠ TRONG CHƢƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN 12 (BAN CƠ BẢN) 1. Quan niệm về thơ: 1.1 Khái niệm: Đến với thơ, ta bắt gặp vô vàn cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau. Có ý kiến tương đồng cũng có những suy nghĩ hoàn toàn khác nhau của các thi nhân, các tác giả. Có người nghiên cứu nghiêng về hình thức, có người xem xét trong nội dung, tính chất…mà khái quát lên thành định nghĩa mang tính cá nhân. Ý kiến được nhiều người tán thành thì nâng lên làm cách hiểu chung. Nói đến sự ra đời của thơ, thật khó để biết chính xác là khoảng thời gian nào, thế kỷ nào. Vì đã từ lâu, “từ Homere đến Kinh Thi đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”[35; tr.38]. Làm thơ là cả một công trình, là nghệ thuật tinh hoa của lời nói, sức sáng tạo, liên tưởng của khối óc, não bộ. “Thơ và nghệ thuật nói chung là sự chiến thắng lớn nhất của loài người từ chỗ vâng theo bản năng ăn, ngủ, tìm giống cái, mà biết tự nhận rõ mình, rồi nhờ ý thức ấy tự tạo cho mình một đời sống tâm hồn vượt cao hơn bản năng. Bên cạnh đồ dùng sản xuất, câu thơ đã đánh dấu hẳn cái biên giới chia con người với con vật”[36; tr.62]. Có thể nói, thơ là một bước tiến hóa của nhân loại. Xét về hình thức, câu thơ thường súc tích nhưng ý tứ sâu xa, hình ảnh tuy mộc mạc, bình dị lại ẩn chứa bao trắc ẩn; ngôn ngữ bình dân, dễ hiểu mà đầy ấp tình cảm của thi nhân. Có người thích tứ tuyệt, có người trường ca, có người thích thơ cổ điển thời trung đại với hình ảnh ước lệ, uyên bác, có người thích thơ hiện đại bởi vẻ ngoài nhẹ nhàng, phóng khoáng. Nhưng cũng có người muốn “thơ là cô đúc. Thơ đòi cô đúc để rồi trong một phút nổ ra như tiếng sét”[41; tr.92]. Đây là một mặt trong muôn mặt thơ ca, đầy sống động, giàu ý tưởng và đa dạng. Xét về nội dung, “thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”[18; tr.396], thơ là tiếng lòng của con người trước cuộc đời. Tất cả cảm xúc được thi vị hóa trong những vần thơ đầy kiêu hãnh, mãnh liệt, thiết tha mà vẫn thơ mộng, lãng mạn, dịu dàng. “Thơ tức là sự thể hiện của con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm 12 riêng của nhà thơ mà nhiều khi thông qua tình cảm đó, nói lên niềm hy vọng của cả một dân tộc những ước mơ của nhân dân, về những nhịp đập của trái tim quần chúng”[16; tr.6] Qua từng chặng đường phát triển của văn học dân tộc, qua từng phương diện của thơ ca, ta thấy nhiều nhận định khác nhau. Vậy đâu là chân lý? Quan điểm, cách cảm thụ văn chương mỗi người không giống nhau nhưng xét kỹ, ta lại thấy những quan niệm trên lại có điểm đồng nhất: - Thơ bộc lộ trực tiếp cảm xúc, nỗi lòng của tác giả. Thơ là một hình thức trữ tình mang đậm yếu tố cảm xúc và khả năng tạo nên sức đồng cảm cao. - Thơ là loại hình nghệ thuật ngôn từ đặc biệt. Văn chương nghệ thuật là sự cảm thụ tự nguyện của cá nhân. Trong môi trường sư phạm, giáo viên cũng chỉ có thể định hướng cho học sinh cảm thụ văn học. Văn học nói chung và thơ ca nói riêng là hình thái nghệ thuật nghiêng về cảm xúc, thông qua tổ hợp ngôn từ đặc biệt, tinh luyện thành những câu thơ giàu nhạc điệu, gợi hình, gợi cảm nên thiết nghĩ, tự bản thân mỗi người khi đến với nghệ thuật nên đưa ra tiêu chí nhất định. Có như vậy, ta mới tránh khỏi sự chủ quan, cảm tính. Mặt khác, thơ gắn bó trực tiếp với tâm hồn con người, mà tâm hồn con người là một thế giới tinh vi, phức tạp nên có thể cảm nhận bằng giác quan nhưng thật khó để đúc kết, khái quát thành một định nghĩa hoàn chỉnh. 1.2 Những đặc điểm cơ bản của thơ: 1.2.1 Nhân vật trữ tình – Chủ thể phát ngôn trong thơ: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống thật đầy”[18; tr.400] Muốn chinh phục được tâm hồn của độc giả, trước hết cảm xúc của nhà thơ phải chân thành, thơ phải xuất phát từ chính trái tim thi nhân. Cảm hứng có thể lóe sáng được những ý nghĩ mới lạ, chắp cánh cho trí tưởng tượng của nhà thơ. Một đêm tháng 4/1948, tại Việt Bắc, trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, Hoàng Cầm xúc động và ngay đêm ấy viết bài thơ “Bên kia sông Đuống”, ông viết một hồi liền đến khi ngẩng đầu lên thì trời đã sáng. Đêm ấy, ông đã cho ra đời một trong những bài thơ hay nhất của thời đại, một tác phẩm sống mãi trong lòng bạn đọc là nhờ nguồn cảm hứng dạt dào, lai láng chạy tràn trong ông. Nhân vật trữ tình gắn liền với cái tôi trữ tình của tác giả. Nhân vật trữ tình thường không cần miêu tả đầy đủ từ mọi phương diện mà chỉ cần thể hiện một khoảnh khắc, hé mở một nỗi niềm. Cái tôi của tác giả và nhân vật trữ tình chỉ thống nhất chứ không đồng nhất 13 với tác giả. Vì nhân vật trữ tình là một hình tượng nghệ thuật, một con người được hư ảo hóa, được lý tưởng hóa trong trí óc, sự sáng tạo của tác giả, còn tác giả lại chính là người cầm bút, người sáng tác, là con người có thực bằng xương, bằng thịt ngoài cuộc đời. 1.2.2 Tính nhạc và tính họa trong thơ: Tính nhạc trong thơ làm cho người tiếp nhận dễ cảm nhận tác phẩm bởi nhạc và thơ hòa quyện với nhau và thẩm thấu vào tâm hồn người đọc cùng một lúc. Câu chữ trong thơ văn giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính nhạc còn thể hiện trong việc sử dụng các từ tượng thanh. Quá trình tìm tòi, sáng tạo được nhà thơ huy động các giác quan nhạy bén để lựa chọn ngôn từ phù hợp. Tính hội họa (tạo hình) trong thơ là một tính chất cơ bản. Người làm thơ, trước khi viết thơ, thường tự tìm hay vô tình bắt chợt được “cảm hứng”. Họ nhanh chóng liên tưởng đến các hình ảnh xung quanh để nắm thật chắc và gọi tên cho chính xác ý niệm xuất hiện trong trí óc, liên kết các hình ảnh, hình tượng với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé của riêng mình. Không những quan sát và diễn tả đơn thuần, họ còn phải mở rộng sự quan sát đến độ nhạy bén, hoa mỹ, đây chính là sự khác biệt giữa thơ và truyện hay với các loại hình nghệ thuật khác. 1.2.3 Thi pháp thơ: Thi pháp là phép tắc làm thơ, là sự chọn lựa, sắp xếp các từ theo đặc tính ngữ nghĩa, vần điệu đã được đưa vào nguyên tắc một cách phù hợp với nội dung. a/ Âm: là sự nhóm họp của một hoặc nhiều nguyên âm, là sự bố trí các thanh điệu. Những âm gần giống nhau tạo nên vần trong thơ. Bảng phân các loại âm sau đây được trích từ Hệ thống thanh trong tiếng Việt (Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm)[10;tr. 63] Loại thanh Bằng Tên các thanh Dấu thanh Ý nghĩa Phù bình thanh Không có dấu Gây ấn tượng bằng phẳng, Trầm thượng thanh Dấu huyền đều, trong, buồn, âm thầm. 14 Trắc Phù tượng thanh Dấu ngã (~) Gây cảm giác cao, lay Trầm tượng thanh Dấu hỏi (?) động, uyển chuyển, dứt Phù khứ thanh Dấu sắc (') khoát, vút cao, nặng nề, Trầm khứ thanh Dấu nặng (.) chắc chắn. Phù nhập thanh Dấu sắc (') Gọi các dấu trong các chữ Trầm nhập thanh Dấu nặng (.) tận cùng bằng c, ch, p, t. b/ Vần: là những chữ có cách phát âm giống nhau, cùng chung khuôn âm hoặc gần giống nhau được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một cách để nối các câu trong bài thơ với nhau. Vần thường được gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ. Có hai loại vần: - Vần bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền như: ba, bà - Vần trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng như: bả, bã, bá, bạ Trong thơ Việt, có hai cách gieo vần là gieo vần ở giữa câu và ở cuối câu. c/ Nhịp điệu: là phần được tạo nên do âm thanh của từ được chọn và cách ngắt câu. Đồng thời, nhịp điệu là yếu tố tạo nên tính nhạc cho thơ - Âm hưởng của vần: + Vần bằng thường gây cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại. + Vần trắc thường gây cảm giác mạnh mẽ, động đậy, tỉnh thức. - Nhịp trong thơ: tạo nên do sự phân định của câu và của từ, tương tự khi viết cho dấu phẩy, khi đọc ngưng hơi. d/ Luật thơ: là toàn bộ những quy tắc yêu cầu sự phối hợp âm thanh trong từng câu thơ và trong cả bài thơ. Luật thơ cũng bao gồm cả yêu cầu về vần, về đối, về niêm. Mỗi thể thơ có luật thơ riêng. Tóm lại, thơ là một loại hình nghệ thuật ngôn từ đặc biệt của văn học. Với chất liệu là ngôn từ cùng các tổ hợp âm điệu, vần, thanh,… một khi người nghệ sĩ khéo léo kết hợp chúng với nhau sẽ cho ra một công trình nghệ thuật. 1.3 Quá trình phát triển của thơ: 1.3.1 Từ đầu thế kỷ XX đến 1945: Bước vào thế kỷ XX, xã hội có nhiều biến động theo hướng hiện đại hóa trên hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội và văn học cũng không nằm ngoài guồng quay của thế kỷ. Thời 15 kỳ này, chữ quốc ngữ đã được phổ biến rộng rãi trong nước. Văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại trải qua ba giai đoạn.  Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1920: Đây là giai đoạn chuẩn bị cho việc hiện đại hóa văn học. Sự xuất hiện và phát triển của chữ quốc ngữ, báo chí.... Thành tựu chủ yếu giai đoạn này là thơ văn của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, …với tư tưởng đổi mới nhưng quan điểm thẩm mỹ vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của thi pháp trung đại.  Giai đoạn từ 1920 – 1930: Bước sang buổi giao thời, văn học đón nhận thêm nhiều yếu tố mới lạ, cũng không kém phần phức tạp. Các tác giả giai đoạn này tiêu biểu có Á Nam Trần Tuấn Khải, thi sĩ Tản Đà,… có thêm những cây bút: Trần Huy Liệu, Phạm Tất Đắc…Song song đó, văn học xuất hiện dấu hiệu chia khuynh hướng sáng tác: hiện thực và lãng mạn. Nhờ có văn học giai đoạn này mà dòng chảy văn học Việt Nam được nối liền một mạch, không đứt quảng, ngắt dòng.  Giai đoạn từ 1930 – 1945: Văn học Việt Nam đến giai đoạn này đã thực sự hiện đại hóa, các thể loại phát triển mạnh. Sôi nổi nhất là cuộc cách mạng thơ ca của phong trào Thơ Mới với những cây bút tiêu biểu như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,…và nhiều thi sĩ tài hoa khác đã làm nên “một thời đại trong thi ca”. Bên cạnh đó, văn thơ yêu nước với những thành tựu nổi bật:“Từ ấy” của Tố Hữu, “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh,…. Văn học giai đoạn này mang đến cho văn học dân tộc một tinh thần mới gắn liền với truyền thống dân tộc. Tinh thần dân chủ, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, … Khát vọng sống mãnh liệt của mỗi cá nhân và tài năng của mỗi con ngưởi sẽ góp phần đưa văn học Việt Nam phát triển. 1.3.2 Thời kỳ từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX: Văn học thời kỳ này tồn tại và phát triển dưới đường lối văn nghệ của Đảng, đã tạo nên sự thống nhất, vững chắc cho văn học Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm, đã tạo nên những đặc điểm và tính chất riêng cho văn học dân tộc. Đó là tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.  Giai đoạn 1945 – 1954: 16 Văn học 1945 – 1946 phản ánh không khí vui tươi của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập. Nhưng không được bao lâu, văn học hòa vào cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954). Thơ ca tập trung khám phá sức mạnh, phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng: Hồ Chí Minh (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng), Quang Dũng (Tây Tiến), Hoàng Cầm (Bên kia sông Đuống), Tố Hữu (Việt Bắc),….  Giai đoạn 1955 – 1964: Thơ ca giai đoạn này hướng đến ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Bên cạnh đó, nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước cũng là âm hưởng chính trong thơ ca cách mạng thời kỳ này. Với những thành tựu: Huy Cận (Trời mỗi ngày mỗi sáng, Đất nở hoa), Chế Lan Viên (Ánh sáng và phù sa), Tố Hữu (tập thơ Gió lộng), Xuân Diệu (Riêng chung),…..  Giai đoạn 1965 – 1975: Ngợi ca tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng là đề tài chính của văn học giai đoạn này. Văn học xoay quanh và phản ánh cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, thơ mở rộng và đào sâu hiện thực, tăng cường chất suy tưởng và chính luận. Bên cạnh các nhà thơ thế hệ trước, xuất hiện nhiều gương mặt trẻ: Chính Hữu (Đầu súng trăng treo), Phạm Tiến Duật (Vầng trăng quầng lửa), Xuân Quỳnh (Gió Lào cát trắng),….  Giai đoạn 1975 đến hết thế kỷ XX: Năm 1986, Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện, văn học có điều kiện giao lưu, phát triển mạnh mẽ. Thơ ca không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như ở giai đoạn trước nhưng vẫn có nhiều tác phẩm đáng chú ý: Chế Lan Viên (Di cảo thơ), trường ca nở rộ: Thanh Thảo (Những người đi đến biển), Hữu Thỉnh (Đường tới thành phố),… Văn học thời kỳ này vận động theo khuynh hướng dân chủ, mang tính nhân văn sâu sắc. Phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề; mới mẻ về thủ pháp nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy. Khám phá con người trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Văn học Việt Nam thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ cách mạng. Nhắc đến chiến thắng vĩ đại của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phải kể đến đóng góp to lớn của văn học nghệ thuật. 2. Vị trí và tác dụng của thơ trong SGK Ngữ Văn 12 (ban cơ bản): 17 2.1 Vị trí của thơ trong SGK Ngữ Văn lớp 12 (ban cơ bản): Chương trình Ngữ Văn 12 (ban cơ bản) mở đầu với bài văn học sử “Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX”. Văn học giai đoạn này mang đậm tinh thần cách mạng, phản ánh và hòa mình vào hai cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân. Các tác phẩm đưa vào chương trình giảng dạy là những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn, của các nhà thơ chiến sĩ như: Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm; những nhà thơ từ giai đoạn trước nay có nhìn nhận mới như Chế Lan Viên hay các nhà thơ mới như Thanh Thảo, Nguyễn Duy. Mảng thơ được tập trung giảng dạy từ tuần 07 đến tuần 14 học kỳ I.. Cụ thể với những tác phẩm thơ, ta cũng thấy trong chương trình chia làm hai thời kỳ: chống Pháp (Tây Tiến – Quang Dũng, Việt Bắc – Tố Hữu), chống Mỹ (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) được bố trí theo trình tự thời gian, diễn biến lịch sử. Về hình thức, các tác phẩm đều thuộc thể loại thơ hiện đại. Về nội dung, các tác phẩm tập trung vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng của dân tộc. Vì vậy, hiểu và xác định được vị trí của tác phẩm trong chương trình, giúp giáo viên có thể nắm bắt nội dung, cảm hứng, đề tài, chủ đề, giọng điệu,… giúp cho QTDH được dễ dàng, chính xác hơn. 2.2 Tác dụng của việc dạy học thơ trong SGK Ngữ Văn 12 (ban cơ bản): Nói về các tác phẩm thơ ca ra đời trong thời chống thực dân, đế quốc, hình ảnh của thời đại ấy chỉ còn vang vọng ít ỏi trong tâm tưởng mỗi chúng ta, những con người chào đời cuối thế kỷ XX và trưởng thành trong hòa bình, sung túc. Vậy đến thế hệ học trò ngày nay, âm vang ấy còn lắng đọng lại là bao? Việc làm hồi sinh không khí một thời oanh liệt qua từng tiết dạy học Ngữ Văn trong nhà trường thế kỷ XXI là nhiệm vụ, trọng trách của người giáo viên. Làm sao cho học sinh không xa lạ, ngỡ ngàng trước chứng cứ lịch sử và không lạc đường giữa dòng thời gian dân tộc. Đây phải chăng là lý do mà nhóm tác giả biên soạn SGK chọn những tác phẩm hay, những bài thơ chứa chan hoài bão, khát vọng của một thời hào hùng trong trang sử nước Nam đưa vào học đường. Với thế hệ người học hôm nay, những tác phẩm ấy như cuốn phim tài liệu quay chậm. Mỗi thước phim tái hiện lại không gian của hơn nửa thế kỷ trước với bao con người chân lấm tay bùn làm nên lịch sử. Qua đó, hình thành trong mỗi người học quan niệm đúng đắn về cách sống. Mỗi thước phim là một trận đánh với mưa bom lửa đạn, với những con người 18 thần tốc, mưu trí, quả cảm. Qua đó, học sinh sẽ cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ nhưng con người vẫn một lòng kiên định, quyết tâm dấn bước cho đến ngày toàn thắng. Nổi bật hơn cả là tinh thần thép, ngời sáng một lý tưởng của những người lính, những con người nhỏ bé, tầm thường làm nên những điều phi thường. Mỗi thước phim là một tấm lòng của quân dân, từ chiến tranh bao mẹ anh hùng, bao gia đình cách mạng đã đào hào nuôi quân, bất chấp giặc lùng, giặc giết, các mẹ vẫn một lòng hướng về cách mạng, bảo vệ, chở che cho bộ đội. Đó là nghĩa tình nhân dân, quân với dân như cá với nước, khắng khít, yêu thương làm nên đất nước. Điểm qua các tác phẩm trong chương trình, ta bắt gặp những cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người thời chiến. Học sinh phải là người cảm và hiểu từ văn bản thơ, tứ thơ đến thông điệp của tác phẩm. Cảm một cách sâu sắc, hiểu một cách chính xác. Qua những giờ lên lớp, học sinh thêm tự hào về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, thêm yêu quê hương – đất nước, có thái độ sống đúng mực. Sống và hành động cho xứng đáng với sự hy sinh của những thế hệ đi trước. Biết tự tu dưỡng, rèn luyện trở thành một người con hiếu thảo, một học sinh gương mẫu, một công dân tốt – chủ nhân tương lai của đất nước. 3. Cấu trúc chƣơng trình: 3.1 Giới thiệu chƣơng trình: Chương trình SGK Ngữ Văn 12 đổi mới vào năm 2009 được biên soạn, kết nối với chương trình Ngữ Văn lớp 10 và 11 theo tiến trình phát triển văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XX. Trong lần đổi mới này, nhóm tác giả biên soạn có thay đổi một số tác phẩm nhằm “giảm tải chương trình học cho học sinh”, tiêu biểu là lược bỏ tác phẩm “Các vị La Hán chùa Tây Phương” – Huy Cận, “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm, thêm tác phẩm “Đàn ghita của Lorca” – Thanh Thảo. Chương trình có sự phân loại theo từng thể loại: văn chính luận, thơ, văn xuôi, nghị luận, kịch,…. Bố cục chương trình có sự đa dạng, rèn luyện cho học sinh tư duy tổng hợp, phân tích, suy luận,… Mỗi tác phẩm thơ mang một ý nghĩa, hệ thống ngôn từ, hình ảnh khác nhau nhưng kết cấu bài học lại giống nhau: - Kết quả cần đạt đưa ra trước những mục tiêu, nội dung, đơn vị kiến thức mà giáo viên và học sinh phải đạt được sau khi tìm hiểu tác phẩm. - Tiểu dẫn cung cấp cho người học thông tin căn bản, cần thiết về tác giả, tác phẩm trước khi đi vào đọc – hiểu tác phẩm. 19 - Văn bản là phần giới thiệu nguyên văn hoặc trích đoạn văn bản thơ đã được sự thống nhất của tác giả, nhóm tác giả biên soạn và phổ biến trên toàn quốc. - Hướng dẫn học bài với những câu hỏi định hướng học sinh tìm hiểu kiến thức trọng tâm, điểm nhấn trong tác phẩm cả về hình thức lẫn nội dung. - Ghi nhớ là phần tóm tắt, tổng kết những ý chính mà học sinh cần phải nắm, hiểu và nhớ sau khi hoàn thành quá trình đọc – hiểu tác phẩm. - Luyện tập đưa ra những câu hỏi, đề bài gợi mở giúp học sinh tái hiện, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề. Trong mỗi bài, nhóm tác giả biên soạn SGK có phương thức đặt câu hỏi, khơi gợi học sinh phân tích tác phẩm theo nhiều hướng nên giáo viên phải chủ động chọn lựa PPDH phù hợp để hướng học sinh tìm đến giá trị tác phẩm. 3.2 Nhận xét chƣơng trình: Dạy học hiện đại hướng người học tự vận động, khai phá tri thức. Trên tinh thần đó, chương trình Ngữ Văn 12 đổi mới phát huy tính ứng dụng nhằm giúp người học trang bị, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trước khi hòa vào môi trường làm việc xã hội: kỹ năng soạn thảo văn bản, lập luận, thuyết trình, giao tiếp,… Các kỹ năng được lồng ghép ngay trong chương trình. Dạng bài văn bản nghị luận, chính luận, nhật dụng giúp học sinh dần đi vào đời sống thực tế, nắm bắt những vấn đề thời sự xã hội. Phần làm văn với hai hướng chính là nghị luận văn học và nghị luận xã hội nâng cao khả năng lập luận, rèn luyện tư duy nhạy bén, linh hoạt trong suy nghĩ, trình bày ý tưởng cho thuyết phục, mạch lạc. Chương trình chú trọng nhiều vào luyện tập, thực hành nêu cao phương châm “học đi đôi với hành”. Ở từng thể loại, nhóm tác giả đã kết hợp các tác phẩm văn học Việt Nam với văn học nước ngoài để học sinh có thể đối chiếu, phân tích tìm ra nét tương đồng và dị biệt của từng loại văn học. Trong phần văn nghị luận, bên cạnh bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” – Phạm Văn Đồng là bài “Đô – Xtôi – Ép - Xki” – X.Xvai – gơ. Trong thể loại thơ, khi tìm hiểu các tác phẩm thơ: Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước,… học sinh được giới thiệu tác phẩm “Tự do” – P. Ê – Luy – A. Nếu trước đổi mới, chương trình Văn THPT với các phân môn Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn được tách riêng từng mảng thì giờ đây, các phân môn phối hợp vào nhau nhịp nhàng, mang lại hiệu quả tích cực. Khi phần văn học bước vào dạy các tác phẩm thơ thì ở phần Tiếng việt trình bày “luật thơ”, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng